Khóa luận Đặc điểm thạch học-Khoáng vật học của đá móng giếng khoan SV_1X lô 15-1 thuộc bồn trũng Cửu Long
Nhu cầu về dầu khí ở nước ta ngày một tăng nhanh, thúc đẩy việc tìm kiếm thăm dò dầu khí ngày một tăng. Dầu ở nước ta ngoài phần khai thác trong lớp đá trầm tích Oligocen và Miocen, còn một phần nằm trong điều kiện khá đặc biệt , đó là “dầu trong móng”. Cho đến nay đã có nhiều mỏ thăm dò và khai thác thành công dầu trong móng đá kết tinh như mỏ Bạch Hổ (1987), mỏ Rạng Đông(1994), mỏ Rồng Năm 2001, Cuu Long Joint Company (CLJOC) đã khoan thăm dò mỏ Sư Tử Vàng thuộc lô 15-1 vùng Đông Bắc bể Cửu Long và phát hiện dấu hiệu của dòng dầu công nghiệp từ móng đá kết tinh nứt nẻ. Từ đây mở ra một hướng mới trong công tác thăm dò, tìm kiếm dầu trong khu vực này. Với sự hướng dẫn của cô Bùi Thị Luận, cùng sự giúp đỡ của các thầy cô giảng dạy thuộc khoa Dầu khí trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, tôi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Đặc điểm thạch học-khoáng vật học của đá móng giếng khoan SV_1X lô 15-1 thuộc bồn trũng Cửu Long”. Khóa luận với nhiệm vụ chính là: 1.Nghiên cứu, tìm hiểu thành phần thạch học-khoáng vật học của đá móng trên cở sở thu thập tài liệu và phân tích mẫu lõi khoan. 2.Tìm hiểu nguyên nhân và sự thành tạo các loại lỗ rỗng trong đá móng ảnh hưởng đến khả năng chứa của chúng. Vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm cũng như những nhận xét, đánh giá của quý Thầy Cô và các bạn.