Khả năng diệt mối Macrotermes annandalei (Silvestri), 1914 (Isoptera,Macrotermitinae) bằng bả độc

Macrotermes annandalei là một trong các loài mối có kích thước cơ thể lớn nhất ở Việt Nam. Chúng phân bố phổ biến ở vùng đồi, núi ở Việt Nam. Loài mối này thường làm tổ nổi, trong tổ luôn luôn có vườn cấy nấm do mối thợ chế biến và xây dựng từ các mẩu lá cây, cành cây do mối khai thác được. Khoang chính của tổ có thể nổi hoặc chìm trên mặt đất nhưng các tổ trưởng thành luôn có ụ đất nổi bên trên mặt đất, đường kính tổ trung bình là 0,7m [2]. Ở Việt Nam loài mối này gây hại các công trình thủy lợi, nhà cửa và cây trồng [1,3,5]. Đối với nền đập và thân đập, chúng có khả năng gây hại nguy hiểm vì khoang tổ có thể tới 1m, hang giao thông đi xa đến trên 50m. Đối với nhà cửa, loài này vừa tấn công các cấu kiện gỗ, vừa có thể làm lún nứt nền công trình. Chúng cũng là một trong những loài gây hại đối với cây trồng bằng cách tấn công vỏ thân cây, cắn đứt rễ cây và gặm gẫy thân cây non. Trên thế giới, trước đây việc diệt các loài mối thường được tiến hành bằng biện pháp phun thuốc lây nhiễm. Do nhiều hạn chế của phương pháp này, gần đây người ta sử dụng phổ biến phương pháp diệt mối bằng bả độc. Tuy nhiên, biện pháp bả độc mới chỉ được nghiên cứu sử dụng phổ biến đối với các loài mối gỗ ẩm như: Coptotermes, Reticulitermes, hầu như chưa có nghiên cứu sử dụng bả độc để diệt loài mối có vườn cấy nấm như Macrotermes annandalei. Ở Việt Nam, để xử lý loài mối Macrotermes annandalei ở đập hay nhà cửa, người ta thường khoan tạo lỗ vào tổ mối rồi phun thuốc diệt mối dạng lỏng vào trong tổ mối. Các tổ mối ở trong các vườn cây thường được xử lý bằng cách đào và bắt mối chúa. Biện pháp đào bắt mối chúa thường mang lại hiệu quả thấp, tổ mối thường tái hoạt động trở lại, biện pháp phụt thuốc dạng lỏng vào tổ mối đòi hỏi phải có thiết bị chuyên dùng và nguồn nước nên chi phí rất tốn kém. Nhằm xây dựng biện pháp diệt đơn giản hơn đối với tổ của loài này, trong bài báo này chúng tôi đề cập đến kết quả nghiên cứu và thử nghiệm biện pháp diệt tổ của loài này bằng bả độc. 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu Bả diệt mối được chế tạo tại Trung tâm Phòng trừ mối và Sinh vật có hại theo công thức bả BDM 04 dùng để diệt giống mối Coptotermes và có thay đổi nguyên liệu thức ăn [4]. Các tổ mối Macrotermes annandalei dùng để thử nghiệm ở hiện trường tự nhiên tại xã Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội.

doc7 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2024 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng diệt mối Macrotermes annandalei (Silvestri), 1914 (Isoptera,Macrotermitinae) bằng bả độc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khả năng diệt mối Macrotermes annandalei (Silvestri), 1914 (Isoptera,Macrotermitinae) bằng bả độc Tác giả: TS. Nguyễn Tân Vương Mối Macrotermes annandalei (silvestri) 1914 là loài mối hại cây trồng, đê, đập và công trình xây dựng ở Việt Nam. Phương pháp xử lý phổ biến đối với tổ của loài này là khoan vào khoang tổ rồi phun thuốc diệt mối dạng lỏng. Phương pháp này đòi hỏi phải có nước và các thiết bị chuyên dụng. Ngoài ra, người ta còn sử dụng phương pháp đào bắt mối chúa, nhưng biện pháp này cho hiệu quả kém. Bài viết này đề cập đến giải pháp sử dụng bả độc đã được nghiên cứu và áp dụng thành công. Dựa vào kết quả nghiên cứu này, các loài mối có vườn nấm Macrotermitinae có thể diệt bằng bả độc tương tự. Từ khoá: Mối, bộ cánh bằng, mối cấy nấm, Macrotermes annandalei, biện pháp xử lý, diệt mối bằng bả. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Macrotermes annandalei là một trong các loài mối có kích thước cơ thể lớn nhất ở Việt Nam. Chúng phân bố phổ biến ở vùng đồi, núi ở Việt Nam. Loài mối này thường làm tổ nổi, trong tổ luôn luôn có vườn cấy nấm do mối thợ chế biến và xây dựng từ các mẩu lá cây, cành cây do mối khai thác được. Khoang chính của tổ có thể nổi hoặc chìm trên mặt đất nhưng các tổ trưởng thành luôn có ụ đất nổi bên trên mặt đất, đường kính tổ trung bình là 0,7m [2]. Ở Việt Nam loài mối này gây hại các công trình thủy lợi, nhà cửa và cây trồng [1,3,5]. Đối với nền đập và thân đập, chúng có khả năng gây hại nguy hiểm vì khoang tổ có thể tới 1m, hang giao thông đi xa đến trên 50m. Đối với nhà cửa, loài này vừa tấn công các cấu kiện gỗ, vừa có thể làm lún nứt nền công trình. Chúng cũng là một trong những loài gây hại đối với cây trồng bằng cách tấn công vỏ thân cây, cắn đứt rễ cây và gặm gẫy thân cây non. Trên thế giới, trước đây việc diệt các loài mối thường được tiến hành bằng biện pháp phun thuốc lây nhiễm. Do nhiều hạn chế của phương pháp này, gần đây người ta sử dụng phổ biến phương pháp diệt mối bằng bả độc. Tuy nhiên, biện pháp bả độc mới chỉ được nghiên cứu sử dụng phổ biến đối với các loài mối gỗ ẩm như: Coptotermes, Reticulitermes, hầu như chưa có nghiên cứu sử dụng bả độc để diệt loài mối có vườn cấy nấm như Macrotermes annandalei. Ở Việt Nam, để xử lý loài mối Macrotermes annandalei ở đập hay nhà cửa, người ta thường khoan tạo lỗ vào tổ mối rồi phun thuốc diệt mối dạng lỏng vào trong tổ mối. Các tổ mối ở trong các vườn cây thường được xử lý bằng cách đào và bắt mối chúa. Biện pháp đào bắt mối chúa thường mang lại hiệu quả thấp, tổ mối thường tái hoạt động trở lại, biện pháp phụt thuốc dạng lỏng vào tổ mối đòi hỏi phải có thiết bị chuyên dùng và nguồn nước nên chi phí rất tốn kém. Nhằm xây dựng biện pháp diệt đơn giản hơn đối với tổ của loài này, trong bài báo này chúng tôi đề cập đến kết quả nghiên cứu và thử nghiệm biện pháp diệt tổ của loài này bằng bả độc. 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu Bả diệt mối được chế tạo tại Trung tâm Phòng trừ mối và Sinh vật có hại theo công thức bả BDM 04 dùng để diệt giống mối Coptotermes và có thay đổi nguyên liệu thức ăn [4]. Các tổ mối Macrotermes annandalei dùng để thử nghiệm ở hiện trường tự nhiên tại xã Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Chế tạo bả diệt mối - Nghiên cứu lựa chọn thức ăn phù hợp để chế tạo bả độc: Thức ăn dùng để chế tạo bả diệt loài Macrotermes annandalei được nghiên cứu, lựa chọn qua các số liệu và quan sát tại thực địa. - Lựa chọn liều lượng hoạt chất gây độc: Liều lượng hoạt chất gây độc cho Macrotermes annandalei được sử dụng như là hàm lượng của hoạt chất trong bả BDM 04. Bả này đã được sử dụng có hiệu quả diệt giống mối Coptotermes tại Trung tâm Phòng trừ mối và Sinh vật có hại từ năm 2005 [4]. - Cách chế tạo bả BDM 08 giống với cách chế tạo bả BDM 04 hiện đang sử dụng. 2.2.2. Thử nghiệm khả năng diệt mối Macrotermes annandalei của bả độc - Chọn lựa các tổ mối: Chọn các tổ mối điển hình để thử nghiệm có kích thước đường kính tổ mối từ 0,7m đến 1,0m để thử nghiệm. - Thử khả năng mối khai thác bả độc: Dùng thuốn sắt tạo 1 lỗ đi vào khoang chính của tổ mối. Cho bả với liều lượng 10g/tổ. Sau 2 giờ, 4giờ, 6 giờ đào lên để kiểm tra xem mối có ăn bả không. Mỗi thời điểm đào kiểm tra 1 tổ. - Thử khả năng diệt mối của bả độc: Dùng thuốn sắt có đường kính 24mm, tạo 4 lỗ xuyên qua thành tổ vào khoang chính, sau đó cho mỗi lỗ 10g bả. Sau 6 ngày và các khoảng 2 ngày tiếp theo đào kiểm tra xem mối trong tổ có bị tiêu diệt không. Mỗi thời điểm đào 3 tổ. - Thí nghiệm xác định liều lượng bả sử dụng phù hợp cho 1 cỡ tổ: Chọn các tổ có kích thước từ 0,7m đến 1,0m đường kính. Tiến hành đánh bả với các liều lượng khác nhau, Mỗi liều lượng được thử trên 3 tổ mối. Sau 15 ngày đào kiểm tra. - Thử nghiệm xác định liều lượng bả sử dụng cho các kích thước tổ khác nhau: Dựa trên liều lượng sử dụng bả đối với cỡ tổ từ 0,7m - 1,0m rồi thay đổi lượng bả theo mức độ thay đổi của đường kính tổ. Ví dụ, đường kính tổ mối tăng gấp đôi so với 0,85m thì cho lượng bả tăng gấp đôi so với cỡ tổ 0,7m - 1,0m. Mỗi cỡ kích thước sử dụng 3 tổ. Sau 15 ngày đào kiểm tra. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Chế tạo bả diệt mối 3.1.1. Nghiên cứu lựa chọn thức ăn phù hợp để chế tạo bả Theo các tài liệu và quan sát tại thực địa cho thấy, trong tự nhiên, tổ của loài Macrotermes annandalei luôn có chứa nhiều vườn nấm, bên cạnh các khoang chứa vườn nấm và cạnh các vườn nấm thường có các đụn thức ăn từ lá cây, cành cây do các cá thể mối thợ kiếm ăn mang về. Cũng giống với các loài mối cấy nấm khác, vườn nấm luôn được xây đắp bên trên và khai thác phía dưới [2,3]. Theo Nguyễn Văn Quảng (2003), chúng luôn xây dựng vườn nấm để phân hủy các nguyên liệu thức ăn mà chúng khai thác được, sau khoảng 30-45 ngày rồi chúng mới ăn [2]. Điều đó, chứng tỏ loài này chỉ có thể ăn trực tiếp các loại thức ăn đã bị phân hủy gần như hoàn toàn. Theo Sands (1969) giống mối Macrotermes có thể tiêu hóa trực tiếp gỗ mục (gỗ đã bị nấm phân hủy gần như hoàn toàn) và sống đến 18 tháng không cần vườn nấm [6]. Quan sát trên hiện trường cho thấy khi kiếm thức ăn, mối Macrotermes annandalei thích khai thác các phần gỗ ải bên ngoài, bỏ lại các phần gỗ cứng ở bên trong. Do đó, chúng tôi lựa chọn thức ăn dùng để chế tạo bả diệt loài này là bột của các loại gỗ mục như bạch đàn, trám trắng (phần gỗ có thể bóp vụn được). 3.1.2. Chế tạo bả Bả BDM 08 diệt Macrotermes annandalei được chế tạo như bả BDM 04 bằng cách trộn hoạt chất BDM 04 chất nền, rồi bổ sung bột gỗ mục ứng với tỷ lệ thức ăn trong bả BDM 04. Sau đó cán mỏng, cắt thành các thanh nhỏ, sấy khô, đóng gói vào 2 lớp túi ni lông để bảo quản trong tủ lạnh 50C (xem hình 1). 3.2. Thử nghiệm khả năng diệt mối Macrotermes annandalei của bả độc 3.2.1. Thử khả năng mối khai thác bả độc Chọn 3 tổ mối có kích thước đường kính tổ mối từ 0,7m đến 1,0m để thí nghiệm. Trên mỗi tổ, đục 1 lỗ vào khoang tổ, sau đó bỏ vào đáy lỗ 5 thanh bả (5g) rồi lấy đất bịt lại. Sau các khoảng 2h, 4h, 6h đào kiểm tra xem mức độ mối khai thác bả. Kết quả cho thấy sau 2 giờ mối đã đang khai thác bả, càng về sau bả càng mềm và mói khai thác mạnh hơn, sau 6 giờ mối đã ăn hết 5g bả. Điều đó chứng tỏ bả độc được mối khai thác rất mạnh (bảng 1). Bảng 1. Mức độ mối Macrotermes annandalei khai thác bả sau khi cho bả theo thời gian TT  Tên tổ mối  Lượng bả đã sử dụng  Thời điểm kiểm tra (h)  Lượng bả đã bị khai thác (%)   1  Tổ thứ nhất  5g  2  10   2  Tổ thứ 2  5g  4  60   3  Tổ thứ 3  5g  6  100   3.2.2. Thử khả năng diệt mối của bả độc Chọn 15 tổ mối có kích thước đường kính tổ mối từ 0,7m đến 1,0m để thí nghiệm. Dùng thuốn sắt có đường kính 24mm, tạo 4 lỗ xuyên qua thành tổ vào khoang chính, sau đó cho mỗi lỗ 10g bả rồi lấy đất bịt lại. Sau 6 ngày và các khoảng 2 ngày tiếp theo đào kiểm tra xem mối trong tổ có bị tiêu diệt không. Kết quả cho thấy, 6 ngày đầu đàn mối vẫn khỏe mạnh, ngày thứ 8 mối có yếu đi, ngày thứ 12 thì cả 6 tổ cuối cùng đều bị tiêu diệt. Điều đó chứng tỏ bả BDM 08 có thể diệt chết đàn mối Macrotermes annandalei sau 10-12 ngày cho bả (xem bảng 2). Bảng 2. Hiệu quả diệt mối Macrotermes annandalei của bả BDM 08 theo thời gian TT  Thời điểm kiểm tra (ngày)  Số lượng tổ  Lượng bả đã sử dụng (g/tổ)  Hiện trạng của các tổ mối   1  6  3  40  3 tổ mối đều sống khỏe   2  8  3  40  Mối còn sống, đã có mùi   3  10  3  40  Mối giảm số lượng rõ, có mùi   4  12  6  40  Mối chết hết   3.2.3. Xác định liều lượng bả sử dụng phù hợp cho các tổ có kích thước từ 0,7m đến 1,0m đường kính Lựa chọn ngẫu nhiên 18 tổ mối có kích thước đường kính từ 0,7m đến 1,0m. Xếp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 3 tổ. Dùng thuốn sắt có đường kính 24mm, tạo 4 lỗ xuyên qua thành vào khoang chính1 tổ mối, sau đó cho đều bả vào 4 lỗ rồi lấy đất bịt lại. Liều lượng bả cho vào các tổ là10g,15g 20g, 30g, 40g, 50g. Sau 15 ngày cho bả, tổ mối được đào lên để kiểm tra mức độ sống sót của tổ mối. Kết quả thể hiện trên bảng 3. Kết quả bảng 3 cho thấy, ở các liều lượng nhỏ ==30g/tổ với cỡ tổ 0,7m-1,0m đường kính đạt hiệu quả diệt mối 100% sau 15 ngày. Bảng 3. Hiệu lực diệt mối của bả BDM08 đối với các tổ Macrotermes annandalei có đường kính tổ từ 0,7m đến 1m TT  Lượng bả (g)  Số tổ thử nghiệm  Tình trạng tổ mối   1  10  3  3 tổ vẫn sống, còn ít cá thể mối   2  15  3  3 tổ vẫn sống, mối yếu   3  20  3  1 tổ chết, 2 tổ hoạt động yếu   4  30  3  3 tổ chết, trong tổ có nấm khuẩn than mọc   5  40  3  3 tổ chết, trong tổ có nấm khuẩn than mọc   6  50  3  3 tổ chết, trong tổ có nấm khuẩn than mọc   3.2.4. Xác định liều lượng bả sử dụng cho các kích thước tổ khác nhau Chọn 5 cỡ tổ mối theo đường kính tổ: cỡ 1 cỡ 2> 0,3m; 1,5m>=cỡ 4 > 0,7m; cỡ 5 > 1,5m để đưa vào làm thí nghiệm. Từ liều lượng bả đã xác định cho cỡ tổ có đường kính 0,7m- 1,0m, các liều lượng đã được tăng giảm theo đường kính tổ (D). Sau khi cho bả 15 ngày, tổ mối đã được đào kiểm tra. Kết quả được trình bày trên bảng 4. Bảng 4. Hiệu lực diệt mối Macrotermes annandalei của bả BDM08 với các cỡ tổ khác nhau TT  Cỡ đường kính tổ (m)  Số tổ thử nghiệm  Lượng bả (g)  Tình trạng tổ mối   1  D <= 0,3  3  10  3 tổ chết   2  0,3< D < 0,7  3  15  3 tổ chết   3  0,7<= D < 1,0  3  30  3 tổ chết   4  1,0<= D <1,5  2  40  2 tổ chết   5  D >=1,5  1  50  1 tổ chết   3.2.5. Thảo luận Sau khi cho bả vào tổ mối, mối có ăn bả, mối ăn hết 5g bả sau 6 giờ. Điều này chứng tỏ thức ăn, chất nền, hoạt chất BDM 04 là các thành phần của bả phù hợp để chế tạo bả đối với loài Macrotermes annandalei. Đối với loại thức ăn bình thường, sau khi khai thác mối thợ sẽ nghiền và xây dựng lên vườn nấm, sau 30 ngày rồi mới ăn. Nếu sau khi khai thác bả độc mà mối Macrotermes annandalei cũng dùng để xây dựng vườn nấm thì đàn mối chỉ bị tiêu diệt sau ít nhất là 30 ngày. Theo kết quả ở bảng 3, bảng 4, thời gian diệt chết đàn mối Macrotermes annandalei của bả BDM 08 chỉ là 12 ngày, cũng tương đương với thời gian diệt chết đàn mối Coptotermes formosanus của bả với cùng loại hoạt chất BDM 04 (tài liệu chưa công bố) và nhỏ hơn rất nhiều so với thời gian chế biến thức tại vườn nấm, cho phép nhóm tác giả nghĩ rằng loài Macrotermes annandalei đã ăn trực tiếp bả mà không qua chế biến ở vườn nấm. Điều này mở ra triển vọng có thể ứng dụng bả này để diệt các loài mối cấy nấm khác. Liều lượng bả ở bảng 4 được áp dụng dựa trên sự suy luận nên thực sự chưa chính xác. Sự chính xác chỉ có được khi tiến hành thử các liều lượng khác nhau trên một cỡ kích thước tổ mối, nhưng do điều kiện hiện trường không có đủ số lượng tổ mối ở các cỡ kích thước để làm thí nghiệm. Liều lượng bả ở bảng 4 phù hợp với yêu cầu diệt chết đàn mối trong vòng 15 ngày. Do đặc tính tác dụng chậm của hoạt chất nên đàn mối sau khi bị nhiễm độc sẽ chết dần, thực tế khi sử dụng bả BDM 04 đối với loài Coptotermes formosanus có tổ bị diệt sau 40 ngày. Do đó, nếu kéo dài thời gian diệt mối thì có thể lượng bả cần ít hơn liều lượng cần dùng ở bảng 4. 4. KẾT LUẬN - Có thể diệt mối Macrotermes annandalei bằng bả BDM08 với thành phần thức ăn là gỗ mục (từ gỗ bạch đàn hoặc gỗ trám trắng) và hoạt chất có trong bả BDM04. - Bả BDM 08 có thể diệt chết các tổ Macrotermes annandalei trong vòng 15 ngày với các liều lượng 10g/tổ, 15g/tổ, 20g/tổ, 30g/tổ, 40g/tổ, 50g/tổ tương ứng với các cỡ kích thước đường kính tổ là D =1,5m. Tài liệu tham khảo Nguyễn Đức Khảm và nnk, 2003. Động vật chí Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Tập 15; 123-126. Nguyễn Văn Quảng, 2003. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của mối Macrotermes Holmgrren (Termitidae, Isoptera) ở miền Bắc Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả phòng chúng chúng. Luận án Tiến sỹ Sinh học, trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội. Nguyễn Tân Vương, 1997. Giống Macrotermes (Termitidae, Isoptera) ở Miền Nam Việt Nam và biện pháp phòng trừ. Luận án phó tiến sĩ khoa học sinh học, Đại học Sư phạm Hà nội. Nguyễn Tân Vương, Vi Quốc Hưng, 2005. Bước đầu nghiên cứu chế tạo bả ở Việt Nam. Hội thảo quốc gia lần thứ nhất về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 905-907. Nguyễn Tân Vương và nnk, 2007. Thành phần loài mối (Isoptera) trong sinh cảnh cây cao su, cà phê, ca cao ở các tỉnh Tây Nguyên. Tạp chí Nông nghiệp & phát triển nông thôn, 151-153. Sands,W.A., 1969. The association of termites and fungi. Biology of termite. Academic Press New York and London. Vol. 1; 495-567.
Luận văn liên quan