Khóa luận Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp số 5 trong giai đoạn từ 2010-2015

Tiêu thụ là nội dung quan trọng của hoạt động quản trị. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, người ta thường đồng nghĩa tiêu thụ với bán hàng. Tiêu thụ sản phẩm bao gồm mọi hoạt động liên quan đến bán hàng và là một trong sáu chức năng hoạt động cơ bản của doanh nghiệp: Tiêu thụ, sản xuất, hậu cần kinh doanh, tài chính, kế toán và quản trị doanh nghiệp. Mặc dù sản xuất là chức năng tạo ra sản phẩm song tiêu thụ lại đóng vai trò là điều kiện không thể thiếu để sản xuất có hiệu quả. Quản trị kinh doanh truyền thống quan niệm tiêu thụ là hoạt động đi sau sản xuất, chỉ được thực hiện khi đã sản xuất ra sản phẩm “doanh nghiệp bán cái mà mình có”. Trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều tùy thuộc vào khả năng tiêu thụ, nhịp độ tiêu thụ quy định nhịp độ sản xuất, thị hiếu của người tiêu dùng quy định chất lượng sản phẩm đáp ứng. Người sản xuất chỉ có thể và bán cái mà thị trường cần chứ không thể bán cái mà mình có. Vì vậy, quản trị kinh doanh hiện đại quan niệm công tác điều tra nghiên cứu khả năng tiêu thụ luôn phải đặt ra từ trước khi hoạt động sản xuất. Công tác lập kế hoạch phù hợp với quá trình phát triển thị trường và thể hiện đầy đủ tính chất động và tấn công là sơ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh hiệu quả. Vì vậy trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ sản phẩm là hoạt động quan trọng quyết định sản xuất. Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, tình hình cạnh tranh trong nước nói riêng và trong ngành nói chung ngày càng gay gắt hơn và phức tạp hơn. Do vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng tiêu thụ đã và đang trở thành điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.Việt Nam hiện nay đang tích cực hội nhập kinh tế thế giới, việc hội nhập toàn cầu dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hơn. Xét trên điều kiện thực tế, hiện nay việc sản xuất và tiêu thụ gạch của công ty CP VLXD và xây lắp số 5 còn bộc lộ nhiều nhược điểm. Ngoài việc phải cạnh tranh mạnh mẽ với những sản phẩm tại địa phương thì công tác tiêu thụ sản phẩm còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế cần khắc phục. Sản phẩm sản xuất ra còn chưa tiêu thụ được, công tác e ngại sản xuất vì sợ không tiêu thụ được sản phẩm. Hệ thống kênh phân phối, nghiên cứu thị trường còn kém hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ và những tồn tại trong việc tiêu thụ sản phẩm, trong thời gian thực tập tại công ty CP VLXD và xây lắp số 5 em đã chọn đề tài: : Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần VLXD và xây lắp số 5 trong giai đoạn từ 2010- 2015 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này nhằm thực hiện một số điếm sau: • Đánh giá một cách toàn diện về hệ thống tiêu thụ của công ty • Đóng góp một số biện pháp để có thể tăng sản lượng tiêu thụ tại công ty trong thời gian tới • Trên cơ sở phân tích thực trạng về tiêu thụ để đưa ra nguyên nhân, kiến nghị một số giải pháp giúp cho công ty nâng cao được sản lượng tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hoạt động và tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời gian 5 năm trở lại đây (từ năm 2004-2008) giúp ta có thể hiểu rõ về tình hình tiêu thụ của công ty. Đặt công ty trong mối quan hệ với những công ty cùng sản xuất sản phẩm và cùng ngành xây dựng trong tỉnh Ninh Bình đề có thể thấy được ưu và nhược điểm của việc tiêu thụ sản phẩm hiện nay của công ty. Các phân tích, luận giải vấn đề và các ý kiến giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của công ty được xem xét từ góc nhìn của Cônng ty với tư cách là một đơn vị sản xuất kinh doanh Phương pháp thu thập số liệu chủ yếu sử dụng là : Thu thập số liệu thứ cấp:Các báo cáo của phòng kế toán, kế hoạch, của toàn công ty như báo cáo thực hiện kế hoạch, báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán. Ngoài ra còn thu thập thêm một số số liệu sơ cấp như Phỏng vấn các cán bộ quản trị và cán bộ tiêu thụ, Sử dụng thêm một số phương pháp thống kê nhằm theo dõi vấn đề về tiêu thụ như trình độ chuyên môn của nhân viên tiếp thị, số lượng tiêu thụ của các đại lý và hiệu quả hoạt động của nhân viên tiếp thị. Tình hình nghiên cứu những vấn đề có liên quan: Vấn đề tiêu thụ hiện nay được rất nhiều công ty chú trọng đến nghiên cứu, và cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về tình hình tiêu thụ đã hoàn thành. Tuy nhiên, tại công ty CP VLXD và xây lắp số 5 hiện nay việc nghiên cứu vấn đề tiêu thụ chưa được quan tâm và chưa được đầu tư nghiên cứu. Hiện cũng chưa có chuyên đề, luận văn nào chọn đề tài tương tự ở Công ty. Đóng góp dự kiến của luận văn : • Phân tích một cách tổng hợp, toàn diện hệ thống tiêu thụ và các hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty • Lựa chọn mục tiêu khả thi và có tính định hướng ngắn hạn cho công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty • Đưa ra các biện pháp để có thể đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của công ty • Đề xuất một số biện pháp khả thi có tính dài hạn cho Công ty trong giai đoạn tới Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp gồm ba chương: Chương I: Tổng quan về công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp số 5, nhằm giới thiệu về công ty , chức năng nhiệm vụ của công ty, cơ cấu tổ chức và cơ cấu sản xuất của công ty, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Chương II: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty CP VLXD và XL số 5 bao gồm một số yếu tố kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm của công ty, thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Chương III: Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty CP VLXD và XL số 5 đưa ra một số mục tiêu trong thời gian tới của công ty và một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty CP VLXD và xây lắp số 5.

doc109 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2261 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp số 5 trong giai đoạn từ 2010-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tiêu thụ là nội dung quan trọng của hoạt động quản trị. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, người ta thường đồng nghĩa tiêu thụ với bán hàng. Tiêu thụ sản phẩm bao gồm mọi hoạt động liên quan đến bán hàng và là một trong sáu chức năng hoạt động cơ bản của doanh nghiệp: Tiêu thụ, sản xuất, hậu cần kinh doanh, tài chính, kế toán và quản trị doanh nghiệp. Mặc dù sản xuất là chức năng tạo ra sản phẩm song tiêu thụ lại đóng vai trò là điều kiện không thể thiếu để sản xuất có hiệu quả. Quản trị kinh doanh truyền thống quan niệm tiêu thụ là hoạt động đi sau sản xuất, chỉ được thực hiện khi đã sản xuất ra sản phẩm “doanh nghiệp bán cái mà mình có”. Trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều tùy thuộc vào khả năng tiêu thụ, nhịp độ tiêu thụ quy định nhịp độ sản xuất, thị hiếu của người tiêu dùng quy định chất lượng sản phẩm đáp ứng. Người sản xuất chỉ có thể và bán cái mà thị trường cần chứ không thể bán cái mà mình có. Vì vậy, quản trị kinh doanh hiện đại quan niệm công tác điều tra nghiên cứu khả năng tiêu thụ luôn phải đặt ra từ trước khi hoạt động sản xuất. Công tác lập kế hoạch phù hợp với quá trình phát triển thị trường và thể hiện đầy đủ tính chất động và tấn công là sơ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh hiệu quả. Vì vậy trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ sản phẩm là hoạt động quan trọng quyết định sản xuất. Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, tình hình cạnh tranh trong nước nói riêng và trong ngành nói chung ngày càng gay gắt hơn và phức tạp hơn. Do vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng tiêu thụ đã và đang trở thành điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.Việt Nam hiện nay đang tích cực hội nhập kinh tế thế giới, việc hội nhập toàn cầu dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hơn. Xét trên điều kiện thực tế, hiện nay việc sản xuất và tiêu thụ gạch của công ty CP VLXD và xây lắp số 5 còn bộc lộ nhiều nhược điểm. Ngoài việc phải cạnh tranh mạnh mẽ với những sản phẩm tại địa phương thì công tác tiêu thụ sản phẩm còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế cần khắc phục. Sản phẩm sản xuất ra còn chưa tiêu thụ được, công tác e ngại sản xuất vì sợ không tiêu thụ được sản phẩm. Hệ thống kênh phân phối, nghiên cứu thị trường còn kém hiệu quả... Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ và những tồn tại trong việc tiêu thụ sản phẩm, trong thời gian thực tập tại công ty CP VLXD và xây lắp số 5 em đã chọn đề tài: : Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần VLXD và xây lắp số 5 trong giai đoạn từ 2010- 2015 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này nhằm thực hiện một số điếm sau: Đánh giá một cách toàn diện về hệ thống tiêu thụ của công ty Đóng góp một số biện pháp để có thể tăng sản lượng tiêu thụ tại công ty trong thời gian tới Trên cơ sở phân tích thực trạng về tiêu thụ để đưa ra nguyên nhân, kiến nghị một số giải pháp giúp cho công ty nâng cao được sản lượng tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hoạt động và tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời gian 5 năm trở lại đây (từ năm 2004-2008) giúp ta có thể hiểu rõ về tình hình tiêu thụ của công ty. Đặt công ty trong mối quan hệ với những công ty cùng sản xuất sản phẩm và cùng ngành xây dựng trong tỉnh Ninh Bình đề có thể thấy được ưu và nhược điểm của việc tiêu thụ sản phẩm hiện nay của công ty. Các phân tích, luận giải vấn đề và các ý kiến giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của công ty được xem xét từ góc nhìn của Cônng ty với tư cách là một đơn vị sản xuất kinh doanh Phương pháp thu thập số liệu chủ yếu sử dụng là : Thu thập số liệu thứ cấp:Các báo cáo của phòng kế toán, kế hoạch, của toàn công ty như báo cáo thực hiện kế hoạch, báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán... Ngoài ra còn thu thập thêm một số số liệu sơ cấp như Phỏng vấn các cán bộ quản trị và cán bộ tiêu thụ, Sử dụng thêm một số phương pháp thống kê nhằm theo dõi vấn đề về tiêu thụ như trình độ chuyên môn của nhân viên tiếp thị, số lượng tiêu thụ của các đại lý và hiệu quả hoạt động của nhân viên tiếp thị... Tình hình nghiên cứu những vấn đề có liên quan: Vấn đề tiêu thụ hiện nay được rất nhiều công ty chú trọng đến nghiên cứu, và cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về tình hình tiêu thụ đã hoàn thành. Tuy nhiên, tại công ty CP VLXD và xây lắp số 5 hiện nay việc nghiên cứu vấn đề tiêu thụ chưa được quan tâm và chưa được đầu tư nghiên cứu. Hiện cũng chưa có chuyên đề, luận văn nào chọn đề tài tương tự ở Công ty. Đóng góp dự kiến của luận văn : Phân tích một cách tổng hợp, toàn diện hệ thống tiêu thụ và các hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Lựa chọn mục tiêu khả thi và có tính định hướng ngắn hạn cho công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Đưa ra các biện pháp để có thể đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của công ty Đề xuất một số biện pháp khả thi có tính dài hạn cho Công ty trong giai đoạn tới Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp gồm ba chương: Chương I: Tổng quan về công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp số 5, nhằm giới thiệu về công ty , chức năng nhiệm vụ của công ty, cơ cấu tổ chức và cơ cấu sản xuất của công ty, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Chương II: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty CP VLXD và XL số 5 bao gồm một số yếu tố kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm của công ty, thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Chương III: Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty CP VLXD và XL số 5 đưa ra một số mục tiêu trong thời gian tới của công ty và một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty CP VLXD và xây lắp số 5. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ XÂY LẮP SỐ 5 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp số 5 Lịch sử hình thành của công ty Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp số 5 (tên giao dịch quốc tế là: Building Matcial and Construction JointStock Company No5) là một công ty cổ phần, có trụ sở chính: Phường Nam Sơn, Thị xã Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình. Công ty được Sở kế hoạch và đầu tư tình Ninh Bình cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 09-03-000.042 đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 14/8/2007. Vốn điều lệ của Công ty là 12,5 tỷ đồng. Công ty CP VLXD và xây lắp số 5 là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Sông Hồng, được thành lập từ năm 1970. Từ năm 1970-1986 công ty sản xuất các loại đá xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng và làm đường. Sản phẩm của Công ty bán được chủ yếu thông qua vận chuyển bằng đường sắt về Hà Nội để phục vụ cho nhu cầu xây dựng thủ đô. Sản lượng sản xuất trung bình hàng năm đạt khoảng 5000-6000 vạn m3 đá các loại với tổng số công nhân viên khoảng 1500 người Tháng 12 năm 2003 thực hiện chủ trương của nhà nước về cổ phần hoá các doanh nghiệp, công ty đã tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty cổ phần VLXD và xây lắp số 5 thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Hồng. Công ty đã có hệ thống hạch toán kế toán độc lập và sử dụng con dấu riêng theo mẫu nhà nước quy định. Chức năng của công ty CP VLXD và xây lắp số 5 là: Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét nung lò tuynel. Mua bán vật liệu xây dựng, khai thác đá Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng, Xây dựng gia công lắp đặt các máy móc công trình dân dụng, công nghiệp giao thông thuỷ lợi, công trình kỹ thuật hạ tầng. Mua bán xăng dầu và các sản phẩm có liên quan, mua bán gas (chỉ hoạt động khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật). Hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ khác còn lại (Tư vấn chuyển giao công nghệ sản xuất gạch tuynel) Theo Điều lệ của công ty, công ty có những nhiệm vụ sau: Kinh doanh theo đúng quy định thành lập của doanh nghiệp và kinh doanh các mặt hàng dịch vụ đã đăng ký cụ thể. Nghiên cứu thị trường, tổ chức kinh doanh theo quy định của pháp luật. Bảo toàn và phát triển số vốn của các cổ đông góp vốn vào công ty. Tổ chức tốt quá trình quản lý lao động nhằm nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên. Không ngừng nâng cao bồi dưỡng cán bộ chuyên môn, phát triển nguồn nhân lực, có chế độ đãi ngộ hợp lý. Nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đảm bảo thi công đúng quy trình, đúng tiến độ và thực hiện bảo hành công trình theo đúng quy định của nhà nước. Chấp hành đầy đủ luật định của nhà nước về chế độ chính sách quản lý sử dụng vốn, tài sản Đem mọi nguồn lực với mục đích là xây dựng công ty CP VLXD và xây lắp số 5 thành một công ty có uy tín và thu được lợi nhuận cao, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước như nộp thuế, và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước. Các giai đoạn phát triển của Công ty Công ty CP VLXD và xây lắp số 5 tiền thân là xý nghiệp đá số 5 sản xuất các loại đá phục vụ cho các công trình xây dựng của các Tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam và thành phố Hà Nội... Công ty được thành lập ngày 20/10/1970. Tháng 10 năm 1970 Bộ kiến trúc có quyết định tách công trường Đồng Sơn khỏi công trường xây dựng Nam Định thành lập Xí nghiệp đá số 5 trực thuộc Bộ kiến trúc. Từ năm 1970 tới năm 1986 công ty chuyên sản xuất các loại đá đá xây dựng các loại nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng và làm đường. Bước vào thời kỳ đầu đổi mới chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang cơ chế thị trường công ty đã gặp nhiều khó khăn, kinh doanh thua lỗ. Trong những năm này, công ty đã đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất đồng thời thực hiên chiến lược đa dạng hoá các mặt hàng: ngoài sản xuất đá xây dựng còn sản xuất sản phẩm gạch tuynel các loại với công suất thiết kế 25 triệu viên/ năm. Nhờ chiến lược này công ty không những đã phục vụ nhu cầu trong tỉnh mà còn mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh Ninh Bình. Ngoài ra công ty còn xây dựng phân xưởng nghiền đá phụ gia cho xi măng Bỉm Sơn, cải tạo mỏ và nhận thầu xây dựng cơ bản. Tháng 7 năm 1995 được Bộ xây dựng đổi tên thành Xí nghiệp sản xuất kinh doanh VLXD số 5 trực thuộc liên hiệp đá cát sỏi – Bộ xây dựng. Tháng 2 năm 1996 Xí nghiệp đá số 5 đổi tên thành Công ty VLXD và xây lắp số 5 theo quyết định số 13 - CTY-TCHC trực thuộc tổng Công ty xây dựng Sông Hồng. Cũng trong năm này sản phẩm gạch nung của công ty đã ra lò và dần được thị trường chấp nhận. Năm 1997 sản phẩm của công ty tiêu thụ mạnh trên thị trường, kết quả sản xuất kinh doanh có hiệu quả, khắc phục được tình trạng thua lỗ trước đây, sản phẩm của công ty đã đạt được 4 huy chương vàng về chất lượng sản phẩm. Tháng 12 năm 2002 công ty đã tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty cổ phần VLXD và XL số 5 thuộc Tổng công ty xây dựng Sông hồng. Công ty đã đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất gạch nung tuynel tại xã Hà Bắc - Hà Trung - Thanh Hoá với công suất thiết kế 25 triệu viên/năm và đã đưa vào sản xuất năm 2003. Năm 2004 công ty tiếp tục xây dựng thêm một dây truyền sản xuất gạch nữa tại Cầu Rào- Yên phong - Yên mô - Ninh bình với công suất thiết kế 25 triệu viên/năm và cũng đã cho ra lò những viên gạch hồng vào tháng 1 năm 2007. Công ty CP VLXD và xây lắp số 5 khởi đầu một công ty 100% vốn nhà nước. Công ty tiến hành cổ phần hóa tháng 12 năm 2003 và đi vào hoạt động tháng 01 năm 2004 với vốn điều lệ ban đầu là 5,5 tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ Tháng 4 năm 2006 do nhu cầu về vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, công ty đã phát hành thêm 2 tỷ đồng vốn điều lệ. nâng tổng số vốn điều lệ lên 7,5 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước là 37,4%. Đến tháng 8 năm 2007 công ty phát hành thêm 5 tỷ đồng vốn điều lệ, trong đó vốn nhà nước là 25%. Cuối năm 2007 công ty đề ra phương án bán phần vốn nhà nước tại công ty và tới tháng 2 năm 2008 công ty đã chuyển thành công ty cổ phần với 100% vốn góp của cổ đông. Như vậy, sau khi cổ phần hóa công ty chuyển từ một công ty 100% vốn nhà nước nay đã trở thành công ty cổ phần do các cổ đông làm chủ. Tổ chức sản xuất và quản lý của công ty CP VLXD và xây lắp số 5 Tổ chức sản xuất Về tổ chức sản xuất: Công ty có ba nhà máy trực thuộc công ty là nhà máy gạch Tam Điệp, nhà máy gạch Cầu Rào, nhà máy gạch Hà Bắc. Công ty khoán gọn viêc sản xuất gạch và tiêu thụ gạch cho các nhà máy, quản lý về định mức sử dụng nguyên vật liệu và định mức sản xuất. Mỗi nhà máy tự quản lý về mặt kinh doanh của mình, nhưng vẫn nằm trong một khối thống nhất với toàn công ty. Ưu điểm của phương thức khoán gọn này là giúp cho bộ máy quản trị của mỗi nhà máy hoạt động có hiệu quả hơn, các nhà máy năng động hơn trong công tác sản xuất và kinh doanh.Việc giao khoán này kích thích cho mỗi nhà máy năng động, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, tạo động lực cho mỗi nhà máy làm đủ và vượt chỉ tiêu đặt ra Nếu hoàn thành vượt kế hoạch thì phần chênh lêch sẽ được cộng vào trong doanh thu của nhà máy và ngược lại, nhà máy sẽ phải bù lại phần chênh lệch nếu sử dụng quá nhiều so với định mức. Công ty luôn có sự đánh giá so sánh giữa các công ty để sớm chấn chỉnh và đưa ra biện pháp cho các nhà máy càng ngày càng sản xuất có hiệu quả hơn. Tuy nhiên việc khoán gọn không phải lúc nào cũng có lợi. Doanh thu của công ty luôn được đảm bảo trong khi doanh thu của các nhà máy thì khó có thể đúng như kế hoạch. Vì áp lực trong việc hoàn thành định mức có thể dẫn tới tâm lý gò ép trong sản xuất. Vì vậy hiện nay để tránh thiệt hại cho các nhà máy, công ty luôn theo dõi việc sản xuất của các nhà máy để đảm bảo định mức công ty đưa ra hợp với thực tế sản xuất. Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức sản xuất các nhà máy gạch tuynel Sản phẩm gạch tuynel là sản phẩm chủ đạo của công ty, chiếm hơn 80% doanh thu của công ty. Để sản xuất ra gạch có chất lượng và có khả năng tiêu thụ được trên thị trường cần có một quy trình sản xuất gạch có chất lượng và uy tín trên thị trường. Vì thế trong sản xuất và xây dựng công ty có sự phân công chuyên môn hóa, mỗi quá trình được phân công cho một người hoặc một nhóm người thực hiện. Sự phân công chuyên môn hóa này giúp cho hoạt động của mỗi công nhân có hiệu quả hơn. Có thế phát huy tối đa được năng lực của mỗi nhân viên. (Hình 1.1) Sản phẩm của các nhà máy chủ yếu là gạch nung tuynel các loại như gạch xây móng, gạch xây 2 lỗ, gạch đặc khóa tường, gạch chống nóng, đá xây dựng…và xây dựng các công trình nội bộ cho doanh nghiệp. Tại mỗi nhà máy,. Công ty bố trí sản xuất theo tổ đội., mỗi tổ, đội phụ trách một phần trong việc sản xuất ra gạch. Quá trình này sao cho mỗi người có thể bố trí một công việc phù hợp nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi công nhân. Công ty cùng với các quản đốc phân xưởng có trách nhiệm giám sát, theo dõi hoạt động của mỗi nhà máy và mỗi phân xưởng để có một sản phẩm đạt chất lượng. Về cơ cấu: Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp số 5 hiện nay có ba nhà máy trực thuộc sản xuất gạch (NMG Tam Điệp, NMG Hà Bắc, NMG Cầu Rào ) và một phân xưởng sản xuất đá xây dựng. Mỗi nhà máy có năng lực sản xuất, công nghệ và ưu thế khác nhau, hiệu quả kinh doanh cũng khác nhau Nhà máy gạch Tam điệp là nhà máy có công suất sản xuất lớn nhất (35 triệu/ năm), thường chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu và hoạt động tiêu thụ. Nhà máy có một vị trí sản xuất thuận lợi (ở gần trung tâm Thị xã Tam Điệp, gần nhiều khu xây dựng, địa điểm thuận tiện để sản xuất và phân phối sản phẩm .Với uy tín và chất lượng, gạch Tam Điệp đã trở thành một nhãn hiệu được nhiều người ưa chuộng trong tỉnh. Nhà máy sản xuất gạch Hà bắc được đặt ở huyện Hà Bắc ở Thanh Hóa có thiết kế 20 triệu viên/ năm. Nhà máy gạch Cầu Rào mới được đầu tư xây dựng và đưa vào sản xuất năm 2007, với công suất thiết kế là 25 triệu viên/ năm. Vì mới đưa vào hoạt động nên hiệu quả của nhà máy còn chưa cao Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Để công việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi mỗi công ty phải sắp xếp bộ máy trong công ty sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế của nền kinh tế thị trường, đưa ra cơ cấu tổ chức sản xuất tối ưu nhất, để giảm chi phí tới mức thấp nhất nhằm hạ giá bán sản phẩm và tăng doanh thu. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, tính chất phức tạp của qui mô sản xuất và định hướng theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, công ty đã xây dựng được bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến. Mô hình và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được mô tả trong hình 1.2. Hình 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cơ cấu tổ chức của công ty được chia thành hai phần: bộ máy quản trị và các phòng ban trong công ty. Bộ máy quản trị bao gồm đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, giám đốc công ty có nhiệm vụ giải quyết mọi hoạt động liên quan tới mục đích và quyền lợi của công ty, điều hành công ty…Các phòng ban trong công ty làm những công việc chuyên môn liên quan tới phòng ban. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ quản lý toàn bộ nguồn tài chính và các hoạt động liên quan tới tài chính của công ty như: theo dõi thu chi, tính giá thành và hạch toán kế toán… Phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư có nhiệm vụ điều độ sản xuất, lập kế hoạch, và toàn bộ phần kỹ thuật cho các hoạt động của công ty. Phòng tổ chức hành chính và lao động tiền lương có nhiệm vụ tiếp khách, quản lý giấy tờ và các công việc liên quan tới lao động như: tiền lương, thưởng, tuyển chọn lao động… Chức năng nhiệm vụ của bộ máy và các phòng ban được phân công một cách cụ thể với mục tiêu là không chồng chéo lên nhau và mỗi bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ của mình (xem phụ lục 1) Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý này có một số ưu điểm là hiệu quả tác nghiệp cao với những công việc có tính lặp đi lặp lại hàng ngày, phát huy đầy đủ những ưu thế riêng của từng bộ phận. Việc thực hiện những công việc được đầu tư hơn và những chức năng chủ yếu của công việc được thực hiện tốt, đơn giản hoá việc đào tạo cán bộ. Bên cạnh đó những hạn chế dễ nhận thấy tính phối hợp giữa các đơn vị là thấp do mỗi đơn vị chỉ tập trung vào làm những hoạt động cụ thể có tính lặp lại. Do đó khi đề ra mục tiêu có thể có những mâu thuẫn với nhau. Việc tổ chức hiện nay tạo ra một cách nhìn hạn hẹp cho nhân viên, cán bộ quản lý chung. Trách nhiệm về vấn đề thực hiện mục tiêu chung của tổ chức chỉ tập trung ở các nhà lãnh đạo của Công ty. Công nghệ và kỹ thuật sản xuất của Công ty Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính của công ty có thể được mô tả qua sơ đồ : Hình 1.3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gạch tuynel. Rắc than 20-30% đm Phụ than 70-80% đm Giai đoạn khai thác nguyên vật liệu: Các loại đất sét là nguyên liệu chủ yếu sản xuất gạch. Đất sét sau khi được khảo sát, thăm dò và thử công nghệ đạt tiêu chuẩn sản xuất mới được tiến hành khai thác theo kiểu cuốn chiếu từ ngoài vào trong. Dùng máy ủi, ủi lớp đất màu từ 20 đến 30 cm sau đó dùng máy xúc, xúc lên ôtô trở về bãi chứa. Giai đoạn này thường là thuê hoặc mua nguyên liệu từ công ty khác về. Giai đoạn chế biến tạo hình : Đất sét khai thác về thường được phơi phong hoá từ 3 đến 6 tháng, sau đó đưa vào nhà chứa đất để tiến hành ngâm ủ tối thiểu phải được 24 giờ, độ ẩm đạt từ 14 -16 %. Các lô đất được ngâm ủ đúng yêu cầu kỹ thuật sau đó dùng máy ủi ủi dần vào máy cấp liệu thùng. Máy cấp liệu thùng có nhiệm vụ phân phối dải đều đất nên băng tải 1. Đất được đưa lên máy cán thô trà xát, nghiền vỡ kết cấu ban đầu. Từ máy cán thô đất được chuyển lên máy nhào 2 trục, tại đây đất được phun thêm nước đạt độ ẩm 20-22% và được pha than cám, lượng than pha thô 70-80% định mức tiêu hao sản phẩm. Đất được chuyền qua băng tải 2 đến máy cán mịn. Máy cán mịn có các khe hở từ 2-3 mm, có nhiệm vụ cán mỏng đất tăng độ dẻo, độ đồng nhất sau đó đẩy xuống máy nhào đùn liên hợp có gắn thiết bị hút chân không thông qua băng tải số 3. Thiết bị sẽ hút hết không khí trong đất, làm tăng độ đặc chắc của nguyên liệu trước khi tạo hình. Máy đùn tạo ra các thỏi mộc qua khuôn tạo hình ở đầu máy. Thỏi mộc được máy cắt tự động cắt thành từng viên sản phẩm theo yêu cầu. Các sản phẩm mộc chuyển qua băng tải ngang bốc lên xe cải tiến vận chuyển đi phơi trong nhà kính. Giai đoạn phơi sấy sản phẩm mộc: Các thao tác phơi gạch mộc phải nhẹ nhàng tránh biến dạng, đồng thời phơi 3-5 ngày cho đến khi độ ẩm mộc còn 14-16% sẽ được xếp lên xe goòng để sấy trong lò Tuynel, độ ẩm của sản
Luận văn liên quan