Khóa luận Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu - Nhìn từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ khi Việt Nam chính thức trở thành Thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các chính sách trợ cấp xuất khẩu như thưởng thành tích xuất khẩu, trợ cấp thay thế nhập khẩu hay chính sách tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu thực hiện từ năm 2001 dưới hình thức cho vay lãi suất ưu đãi, theo quy định của WTO đã không còn được thực hiện. Để phù hợp với các cam kết khi gia nhập WTO, Chính phủ đã tiến hành đổi mới các biện pháp hỗ trợ tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp theo hướng áp dụng các biện pháp hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu không vi phạm các quy tắc của WTO. Các biện pháp hỗ trợ tín dụng này tập trung vào các công cụ cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư, cho vay xuất khẩu, tín dụng x uất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu, và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Có thể nói trong các biện pháp trên, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (export credit insurance) là một hình thức khá phổ biến hiện đang được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là bảo hiểm cho các loại rủi ro chính trị và thương mại mà nhà xuất khẩu hoặc ngân hàng có thể gặp phải khi cung cấp tín dụng xuất khẩu. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mang lại lợi ích rất to lớn, nó bảo vệ nhà xuất khẩu trước những rủi ro không được thanh toán, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế nhờ giảm thiểu rủi ro qua đó tăng cường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Chính vì thế hoạt động bảo hiểm này đã và đang phát triển mạnh tại các nước phát triển và cũng đã được một số nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore áp dụng có hiệu quả để giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu.

pdf100 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2568 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu - Nhìn từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr•êng ®¹i häc ngo¹i th•¬ng KHOA kinh tÕ vµ kinh doanh quèc tÕ chuyªn ngµnh kinh tÕ ®èi ngo¹i ------------- kho¸ luËn tèt nghiÖp §Ò tµi: B¶O HIÓM TÝN DôNG XUÊT KHÈU - NH×N Tõ KINH NGHIÖM CñA MéT Sè N¦íc trªn thÕ giíi vµ bµi häc kinh nghiÖm cho viÖt nam Sinh viªn thùc hiÖn : NguyÔn ThÞ NguyÖt Líp : Anh 9 Khãa : 44C - KT&KDQT Gi¸o viªn h•íng dÉn : TS. Ph¹m ThÞ Hång YÕn Hµ Néi - 05/2009 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 1 Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU 4 1. BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU ....................................................... 4 1.1. Khái niệm. ............................................................................................... 4 1.1.1. Tín dụng xuất khẩu ( Export Credit) .................................................... 4 1.1.2. Các rủi ro trong tín dụng xuất khẩu .................................................... 6 1.1.3. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (Export Credit Insurance) ..................... 7 1.2. Đặc điểm của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. ........................................... 8 1.2.1. Tính hỗ trợ thể hiện qua hai tỷ lệ của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ... 8 1.2.2. Các lĩnh vực kinh doanh chính trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu .... 9 1.2.3. Các tổ chức tín dụng xuất khẩu đóng vai trò chủ yếu trong cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. ....................................................................... 10 1.2.4. Quy tắc xuất xứ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của các bên tham gia trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. ................................. 15 1.3. Lợi ích của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.............................................. 18 1.3.1. Đối với người xuất khẩu..................................................................... 18 1.3.2. Đối với quốc gia xuất khẩu: ............................................................... 20 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TRÊN THẾ GIỚI. ........................................................................................... 21 2.1. Sự tham gia tích cực của các tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. ........................................................ 21 2.1.1. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế - OECD. ................................ 22 2.1.2. Hiệp hội Bern- Bern Union. ............................................................... 24 2.1.3. Trung tâm thương mại quốc tế - ITC. ................................................ 27 2.2. Khái quát về thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu quốc tế. ............ 28 2.2.1. Thị trường Châu Âu – thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu lớn nhất thế giới. ................................................................................................ 28 2.2.2. Thị trường châu Á và châu Mỹ - thị trường tiềm năng lớn và có tốc độ phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhanh nhất. .............................. 30 Chương II: KINH NGHIỆM BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. ................................................................ 32 1. KINH NGHIỆM BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI MỸ. ........ 32 1.1.Kết quả chung. ....................................................................................... 32 1.2. Kinh nghiệm bảo hiểm của một tổ chức tiêu biểu - Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ (The US Eximbank). ............................................................ 35 1.2.1. Giới thiệu về Eximbank. ..................................................................... 35 1.2.2. Kinh nghiệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Eximbank. ............... 38 1.2.3. Kết quả và bài học kinh nghiệm: ....................................................... 53 2. KINH NGHIỆM BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI TRUNG QUỐC. ............................................................................................................. 58 2.1. Kết quả chung. ...................................................................................... 58 2.2. Kinh nghiệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của một tổ chức tiêu biểu – Công ty bảo hiểm xuất khẩu và tín dụng Trung Quốc (SINOSURE). ........ 63 2.2.1. Giới thiệu về SINOSURE. .................................................................. 63 2.2.2. Kinh nghiệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của SINOSURE. ............. 64 Chương III: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG KINH NGHIỆM VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI VIỆT NAM. ........................................ 78 1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM: ............................................................................................................... 78 2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM. ..................................................................................................... 81 2.1. Nhu cầu về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay. ........ 81 2.2. Thực trạng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay.......... 84 3. GIẢI PHÁP VẬN DỤNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM. ................................................. 88 3.1. Trong thành lập công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam. .. 88 3.2. Trong xác định vai trò của Nhà nước trong cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. ..................................................................................................... 92 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Xu hướng phát triển của các lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuất khẩu giai đoạn 1982-2006. .................................................................................... 26 Bảng 2: Thị trường bảo hiểm tín dụng thế giới ............................................. 28 Bảng 4: Tỷ lệ phí bảo hiểm cho hàng xuất khẩu đến một số nước của Eximbank ..................................................................................................... 44 Bảng 6: Cơ chế xác định tỷ lệ phí bảo hiểm của SINOSURE ....................... 66 Bảng 7: Kết quả hoạt động qua các năm của SINOSURE ............................ 74 Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam qua các năm ........... 82 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Từ khi Việt Nam chính thức trở thành Thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các chính sách trợ cấp xuất khẩu như thưởng thành tích xuất khẩu, trợ cấp thay thế nhập khẩu hay chính sách tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu thực hiện từ năm 2001 dưới hình thức cho vay lãi suất ưu đãi, theo quy định của WTO đã không còn được thực hiện. Để phù hợp với các cam kết khi gia nhập WTO, Chính phủ đã tiến hành đổi mới các biện pháp hỗ trợ tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp theo hướng áp dụng các biện pháp hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu không vi phạm các quy tắc của WTO. Các biện pháp hỗ trợ tín dụng này tập trung vào các công cụ cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư, cho vay xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu, và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Có thể nói trong các biện pháp trên, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (export credit insurance) là một hình thức khá phổ biến hiện đang được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là bảo hiểm cho các loại rủi ro chính trị và thương mại mà nhà xuất khẩu hoặc ngân hàng có thể gặp phải khi cung cấp tín dụng xuất khẩu. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mang lại lợi ích rất to lớn, nó bảo vệ nhà xuất khẩu trước những rủi ro không được thanh toán, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế nhờ giảm thiểu rủi ro qua đó tăng cường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Chính vì thế hoạt động bảo hiểm này đã và đang phát triển mạnh tại các nước phát triển và cũng đã được một số nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore áp dụng có hiệu quả để giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. 2 Nhưng một thực tế đáng tiếc là tại một quốc gia mà xuất khẩu chiếm đến gần 70% GDP như Việt Nam thì bảo hiểm tín dụng xuất khẩu lại chưa được triển khai và mới chỉ dừng lại ở quỹ bảo hiểm xuất khẩu do các hiệp hội thành lập như quỹ bảo hiểm xuất khẩu của hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA). Các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng ngày càng nhận thức được vai trò quan trọng của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, tình hình kinh tế thế giới biến động liên tục ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Bảo hiểm tín dụng đang trở thành nhu cầu bức thiết để đảm bảo tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu, giúp họ mạnh dạn mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu. Vậy chúng ta cần làm gì để đưa bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vào thực tiễn để hỗ trợ các doanh nghiệp, chúng ta học được gì từ các nước đi trước đã triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này? Đây là câu hỏi đang rất được Chính phủ cũng như các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng quan tâm. Chính vì vậy, em quyết định chọn đề tài “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu – nhìn từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và bài học phát triển cho Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 2.Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu với các mục tiêu cụ thể sau: - Làm rõ các vấn đề lý luận về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, - Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của một số nước trên thế giới (Mỹ và Trung Quốc), - Đề xuất giải pháp áp dụng các bài học kinh nghiệm từ các quốc gia này để có thể triển khai thành công bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Mỹ và Trung Quốc và các tổ chức tiêu biểu cung cấp dịch vụ này trong thời gian từ năm 2001 đến nay. 4.Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ các nội dung cần nghiên cứu, đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: phương pháp kết hợp phân tích với tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh và đặc biệt là phương pháp phân tích dự báo. Việc phân tích sẽ bám sát hệ thống lý luận chung về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. 5. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và các bảng biểu, khóa luận bao gồm ba chương: Chương I : Lý luận chung về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Chương II : Kinh nghiệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của một số nước trên thế giới. Chương III : Giải pháp vận dụng kinh nghiệm về bảo hiêm tín dụng đối với Việt Nam Trong khuôn khổ có hạn của một bài khóa luận tốt nghiệp, bài viết không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Hồng Yến đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành bài khóa luận này. 4 Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU 1. BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU 1.1. Khái niệm. 1.1.1. Tín dụng xuất khẩu ( Export Credit) Theo tài liệu định nghĩa (Concept Paper) của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), thuật ngữ tín dụng xuất khẩu nói đến một loạt các điều kiện thuận lợi nhằm mục đích thúc đẩy xuất khẩu. Nhìn chung, tín dụng xuất khẩu bao gồm 2 hình thức sau: (i) khoản tín dụng người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu (còn được gọi là tín dụng thương mại), (ii) các khoản vay trung và dài hạn, dùng để tài trợ cho các dự án và cung cấp vốn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Các khoản vay này có thể do Nhà nước cung cấp (thường gọi là tín dụng hỗ trợ xuất khẩu) hoặc do các ngân hàng thương mại cung cấp. Hình thức thứ nhất (i) đây là loại tín dụng mà các doanh nghiệp cấp cho nhau, không có sự tham gia của Ngân hàng. Tín dụng xuất khẩu được cấp dưới hình thức chấp nhận hối phiếu hoặc ghi sổ, tức là hình thức trả chậm với mục đích đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.  Cấp tín dụng xuất khẩu bằng chấp nhận hối phiếu tức là người nhập khẩu ký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu do người xuất khẩu ký phát để nhận bộ chứng từ. Nghĩa là hai bên sẽ sử dụng phương thức thanh toán là Thư tín dụng (L/C) hoặc nhờ thu kèm chứng từ như Thanh toán đổi chứng từ (D/P) và Chấp nhận thanh toán đổi chứng từ (D/A). Thời hạn của loại tín dụng này phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên mua và bán, song để phòng tránh rủi ro, luật của các nước thường quy định thời hạn cho loại tín dụng này (thời hạn của hối phiếu): luật của Anh, Pháp quy định thời hạn từ 30 đến 90 ngày, luật của Mỹ là 180 ngày. 5  Cấp tín dụng bằng cách ghi sổ, tức là người xuất khẩu và người nhập khẩu ký với nhau hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó quy định người bán được mở một tài khoản để ghi nợ bên mua sau mỗi chuyến giao hàng mà bên bán đã thực hiện. Sau một thời gian nhất định (3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm), người mua sẽ phải thanh toán số nợ đó bằng chuyển tiền, hoặc ký Séc. Hình thức thứ hai (ii), đây là hình thức tài trợ xuất khẩu trung và dài hạn, được cung cấp trực tiếp bởi một Ngân hàng cho người xuất khẩu để thực hiện hợp đồng xuất khẩu hoặc cho người mua nước ngoài (đã ký một hợp đồng mua bán với người xuất khẩu trong nước) và thường chịu sự điều chỉnh của các quy định của quốc tế (như Thỏa thuận của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD về hỗ trợ tín dụng xuất khẩu chính thức- OECD Arrangement on Official Supported Export Credits có hiệu lực từ năm 1978) và các quy định của quốc gia liên quan đến thời hạn của tín dụng, mức giới hạn tín dụng, các điều kiện trả nợ, tỷ lệ lãi suất cố định, và mức phí tối thiểu. Tín dụng xuất khẩu bao gồm tín dụng cấp trong thời gian trước khi gửi hàng hoặc trước khi hoàn thành dự án (pre-shipment credits) và tín dụng cấp trong thời gian sau khi giao hàng hoặc nhận hàng hoặc khi hoàn thành dự án (post-shipment credits) tức là hình thức chiết khấu hối phiếu. Tác dụng của tín dụng xuất khẩu: Sự phát triển của nền kinh tế quốc gia phụ thuộc vào việc mở rộng thương mại quốc tế của quốc gia đó. Tất cả các quốc gia đều phải xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm, dù đó là hàng lương thực, thực phẩm hay các sản phẩm và dịch vụ công nghiệp. Song trong thương mại quốc tế luôn tồn tại khoảng cách về thời gian và địa lý giữa việc sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Khoảng cách này gây ra khó khăn cho người xuất khẩu trong việc quay vòng vốn để tiếp tục quá trình sản xuất và xuất khẩu của mình. Tín dụng xuất khẩu là chiếc cầu nối quan trọng gắn kết khoảng cách này, không chỉ giúp hỗ trợ về vốn cho người xuất khẩu mà còn là biện pháp khuyến khích người nhập khẩu 6 mua hàng, giúp cho chuỗi quá trình sản xuất-phân phối-tiêu dùng được thông suốt, và ngày càng phát triển hơn. Do đó, tín dụng xuất khẩu thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế phát triển, thương mại quốc tế phát triển lại thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia và toàn cầu. 1.1.2. Các rủi ro trong tín dụng xuất khẩu Tín dụng xuất khẩu có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong nước nhưng khi cung cấp tín dụng xuất khẩu, người xuất khẩu hay Ngân hàng có thể gặp phải nguy cơ không thu hồi được khoản tín dụng đã cấp do rất nhiều các rủi ro gây nên (gọi chung là rủi ro tín dụng –credit risks). Các rủi ro tín dụng có thể được chia làm hai loại: (1) Các rủi ro chính trị (Political & Country Risks): bao gồm  Chiến tranh, nổi loạn của dân chúng, đình công và các rối loạn chính trị khác ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.  Sự ngăn cấm các giao dịch thanh toán ra nước ngoài của chính phủ nước người nhập khẩu.  Sự hạn chế hàng hóa nhập khẩu của chính phủ nước người nhập khẩu như: cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hủy bỏ hoặc không cấp mới giấy phép nhập khẩu…  Rủi ro không chuyển đổi được ngoại tệ là đồng tiền thanh toán  Các thảm họa thiên nhiên như bão lụt, động đất… (2) Các rủi ro thương mại (Commercial Risks): gồm các rủi ro liên quan đến người nhập khẩu hoặc Ngân hàng thanh toán, như:  Không có khả năng trả nợ do bị tịch biên tài sản, giải thể, thua lỗ kéo dài, phá sản…  Từ chối nhận hàng mà không đưa ra được lý do hợp lý và có giá trị pháp lý cho việc từ chối đó. 7 Người xuất khẩu hay Ngân hàng khi cấp tín dụng xuất khẩu đều có mục đích thúc đẩy xuất khẩu, đồng thời họ cũng luôn muốn giảm thiểu những rủi ro mà mình có thể gặp phải do đó bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là sự lựa chọn tốt nhất để bảo vệ người xuất khẩu và các Ngân hàng trước các rủi ro tín dụng. 1.1.3. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (Export Credit Insurance) “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu” đề cập đến việc bảo vệ và bồi thường cho người xuất khẩu khi họ cấp tín dụng thương mại hoặc bảo vệ và bồi thường cho các ngân hàng khi Ngân hàng cho vay trung và dài hạn. Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bao gồm các khiếu nại tổn thất do không thu hồi được các khoản phải thu phát sinh từ hoạt động mua bán hàng hóa hoặc các khoản cho vay trung và dài hạn vì lý do chính trị, thương mại. Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng giống như các loại hình bảo hiểm khác là chỉ bảo hiểm cho việc không có khả năng trả nợ chứ không bảo hiểm cho việc không sẵn sàng trả nợ. Người xuất khẩu sẽ chỉ được bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp người nhập khẩu phá sản hoặc không trả nợ trong một thời gian dài, tức là chỉ sau khi có bằng chứng rõ ràng rằng người xuất khẩu bị phá sản (bị tuyên bố là phá sản) hoặc không nhận được bất kì khoản thanh toán nào sau một thời gian được gọi là thời gian chờ đợi (waiting period) (thường là 6 tháng kể từ ngày lẽ ra phải được thanh toán). Theo Thỏa thuận về Hỗ trợ tín dụng xuất khẩu chính thức của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD thì bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một trong các hình thức hỗ trợ chính thức do Chính phủ cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu với mục đích thúc đẩy xuất khẩu của quốc gia. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vừa được coi là một loại hình bảo hiểm phi nhân thọ vừa là công cụ hỗ trợ xuất khẩu được Chính phủ các nước sử dụng trong chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của nước mình nên sẽ có cả các tổ chức cung cấp bảo hiểm tư nhân và của Nhà nước tham gia cung cấp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. 8 1.2. Đặc điểm của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. 1.2.1. Tính hỗ trợ thể hiện qua hai tỷ lệ của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu có hai tỷ lệ cần được quan tâm là: - Tỷ lệ rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (percentage of cover): là một tỷ lệ của tổng giá trị của hợp đồng xuất khẩu hoặc tổng giá trị của dự án được tổ chức cung cấp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm. Tỷ lệ này trong bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thường ở mức từ 90% đến 95%, người xuất khẩu cũng sẽ phải chịu một phần rủi ro nhỏ đối với doanh thu của mình. - Tỷ lệ phí bảo hiểm (premium rate): là một mức phí trả trên một đơn vị (thường là 100$) của tổng giá trị của hợp đồng xuất khẩu hoặc của dự án mà người được bảo hiểm sẽ phải trả cho người bảo hiểm, từ đó xác định được mức phí bảo hiểm mà người được bảo hiểm phải trả theo một hợp đồng bảo hiểm. - Tính hỗ trợ của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được thể hiện rất nhiều qua hai loại tỷ lệ này: tỷ lệ được bảo hiểm cao và tỷ lệ phí bảo hiểm thấp cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, giúp đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp trước những rủi ro có thể gặp phải trong khi mức phí bảo hiểm mà doanh nghiệp phải trả lại rất nhỏ. Tỷ lệ được bảo hiểm đối với các rủi ro chính trị thường cao hơn đối với các rủi ro thương mại, mục đích là để các nhà xuất khẩu an tâm hơn, đặc biệt là kh
Luận văn liên quan