Ngày 7/11/2006 đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển kinh
tế của Việt Nam- Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ
chức thương mại thế giới WTO sau 11 năm đàm phán. Bước ra “biển lớn”
kinh tế Việt Nam đón nhận được rất nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để
phát triển, song bên cạnh những thuận lợi, chúng ta cũng phải đối diện với
nhiều khó khăn và thách thức. Một trong những thách thức lớn của nền kinh
tế Việt Nam là phải cố gắng nỗ lực trên mọi phương diện để đáp ứng điề u
kiện của một nước thành viên và nghiê m túc thực hiện cam kết WTO trên tất
cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế, trong đó có ngành bảo hiể m.
Bảo hiểm là một ngành kinh doanh đặc biệt- kinh doanh rủi ro. Bảo
hiể m cũng là một ngành dịch vụ tài chính đặc biệt mang tính toàn cầu, đóng
vai trò quan trọng đối với sự ổn định của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã
hội. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO kéo dài 11 năm cùng sự kiệ n
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết ngà y
13/7/2000, bảo hiểm Việt Na m đã có những thay đổi lớn do những cố gắng
cải cách quy định pháp lý của Nhà nước đồng hành với sự nỗ lực cố gắng của
bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Khung pháp lý được điề u
chỉnh hoàn thiện hơn, tiệ m cận với các tiêu chuẩn quốc tế; các doanh nghiệp
cũng phấn đấu trên mọi mặt để nâng cao khả năng cạnh tranh sẵn sàng đối
mặt với sức ép từ chính thị trường trong nước cùng sự “tấn công” mạnh mẽ
của các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài.
Năm 2007 là năm đầu tiên chúng ta thực hiện các cam kết WTO với
các cơ hội và thách thức đan xen, vậy những yếu tố đó tác động đến ngành
bảo hiểm Việt Nam như thế nào; thị trường bảo hiểm trong nước đã là m được
8
gì và còn thiếu sót gì trong thời gian qua; và quan trọng hơn, chúng ta phải có
những giải pháp gì về phía nhà nước và doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát
triển trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài với tiề m lực tài chính mạnh mẽ,
kỹ thuật bảo hiể m tiên tiến và kinh nghiệm quản lý hiệu quả? Việc nghiên
cứu, phân tích để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề nói trên là một yêu cầu cần
thiết hiện nay; xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Cam kết về
dịch vụ bảo hiểm trong WTO của Việt Nam và giải pháp thực hiện” là m đề
tài khoá luận tốt nghiệp.
99 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1935 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong WTO của Việt Nam và giải pháp thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------***-------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM TRONG WTO
CỦA VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Họ và tên sinh viên : Ngô Mai Dung
Lớp : Anh 1
Khóa : 42
Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Trịnh Thị Thu Hƣơng
Hà Nội, Tháng 11/2007
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM TRONG 4
WTO
I. Khái quát về dịch vụ bảo hiểm 4
1. Khái niệm dịch vụ bảo hiểm 4
2. Phân loại bảo hiểm 7
3. Vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển của nền kinh tế 9
II. Những cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong WTO 11
1. Những cam kết về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO 11
2. Cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong WTO 16
CHƢƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CAM KẾT TRONG WTO ĐỐI 22
VỚI DỊCH VỤ BẢO HIỂM VIỆT NAM
I. Tổng quan về thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam 22
1. Quy mô thị trường 22
2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ 23
3. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ 26
4. Hoạt động tái bảo hiểm 29
5. Hoạt động trung gian bảo hiểm 29
II. Tác động của các cam kết WTO đến hệ thống pháp luật về bảo hiểm 30
của Việt Nam
1. Rỡ bỏ các rào cản tham gia thị trường 31
2. Thành lập cơ quan quản lý nhà nước độc lập 32
3. Xây dựng hệ thống các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng 33
2
4. Gia tăng khả năng giám sát, đảm bảo sự thống nhất và ổn định tài chính 34
doanh nghiệp
5. Cam kết minh bạch hoá và công khai hoá các chính sách bảo hiểm 34
6. Đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng trên thị trường bảo hiểm 35
III. Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến phát triển dịch vụ 36
bảo hiểm
1. Cơ hội 36
2. Thách thức 36
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ 50
BẢO HIỂM VIỆT NAM NHẰM ĐÁP ỨNG CÁC CAM KẾT WTO
I. Định hƣớng phát triển thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam 50
1. Mục tiêu 50
2. Một số chỉ tiêu chủ yếu 50
II. Dịch vụ bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu hơn trong 51
tƣơng lai
1. Dịch vụ bảo hiểm và hệ thống pháp luật bảo hiểm Việt Nam tiếp cận gần 51
hơn các chuẩn mực quốc tế
2. Huy động thêm vốn đầu tư nước ngoài 52
3. Rủi ro được quản lý tốt hơn tạo thêm sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư 52
của Việt Nam
4. Bỏ ngỏ một số phân đoạn thị trường 53
5. Tăng cường xu hướng hợp nhất, sáp nhập và liên kết dịch vụ tài chính 54
6. Phát triển các kênh phân phối mới 55
II. Tìm hiểu kinh nghiệm của Trung Quốc trong mở cửa thị trƣờng bảo hiểm 57
1. Lịch sử phát triển của ngành bảo hiểm 57
2. Những thay đổi khi trở thành thành viên của WTO 58
3. Sự tham gia của các công ty bảo hiểm nước ngoài 59
3
4. Môi trường pháp lý 60
5. Cấp phép hoạt động bảo hiểm 61
III. Các giải pháp phát triển dịch vụ bảo hiểm Việt nam 62
1. Các giải pháp vĩ mô 62
2. C¸c gi¶i ph¸p ®èi víi c«ng ty b¶o hiÓm 73
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
AAA Công ty cổ phần bảo hiểm AAA
ATM Máy rút tiền tự động
BAOMINH Tổng công ty cổ phần Bảo Minh
BAOVIET Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam
BTA Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ
CIRC Uỷ ban điều hành bảo hiểm Trung Quốc
GATS Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ
PJICO Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
PTI Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện
PVI Công ty cổ phần bảo hiểm Dầu khí
VASS Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông
VINARE Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam
WTO Tổ chức thương mại thế giới
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm theo khối doanh nghiệp 22
Bảng 2. Số tiền bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ 26
Bảng 3. Số hợp đồng, số tiền bảo hiểm và số phí bảo hiểm khai 27
thác mới năm 2006
Bảng 4. Tình hình trả tiền bảo hiểm 2005 - 2006 28
Bảng 5. Hoạt động tái bảo hiểm năm 2004 - 2006 29
Biểu đồ 1. Thị phần doanh thu phí bảo hiểm Việt Nam 2006 24
Biểu đồ 2. Doanh thu phí bảo hiểm gốc theo nghiệp vụ 25
Biểu đồ 3. Doanh thu phí bảo hiểm giữ lại theo nghiệp vụ 25
Biểu đồ 4. Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới 27
Biểu đồ 5. Phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới 2005-2006 30
Biểu đồ 6. Vốn điều lệ của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ năm 2006 44
6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 7/11/2006 đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển kinh
tế của Việt Nam- Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ
chức thương mại thế giới WTO sau 11 năm đàm phán. Bước ra “biển lớn”
kinh tế Việt Nam đón nhận được rất nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để
phát triển, song bên cạnh những thuận lợi, chúng ta cũng phải đối diện với
nhiều khó khăn và thách thức. Một trong những thách thức lớn của nền kinh
tế Việt Nam là phải cố gắng nỗ lực trên mọi phương diện để đáp ứng điều
kiện của một nước thành viên và nghiêm túc thực hiện cam kết WTO trên tất
cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế, trong đó có ngành bảo hiểm.
Bảo hiểm là một ngành kinh doanh đặc biệt- kinh doanh rủi ro. Bảo
hiểm cũng là một ngành dịch vụ tài chính đặc biệt mang tính toàn cầu, đóng
vai trò quan trọng đối với sự ổn định của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã
hội. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO kéo dài 11 năm cùng sự kiện
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ được ký kết ngày
13/7/2000, bảo hiểm Việt Nam đã có những thay đổi lớn do những cố gắng
cải cách quy định pháp lý của Nhà nước đồng hành với sự nỗ lực cố gắng của
bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Khung pháp lý được điều
chỉnh hoàn thiện hơn, tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế; các doanh nghiệp
cũng phấn đấu trên mọi mặt để nâng cao khả năng cạnh tranh sẵn sàng đối
mặt với sức ép từ chính thị trường trong nước cùng sự “tấn công” mạnh mẽ
của các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài.
Năm 2007 là năm đầu tiên chúng ta thực hiện các cam kết WTO với
các cơ hội và thách thức đan xen, vậy những yếu tố đó tác động đến ngành
bảo hiểm Việt Nam như thế nào; thị trường bảo hiểm trong nước đã làm được
7
gì và còn thiếu sót gì trong thời gian qua; và quan trọng hơn, chúng ta phải có
những giải pháp gì về phía nhà nước và doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát
triển trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh mẽ,
kỹ thuật bảo hiểm tiên tiến và kinh nghiệm quản lý hiệu quả? Việc nghiên
cứu, phân tích để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề nói trên là một yêu cầu cần
thiết hiện nay; xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Cam kết về
dịch vụ bảo hiểm trong WTO của Việt Nam và giải pháp thực hiện” làm đề
tài khoá luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích cụ thể những cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong
WTO, liên hệ thực trạng các quy định của Việt Nam hiện nay, đánh giá những
tác động của các cam kết đối với sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam
từ đó đưa ra một số giải pháp thực hiện các cam kết đồng thời cũng là các giải
pháp phát triển thị trường bảo hiểm nhằm đáp ứng những quy định về dịch vụ
bảo hiểm trong WTO.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, khoá luận sẽ thực hiện những
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Làm rõ những vấn đề liên quan đến khái niệm dịch vụ bảo hiểm
- Phân tích những cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong WTO của Việt
Nam
- Nghiên cứu thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam và đánh giá
những tác động của các cam kết đến sự phát triển toàn ngành bảo hiểm
- Đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam
nhằm đáp ứng các cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong WTO
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Khoá luận sẽ tập trung nghiên cứu các cam kết về dịch vụ bảo hiểm
trong WTO của Việt Nam; thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam và những
8
tác động của các cam kết đến sự phát triển toàn ngành bảo hiểm trong những
năm gần đây và tập trung vào năm 2006, từ đó đề xuất một số giải pháp phát
triển thị trường bảo hiểm Việt Nam nhằm đáp ứng các cam kết về dịch vụ bảo
hiểm trong WTO.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp: phân tích tổng hợp, thống
kê, so sánh và đối chiếu. Ngoài ra tác giả còn đề cập đến các vấn đề theo quan
điểm phát triển, toàn diện, lịch sử và cụ thể nhằm phân tích một cách xác thực
thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian qua.
6. Bố cục của khoá luận
Tên khoá luận: “Cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong WTO của Việt
Nam và giải pháp thực hiện”
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục viết tắt, tài liệu tham khảo,
nội dung của khoá luận được bố cục thành 3 chương như sau:
Chương 1. Cam kết về dịch vụ bảo hiểm trong WTO
Chương 2. Tác động của các cam kết trong WTO đối với dịch vụ bảo
hiểm Việt Nam
Chương 3. Một số giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ bảo hiểm Việt
Nam nhằm đáp ứng các cam kết WTO
Do những hạn chế về tài liệu, thời gian nghiên cứu cũng như nhận thức
của tác giả, khoá luận không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong
nhận được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè.
Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Trịnh Thị Thu Hương- người đã dành
thời gian tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận này.
9
CHƢƠNG 1. CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM TRONG WTO
I. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM
4. Khái niệm dịch vụ bảo hiểm
1.1. Dịch vụ
Có rất nhiều khái niệm về dịch vụ hiện nay đang được sử dụng, có lẽ
chính tính vô hình, khó nắm bắt của dịch vụ, sự đa dạng và phức tạp của các
loại hình dịch vụ làm cho việc đưa ra một định nghĩa rõ ràng gặp nhiều khó
khăn. Theo quan điểm của Các Mác “dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản
xuất hàng hoá, khi mà nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh, đòi hỏi một sự
lưu thông thông suốt, liên tục để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con
người thì dịch vụ phát triển” [10].
Vào những năm cuối thế kỷ 20, khi dịch vụ đã trở thành một ngành
kinh tế quan trọng của các quốc gia và trở thành đối tượng nghiên cứu của các
nhà kinh tế, khoa học, người ta thường có hai cách hiểu về dịch vụ. Dịch vụ
hiểu theo nghĩa rộng là lĩnh vực kinh tế thứ 3 trong nền kinh tế quốc dân, theo
cách hiểu này thì những hoạt động nào nằm ngoài hai ngành công nghiệp và
nông nghiệp đều thuộc ngành dịch vụ. Theo nghĩa hẹp, dịch vụ là những hoạt
động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh, thương mại, bao gồm các hoạt động hỗ
trợ trước, trong và sau khi bán hàng.
Theo Tạp chí “Nhà kinh tế”, dịch vụ là “bất kỳ cái gì đem bán mà
không thể rơi vào bàn chân bạn”. Như vậy, có thể hiểu dịch vụ là một sản
phẩm vô hình, không nhìn thấy được và không nắm bắt được. Dịch vụ là một
sản phẩm vì nó là kết quả của sức lao động của con người, được tạo ra nhằm
thoả mãn nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hoá cũng như đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của con người.
WTO đã phân loại dịch vụ thành 155 phân ngành, thuộc 11 khu vực sau
đây:
- Dịch vụ kinh doanh gồm: nghề nghiệp, máy tính và liên quan,
10
nghiên cứu và triển khai, bất động sản, cho thuê, dịch vụ kinh
doanh khác;
- Dịch vụ thông tin liên lạc gồm: bưu điện, chuyển phát nhanh,
viễn thông, nghe nhìn, dịch vụ khác;
- Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật gồm: thi công xây dựng, lắp đặt
xây dựng, thi công khác;
- Dịch vụ phân phối: đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ, đại lý
độc quyền, dịch vụ khác;
- Dịch vụ đào tạo gồm: tiểu học, trung hoc, đại học, dịch vụ giáo
dục khác;
- Dịch vụ môi trường gồm: thoát nước, xử lý chất thải, vệ sinh và
tương tự, dịch vụ khác;
- Dịch vụ tài chính gồm: bảo hiểm và liên quan, ngân hàng và
liên quan, dịch vụ tài chính khác;
- Dịch vụ liên quan đến sức khoẻ và xã hội gồm: chữa bệnh,
bệnh viện, dịch vụ khác;
- Dịch vụ du lịch và liên quan gồm: khách sạn và nhà hàng, đại
lý và điều hành du lịch, hướng dẫn du lịch, dịch vụ khác;
- Dịch vụ giải trí, văn hoá và thể thao gồm: giải trí, tin tức, thư
viện, kiến trúc, bảo tàng…,thể thao và giải trí khác;
- Dịch vụ vận tải gồm: vận tải đường biển, vận tải thuỷ nội địa,
vận tải hàng không, vận tải đường sắt, vận tải ô tô, vận tải
đường ống, vận tải vũ trụ, vận tải đa phương thức, dịch vụ vận
tải khác;
- Dịch vụ khác.
Bảo hiểm
11
Có nhiều khái niệm về bảo hiểm hiện nay đang được sử dụng trên thị
trường bảo hiểm thế giới. Trong khuôn khổ khoá luận này, tác giả chỉ đưa ra
một số khái niệm được thừa nhận rộng rãi nhất trên thế giới.
- Theo “Uỷ ban thuật ngữ bảo hiểm” của “Hiệp hội bảo hiểm và rủi ro
Hoa Kỳ” thì: “Bảo hiểm là việc chuyển giao những rủi ro do các tổn
thất bất ngờ và ngẫu nhiên gây ra từ người được bảo hiểm sang cho
người bảo hiểm khi họ cam kết bồi thường cho những tổn thất này;
cung cấp các quyền lợi bằng tiền khi tổn thất xảy ra hoặc cung cấp các
dịch vụ liên quan đến rủi ro cho người được bảo hiểm”.
- Theo Hiệp hội các nhà bảo hiểm Anh thì: “Bảo hiểm là sự thoả thuận
qua đó một bên (người bảo hiểm) hứa sẽ thanh toán cho bên kia (người
được bảo hiểm hay người tham gia bảo hiểm) một khoản tiền nếu sự cố
xảy ra gây tổn thất tài chính cho người được bảo hiểm sang người bảo
hiểm. Để chấp nhận trách nhiệm thanh toán này, người bảo hiểm đòi
hỏi người được bảo hiểm một khoản tiền, đó là phí bảo hiểm”.
- Khái niệm bảo hiểm được sử dụng tại thị trường Châu Á: “Bảo hiểm là
biện pháp chia nhỏ tổn thất của một người hay một số ít người cho
nhiều người có cùng khả năng chịu rủi ro nào đó thông qua việc tổ chức
ra một quỹ tài chính tập trung huy động từ các cá nhân, tổ chức tham
gia bảo hiểm dưới dạng phí bảo hiểm, để bồi thường hoặc bù đắp
những tổn thất do những rủi ro đó gây ra”.
- Còn ở Việt Nam, chưa có một khái niệm thống nhất về bảo hiểm. Theo
giáo trình “Bảo hiểm trong kinh doanh” của trường Đại học Ngoại
thương Hà Nội, khái niệm bảo hiểm được hiểu là “một sự cam kết bồi
thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những
thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thoả thuận
gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối
tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm” [9].
12
Dịch vụ bảo hiểm
Dịch vụ bảo hiểm là một trong các phân ngành thuộc ngành dịch vụ tài
chính- ngành dịch vụ xếp thứ 7 trong 11 phân ngành dịch vụ.
Bảo hiểm là một ngành dịch vụ, tức là công ty bảo hiểm không bán một
sản phẩm hữu hình như ô tô, xe máy…mà theo thuật ngữ thương mại quốc tế,
sản phẩm của các công ty được phân loại là một hoạt động “vô hình”. Người
sở hữu đơn bảo hiểm được cấp một văn bản- đơn bảo hiểm là bằng chứng cho
một hợp đồng giữa người tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm. Cam kết
trong hợp đồng bảo hiểm là cam kết thanh toán bằng tiền hoặc hàng hoá theo
giá trị tương đương với một tổn thất cụ thể nào đó. Công ty bảo hiểm bán cam
kết của mình cho người được bảo hiểm. Hiệu lực của một hợp đồng bảo hiểm
chỉ được chứng minh vào một thời điểm trong tương lai. Vào thời điểm đó,
công ty bảo hiểm phải thanh toán tiền bồi thường cho người được bảo hiểm.
Ở bất cứ giai đoạn nào sau khi mua bảo hiểm, người được bảo hiểm sẽ được
bảo vệ, và đó chính là mục đích của việc mua bảo hiểm.
Ở Việt nam, kinh doanh bảo hiểm được hiểu là “hoạt động của doanh
nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm
chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng
phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ
hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”
[12].
Từ cách phân tích và cách hiểu nói trên, có thể hiểu khái quát dịch vụ
bảo hiểm là “sản phẩm lao động có hàm lượng trí tuệ cao của con người, được
cung ứng trong lĩnh vực bảo hiểm nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất, lưu
thông, phân phối, tiêu dùng của nền kinh tế cũng như nhu cầu tiêu dùng của
người dân” [14].
5. Phân loại bảo hiểm
13
Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà người ta có thể phân loại bảo hiểm
thành nhiều loại:
2.1. Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm
2.1.1. Bảo hiểm xã hội: có tính chất bắt buộc, theo những luật lệ chung,
không tính đến rủi ro cụ thể, không nhằm mục đích kinh doanh…bao gồm
chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, viên chức nhà nước; bảo hiểm y tế;
bảo hiểm thất nghiệp…
2.1.2. Bảo hiểm thương mại: loại hình bảo hiểm không mang tính chất
kinh doanh, kiếm lời.
2.2. Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm
2.2.1. Bảo hiểm nhân thọ: là bảo hiểm tính mạng hoặc tuổi thọ của con
người nhằm bù đắp cho người được bảo hiểm một khoản tiền khi hết thời
hạn bảo hiểm hoặc khi người được bảo hiểm bị chết hoặc bị thương tật
toàn bộ vĩnh viễn, bao gồm: bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo
hiểm từ kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trả tiền định kỳ…
2.2.2. Bảo hiểm phi nhân thọ, bao gồm các loại khác như: bảo hiểm sức
khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm tài sản
và bảo hiểm thiệt hại, bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm hàng
không, bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm xe cơ
giới…
2.3. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm
Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người, bảo hiểm trách nhiệm.
2.4. Căn cứ theo quy định của pháp luật
2.4.1. Bảo hiểm tự nguyện
2.4.2. Bảo hiểm bắt buộc, bao gồm:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối
với hành khách;
14
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp
luật;
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm;
- Bảo hiểm cháy nổ.
Theo biểu cam kết WTO, Việt Nam đưa ra cam kết mở cửa thị trường
với bốn loại là: Bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm y tế), Bảo hiểm phi nhân
thọ; Tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm; Trung gian bảo hiểm (như môi
giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm); Dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm (như tư vấn, dịch
vụ tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường). Tác giả sẽ tập trung
phân tích vào nội dung cam kết này trong các phần tiếp theo của khoá luận.
6. Vai trò của bảo hiểm đối với sự phát triển của nền kinh tế
Mục đích chủ yếu của bảo hiểm là góp phần ổn định kinh tế cho người
tham gia bảo hiểm, để từ đó khôi phục và phát triển sản xuất, đời sống; đồng
thời tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy, bảo
hiểm vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội. Xã hội ngày càng văn minh
và phát triển thì hoạt động dịch vụ này ngày càng phát triển đa dạng. Bảo
hiểm là hoạt động tài chính chứ không phải dịch vụ sản xuất và càng không
phải là một hoạt động sản xuất. Vai trò của bảo hiểm được thể hiện ở những
mặt chủ yếu sau:
Bồi thường tổn thất: Bồi thường thiệt hại là một lợi ích quan trọng đối
với xã hội. Bồi thường cho phép cá nhân và hộ gia đình khôi phục tình trạng
tài chính của mình sau khi tổn thất xảy ra. Qua đó, họ có thể duy trì được sự
ổn định kinh tế do một phần hoặc toàn bộ tổn thất đã được phục hồi, như vậy
họ không cần đến sự trợ giúp của các quỹ phúc lợi xã hội, hay trợ cấp của nhà
nước, cũng như không cần đến sự hỗ trợ tài chính của họ hàng, bạn bè.
Việc bồi thường được thực hiện đối với các công ty cũng đem lại lợi ích
lớn cho xã hội. Sau khi tổn thất xảy ra, bồi thường cho phép các công ty tiếp
15
tục hoạt động kinh doanh của mình, công nhân tiếp tục có việc làm, các nhà
cung cấp tiếp tục có hợp đồng và người tiêu dùng vẫn nhận được các hàng
hoá và dịch vụ. Nhà nước cũng được lợi do các khoản thuế vẫn thu được.
Tóm lại, việc bồi thường thiệt hại đóng góp rất nhiều cho sự ổn định của các
hộ gia đình và các hãng sản xuất kinh doanh; và vì vậy, nó là lợi ích kinh tế
xã hội quan trọng nhất của bảo hiểm.
Giảm bớt lo âu và sợ hãi: Điều này đúng cả trước và sau khi tổn thất.
Ví dụ, khi những người trụ cột trong gia đình sở hữu các hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ đủ lớn, họ sẽ ít lo lắng về mặt tài chính của những người phụ thuộc