Khảo sát tác nhân gây bệnh HPV (hepatopancreatic parvovirus) trên tôm sú (penaeus monodon) nuôi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Kết quả của quá trình nghiên cứu là xác định sựhiện diện của HPV trên tôm giống và tôm thịt nuôi ởmột sốtỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong 265 mẫu tôm giống thu ngẫu nhiên ở3 tỉnh (Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu) có 25,3% nhiễm HPV, 60% nhiễm MBV và 22,26% nhiễm kép MBV-HPV. Không giống nhưtỉlệcảm nhiễm tựnhiên của HPV trên tôm giống, thì trên tôm thịt nuôi ởTrà Vinh và Sóc Trăng có tỉlệcảm nhiễm thấp, khoảng 4,43% tôm thịt nhiễm HPV trong tổng sốmẫu là 316. Nghiên cứu được thực hiện bằng hai phương pháp: phết mẫu tươi-nhuộm Malachite Green và phương pháp mô học truyền thống nhuộm H&E. Bằng phương pháp phết mẫu tươi - nhuộm Malachite Green có thểchẩn đoán được 2 bệnh MBV và HPV trong thời gian 5 phút nhưng đối với phương pháp mô học truyền thống cần 3-4 ngày mới có kết quả. Bên cạnh đó chi phí của phương pháp phết mẫu tươi rẻ tiền hơn, độchính xác không chênh lệch nhiều (16,67%) so với phương pháp mô học truyền thống. Vì vậy có thểsửdụng phương pháp phết mẫu tươi - nhuộm Malachite Green trong việc chẩn đoán HPV trên tôm giống trước khi thảnuôi.

pdf55 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3118 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát tác nhân gây bệnh HPV (hepatopancreatic parvovirus) trên tôm sú (penaeus monodon) nuôi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN BỘ MÔN SINH HỌC VÀ BỆNH THỦY SẢN TRẦN QUỐC TRUNG TUẤN KHẢO SÁT TÁC NHÂN GÂY BỆNH HPV (Hepatopancreatic parvovirus) TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon) NUÔI Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐẶNG THỊ HOÀNG OANH PHẠM TRẦN NGUYÊN THẢO 2007 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu LỜI CẢM TẠ Tác giả xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ về vật chất và tinh thần trong quá trình phân tích mẫu và hoàn thành đề tài tốt nghiệp của Ban Chủ Nhiệm Khoa, Bộ Môn Sinh Học và Bệnh Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ. Tác giả xin chân thành cảm ơn cô Đặng Thị Hoàng Oanh đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn chị Phạm Trần Nguyên Thảo đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian thu mẫu và phân tích mẫu. Xin cảm ơn thầy cô trong Khoa đã giảng dạy trong suốt thời gian học ở Trường Đại học Cần Thơ. Xin cảm ơn các bạn lớp Bệnh Học Thủy Sản K29 đã hỗ trợ và động viên trong suốt thời gian học cũng như làm đề tài. Và thật thiếu sót khi không kể đến công ơn cha mẹ, gia đình và bạn Trần Thị Huỳnh Trang đã lo lắng, động viên và tạo điều kiện cho tác giả học tập. i Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu TÓM TẮT Kết quả của quá trình nghiên cứu là xác định sự hiện diện của HPV trên tôm giống và tôm thịt nuôi ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong 265 mẫu tôm giống thu ngẫu nhiên ở 3 tỉnh (Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu) có 25,3% nhiễm HPV, 60% nhiễm MBV và 22,26% nhiễm kép MBV-HPV. Không giống như tỉ lệ cảm nhiễm tự nhiên của HPV trên tôm giống, thì trên tôm thịt nuôi ở Trà Vinh và Sóc Trăng có tỉ lệ cảm nhiễm thấp, khoảng 4,43% tôm thịt nhiễm HPV trong tổng số mẫu là 316. Nghiên cứu được thực hiện bằng hai phương pháp: phết mẫu tươi-nhuộm Malachite Green và phương pháp mô học truyền thống nhuộm H&E. Bằng phương pháp phết mẫu tươi - nhuộm Malachite Green có thể chẩn đoán được 2 bệnh MBV và HPV trong thời gian 5 phút nhưng đối với phương pháp mô học truyền thống cần 3-4 ngày mới có kết quả. Bên cạnh đó chi phí của phương pháp phết mẫu tươi rẻ tiền hơn, độ chính xác không chênh lệch nhiều (16,67%) so với phương pháp mô học truyền thống. Vì vậy có thể sử dụng phương pháp phết mẫu tươi - nhuộm Malachite Green trong việc chẩn đoán HPV trên tôm giống trước khi thả nuôi. ii Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ ................................................................................................... i TÓM TẮT......................................................................................................... ii MỤC LỤC……………………………………………………………………iii DANH SÁCH BẢNG .......................................................................................v DANH SÁCH HÌNH………………………………………………………...vi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...........................................................................1 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................3 2.1 Sơ lược về tình hình nuôi tôm biển .........................................................3 2.1.1 Tình hình nuôi tôm biển trên thế giới .............................................3 2.1.2 Tình hình nuôi tôm biển ở Việt Nam..............................................3 2.1.3 Tình hình nuôi tôm sú ở Sóc Trăng ................................................3 2.2 Tình hình dịch bệnh và tác hại do vi-rút gây ra trên tôm ........................4 2.3 Một số bệnh vi-rút thường xảy trong nuôi tôm sú ở ĐBSCL..................6 2.3.1 Bệnh đốm trắng...............................................................................6 2.3.2 Bệnh Còi .........................................................................................6 2.3.3 Bệnh đầu vàng ................................................................................7 2.3.4 Bệnh phân trắng..............................................................................7 2.3.5 Bệnh nhiễm trùng vi-rút dưới da và hoại tử ...................................7 2.4 Tôm nhiễm HPV......................................................................................8 2.4.1 Đặc điểm tôm nhiễm HPV..............................................................8 2.4.2 Phân loại HPV ................................................................................8 2.4.3 Hình thái học của HPV...................................................................8 2.4.4 Đặc tính sinh học của HPV.............................................................9 2.4.5 Phân bố của bệnh HPV ...................................................................9 2.4.6 Con đường lây nhiễm, biện pháp phòng ngừa và kiểm soát sự lây nhiễm của HPV................................................................................ ..9 2.4.7 Tác hại của HPV đối với tôm nuôi ...............................................10 2.5 Lịch sử mô học ....................................................................................11 CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU……….13 3.1 Thời gian và địa điểm…………………………………………………13 3.2 Vật Liệu nghiên cứu…………………………………………………..13 3.2.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................13 3.2.2 Dụng cụ dùng trong nghiên cứu ...................................................13 3.2.3 Hóa chất dùng trong nghiên cứu...................................................13 3.3 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………...13 3.3.1 Phương pháp thu mẫu ...................................................................13 3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu .........................................................14 3.4 Phương pháp phân tích số liệu………………………………………..17 3.4.1 Xác định tỉ lệ cảm nhiễm..............................................................17 3.4.2 Xác định cường độ cảm nhiễm/cá thể ..........................................17 3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................17 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN………………………………18 4.1 Cường độ cảm nhiễm và tỉ lệ cảm nhiễm tự nhiên của vi-rút trên tôm sú giống thả nuôi ở ĐBSCL………………………………………………….18 iii Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 4.1.1 Cường độ cảm nhiễm HPV trên tôm giống thả nuôi ở ĐBSCL...18 4.1.2 Tỉ lệ cảm nhiễm HPV và MBV trên 3 tỉnh ĐBSCL.....................20 4.1.3 Tỉ lệ cảm nhiễm kép giữa HPV và MBV trên tôm giốngở ĐBSCL...................................................................................................21 4.1.4 So sánh tỉ lệ cảm nhiễm HPV và MBV ở 3 tỉnh khác nhau: Trà Vinh, Bạc Liêu và Sóc Trăng. ...............................................................22 4.1.5 Tỉ lệ cảm nhiễm HPV trên tôm giống qua 3 tháng thu mẫu ở ĐBSCL...................................................................................................23 4.1.6 Tỉ lệ cảm nhiễm HPV trên tôm thịt ở 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng......................................................................................................24 4.2 Một số biến đổi mô học trên tôm nhiễm HPV………………………..25 4.2.1 Cấu tạo gan tụy ở tôm...................................................................25 4.2.2 Biến đổi mô học trên gan tụy tôm giống và tôm thịt nhiễm HPV. ......................................................................................................25 4.3 So sánh kết quả kiểm tra HPV giữa 2 phương pháp: phết mẫu tươi gan tụy Malachite Green và mô học truyền thống……………………………28 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT………………………………..31 5.1 Kết Luận………………………………………………………………31 5.2 Đề Xuất……………………………………………………………….31 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………32 PHỤ LỤC……………………………………………………………………35 iv Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1: Kết quả cường độ cảm nhiễm trên tôm giống thu ở ĐBSCL........18 Bảng 4.2: Bảng tổng kết qui ước xác định cường độ cảm nhiễm HPV trên tôm giống .......................................................................................................19 Bảng 4.3: Số lượng và tỉ lệ nhiễm kép HPV và MBV trong tổng số mẫu phân tích.........................................................................................................21 Bảng 4.4: Tỉ lệ cảm nhiễm HPV và MBV ở 3 tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và Bạc Liêu ....................................................................................................23 Bảng 4.5: Khối lượng và chiều dài của tôm nuôi nhiễm HPV và tôm nuôi không nhiễm HPV .........................................................................................25 Bảng 4.6: Đường kính thể vùi HPV trên tôm giống......................................27 v Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu DANH SÁCH HÌNH Hình 4.1: Tỉ lệ cảm nhiễm HPV trên tôm giống ở 3 tỉnh ĐBSCL ................20 Hình 4.2: Tỉ lệ cảm nhiễm MBV trên tôm giống ở 3 tỉnh ĐBSCL ...............20 Hình 4.3: Tỉ lệ cảm nhiễm HPV qua các tháng thu mẫu ở ĐBSCL..............24 Hình 4.4: Cấu tạo vi thể của gan tụy bình thường và gan tụy nhiễm HPV trên tôm thịt ở độ phóng đại 10X (H&E).......................................................27 Hình 4.5: Cấu tạo vi thể của gan tụy bình thường và gan tụy nhiễm HPV trên tôm giống ở độ phóng đại 40X (H&E)...................................................27 Hình 4.6: Gan tụy tôm giống nhiễm cả hai bệnh MBV và HPV ở độ phóng đại 100X (H&E)..................................................................................28 Hình 4.7: Gan tụy tôm giống nhiễm HPV .....................................................30 Hình 4.8: Gan tụy tôm giống nhiễm kép HPV và MBV ...............................31 vi Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta, mang lại thu nhập cao cho người nuôi và làm giàu cho đất nước. Nghề nuôi tôm ở nước ta có từ nhiều năm trước với hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh, quảng canh cải tiến nhưng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật thúc đẩy nghề nuôi tôm theo hướng thâm canh hóa, diện tích nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh ngày càng được mở rộng. Bên cạnh việc nuôi tôm thâm canh có nảy sinh những vấn đề liên quan đến môi trường, dịch bệnh và sức khỏe tôm nuôi. Với hình thức nuôi mật độ thấp tôm mau lớn và ít xảy ra bệnh nhưng nuôi ở mật độ cao khả năng xảy ra bệnh nhiều hơn và tôm nuôi chậm lớn hơn. Hiện nay tôm nuôi chậm lớn và thời gian nuôi kéo dài hơn so với những năm trước do chất lượng con giống ngày một giảm xuống, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi-rút. Một số loài vi-rút có thể gây chết hàng loạt tôm nuôi trong ao như vi-rút đốm trắng WSSV (White spot syndrome virus), vi-rút đầu vàng YHV (Yellow head virus). Một số loài vi-rút không gây chết tôm hàng loạt nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng tôm giống và thời gian sinh trưởng của tôm nuôi: vi-rút gây bệnh còi MBV (Monodon baculovirus), vi-rút gây bệnh trên gan tụy HPV (Hepatopancreatic parvovirus). Hiện nay nghề nuôi tôm của một số nước trên thế giới gặp trở ngại do tôm giống nhiễm HPV. Nhưng các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng tôm giống trước khi thả nuôi của một số tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ gồm: MBV, WSSV, YHV. Năm 1987-1988 MBV cùng với HPV gây chết hàng loạt tôm nuôi ở Đài Loan, (Nguyễn Văn Hảo, 2000). Theo Catap et al. (2003), tôm giống ở Philippin nhiễm HPV chiếm tỉ lệ cao khoảng 20-100 % và cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và tăng trưởng của tôm, nhưng người nuôi tôm ở đây vẫn thiếu thông tin về những mối nguy hại này. Ở Thái Lan, HPV gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho người nuôi do tôm nhiễm HPV gây tỉ lệ chết cao ở giai đoạn tôm nhỏ, sinh trưởng chậm và ngừng sinh trưởng ở chiều dài 6 cm (Flegel et al., 2004). 1 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Còn ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu và chưa có số liệu thống kê cụ thể về mức độ thiệt hại đối với tôm nuôi nhiễm HPV. Chính vì thế, đề tài “ Khảo sát tác nhân gây bệnh HPV (Hepatopanreas Parvovirus) trên tôm sú nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” được tiến hành: Mục tiêu của đề tài: Xác định sự hiện diện của HPV trên tôm sú nuôi ở khu vực ĐBSCL, từ đó làm cơ sở cho việc quản lý giống đạt hiệu quả và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Nội dung của đề tài: − Khảo sát cường độ cảm nhiễm, tỉ lệ cảm nhiễm HPV và tỉ lệ đa nhiễm với MBV trên tôm giống thả nuôi ở các tỉnh giống ở Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu. − Khảo sát cường độ cảm nhiễm và tỉ lệ cảm nhiễm HPV trên tôm thịt ở Trà Vinh, Sóc Trăng. − So sánh kết quả kiểm tra HPV giữa 2 phương pháp phết mẫu tươi - nhuộm bằng Malachite Green và mô học truyền thống. 2 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Sơ lược về tình hình nuôi tôm biển 2.1.1 Tình hình nuôi tôm biển trên thế giới Trên thế giới nghề nuôi tôm biển hiện đang phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao, là nguồn thu ngoại tệ cho nhiều nước. Sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới tăng nhanh trong những năm gần đây. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2000 là 1.087.900 tấn, đến năm 2001 đạt khoảng 37,5 triệu tấn. Trong đó, sản lượng tôm biển trên thế giới gia tăng rất nhanh, năm 1990 sản lượng tôm biển trên thế giới là 632.400 tấn, đến năm 2000 thì sản lượng này tăng lên là 1.087.900 tấn (Lê Xuân Sinh, 2005). 2.1.2 Tình hình nuôi tôm biển ở Việt Nam Nghề nuôi tôm ở Việt Nam có từ rất lâu nhưng chuyên nuôi tôm từ năm 1997 (Nguyễn Trọng Nho, 1995). Trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ kỹ thuật về nuôi tôm được đưa vào thực tiễn: sản xuất giống tôm nhân tạo, nghiên cứu quản lý sức khỏe tôm nuôi, nâng cao chất lượng thức ăn, chế phẩm sinh học được dùng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, ứng dụng của kĩ thuật PCR trong việc phát hiện mầm bệnh vi-rút, đã thúc đẩy nghề nuôi tôm theo xu hướng thâm canh hóa. Theo báo cáo của Bộ Thủy Sản năm 2004 Việt Nam đứng hàng thứ ba về nuôi tôm trên thế giới với sản lượng 250.000 tấn. Năm 2005 diện tích nuôi tôm nước nước lợ là 604.479 ha với sản lượng khoảng 324.680 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD (Bộ Thủy Sản, 2007). 2.1.3 Tình hình nuôi tôm sú ở Sóc Trăng Nghề nuôi tôm ở Sóc Trăng chỉ mới phát triển trong những năm gần đây nhưng diện tích nuôi tôm tăng rất nhanh và mật độ thâm canh hóa rất cao. Theo thống kê của Hoàng Trọng Tứ (2004), năm 1998 toàn tỉnh chỉ có 22.599 ha diện tích nuôi tôm, đạt sản lượng 5.794 tấn nhưng đến năm 2002, diện tích nuôi tôm sú là 34.160 ha đạt sản lượng 16.000 tấn. Đến năm 2003, tổng diện tích nuôi tôm của tỉnh là 41.280 ha, sản lượng đạt 22.301 tấn (Nguyễn Minh Niên, 2004. Trích dẫn bởi Trần Thanh Tuấn, 2006). Đến năm 2005 là 43.211 ha, đạt sản lượng 42.817 tấn (Sở thủy sản Sóc Trăng, 2005). Năm 2003, diện tích nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh là 5.214 ha nhưng đến năm 2005, 3 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu thì diện tích nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh là 7.481 ha, tăng lên 3 lần so với năm 2003. Năng suất bình quân của mô hình cải tiến là 580 kg/ha/vụ; bán thâm canh là 1,63 tấn/ha/vụ và thâm canh là 3,24 tấn/ha/vụ. Bên cạnh việc nuôi tôm thâm canh thì vấn đề dịch bệnh xảy ra làm ảnh hưởng đến sản lượng nuôi một cách đáng kể, làm thiệt hại kinh tế cho người nuôi tôm. Năm 2002, Sóc Trăng thả nuôi 30.000 ha thì có đến 740 ha tôm bị chết từ 60-90%. Đến giữa tháng 4/2003 tỉnh thả nuôi tôm sú trên 35.000 ha, trong đó 4.000 ha tôm bị bệnh, riêng huyện Mỹ Xuyên bị thiệt hại tới 3.280 ha (Tin tức - thông báo,, 2007). 2.2 Tình hình dịch bệnh và tác hại do vi-rút gây ra trên tôm Có nhiều tác nhân gây bệnh cho tôm nuôi: nấm, kí sinh trùng, vi khuẩn, vi-rút, do dinh dưỡng hay do môi trường, trong đó vi-rút có tác hại lớn và nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm. Vi-rút là phần tử có mang acid nucleic (ADN hoặc ARN) nằm trong vỏ bọc protein, có khả năng sao chép trong tế bào chủ và lan truyền từ tế bào này sang tế bào khác, chỉ có thể quan sát được vi-rút dưới kính hiển vi điện tử (Trần Thị Tuyết Hoa, 2004). Hiện nay có hơn 22 loài virut được ghi nhận và mô tả trên tôm biển. Một trong số chúng gây thiệt hại nặng cho tôm nuôi: WSSV, YHV, TSV (Taura syndrome virus), vi-rút gây hoại tử cơ quan tạo máu (IHHNV)...(Nadala et al., 1999. Trích dẫn bởi Phạm Trần Nguyên Thảo, 2003). Theo Sindermann, năm 1960 là năm đầu tiên công bố vi-rút gây bệnh trên giáp xác và năm 1990 xác định bệnh do vi-rút là trở ngại lớn cho nghề nuôi tôm. Việc chữa trị bệnh do vi-rút không có hiệu quả vì hiện nay chưa có một loại thuốc hay hóa chất nào có thể chữa bệnh vi-rút. Vi-rút gây tỉ lệ chết cao cho ấu trùng và đối với tôm trưởng thành sự nhiễm ít nghiêm trọng hơn (Liao et al., 1992. Trích dẫn bởi Nguyễn Văn Hảo, 2000). Hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt ở Đài Loan năm 1986 được xác định là do MBV gây ra. Dịch bệnh đã gây thiệt hại cho nghề nuôi tôm biển ở Đài Loan vào năm 1987-1988 làm thất thoát 80% sản lượng tôm nuôi ở quốc gia này (Lin, 1989). Năm 1989, lần đầu tiên ở Thái Lan tìm thấy một số lượng lớn các thể ẩn Polyhedral của MBV trên cơ quan gan tụy của tôm sú (Nguyễn Văn Hảo, 2000). 4 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Bệnh do vi-rút đặc biệt là WSSV bệnh nguy hiểm nhất cho nghề nuôi tôm sú ở nhiều nước trên thế giới. Bệnh đốm trắng được báo cáo đầu tiên ở Nhật Bản năm 1993 trên tôm thẻ Penaeus japonicus do nhập tôm ở Trung Quốc về nuôi. Bệnh bộc phát khắp Châu Á – năm 1992 - 1993 tôm nuôi ở Thái Lan bị bệnh đốm trắng và đầu vàng thiệt hại hơn 40 triệu USD. Tiếp theo sự bùng nổ dịch bệnh đầu vàng ở Thái Lan là bệnh đốm trắng. Bệnh làm giảm sản lượng tôm nuôi từ 225.000 tấn xuống 160.000 tấn năm 1996 làm thiệt hại trên dưới 500 triệu USD. Ở các nước Châu Á bệnh gây thiệt hại khoảng 3 tỷ USD mỗi năm (Nguyễn Văn Hảo, 2000). Năm 1989 đã có báo cáo về bệnh đỏ thân trên tôm sú ở các trại tôm của Thái Lan. Năm 1999 bệnh đốm trắng gây thiệt hại cho tôm nuôi công nghiệp ở Trung và Nam Mỹ (Trần Thị Tuyết Hoa, 2004). Năm 1994 ở Trung Quốc bệnh WSSV đã gây thiệt hại 400 triệu USD, năm 1996 ở Thái Lan là 500 triệu USD, và thiệt hại 580 triệu USD ở Ecuador năm 1999 (Toshiaki, 2003. Trích dẫn bởi Triệu Thanh Tuấn, 2006). Theo báo cáo của Nguyễn Văn Hảo (1999), hiện trạng tôm bị chết trên diện tích rộng ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh là do WSSV và có đến 58-62 % tôm giống đến tay người nuôi bị nhiễm WSSV. Đầu năm 2001 bệnh đốm trắng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất tôm nuôi ở các tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang. Một số vùng nuôi của các tỉnh này tỉ lệ tôm chết sau 30-45 ngày tuổi có thể lên đến 50-80 % và bệnh đốm trắng trở thành rủi ro lớn nhất trong nghề nuôi tôm (Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv, 2004). Theo báo cáo của Bùi Quang Tề (2003), khi phân tích mô bệnh học gan tụy của tôm sú ở Sóc Trăng thấy xuất hiện các thể vùi của IHHNV nhưng tỉ lệ cảm nhiễm còn thấp. Bệnh đỏ đuôi cũng xuất hiện ở các vùng nuôi tôm của Hải Phòng và gây chết tôm vào năm 2002-2003. Khi phân tích mô học có biểu hiện nhiễm TSV (Bùi Quang Tề, 2003). Trong thời gian gần đây ở Việt Nam xuất hiện một loại bệnh mới nhưng tác hại không kém được gọi là bệnh phân trắng. Bệnh phân trắng gây ra thiệt hại không nhỏ cho bà con nuôi tôm ở một số tỉnh miền Trung như Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Thuận, Bình Định, Khánh Hòa và một số tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ như Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Bệnh phân
Luận văn liên quan