Khóa luận Đảng cộng sản Việt Nam với việc vận dụng và phát triển tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến 1945-1975
1. Tính cấp thiết của đề tài Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng lỗi lạc, người lãnh đạo vĩ đại của cách mạng Việt Nam và của dân tộc Việt Nam. Người là hiện thân của những giá trị văn hoá rực rỡ nhất, đẹp đẽ nhất, kết tinh của những tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại. Cả cuộc đời người là sự phấn đấu quên mình để cho dân tộc, nhân loại được sống trong hoà bình, tự do, hạnh phúc. Người đã để lại không chỉ cho dân tộc Việt Nam mà cả cho nhân dân thế giới một hệ thống giá trị tư tưởng. Trong đó tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là một tư tưởng lớn và cơ bản. Tư tưởng đại đoàn kết của Người đã được Đảng ta vận dụng và phát triển trong quá trình cách mạng Việt Nam. Đó là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc luôn là một nhân tố quyết định làm nên thắng lợi của cách mạng nước ta, là điều kiện tiên quyết để chuyển hoá sức mạnh của dân tộc ta từ sức mạnh tinh thần tiềm ẩn thành sức mạnh vật chất tự giác và có tổ chức, là một công cụ sắc bén để nhân dân ta phát huy được sức mạnh tổng hợp vĩ đại của mình trong cuộc đấu tranh dành độc lập, tự do cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong mỗi giai đoạn cách mạng đoàn kết dân tộc là để phát huy lòng yêu nước, nhiệt tình cách mạng, ý trí đấu tranh, sự hy sinh và cống hiến của mỗi người và góp phần tạo nên thắng lợi vĩ đại của toàn bộ sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hội nghị lần thứ VII ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (1/2003) đã đưa ra nghị quyết cụ thể hoá tư tưởng chiến lược Hồ Chí Minh và Đảng ta về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong thời kì mới. Hội nghị đã khẳng định: Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chính trị hệ trọng, có quan hệ đến sự phát triển của đất nước, đến đời sống thiết thân về chính trị, kinh tế, xã hội của các tầng lớp nhân dân, vừa có tính thời sự cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài hệ trọng nhưng rất nhạy cảm, cần được giải quyết một cách khách quan khoa học. Vì vậy, việc nghiên cứu vận và phát triển tư tưởng đại đoàn kết dân tộc là việc làm cần thiết đặc biệt nghiên cứu quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Qua đó thấy được vai trò lãnh đạo của Đảng, tính tích cực, sáng tạo của Đảng trong thực tiễn lịch sử. Từ đó khẳng định giá trị mà nhân dân ta đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng mà đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Là một sinh viên khoa Giáo dục chính trị em rất mong muốn được tìm hiểu và làm rõ vấn đề này. Do vậy em chọn đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam với việc vận dụng và phát triển tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến 1945- 1975 làm khoá luận tốt nghiệp. 2.Tình hình nghiên cứu đề tài Chiến lược đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh là một nhân tố hết sức quan trọng làm nên thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, trên thực tế vấn đề này đã được nhiều công trình, bài viết đề cập tới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Mặt trận có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu chiến lược đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh như: Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp Các nhà khoa học cũng có nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh, về chiến lược đại đoàn kết của Đảng, của mặt trận dân tộc thống nhất: Phùng Hữu Phú: “Chiến lược đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh” (NXB CTQG, Hà Nội, 1995); “Đại đoàn kết Hồ Chí Minh” (NXB CTQG, Hà Nội, 1995) Hoàng Thị Điều; “Chiến lược đoàn kết đại đoàn kết là thượng sách giữ nước” (NXB Quân đội nhân dân, 2003) Đỗ Trình; “Mặt trận đại đoàn kết, đại hoà hợp dân tộc di sản quốc bảo của Hồ Chí Minh” (NXB Quân đội nhân dân, 2003) Nguyễn Văn Khoan; “Phát huy hơn nữa sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” (Trương Quang Được – Tạp chí Cộng sản số 16/8/2001) Nhiều bài viết nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của vấn đề này được đăng trên các tạp chí chuyên nghành: nghiên cứu lịch sử; lịch sử Đảng; Tạp chí Cộng sản Các bài viết đều đã khẳng định vai trò của khối đoàn kết dân tộc trong cách mạng Việt Nam, nhiều bài viết đã chỉ ra những thành công và hạn chế của khối đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên các công trình, tác phẩm, bài viết chưa đề cập một cách trực tiếp đến vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam với việc vận dụng và phát triển tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến 1945- 1975. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Luận văn góp phần làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Sự vận dụng và phát triển tư tưởng đó của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Khẳng định sự cần thiết phải phát huy hơn nữa sức mạnh của khối đại đoàn kết trong tình hình hiện nay. Nhiệm vụ: Trình bày khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Khái quát sự vận dụng và phát triển tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong đấu tranh dành chính quyền. Đồng thời phân tích những đường lối, chủ trương, biện pháp cũng như kết đạt được trong quá trình thực hiện chủ trương, giải pháp đó trong hai cuộc kháng chiến 1945- 1975. 4. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu Cơ sở nghiên cứu - Quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - Các văn kiện của Đảng, Mặt trận - Các bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước ta - Những công trình nghiên cứu của các nhà hoạt động chính trị, khoa học Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và lô gíc, Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh 5. Ý nghĩa khoá luận Quá trình nghiên cứu khoá luận này là cơ sở để ta đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Đồng thời thấy đươc sự vận dụng và phát triển tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh của Đảng trong giai đoạn đã qua. Trên cơ sở đạt được khẳng định tính tất yếu của việc vận dụng và phát triển hơn nữa tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Quá trình thực hiện khoá luận giúp cho tác giả có ý thức trân trọng giá trị lịch sử mà nhân dân ta đã đoàn kết, hợp lực tạo nên, đồng thời đây cũng là bước tập dượt làm quen với công trình nghiên cứu khoa học. Nó giúp cho tác giả củng cố kiến thức cơ bản, tích luỹ kiến thức cũng như phương pháp tiếp cận một vấn đề cụ thể đặt ra Khóa luận bảo vệ thành công sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu vấn đề này. 6. Kết cấu khoá luận Khoá luận gồm có: - Phần mở đầu - Phần nội dung: Gồm hai chương Chương I: Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh Chương II: Đảng cộng sản Việt Nam với việc vận dụng và phát triển tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến 1945- 1975. - Phần kết luận - Tài liệu tham khảo