Khóa luận Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua

Lịch sử phát triển và vai trò của tỷ giá hối đoái gắn liền với qúa trình lớn mạnh không ngừng của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Cũng giống như vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng tới những biến đổi của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. Nó có thể thay đổi vị thế và lợi ích của các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế. Tỷ giá hối đoái trực tiếp tác động đến sự thăng bằng trong cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia, mà trước hết là những thay đổi trong cán cân tài khoản vãng lai. Người ta thường nhận thấy rằng cán cân thương mại (Nội dung chủ yếu của cán cân tài khoản vãng lai) của một nước có thể xấu đi hay tốt lên khi có những biến động của tỷ giá hối đoái, nếu tỷ giá hối đoái tăng (đồng nội tệ mất giá) thì sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu như vậy cán cân thanh toán quốc tế của một nước sẽ được cải thiện và ngược lại nếu tỷ giá hối đoái giảm (đồng nội tệ lên giá) thì sẽ hạn chế xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu làm cho cán cân thanh toán trở nên xấu đi. Trong điều kiện giới hạn về thời gian cũng như nhận thức, với bản khoá luận tốt nghiệp này em muốn phác họa bức tranh chung về tình hình tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển. Và qua việc phân tích mối quan hệ mật thiết giữa hai nhân tố này muốn phần nào thể hiện vai trò của chính sách tỷ giá trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta. Từ đó mạnh dạn đề ra những điểm còn yếu trong chính sách tỷ giá của Việt Nam hiện nay cần phải khắc phục và một số giải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề còn tồn tại đó cho phù hợp với nhịp độ phát triển và đổi mới kinh tế chính trị trong tương lai của đất nước cũng như trong khu vực và trên thế giới.

doc98 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6276 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Tuệ Lớp : Nhật 3 K 37C Giáo viên hướng dẫn : Thạc sỹ Phạm Thu Hương HÀ NỘI, 12/2002 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 4 Chương I: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái 6 I: Tỷ giá hối đoái 6 1. Khái niệm 6 2. Phương pháp yết tỷ giá 7 3. Phân loại tỷ giá hối đoái 8 4. Sự hình thành và phát triển của hệ thống tỷ giá hối đoái trên thế giới 9 II. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu 14 1. Nhập khẩu, xuất khẩu và tỷ giá hối đoái 14 1.1.Sự hình thành đường cung tiền tệ 14 1.2.Sự hình thành đường cầu tiền tệ 15 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái 17 2.1.Sự ổn định trong tốc độ tăng trưởng kinh tế 17 2.2.Trạng thái cán cân thanh toán quốc tế 18 2.3 Mức chênh lệch lạm phát 20 2.4.Sự thay đổi lãi suất trong nước 25 2.5. Đầu tư nước ngoài, dịch vụ, chuyển tiền 26 2.6. Kiểm soát của chính phủ 27 2.7. Một số nhân tố khác 29 3. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu 30 3.1 Khi tỷ giá biến động tăng, đồng bản tệ giảm giá 30 3.2 Khi tỷ giá biến động giảm, đồng bản tệ lên giá 32 Chương II: Tỷ giá hối đoái với hoạt động xuất nhập khẩu của việt nam trong thời gian qua 34 I. Tổng quan về xuất nhập khẩu của việt nam từ 1989 tới nay 34 II.Tác động của biến động tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian vừa qua 39 1.Giai đoạn trước 1989 39 2.Giai đoạn 1989- 1992 44 3.Giai đoạn1993- 1996 50 4.Giai đoạn 1997-1999 55 5.Giai đoạn 2000 đến nay 57 III. Các quan điểm về tỷ giá từ góc độ tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu 61 1.Thực tế kinh tế Việt Nam hạn chế sự phát huy vái trò của chính sách tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu 61 2.Các quan điểm về tỷ giá 63 Chương III: Xu hướng và các giải pháp nhằ nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu 68 I Xu hướng biến động của tỷ giá USD/VND trong thời gian tới 68 II.Những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu ở việt nam 70 1.Những giải pháp mang tính vĩ mô 71 2.Những giảp pháp đối với những doanh nghiệp kinh doanh XNK 74 III. Một số kiến nghị 85 1. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước và các cơ quan quản lý vĩ mô 85 2. Kiến nghị đối với những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 89 Kết luận 90 Tài liệu tham khảo 92 LỜI NÓI ĐẦU Lịch sử phát triển và vai trò của tỷ giá hối đoái gắn liền với qúa trình lớn mạnh không ngừng của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Cũng giống như vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng tới những biến đổi của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. Nó có thể thay đổi vị thế và lợi ích của các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế. Tỷ giá hối đoái trực tiếp tác động đến sự thăng bằng trong cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia, mà trước hết là những thay đổi trong cán cân tài khoản vãng lai. Người ta thường nhận thấy rằng cán cân thương mại (Nội dung chủ yếu của cán cân tài khoản vãng lai) của một nước có thể xấu đi hay tốt lên khi có những biến động của tỷ giá hối đoái, nếu tỷ giá hối đoái tăng (đồng nội tệ mất giá) thì sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu như vậy cán cân thanh toán quốc tế của một nước sẽ được cải thiện và ngược lại nếu tỷ giá hối đoái giảm (đồng nội tệ lên giá) thì sẽ hạn chế xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu làm cho cán cân thanh toán trở nên xấu đi. Trong điều kiện giới hạn về thời gian cũng như nhận thức, với bản khoá luận tốt nghiệp này em muốn phác họa bức tranh chung về tình hình tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển. Và qua việc phân tích mối quan hệ mật thiết giữa hai nhân tố này muốn phần nào thể hiện vai trò của chính sách tỷ giá trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta. Từ đó mạnh dạn đề ra những điểm còn yếu trong chính sách tỷ giá của Việt Nam hiện nay cần phải khắc phục và một số giải pháp, kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề còn tồn tại đó cho phù hợp với nhịp độ phát triển và đổi mới kinh tế chính trị trong tương lai của đất nước cũng như trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên vấn đề tỷ giá hối đoái và tác động của nó tới nền kinh tế nói chung và tới hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng ở Việt Nam hiện nay còn là một vấn đề phức tạp và cần được nghiên cứu kỹ càng bởi vậy bản khoá luận tốt nghiệp này chỉ đề cập được một khía cạnh nào đó của vấn đề và không thể không tránh khỏi những điểm khiếm khuyết. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và bè bạn. Hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp này xin cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo Phạm Thu Hương đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong suốt quá trình làm bản khoá luận này. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của trường Đại học Ngoại Thương, những người đã cung cấp cho em những kiến thức quý báu trong suốt khoá học vừa qua. Hà Nội, tháng 11/ 2002 Nguyễn Văn Tuệ CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Một điều hiển nhiên là, nếu tỷ giá hối đoái không biến động, mà luôn là một giá trị cố định, thì chẳng ai cần phải bận tâm nghiên cứu. Hơn nữa, nếu tỷ giá không thay đổi, thì các ngân hàng, các công ty và cá nhân không cần phải tốn kém nhiều thời gian quý báu vào việc xử lý các giao dịch, quản trị rủi ro ngoại hối, các chính phủ cũng chẳng cần phải quan tâm tới vấn đề này. Tiếc thay, tỷ giá hối đoái lại là một trong nhưng nhân tố hay biến động nhất, và trong nhiều giai đoạn sự biến động của nó là vô lối và khủng khiếp. Chúng ta có thể nêu ví dụ đối với những đồng tiền được biết đến rộng rãi và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới là USD và JPY, như sau: vào tháng 12/1978, 1 USD đổi được 195 JPY, đã tăng 36% vào tháng 12/1982 để 1 USD đổi được 265 JPY, và sau đó lại giảm 53% vào tháng 12/1987 để 1 USD đổi được 124 JPY; chỉ tính từ giữa năm 1990 đến đầu năm 1991, tỷ giá của USD đang từ 160 JPY đã giảm xuống còn 135 JPY.v.v. Trong phạm vi một bản khoá luận tốt nghiệp, chương này chúng ta tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan tới tỷ giá hối đoái như tỷ giá hối đoái là cái gì? lịch sử hình thành và phát triển của nó ra sao? Những nhân tố nào tác động đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái và khi tỷ giá hối đoái biến động thì nó tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia như thế nào? I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.Khái niệm. Cho đến nay, mặc dù nền kinh tế thế giới đã được quốc tế hoá mạnh mẽ, vấn đề mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở thành quy luật tất yếu trong qúa trình phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, nhưng hầu hết các quốc gia hay nhóm các quốc gia vẫn sử dụng đồng tiền riêng của mình. Vì vậy, để giải quyết và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, mà trước hết là quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá- dịch vụ và đầu tư giữa các nước hay các nhóm nước với nhau, đồng tiền của các quốc gia vẫn phải được chuyển hoá lẫn cho nhau. Mối tương quan theo đó mà đồng tiền các nước được chuyển đổi cho nhau theo một tỷ lệ nhất định nào đó để thực hiện các thanh toán phục vụ cho việc giao dịch, buôn bán, trao đổi và chuyển vốn quốc tế thì được gọi là tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được đo lường bằng những đơn vị tiền tệ khác. Ví dụ: Vào ngày 17/7/2002 tỷ giá bán ra của các ngoại tệ - Đồng tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam là 1 EUR =15.596 VND, 1 USD = 15.303VND. 2.Phương pháp yết giá. Theo tập quán kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, tỷ giá hối đoái thường được yết giá như sau: USD/DEM = 1,4125/35 USD/VND = 15.303/503 Trong đó USD đứng trước gọi là tiền yết giá và là một đơn vị ngoại tệ. Các đồng DEM, VND đứng sau gọi là tiền định giá và là một số đơn vị ngoại và thường thay đổi phụ thuộc vào thời giá của đồng tiền yết giá. Tỷ giá đứng trước 15.303 là tỷ giá mua đô là và trả bằng VND, và được gọi là tỷ giá mua vào của ngân hàng (BID RATE). Tỷ giá đứng sau 15.503 là tỷ giá bán đô la và thu VND, gọi là tỷ giá bán ra của ngân hàng (OFER RATE). Trên thực tế có nhiều các yết tỷ giá nhưng chủ yếu là hai phương pháp: yết tỷ giá trực tiếp và yết tỷ giá gián tiếp. 2.1. Phương pháp yết giá trực tiếp. Là phương pháp yết tỷ giá sao cho: giá cả một đơn vị ngoại tệ, đóng vai trò là hàng hoá được yết giá một cách trực tiếp thông qua đồng bản tệ. Ví dụ: USD/VND = 15.303, tức là 1 USD bằng 15.303 VND 2.2. Phương pháp yết giá gián tiếp. Là phương pháp yết giá đồng bản tệ bằng khối lượng ngoại tệ, sao cho giá cả của một đơn vị ngoại tệ không được bộc lộ ra bên ngoài, chúng ta không thể biết ngay được giá cả của một đơn vị ngoại tệ. Ví dụ : Tại Luân đôn, tỷ giá được công bố như sau: GBP/DEM = 1,4275/25 GBP/FRF = 4,8595/15. Như vậy với cách yết tỉ giá này, người ta chưa biết trực tiếp giá một ngoại tệ như DEM, FRF là bao nhiêu, mà chỉ biết giá ngoại tệ DEM thể hiện trên thị trường London là 1,427 DEM bằng 1 GBP, tức là mới chỉ thể hiện gián tiếp mà thôi. Muốn tìm 1 DEM, ta phải làm phép chia: 1 DEM = 1/ 1,4225 = 0,7029 GBP 1 DEM = 1/1,475 = 0,7005 GBP Do đó, DEM/GBP = 0,7005/29. 2.3 Yết giá trên thực tế. Tuy nhiên trong thực tế cho đến nay chưa có quy định bắt buộc nào quy định một đồng tiền cụ thể của một nước đó phải đóng vai trò là đồng tiền yết giá. Ngày nay, với vai trò nổi bật của nền kinh tế Mỹ, thì trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hầu hết các tỷ giá giao dịch đều được yết với USD và trong đó USD thường đóng vai trò là đồng tiền yết giá. Mặt khác, nếu xét trên thị trường ngoại hối quốc tế, chỉ có hai đồng tiền quốc tế là hoàn toàn được yết giá trực tiếp đó là SDR và EURO, và trong một chừng mực nhất định thì đồng USD cũng được coi là đồng tiền yết giá trực tiếp. Còn từ góc độ thị trường ngoại hối quốc gia thì các nước Mỹ Anh, Ireland, New Zealand và Úc là dùng phương pháp yết tỷ giá gián tiếp: còn các quốc gia khác đều dùng cách yết tỷ giá ngoại tệ trực tiếp. Ngoài hai cách yết giá chủ yếu trên chúng ta còn có thể gặp một số cách yết giá khác chẳng hạn như yết giá kiểu Bắc Mỹ, kiểu châu Âu, quy tắc số 1, yết giá theo phương pháp rổ tiền tệ, nhưng do giới hạn trong phạm vi bản khoá luận tốt nghiệp tôi xin phép không trình bày ở đây, sẽ đề cập đến trong một dịp khác. 3. Phân loại tỷ giá hối đoái. Trên thực tế phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay cho thấy cùng một lúc có sự tồn tại đồng thời của nhiều tỷ giá khác nhau. - Dựa trên tiêu thức là đối tượng quản lý có tỷ giá chính thức (là tỷ giá được Ngân hàng Trung ương (NHTW) chính thức công bố lấy làm căn cứ cho các hoạt động giao dịch, kinh doanh, thống kê, kế toán.) và tỷ giá thị trường (tỷ giá được hình thành dựa trên các giao dịch thực tế trên thị các trường như: thị trường hối đoái liên ngân hàng, thị trường hối đoái tự do, thị trường tài sản..) - Dựa trên kỹ thuật giao dịch, về cơ bản, có hai loại tỷ giá: Tỷ giá mua/bán ngay (việc trao đổi - mua /bán kéo theo việc thanh toán ngay trên các khoản tiền) và tỷ giá mua/bán kỳ hạn (việc trao đổi - mua/bán không đi cùng với việc thanh toán ngay các khoản tiền mà chúng được thanh toán vào một ngày tương lai xác định nào đó) - Nghiên cứu về sự vận động và tác động của tỷ giá, tỷ giá được thông qua các khái niệm: tỷ giá danh nghĩa (được biểu hiện cụ thể ở tỷ giá giữa các đồng tiền với nhau, đồng tiền này bằng bao nhiêu đồng tiền kia) và tỷ giá thực (là giá trị tính bằng cùng một đồng tiền của hàng hoá xuất khẩu so với hàng hoá nhập khẩu) phản ánh sức mua thực tế của mỗi đồng tiền hoặc tỷ giá hữu hiện thực là tỷ giá thực có ảnh hưởng của trọng số ngoại thương. - Căn cứ vào phương pháp chuyển ngoại hối có tỷ giá điện hối (là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện tín. Đây chính là tỷ giá được niêm yết tại các ngân hàng) và tỷ giá thư hối (là tỷ giá chuyển ngoại tệ bằng thư) - Tỷ giá xuất khẩu (được tính bằng tỷ số giữa bán buôn xí nghiệp cộng thuế xuất khẩu tính bằng nội tệ và giá bán hàng xuất khẩu theo điều kiện F.O.B tính bằng nội tệ) và tỷ giá nhập khẩu (là tỷ giá được tính bằng tỷ số giữa giá bán hàng nhập khẩu tại cảng bằng nội tệ và giá cả nhập khẩu theo điều kiện CIF). 4. Sự hình thành và phát triển của hệ thống tỷ giá hối đoái trên thế giới Tỷ giá hối đoái đã có một lịch sử phát triển lâu dài. Có thể nói, quá trình hình thành và phát triển của tỷ giá hối đoái gắn liền với lịch sử phát triển của nền kinh tế và thương mại thế giới. Cho đến nay, có thể chia lịch sử phát triển của tỷ giá hối đoái thành 3 loại chế độ tỷ giá khác nhau: chế độ tỷ giá hối đoái cố định "bản vị vàng", chế độ tỷ giá cố định "bản vị hối đoái đồng Đô la"(còn gọi là chế độ tỷ giá Bretton Woods), chế độ tỷ giá "thả nổi" hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt. 4.1 Chế độ bản vị vàng 1875 - 1944. Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thương mại và thanh toán quốc tế được thực hiện dựa trên chế độ tỷ giá hối đoái "bản vị vàng". Chế độ tỷ giá hối đoái "bản vị vàng" có 3 đặc điểm nổi bật: - Một là, chính phủ mỗi nước cố định giá vàng tính bằng đồng tiền trong nước của họ. - Hai là chính phủ mỗi nước duy trì khả năng chuyển đổi đồng tiền trong nước ra vàng. - Ba là, các chính phủ cố tuân theo quy tắc gắn liền việc phát hành đồng tiền với lượng dự trữ vàng nhà nước nắm giữ. Những đặc điểm này của chế độ tỷ giá hối đoái "bản vị vàng" tạo nên chế độ tỷ giá hối đoái danh nghĩa cố định. Ví dụ: vào thời gian đó, 1 Đô la tiền giấy của Mỹ có thể quay trở lại Kho bạc Mỹ và được đổi ra gần bằng 1/20 lạng vàng. Cũng như vậy, Kho bạc Anh sẽ đổi 1/4 lạng vàng cho 1 Bảng Anh. Từ đó tỷ giá giữa Bảng Anh và Đô la Mỹ được ấn định ở mức 5 Đô la bằng 1 Bảng Anh. Chế độ tỷ giá hối đoái "bản vị vàng" có những ưu điểm nổi bật là thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thương mại thế giới vì nó không chịu sự cản trở được gây ra bởi yếu tố rủi ro hối đoái. Chế độ tỷ giá hối đoái "bản vị vàng" cũng góp phần tạo ra một môi trường giá cẩ ổn định để thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhưng việc gắn chặt các đồng tiền vào vàng đã làm cho chế độ tỷ giá hối đoái "bản vị vàng" ngày càng trở nên không phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Khối lượng vàng thế giới sản xuất ra ngày càng không đủ để đo lường khối lượng hàng hoá- dịch vụ mà các nước sản xuất ra. Dần dần đồng tiền của các nước không còn được đảm bảo bằng vàng trên thực tế. Nhưng điều quan trọng hơn đã dẫn đến yêu cầu phải thay đổi chế độ tỷ giá hối đoái "bản vị vàng" là vì chế độ tỷ giá này không còn phản ánh được mối quan hệ kinh tế thay đổi mạnh mẽ giữa các nước. 4.2. Chế độ tỷ giá Bretton Woods 1945-1972. Chế độ tỷ giá hối đoái "bản vị vàng" đã thực sự làm thương tổn đến nền kinh tế nhiều nước và góp phần gây ra những giai đoạn suy thoái lâu dài, sâu sắc vào những năm đầu của thế kỷ 20, như cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 có tính chất hệ thống của các nước Tư bản chủ nghĩa. Trên thực tế thì sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chế độ tỷ giá hối đoái "bản vị vàng" đã thực sự sụp đổ, đẩy hệ thống thanh toán quốc tế rơi vào giai đoạn khủng hoảng cho đến kết thúc cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai Trước khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, hội nghị 44 nước họp tại Bretton Woods, bang New Hampshise của Mỹ, để thiết lập một hệ thống tiền tệ thế giới mới nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế. Chế độ tỷ giá hối đoái mới "bản vị hối đoái vàng" đã cố gắng đổi mới việc đo lường giá trị đồng tiền của các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế bằng cách gắn nó vào đồng Đô la Mỹ với phạm vi dao động cho phép (1%, thay thế cho vàng. Quy ước dự trữ ngoại tệ của các nước có thể đổi thành vàng thông qua tỷ giá với đồng Đô la Mỹ, trên cơ sở giá 1 Ounce vàng = 35 USD. Hệ thống tỷ giá hối đoái Bretton Woods đã tồn tại suốt một thời gian dài cho đến đầu những năm 70. Về cơ bản cũng giống như chế độ "bản vị vàng", chế độ tỷ giá hối đoái Bretton Woods là chế độ tỷ giá cố định, trong đó tỷ giá hối đoái danh nghĩa được duy trì không thay đổi trong dài hạn. Bằng cơ chế can thiệp của ngân hàng trung ương và các thể chế tài chính vào thị trường ngoại hối, thông qua việc thay đổi quỹ dự trữ ngoại tệ để duy trì tỷ giá cố định. Khi tỷ giá thay đổi có xu hướng làm giảm giá đồng tiền một nước thì Ngân hàng Trung ương nước đó sẽ tung dự trữ ngoại tệ của mình ra để giảm bớt sức ép cung tiền trên thị trường ngoại tệ, ngăn chặn sự thay đổi tỷ giá hối đoái nhằm duy trì sự ổn định trong giá trị danh nghĩa của đồng nội tệ và ngược lại.Trong trường hợp ngân hàng trung ương không còn khả năng để can thiệp, các thể chế tài chính quốc tế cụ thể là Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) sẽ cho vay ngoại tệ để các nước giữ ổn định tỷ giá và nếu vẫn không giữ được thì IMF sẽ buộc đồng tiền các nước này phải phá giá. Không những thế, chế độ tỷ giá hối đoái Bretton Woods trong khi biến đồng Đô la Mỹ thành đồng tiền dự trữ và thanh toán quốc tế, đã cột chặt nền kinh tế và thương mại thế giới vào những thăng trầm của nền kinh tế Mỹ. Vì vậy, ngoài những nhược điểm chung của chế độ tỷ giá cố định như: không phản ánh được những thay đổi trong sức mua thực tế của các nước, do đó làm sai lệch lợi thế và ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế quốc tế thực tễ của mỗi nước; làm tê liệt khả năng sử dụng chính sách tiền tệ để can thiệp vào nền kinh tế của các chính phủ; chế độ tỷ giá hối đoái Bretton Woods còn có nhược điểm riêng là gây ra những thiệt hại rất lớn đối với các nước chậm phát triển (IMF có thể buộc các nước chậm phát triển phá giá đồng tiền của mình nhưng lại không thể buộc các nước phát triển tăng giá nhanh đồng tiền của họ) và chịu sự chi phối rất mạnh của nền kinh tế Mỹ. Chính vì vậy, khi nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng đầu những năm 70, đồng USD đã phải phá giá liên tiếp 2 lần vào năm 1971 và 1972 (tháng 12/ 1971 đồng USD phá giá lần 1), từ 1USD = 0,888671 gram vàng giảm xuống còn 1USD = 0,818513 gram vàng, tương đương 8,6%; tháng 2/1972 đồng USD phá giá lần thứ 2, giảm xuống 1 USD = 0,736662 gram vàng, tương đương 9,9%). Kết hợp với sự sa lầy của Mỹ trong cuộc chiến tranh với Việt Nam, vào thời gian này hệ thống tỷ giá hối đoái Bretton Woods chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa. Ngày 15/08/1971 chính phủ Mỹ đơn phương tuyên bố "thả nổi" đồng USD, mặc nhiên vô hiệu hoá thoả thuận Bretton Woods và giải thoát đồng USD khỏi sự ràng buộc với vàng trong công thức 35 USD = 1 Ounce vàng. 4.3.Chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt từ 1973 đến nay. Và đến ngày 15/07/1976, hội nghị các nước thành viên quỹ tiền tệ thế giới hợp tại Jamaica, đã chính thức xác nhận cuộc "ly hôn" giữa các đồng tiền quốc gia với vàng, xóa bỏ vĩnh viễn thoả thuận Bretton Woods về tỷ giá hối đoái cố định và chuyển sang chế độ tỷ giá “thả nổi”. Cơ sở cơ bản được dùng làm căn cứ xác định tỷ giá thả nổi là quan hệ cân bằng cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Nó cũng chính là lý lẽ căn bản của các nhà kinh tế tán thành phát triển kinh tế dựa vào cạnh tranh tự do. Chế độ tỷ giá này cho phép xác định một tỷ giá danh nghĩa gần với sức mua thực tế của đồng tiền các nước. Nó phản ánh tương đối sát thực những biến đổi kinh tế của mỗi nước và sự thay đổi tương quan kinh tế giữa các nước với nhau. Chính sách sách tỷ giá này cũng là cơ sở để thực hiện mong muốn của những nước có khả năng theo đuổi chính sách tài chính - tiền tệ độc lập, tách rời khỏi sự ràng buộc một cách chặt chẽ với đồng USD như trong chế độ tỷ giá hối đoái Bretton Woods. Nhưng trong khi phản ánh được sự thay đổi trong sức mua thực tế của các đồng tiền, có khả năng thích ứng với những biến động của nền kinh tế và tạo khả năng thực thi chính sách tiền tệ chủ động của chính phủ thì tỷ giá hối đoái thả nổi lại gây ra những biến động tỷ giá hết sức bất thường, làm cho sự lên giá- xuống giá của các đồng tiền không sao dự đoán được (làm tăng tính rủi ro của tỷ giá hối đoái). Điều này làm tăng thêm những yếu tố
Luận văn liên quan