Khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ “mùa xuân” và “trái tim ” trong thơ Xuân Diệu

Chính vì vậy, để hiểu và đánh giá đúng đắn và có cơ sở khoa học một tác phẩm văn học rất cần sự khảo sát, đánh giá hệ thống các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm. Do đó gần đây vấn đề Tín hiệu thẩm mĩ đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên ở Việt Nam công việc nghiên cứu THTM văn chương cũng mới chỉ là bắt đầu. 2. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và Thơ Mới nói riêng, Xuân Diệu nổi lên như một hiện tượng văn học hết sức rực rỡ. Đặc biệt trong lĩnh vực thơ tình yêu thì có lẽ cho đến nay vẫn chưa có ai xứng đáng hơn Xuân Diệu với danh hiệu: Nhà thơ tình lớn nhất trong văn học Việt Nam hiện đại - như nhiều nhà phê bình văn học trong và ngoài nước nghiên cứu Xuân Diệu đã đánh giá: Thế Lữ, Hà Minh Đức, Hoài Thanh- Hoài Chân, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Bùi Vợi, Alêchxây Vaxiliep, Mirây Găngxen, Blaga Đimitrôva. Nhưng trong những nhà nghiên cứu nổi tiếng này, hầu như còn ít có người quan tâm tới tài năng của Xuân Diệu trong lĩnh vực ngôn ngữ. Ở đây chúng tôi muốn bàn về “Mùa xuân- Trái tim” trong thơ tình Xuân Diệu dưới góc độ là những tín hiệu thẩm mĩ nhằm góp phần khẳng định một cách tiếp cận mới các hình tượng văn học từ góc độ lí thuyết về tín hiệu thẩm mĩ để góp thêm tiếng nói ca n gợi tài năng xuất chúng của nhà thơ, đồng thời phục vụ cho việc giảng dạy các tác phẩm văn học trong nhà trường hiện nay, và ở mức độ nhất định góp phần nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mĩ các thi phẩm của Xuân Diệu nói riêng, các tác phẩm thơ ca nói chung.

pdf138 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3418 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ “mùa xuân” và “trái tim ” trong thơ Xuân Diệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỖ NGỌC THƯ KHẢO SÁT CÁC TÍN HIỆU THẨM MĨ “MÙA XUÂN” VÀ “TRÁI TIM ” TRONG THƠ XUÂN DIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ THÁI NGUYÊN- 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỖ NGỌC THƯ KHẢO SÁT CÁC TÍN HIỆU THẨM MĨ “MÙA XUÂN” VÀ “TRÁI TIM ” TRONG THƠ XUÂN DIỆU CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ MÃ SỐ: 602201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ Người hướng dẫn khoa học PGS.TS NGUYỄN ĐỨC TỒN THÁI NGUYÊN- 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lời cảm ơn Em xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc đối với PGS .TS Nguyễn Đức Tồn đã nhiệt tình, tận tâm và chu đáo hƣớng dẫn em thực hiện luận văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau đại học, khoa Ngữ Văn Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, Viện Ngôn ngữ học cùng các thầy cô giáo đã giúp đỡ em hoàn thành khóa học. Tác giả luận văn cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè, các em sinh viên và những ngƣời thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2008 Tác giả Đỗ Ngọc Thư Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TH: Tín hiệu THTM: Tín hiệu thẩm mĩ THHT: Tín hiệu hằng thể THTMHT: Tín hiệu thẩm mĩ hằng thể BTTV: Biến thể từ vựng BTQH: Biến thể quan hệ BTKH:Biến thể kết hợp YNTM: Ý nghĩa thẩm mĩ CÁC KÍ HIỆU CỦA CÁC TẬP THƠ Thơ thơ: T1 Gửi hƣơng cho gió:T2 Ngọn quốc kì:T3 Riêng chung: T4 Mũi Cà Mau: T5 Cầm tay: T6 Một khối hồng: T7 Hai đợt sóng: T8 Tôi giàu đôi mắt: T9 Hồn tôi đôi cánh: T10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 I.Lý do chọn đề tài................................................................................................1 II.Lịch sử vấn đề....................................................................................................2 III.Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu...................................................................3 IV.Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................4 V.Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................4 VI. Những dự kiến đóng góp.................................................................................5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ TÍN HIỆU THẨM MĨ 1.1.Khái niệm về tín hiệu thẩm mĩ........................................................................6 1.1.1. Mối quan hệ của bộ ba: Tín hiệu-Tín hiệu ngôn ngữ- Tín hiệu thẩm Mĩ ...6 1.1.1.1.Tín hiệu......................................................................................................7 1.1.1.2.Tín hiệu ngôn ngữ...................................................................................10 1.1.1.3.Tín hiệu thẩm mĩ.....................................................................................13 1.2. Những đặc tính của tín hiệu thẩm mĩ...........................................................17 1.2.1 Tính đẳng cấu......................................................................................... ..17 1.2.2. Tính cấp độ................................................................................................19 1.2.3. Đặc tính tác động......................................................................................20 1.2.4.Tính biểu hiện.............................................................................................21 1.2.5. Tính biểu cảm............................................................................................23 1.2.6. Tính biểu trƣng..........................................................................................24 1.2.7. Tính truyền thống và cách tân...................................................................25 1.2.8. Tính hệ thống.............................................................................................26 1.2.9. Tính trừu tƣợng và cụ thể..........................................................................28 1.3. Tín hiệu thẩm mĩ và ngôn ngữ văn học........................................................30 1.4. Tín hiệu thẩm mĩ văn chƣơng.......................................................................32 1.5. Tiểu kết chƣơng I.........................................................................................34 CHƢƠNG 2: TÍN HIỆU THẨM MĨ “MÙA XUÂN” TRONG THƠ XUÂN DIỆU 2.1. Dẫn nhập.......................................................................................................37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.2.Kết quả khảo sát............................................................................................39 2.3.Tín hiệu hằng thể “Xuân”.............................................................................41 2.4.Các biến thể của tín hiệu hằng thể “Xuân”...................................................48 2.4.1.Biến thể từ vựng của THHT “Xuân”.........................................................48 2.4.2.Biến thể kết hợp của tín hiệu hằng thể “Xuân”..........................................51 2.4.3.Biến thể quan hệ của tín hiệu thẩm mĩ “Xuân”..........................................57 2.4.3.1.Các tín hiệu BTQH là danh từ, cụm danh từ...........................................57 2.4.3.2. Các tín hiệu BTQH là động từ /cụm động từ.........................................70 2.5. Tiểu kết chƣơng 2.........................................................................................72 CHƢƠNG 3: TÍN HIỆU THẨM MĨ “TRÁI TIM” TRONG THƠ XUÂN DIỆU 3.1.Dẫn nhập........................................................................................................76 3.2.Kết quả khảo sát............................................................................................80 3.3. THTM hằng thể “Tim/Trái tim”..................................................................80 3.4.Biến thể của tín hiệu hằng thể “Trái tim”.....................................................81 3.4.1.Biến thể từ vựng của THHT “Trái tim”.....................................................82 3.4.2. Biến thể kết hợp của tín hiệu hằng thể “Trái tim”....................................85 3.4.2.1. Ý nghĩa thẩm mĩ “tình yêu" của BTKH “trái tim”.................................86 3.4.2.2.Ý nghĩa thẩm mĩ “trái tim công dân”của BTKH“Trái tim”....................89 3.4.3. Biến thể quan hệ của các tín hiệu thẩm mĩ chỉ trái tim.............................98 3.4.3.1.Những THBTQH là những động từ hoặc cụm động từ...........................99 3.4.3.2. Những tín hiệu biến thể quan hệ là những tính từ hoặc cụm tính từ.....102 3.4.3.3.THBTQH là danh từ chỉ thời gian,không gian của THTM Trái tim trong thơ Xuân Diệu...................................................................................................104 3.5.Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................105 KẾT LUẬN…………………………………………………………..…...….109 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………….…………………………113 PHỤ LỤC………………………………………………...…………...………118 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài 1. Nói đến tín hiệu thẩm mỹ là nói đến vấn đề có liên quan đến nhiều chuyên ngành, bởi vậy nó được xem xét dưới nhiều góc độ, đặc biệt là những tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương. Một tín hiệu ngôn ngữ thông thường khi đi vào thế giới thơ ca thì đã được chuyển hóa thành một tín hiệu nghệ thuật, tín hiệu thẩm mĩ - ngôn ngữ hay còn gọi là tín hiệu văn chương. Tín hiệu văn chương nói riêng và tín hiệu thẩm mĩ nói chung có thể được hiểu là tín hiệu thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện của các ngành nghệ thuật bao gồm toàn bộ những yếu tố của hiện thực, tâm trạng, cảm xúc... Những yếu tố của chất liệu ngôn ngữ với văn chương; như các yếu tố của chất liệu mằu sắc với hội họa; âm thanh, tiết tấu với âm nhạc... được lựa chọn và sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật vì mục đích thẩm mĩ. Như vậy, một tín hiệu thẩm mĩ phải hội tụ đủ các nhân tố sau: 1) cái biểu hiện, đây là hình thức vật chất nghệ thuật. 2) Cái được biểu hiện là các giá trị ý nghĩa thẩm mĩ. 3) Chủ thể sáng tạo( thế giới phát ngôn và tiếp nhận). 4) Thuộc một hệ thống tín hiệu thẩm mĩ nhất định. Chính vì vậy khi xem xét cấu trúc của tín hiểu thẩm mĩ cần thấy tính hệ thống của nó được biểu hiện ở bình diện trừu tượng và cụ thể. Thuộc bình diện trừu tượng là những hằng thể “ nguyên mẫu” có tính cố định, bất biến. Thuộc bình diện cụ thể là những biến thể của tín hiệu thẩm mĩ trong mỗi lần xuất hiện nó mang tính hiện hữu cụ thể sinh động. Thực tế cho thấy nghiên cứu giá trị của tín hiệu thẩm mĩ là nghiên cứu những biến thể của nó qua mỗi lần xuất hiện và việc nghiên cứu hệ thống tín hiệu thẩm mĩ cũng chính là nghiên cứu cấu trúc hình tượng mang tính cụ thể hiện hữu của tác phẩm nghệ thuật. Tìm hiểu các tín hiệu văn chương là phải tìm hiểu các yếu tố ngôn ngữ giúp biểu hiện nó. Khi phân tích một tín hiệu văn chương, chúng ta phải bám sát vào tổ hợp ngôn ngữ biểu hiện nó để phân tích. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Chính vì vậy, để hiểu và đánh giá đúng đắn và có cơ sở khoa học một tác phẩm văn học rất cần sự khảo sát, đánh giá hệ thống các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm. Do đó gần đây vấn đề Tín hiệu thẩm mĩ đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên ở Việt Nam công việc nghiên cứu THTM văn chương cũng mới chỉ là bắt đầu. 2. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và Thơ Mới nói riêng, Xuân Diệu nổi lên như một hiện tượng văn học hết sức rực rỡ. Đặc biệt trong lĩnh vực thơ tình yêu thì có lẽ cho đến nay vẫn chưa có ai xứng đáng hơn Xuân Diệu với danh hiệu: Nhà thơ tình lớn nhất trong văn học Việt Nam hiện đại - như nhiều nhà phê bình văn học trong và ngoài nước nghiên cứu Xuân Diệu đã đánh giá: Thế Lữ, Hà Minh Đức, Hoài Thanh- Hoài Chân, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Bùi Vợi, Alêchxây Vaxiliep, Mirây Găngxen, Blaga Đimitrôva... Nhưng trong những nhà nghiên cứu nổi tiếng này, hầu như còn ít có người quan tâm tới tài năng của Xuân Diệu trong lĩnh vực ngôn ngữ. Ở đây chúng tôi muốn bàn về “Mùa xuân- Trái tim” trong thơ tình Xuân Diệu dưới góc độ là những tín hiệu thẩm mĩ nhằm góp phần khẳng định một cách tiếp cận mới các hình tượng văn học từ góc độ lí thuyết về tín hiệu thẩm mĩ để góp thêm tiếng nói ca ngợi tài năng xuất chúng của nhà thơ, đồng thời phục vụ cho việc giảng dạy các tác phẩm văn học trong nhà trường hiện nay, và ở mức độ nhất định góp phần nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mĩ các thi phẩm của Xuân Diệu nói riêng, các tác phẩm thơ ca nói chung. II. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương có rất nhiều hướng đi, song những năm gần đây, nhiều vấn đề của văn học đang được soi rọi dưới cái nhìn của ngôn ngữ học hiện đại; trong đó vấn đề lí thuyết về tín hiệu tỏ ra rất có ưu thế. Ở nước ta, vấn đề tín hiệu và tín hiệu thẩm mĩ đã được các tác giả như Hoàng Tuệ, Hoàng Trinh, Đào Thản, Phan Ngọc, Đái Xuân Ninh... quan tâm nghiên cứu nhiều. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Nhiều luận án triển khai theo hướng nghiên cứu này cũng đã khẳng định được ý nghĩa thực tiễn của hướng nghiên cứu văn học từ góc độ ngôn ngữ học; đồng thời đã có những đóng góp bổ sung quan trọng vào lí thuyết về tín hiệu thẩm mĩ. Có thể kể đến các luận án của tác giả Trương Thị Nhàn “ Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ của THTM- không gian trong ca dao”, Phạm Thị Kim Anh “Tín hiệu thuộc trường nghĩa cây trong thơ Việt Nam”, Bùi Thị Hồng “Tìm hiểu vấn đề tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Huy Cận”, Lê Thị Tuyết Hạnh “Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Xuân Quỳnh” ... Nhiều luận văn và các bài viết khác cũng góp phần khẳng định thế mạnh của hướng nghiên cứu này. Các nhà nghiên cứu Xuân Diệu mới tập trung vào tìm hiểu các tác phẩm của ông từ góc độ văn học. Những công trình nghiên cứu các tác phẩm của nhà thơ từ góc độ ngôn ngữ học còn chưa nhiều. Riêng việc nghiên cứu thơ Xuân Diệu từ lí thuyết Tín hiệu thẩm mĩ nói chung, đặc biệt tín hiệu Tín hiệu thẩm mĩ Mùa xuân/Trái tim trong thơ ông hầu như cho đến nay vẫn chưa thấy có công trình chuyên khảo nào. Đây chính là lí do chính để đề tài luận văn của chúng tôi dành cho vấn đề còn bỏ ngỏ này. III. Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu 1. Mục đích : Dựa trên những cơ sở lý thuyết về tín hiệu thẩm mĩ, chúng tôi mong muốn tiếp tục thể nghiệm phương pháp nghiên cứu văn học dưới cái nhìn của tín hiệu học nói chung, ngôn ngữ học nói riêng, đồng thời đóng góp tiếng nói khẳng định thêm những thành công của thơ Xuân Diệu nói riêng và dòng thơ ca lãng mạn nói chung, qua đó khắc họa phong cách ngôn ngữ của thi sĩ này. 2. Đối tượng nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ có ý nghĩa quan trọng trong phong cách thơ tình Xuân Diệu nói riêng và trong dòng văn học lãng mạn nói chung là các tín hiệu “Mùa xuân” và “trái tim” vốn đã trở thành những biểu tượng quen thuộc, thân thiết không chỉ đối với người Việt Nam mà cả nhân loại, đồng thời chúng đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 đi vào văn chương và trở thành những tín hiệu thẩm mĩ, những hình tượng nghệ thuật đặc sắc. IV. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi khảo sát của đề tài là các tập thơ: Thơ Thơ, Gửi hương cho gió, Ngọn quốc kỳ, Riêng chung, Mũi Cà Mau, Cầm tay, Một khối hồng, Hai đợt sóng, Tôi giàu đôi mắt, Hồn tôi đôi cánh. Đây là những tác phẩm của Xuân Diệu viết trước và sau CMT8 V. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau: 1. Phương pháp nghiên cứu thống kê, phân loại: Luận văn tiến hành thống kê tần số xuất hiện của các tín hiệu thẩm mĩ chỉ “Mùa xuân”-“Trái tim” trong mọi hoàn cảnh xuất hiện của chúng - dưới dạng hằng thể , biến thể và các yếu tố ngôn ngữ khác cùng xuất hiện với các tín hiệu thẩm mĩ này. 2. Phương pháp phân tích diễn ngôn và ngữ dụng học tức phân tích nghĩa của từ theo ngữ cảnh sử dụng: Phương pháp này được áp dụng khi khảo sát sự xuất hiện của các từ ngữ chỉ “mùa xuân” và “trái tim” cùng với các từ ngữ khác xuất hiện kèm theo ở những ngữ cảnh khác nhau trong thơ Xuân Diệu với tư cách là những tín hiệu thẩm mĩ văn chương, phân tích ý nghĩa của các từ ngữ đó trong từng hoàn cảnh sử dụng, đối tượng sử dụng. 3. Phương pháp xác lập ngữ cảnh trống để tìm sự khác biệt ngữ nghĩa giữa các từ đồng nghĩa: Các từ ngữ cùng chỉ về “mùa xuân” hoặc “trái tim” tuy là đồng nghĩa nhưng ở mỗi ngữ cảnh sử dụng từ chúng lại có sự khác nhau về ý nghĩa, về sắc thái biểu cảm - đánh giá và phạm vi sử dụng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 VI. Những dự kiến đóng góp Thực hiện đề tài “Khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ “Mùa xuân” và “trái tim” trong thơ Xuân Diệu”, chúng tôi mong muốn có được những đóng góp nhất định đối với sự phát triển chuyên ngành Việt ngữ học trong lĩnh vực tín hiệu thẩm mĩ văn chương vốn còn chưa được nghiên cứu nhiều ở nước ta. Đồng thời luận văn cũng mong muốn góp thêm cứ liệu làm rõ cơ chế hình thành - giải mã tín hiệu thẩm mĩ văn chương gắn với cấu trúc tác phẩm, đặc trưng thể loại và phong cách tác giả. Chúng tôi hi vọng rằng những kết quả đạt được của luận văn này sẽ có những bổ sung đối với bộ môn phong cách học và giúp ích thiết thực cho việc giảng dạy tác phẩm của Xuân Diệu trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ TÍN HIỆU THẨM MỸ Tín hiệu thẩm mĩ (THTM) có liên quan đến nhiều chuyên ngành, bởi vậy nó phải được xem xét dưới nhiều góc độ, đặc biệt là những tín hiệu ngôn ngữ trong tác phẩm văn học. Đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước bàn về tín hiệu thẩm mĩ trong các tác phẩm văn học, chẳng hạn như: M.B.Khrapchencô, Iu.A.Philipiep, Đỗ Hữu Châu, Trần Đình Sử, Hoàng Trinh, Nguyễn Lai… Vận dụng các cơ sở lí thuyết ngôn ngữ học như: các lí thuyết về tín hiệu, hoạt động giao tiếp, về hệ thống, trường nghĩa, về ngôn ngữ liên hội để xem xét các tín hiệu thẩm mỹ, các luận án tiến sĩ của Trương Thị Nhàn, Phạm Thị Kim Anh và một số tác giả khác đã có những đóng góp nhất định vừa bổ sung vào lí thuyết về THTM vừa khẳng định ưu thế của hướng nghiên cứu này. Luận văn của chúng tôi cũng dựa vào những thành tựu của các nhà khoa học nói trên để xây dựng cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu một số tín hiệu thẩm mỹ đặc trưng trong thơ Xuân Diệu, đồng thời chỉ ra cơ chế hình thành-giải mã tín hiệu thẩm mỹ văn học gắn với cấu trúc tác phẩm, đặc trưng thể loại và phong cách tác giả. Hi vọng rằng những nỗ lực của luận văn này sẽ có những bổ sung nhất định vào việc nghiên cứu THTM trong tác phẩm văn học. 1.1. KHÁI NIỆM VỀ TÍN HIỆU THẨM MĨ Như chính tên gọi của khái niệm đã chỉ ra một cách hiển minh, Tín hiệu thẩm mĩ trước hết về mặt bản chất cũng là một loại tín hiệu, bởi vậy để nghiên cứu THTM phải xem xét nó trong phạm trù chung - tức phạm trù tín hiệu. Đồng thời các THTM còn cần phải được xem xét trong mối quan hệ hữu cơ với hệ thống tín hiệu ngôn ngữ được sử dụng làm phương tiện thể hiện trong tác phẩm văn học. 1.1.1 Mối quan hệ của bộ ba: Tín hiệu-Tín hiệu ngôn ngữ-Tín hiệu thẩm mĩ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 1.1.1.1. Tín hiệu Trước hết, như đã nói trên,THTM vốn là một loại tín hiệu cho nên nó cũng mang những đặc trưng của tín hiệu (TH) nói chung. Vậy TH là gì? Theo P. Guiraud: “Một tín hiệu là một kích thích mà tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác (Dẫn theo ĐHC [ 7 ]). Theo cách hiểu như vậy thì bất kì hình thức vật chất nào mà có khả năng gợi ra trong kí ức của con người một hình ảnh nào đó thì đều được coi là TH cả, không phân biệt nguồn gốc của nó là tự nhiên hay nhân tạo, có chức năng giao tiếp hay không v.v . Chẳng hạn, một bầu trời đầy sao có khả năng gợi ra hình ảnh về một ngày hôm sau sẽ nắng đẹp trong nhận thức của con người; một hồi kẻng được đánh lên để báo hiệu khi có hội họp hoặc giờ ra chơi đã tới theo quy ước giữa những người nào đó; một câu hỏi nhưng chính là một lời tỏ tình trong câu ca dao: “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Vườn hồng đã có lối vào hay chưa?” Và câu trả lời nhưng cũng có thể là “ bật đèn xanh” cho lời tỏ tình đó: “Chàng hỏi thì thiếp xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào” Các nhà nghiên cứu về lí thuyết thông tin gọi đó là những yếu tố mang tin (thông tin), còn các nhà nghiên cứu nghĩa học gọi đó là những yếu tố mang nghĩa.. Kế thừa thành quả của những người đi trước, Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra những đặc tính như là dấu hiệu nhận biết của một tín hiệu, gồm các nhân tố sau: - Nó phải có một hình thức cảm tính: tức là TH phải cho phép con người cảm nhận được bằng giác quan; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 - Nó phải gợi ra, đại diện cho một cái gì đó khác với chính nó (phải mang một nội dung ý nghĩa), " một tín hiệu là một khái niệm về quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt(ý nghĩa)”; - TH phải được nhận thức bởi một chủ thể nào đó; - TH phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định. Các nhà nghiên cứu Tín hiệu học đã phân các tín hiệu thành những phạm trù (hay loại) khác nhau. Ch.S.Pierce phân chia tín hiệu thành ba loại chính: Hình hiệu (icones), dấu hiệu hay dấu vết (indexes) và biểu trưng (symboles). Ch. W. Morris dựa vào mối quan hệ giữa tín hiệu với các loại sự vật mà chúng biểu thị để chia tín hiệu thành hai loại:các chỉ hiệu (single ind
Luận văn liên quan