Sự kiện khủng hoảng tài chính Mỹ diễn ra từ giữa năm 2007 kéo dài cho đến nay đã tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế của hàng loạt các nước trên thế giới. Phạm vi ảnh hưởng và mức độ thiệt hại về kinh tế của cuộc khủng hoảng này là rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của nó. Cụ thể là cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân khiến em lựa chọn đề tài : “Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
1. Mục đích nghiên cứu của đề tài :
- Phân tích nguyên nhân, tìm hiểu nguồn gốc của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ để rút ra những bài học kinh nghiệm quí báu cho quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam.
- Phân tích tác động và mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Đề ra các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và khắc phục tình trạng trong giai đoạn tới.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài :
- Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.
- Các tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ tới hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong năm 2008 và đầu 2009.
3. Phương pháp nghiên cứu :
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; kết hợp nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn.
4. Bố cục khóa luận gồm 3 phần chính :
• Chương 1. Lý luận chung về khủng hoảng tài chính và tác động của khủng hoảng tài chính tới hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại.
• Chương 2. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
• Chương 3. Một số giải pháp cho hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.
Đề tài nghiên cứu trên đây là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp nhưng thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận đuợc sự góp ý của các thầy cô giáo, và bất cứ ai quan tâm đến vấn đề này để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Đặng Thị Nhàn khoa Tài chính ngân hàng trường Đại học Ngoại Thương đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
93 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2915 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài :
Sự kiện khủng hoảng tài chính Mỹ diễn ra từ giữa năm 2007 kéo dài cho đến nay đã tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế của hàng loạt các nước trên thế giới. Phạm vi ảnh hưởng và mức độ thiệt hại về kinh tế của cuộc khủng hoảng này là rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của nó. Cụ thể là cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân khiến em lựa chọn đề tài : “Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu của đề tài :
Phân tích nguyên nhân, tìm hiểu nguồn gốc của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ để rút ra những bài học kinh nghiệm quí báu cho quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam.
Phân tích tác động và mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Đề ra các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và khắc phục tình trạng trong giai đoạn tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài :
Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.
Các tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ tới hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong năm 2008 và đầu 2009.
Phương pháp nghiên cứu :
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; kết hợp nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn.
Bố cục khóa luận gồm 3 phần chính :
Chương 1. Lý luận chung về khủng hoảng tài chính và tác động của khủng hoảng tài chính tới hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại.
Chương 2. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Chương 3. Một số giải pháp cho hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.
Đề tài nghiên cứu trên đây là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp nhưng thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận đuợc sự góp ý của các thầy cô giáo, và bất cứ ai quan tâm đến vấn đề này để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Đặng Thị Nhàn khoa Tài chính ngân hàng trường Đại học Ngoại Thương đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Danh mục các từ viết tắt
CIC : Trung tâm thông tin tín dụng
ECB : Ngân hàng Trung ương châu Âu
FBI : Cục điều tra liên bang Mỹ
FED : Cục dự trữ Liên bang Mỹ
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDIC : Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
IMF : Quí tiền tệ Quốc tế
LIBOR : Lãi suất liên ngân hàng London
NBER : Phòng Nghiên cứu Kinh tế
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTMNN : Ngân hàng thương mại nhà nước
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTW : Ngân hàng Trung ương
ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD : Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển
SEC : Ủy ban Chứng Khoán Mỹ
SIBOR : Lãi suất liên ngân hàng Singapore
USD : Dolla Mỹ
VND : Việt Nam Đồng
WTO : Tổ chức kinh tế thế giới
Danh mục bảng biểu
Bảng 1: Các cuộc sáp nhập Ngân hàng và tổ chức tài chính Nhật Bản trong thời kì khủng hoảng.
Bảng 2: Tương quan so sánh nợ nước ngoài và dự trữ ngoại tệ của các nước trong khu vực.
Bảng 3 : Lãi suất huy động VND và USD của các NHTM quí I/2009.
Biểu 1: Diễn biến chỉ số Dow Jones từ 1928 đến 1934.
Biểu 2: Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong giai đoạn Đại khủng hoảng
Biểu 3: Diễn biến giá cổ phiếu của Merrill Lynch.
Biểu 4: Chỉ số Dow Jones tụt giảm tháng 9/2008
Biểu 5: Chỉ số Nikkei tụt giảm tháng 9/2008
Biểu 6: Diễn biến giá cổ phiểu của Fortis
Biểu 7: Tỷ lệ cho vay cầm cố dưới chuẩn và tỷ lệ sở hữu nhà ở tại Mỹ (1993-2007)
Biểu 8: Tỷ lệ sụt giảm giá nhà ở tại Mỹ từ 2005
Biểu 9: Tốc độ tăng nhanh của các khoản nợ quá hạn tại Mỹ năm 2006-2007.
Biểu 10: Chỉ số Dow-Jones giảm liên tục từ quý III-2007.
Biểu 11: Lợi nhuận ngành ngân hàng Mỹ từ 2004 đến quí I/2008.
Biểu 12: Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ (2008-2009)
Biểu 13: Tỷ lệ sụt giảm giá nhà đất tại Mỹ (2006-2009).
Biểu 14: Giá dầu tụt giảm từ giữa năm 2008
Biểu 15: Tăng trưởng GDP từ 1980 đến đầu 2009.
Biểu 16: Kim ngạch xuất nhập khẩu các tháng năm 2008
Biểu 17: Huy động vốn từ nền kinh tế (2001-2007).
Biểu 18: Diễn biến lãi suất ngân hàng năm 2008.
Biểu 19: Tăng trưởng tín dụng (2001-2007).
Biểu 20: Tăng trưởng tín dụng (2000-2008).
Biểu 21: Tăng trưởng tín dụng 2008.
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
Lý luận chung về khủng hoảng tài chính
Khái niệm khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng tài chính là vấn đề chung trong lịch sử phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc nghiên cứu về khủng hoảng tài chính là thiết yếu vì chúng là nguyên nhân dẫn đến những cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng trong quá khứ và có khả năng xảy ra trong tương lai. Trên thế giới, không có một khái niệm qui chuẩn nào về khủng hoảng tài chính, tuy nhiên, qua mỗi thời kì lịch sử, các nhà kinh tế học lại đưa ra những khái niệm và lập luận khác nhau.
Trong giai đoạn đầu, khủng hoảng tài chính được hiểu là kết quả của thâm hụt ngân sách, dẫn tới nhu cầu phát hành tiền để bù đắp thâm hụt của Chính phủ. Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định và dự trữ ngoại hối quốc gia sụt giảm dưới mức cho phép. Obstfelt Maurice Obstfelt – Giáo sư kinh tế học người Mỹ của trường đại học Berkeley, California. "Financial Instability, Reserves, and Central Bank Swap Lines in the Panic of 2008"
(1994) lập luận rằng khủng hoảng tài chính xuất phát từ mâu thuẫn giữa chế độ tỷ giá cố định và mong muốn theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng của chính phủ.
Theo học thuyết kinh tế của Hyman Minsky Hyman Minsky - Giáo sư kinh tế học người Mỹ. “Financial crisis : Systemic or Idiosyncratic – 1991”
(1919-1996), khủng hoảng tài chính là kết quả của sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình. Ví dụ như : các NHTM không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền; các khách hàng vay vốn không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng.
Nguyên nhân của việc không thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán là do gặp phải vấn đề thanh khoản, khả năng thanh toán hoặc do cố tình chiếm dụng vốn vì điều này có thể có lợi ở khía cạnh nào đó. Tình trạng mất khả năng thanh toán bắt nguồn từ các vụ phá sản, kinh doanh thua lỗ của các doanh nghiệp hoặc các vấn đề về chi tiêu của Chính phủ. Sự mất khả năng thanh toán thường có tính dây chuyền ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế.
Mishkin Frederic S. Mishkin. Financial stability and the macro economy. NXB: Economics Department of the Central Bank of Iceland. 2000.
(2000) lại cho rằng sự bất ổn tài chính có thể dẫn tới 1 cuộc khủng hoảng tài chính khi hệ thống tài chính đối mặt với vấn đề thông tin không đối xứng dẫn tới rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch. Khi đó, hệ thống tài chính không còn đủ khả năng thực hiện chức năng vốn có của nó là kênh phân phối các nguồn lực tài chính.
Một số nhà kinh tế khác thì đưa ra quan điểm: có một sự tương quan giữa nỗ lực nhằm tự do hoá các thị trường tài chính và số lượng các cuộc khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng tài chính thường đi kèm với những nỗ lực nhằm tự do hoá thị trường tài chính. Vậy tự do hoá tài chính có nhất thiết dẫn đến khủng hoảng tài chính và việc xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính có thể là một lý do phản đối việc bãi bỏ các quy định và tự do hoá tài khoản vốn.
Mặc dù có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khủng hoảng tài chính, song để hiểu được bản chất của khái niệm này, trước hết cần hiểu một số khái niệm liên quan sau:
Tài chính được hiểu là quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể kinh tế. Hoạt động tài chính luôn gắn liền với sự vận động độc lập tương đối của các luồng giá trị dưới hình thái tiền tệ thông qua việc hình thành và sử dụng các quĩ tiền tệ Các quĩ tiền tệ là cơ sở hình thành và là đối tượng của các hoạt động tài chính. Trong thực tế, các nguồn tài chính có thể được gọi với các tên như : vốn tiền tệ, tiền vốn hay trong từng trường hợp cụ thể thì bằng các tên gọi riêng như : vốn huy động trong dân, vốn tín dụng, vốn ngân sách…
. Tài chính có 3 chức năng cơ bản là : chức năng huy động, chức năng phân phối và chức năng giám sát. Thứ nhất, chức năng huy động là chức năng tạo lập các nguồn tài chính, khai thác các nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu vốn phát triển của nền kinh tế. Việc huy động vốn phải tuân thủ cơ chế thị trường, quan hệ cung cầu và giá cả của vốn. Thứ hai, chức năng phân phối là chức năng phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị. Thông qua chức năng này, các quĩ tiền tệ tập trung và không tập trung được hình thành và sử dụng theo những mục đích nhất định. Phân phối thông qua tài chính gồm: phân phối lần đầu và phân phối lại. Tuy nhiên, thực tế phân phối được chia thành 3 nhóm: phân phối có hoàn lại (ví dụ: tín dụng); phân phối không hoàn lại (ví dụ: ngân sách nhà nước); phân phối hoàn lại có điều kiện (ví dụ: bảo hiểm). Thứ ba, chức năng giám sát là chức năng kiểm tra quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quĩ tiền tệ.
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng các khoản vốn ngắn hạn và dài hạn thông qua các công cụ tài chính nhất định. Thị trường tài chính góp phần quan trọng trong việc điều hòa vốn từ nơi thừa đến nới thiếu vốn, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Với vai trò như vậy, ổn định thị trường tài chính là mục tiêu quan trọng đối với nền kinh tế các quốc gia.
Khủng hoảng là tình trạng rối loạn, sự mất cân bằng, bất ổn định, do nhiều mâu thuẫn nghiêm trọng chưa giải quyết được.
Vậy, “khủng hoảng tài chính là tình trạng mất cân bằng, rối loạn trầm trọng của quá trình huy động và phân phối các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể kinh tế trong xã hội. Hay nói cách khác, khủng hoảng tài chính là sự đổ vỡ trầm trọng các thị trường tài chính được đặc trưng bởi sự sụt giảm mạnh mẽ về giá trị tài sản và sự đổ vỡ của các tổ chức tài chính, phi tài chính kéo theo sự suy thoái nặng nề”.
Lịch sử một số cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới
Đại khủng hoảng tài chính Mỹ (1929-1933)
Cuộc Đại khủng hoảng tài chính Mỹ diễn ra từ năm 1929 với sự sụt giảm kỉ lục của chỉ số Dow Jones (25% chỉ trong hai phiên cuối tháng 10/1929), chấm dứt chuỗi ngày tăng trưởng mạnh mẽ trước đó và mở đầu thời kỳ suy thoái kéo dài trên phố Wall.
Ngày 29/10/2009 được gọi là ngày thứ ba đen tối đến với phố Wall khi chỉ số Dow Jones sụt 25% sau hai phiên xuống dốc. Nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu, giao dịch đạt mức kỷ lục mà phải mất 40 năm thị trường mới có thể phá vỡ. Khi cuộc khủng hoảng chạm đáy vào tháng 7/1932, Dow Jones sụt giảm 89%. Hơn 22 năm sau, thị trường mới tìm lại đỉnh cao xác lập hồi 1929, trước khi cơn bão giảm giá xảy ra.
Biểu 1 : Diễn biến chỉ số Dow Jones từ 1928 đến 1934.
Nguồn : Dow Jones & Company
Trong một thập kỷ, giá cổ phiếu tăng tới bốn lần, với sự dẫn đầu của các mã thuộc lĩnh vực công nghệ mới như radio, cho thấy rõ nguy cơ bong bóng. Trong khi các quy định liên quan tới giao dịch nội gián rất thiếu và lỏng lẻo, nhà đầu tư dễ dàng mua gom cổ phiếu và tăng quyền kiểm soát trong công ty. Thị trường trở nên hoảng loạn khi một loạt các biện pháp quản lý được đưa ra, trong đó có những sắc thuế mới. NHTW duy trì lãi suất thấp trong nhiều năm liền để hỗ trợ đồng bảng Anh (tại thời điểm đó được coi như bản vị vàng trong rổ tiền tệ quốc tế).
Phố Wall sụp đổ khiến toàn bộ nền kinh tế Mỹ bước vào cơn suy thoái trầm trọng, rồi lan rộng sang toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ sụt giảm một phần ba, tỷ lệ thất nghiệp leo lên mức 25% trong khi hàng loạt công nhân chỉ được làm việc vài giờ mỗi ngày. Hệ thống ngân hàng bị đặt trong vòng kiểm soát gắt gao. Toàn bộ ngân hàng bị đóng cửa trong 2 tuần, chờ các điều tra viên liên bang thanh tra, giám sát.
Không được trợ cấp thất nghiệp, không được chính phủ trợ giúp đỡ, người lao động đối mặt với vấn đề cắt giảm thu nhập và thất nghiệp. Hệ lụy tất yếu xảy ra là tiêu dùng của dân chúng suy giảm, kéo theo sự sụp đổ của nhiều nhà máy, công xưởng.
Biểu 2 : Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong giai đoạn Đại khủng hoảng
Nguồn : Dow Jones & Company
Chính sách thắt chặt tiền tệ, tài khóa đúng vào lúc cuộc khủng hoảng lan rộng càng làm cho nền kinh tế suy thoái trầm trọng hơn. Thương mại quốc tế cũng đình đốn vì Mỹ xóa bỏ chế độ bản vị vàng (coi vàng là thước đo trong thanh toán) và dựng hàng rào thuế quan nhằm ngăn đồ nhập ngoại.
Trong giai đoạn đầu, các nhà chức trách cố lấy lại niềm tin trên thị trường bằng những bài phát biểu, cam kết. Thậm chí Tổng thống Herbert Hoover Tổng thống thứ 31 của Mỹ.
trấn an dân chúng rằng nền kinh tế vẫn vững vàng. Mọi biến chuyển chỉ bắt đầu khi ông Franklin D Roosevelt Tổng thống thứ 32 của Mỹ.
trúng cử Tổng thống vào năm 1932. Chính phủ Mỹ bắt đầu chính sách trợ cấp thất nghiệp, ổn định thị trường bằng cách hạn chế sản xuất, khuyến khích hoạt động công đoàn, và xây dựng hệ thống hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp.
Nhìn về thời kì Đại suy thoái, ngày nay người ta có thể thấy một số bài học còn hữu ích cho đợt khủng hoảng đang diễn ra. Thị trường tài chính, ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế liên thông với nhau. Vấn đề phát sinh ở một lĩnh vực, nếu không được giải quyết triệt để sẽ lan sang lĩnh vực khác. Hành động can thiệp tích cực và khẩn trương của chính phủ là rất cần thiết để xua tan những áp lực đối với nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng. Phản ứng quá chậm chạp và xuất phát từ tư duy sai lầm của chính quyền cũng như ngân hàng Trung ương những năm 1930 khiến suy thoái nghiêm trọng hơn.
Bong bóng và sự sụp đổ thị trường tài chính Mỹ 1987
Ủy Ban Chứng Khoán Mỹ (SEC) được thành lập năm 1933-1934 sau cuộc Đại khủng hoảng tài chính Mỹ nhằm ngăn chặn những khả năng sụp đổ thị trường và những hành vi lừa đảo trên thị trường chứng khoán. SEC hoạt động hiệu quả, lấy lại lòng tin nhà đầu tư khiến họ bắt đầu quay trở lại với thị trường vào những năm 60.
Vào những năm đầu thập kỷ 60 và 70, nhà đầu tư ít quan tâm đến giá trị doanh nghiệp mà họ quan tâm đến hình ảnh, sự tiếp cận của doanh nghiệp đến công chúng, đến những ý kiến không chính thức về doanh nghiệp (ví dụ như những mẩu quảng cáo mô tả ở mức thái quá về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp).
Thập kỷ 80 là giai đoạn mà những hoạt động tài chính diễn ra cực kỳ sôi động, đặc biệt là sự hình thành của nhiều tập đoàn lớn, hoạt động sáp nhập, thâu tóm. Thâu tóm và sáp nhập diễn ra ở khắp mọi nơi, ở mọi cấp độ, nhiều thương vụ được áp dụng kĩ thuật “mua lại dựa trên vay nợ” thông qua phát hành những loại trái phiếu chất lượng thấp cho nhà đầu tư. Áp dụng cách thức phát triển mới, tăng trưởng của những doanh nghiệp Mỹ sau sáp nhập được tính theo cấp số nhân chứ không còn đơn giản là cộng hai doanh nghiệp hợp nhất với nhau nữa.
SEC không còn đủ khả năng để hạn chế những tập đoàn và những đợt phát hành ra công chúng mờ ám, thị trường tiếp tục tăng trưởng liên tục trong suốt thập niên 80. Vào đầu năm 1987, SEC đẩy mạnh hoạt động điều tra các giao dịch nội gián. Ở vào thời điểm mà hầu hết nhà đầu tư bắt đầu quan tâm đến khả năng Phố Wall cần phải xem xét lại chính sự tăng trưởng hiện tại của nó, thì hoạt động điều tra của SEC đã tạo nên không khí lo lắng đối với nhà đầu tư. Nhiều người quyết định rời khỏi “cuộc chơi mờ ám” với cổ phiếu để chuyển sang những hoạt động đầu tư ổn định hơn, như trái phiếu.
Ngày thứ hai (19/10/1987) - ngày thứ hai đen tối - đã xảy ra một cuộc rút lui đồng loạt ra khỏi thị trường cổ phiếu, tác động mạnh đến hệ thống quản lý giao dịch của NYSE (Sở giao dịch chứng khoán New York). Hệ thống này tự đặt các ngưỡng dừng lỗ (stop loss) cho cổ phiếu và chuyển lệnh tới hệ thống DOT DOT - Designated Order Turnaround - là hệ thống máy tính điện tử nhằm hỗ trợ hiệu quả giao dịch lệnh bằng cách chuyển các lệnh với chứng khoán niêm yết trực tiếp, không đi qua những nhà môi giới, tới các chuyên gia trên sàn của NYSE. Hệ thống này thường được áp dụng với những lệnh có quy mô nhỏ, lệnh giới hạn và lệnh giao dịch theo chương trình.
của NYSE. Lượng bán quá lớn được chuyển sang tức thì đã làm quá tải hệ thống máy in của DOT, làm trễ toàn hệ thống và nhà đầu tư, ở mọi cấp độ (cá nhân hay tổ chức) rơi vào tình trạng mất thông tin.
Khủng hoảng lan truyền theo đám đông và nhà đầu tư bắt đầu đổ ra bán cổ phiếu không cần biết sẽ lỗ bao nhiêu hay liệu lệnh của họ có thể được thực hiện sớm hay muộn trong khi giá đang rơi thẳng đứng. Chỉ số Dow Jones tụt 508,32 điểm (22,6%) và 500 tỉ USD biến mất. Thị trường ở các quốc gia khác trên toàn thế giới cũng sụp đổ theo.
Sau khi Alan Greenspan lên làm Chủ tịch của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã đóng góp rất lớn trong việc chèo lái nền kinh tế tránh khỏi một cuộc khủng hoảng nữa bằng cách hỗ trợ để các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư không bị vỡ nợ.
Khủng hoảng Ngân hàng Nhật bản những năm 90
Trong hơn một thập kỉ kể từ năm 1990, ngành tài chính ngân hàng Nhật Bản đã phải đương đầu với những khoản nợ khó đòi và tốc độ giảm phát liên tục. Các ngân hàng đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Nhật Bản kể từ sau chiến tranh 1945 cho tới năm 1973 do toàn bộ nguồn vốn tiết kiệm của dân chúng đều đổ vào ngân hàng trong thời gian này.
Vào những năm 1970 cải cách trong khu vực tài chính được tiến hành. Một trong những cải cách đó là thay đổi các qui trình trên thị trường tài chính nhờ đó mà việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu không còn bị ngăn cấm như trước nữa. Khi thị trường tài chính mở cửa, các doanh nghiệp lớn ở Nhật đều tìm đến những công cụ tài chính rẻ hơn như cổ phiếu, trái phiếu. Việc làm này khiến các doanh nghiệp không còn phụ thuộc nhiều vào các ngân hàng để tìm kiếm vốn đầu tư như trước nữa. Trước đó, để phát hành trái phiếu, các công ty này phải xin phép Ủy ban phát hành chứng khoán (vì các đạo luật liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp vô cùng khó khăn và phức tạp, mỗi lượng trái phiếu phát hành phải có thế chấp). Đến năm 1975, thị trường chứng khoán mở rộng theo hướng tự do hóa nên việc thế chấp cũng trở nên dễ dàng hơn khiến các hoạt động trên thị trường này tăng nhanh. Vai trò của các ngân hàng tiếp tục giảm mạnh.
Giữa năm 1980, mọi rào cản trên thị trường tài chính bị phá bỏ. Sự thay đổi trong hệ thống tài chính đã tạo ra một thị trường cho phép doanh nghiệp cũng như cá nhân có nhiều lựa chọn sử dụng vốn hơn. Trong khi đó, các ngân hàng vẫn đi theo lối mòn với một nghiệp vụ duy nhất là nhận tiền gửi và cho vay. Khi số lượng các doanh nghiệp sản xuất lớn tìm đến ngân hàng ngày càng giảm thì các ngân hàng này phải chuyển đối tượng cho vay sang cá nhân và các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản - chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tăng trưởng cao và lạm phát xấp xỉ bằng 0 trong nửa cuối những năm 1980 đã đẩy giá bất động sản lên tới mức không thể dự đoán được. Áp lực cạnh tranh trong và ngoài nước khiến các ngân hàng thi nhau cho vay để chiếm lĩnh thị trường. Thế chấp cho các khoản vay là những món bất động sản trị giá lớn, vượt xa cả giá trị thực của chúng. Cuối những năm 1980, các ngân hàng Nhật và các tập đoàn Nhật đã vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia sang Đông Á, châu Âu và châu Mỹ, nhưng tại các thị trường này tình trạng cho vay cũng không khác tại Nhật Bản.
Bong bóng bất động sản cuối cùng cũng vỡ vào năm 1989 khi chỉ số Nikkei 225 đạt đỉnh điểm 38915 rồi sụt giảm mạnh. Giá bất động sản theo đó cũng giảm thảm hại. Các khoản thế chấp ngân hàng lúc này trở nên vô nghĩa để lại trong các ngân hàng là các khoản nợ khó đòi. Các ngân hàng Nhật đối mặt với một cuộc khủng hoảng trầm trọng.
Diễn biến
Thực chất, nguy cơ khởi phát của cuộc khủng hoảng đã bắt đầu từ cuối những năm 1970 đến giữa nhữn