Hoạt động đời sống của con người gắn với nước đã tạo ra “văn hoá nước” thông qua các hoạt động khai thác, sử dụng và chế ngự nước của con người. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội ngày nay, tài nguyên nước đang bị đe doạ nghiêm trọng, nguồn nước ngày càng ô nhiễm và cạn kiệt do nạn chặt phá rừng tràn lan, khai thác và sử dụng nước không hợp lý. Nhiều đối tượng sử dụng nước vẫn còn quan niệm nước là “của trời cho”. Vì vậy họ sử dụng bừa bãi, không tiết kiệm và thiếu ý thức bảo vệ, bảo tồn nguồn nước.
Gần đây, Việt Nam đã chính thức bị loại ra khỏi danh sách những quốc gia giàu có về tài nguyên nước với mức bình quân hiện nay chỉ đạt 4.400 m3/người/năm (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm), thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân của thế giới là 7.400 m3/người/năm (Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, 2008). Thực tế cho thấy ở Việt Nam, lượng nước phân bố không đều đã gây ra hiện tượng thiếu nước vào mùa khô và thừa nước vào mùa mưa ở một số vùng. Đáng lưu ý hơn là tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng ở hầu hết các hệ thống sông ngòi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, làm cho vấn đề cấp nước đô thị đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.
Cấp nước là công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, đồng thời là công trình hạ tầng xã hội cần thiết cho sự phát triển kinh tế và phục vụ dân sinh. Cấp nước có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đến sinh hoạt hằng ngày của mọi gia đình và sự phát triển bền vững của môi trường đô thị. Ở thành phố Huế, do trữ lượng nước ngầm ít nên việc sử dụng nước từ trước đến nay hoàn toàn dựa vào nguồn nước cấp đô thị khai thác từ sông Hương. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nước của thành phố hiện đang ngày một tăng cao, do tốc độ đô thị hóa - công nghiệp hóa, sự gia tăng dân số và biến đổi khí hậu
49 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2256 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá các tác động kinh tế-Xã hội và môi trường của sự gia tăng nhu cầu nước cấp đô thị ở TP Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động đời sống của con người gắn với nước đã tạo ra “văn hoá nước” thông qua các hoạt động khai thác, sử dụng và chế ngự nước của con người. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội ngày nay, tài nguyên nước đang bị đe doạ nghiêm trọng, nguồn nước ngày càng ô nhiễm và cạn kiệt do nạn chặt phá rừng tràn lan, khai thác và sử dụng nước không hợp lý. Nhiều đối tượng sử dụng nước vẫn còn quan niệm nước là “của trời cho”. Vì vậy họ sử dụng bừa bãi, không tiết kiệm và thiếu ý thức bảo vệ, bảo tồn nguồn nước.
Gần đây, Việt Nam đã chính thức bị loại ra khỏi danh sách những quốc gia giàu có về tài nguyên nước với mức bình quân hiện nay chỉ đạt 4.400 m3/người/năm (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm), thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân của thế giới là 7.400 m3/người/năm (Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, 2008). Thực tế cho thấy ở Việt Nam, lượng nước phân bố không đều đã gây ra hiện tượng thiếu nước vào mùa khô và thừa nước vào mùa mưa ở một số vùng. Đáng lưu ý hơn là tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng ở hầu hết các hệ thống sông ngòi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, làm cho vấn đề cấp nước đô thị đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.
Cấp nước là công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, đồng thời là công trình hạ tầng xã hội cần thiết cho sự phát triển kinh tế và phục vụ dân sinh. Cấp nước có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đến sinh hoạt hằng ngày của mọi gia đình và sự phát triển bền vững của môi trường đô thị. Ở thành phố Huế, do trữ lượng nước ngầm ít nên việc sử dụng nước từ trước đến nay hoàn toàn dựa vào nguồn nước cấp đô thị khai thác từ sông Hương. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nước của thành phố hiện đang ngày một tăng cao, do tốc độ đô thị hóa - công nghiệp hóa, sự gia tăng dân số và biến đổi khí hậu …
Theo dự báo của JICA (2001), đến năm 2020, tổng nhu cầu dùng nước của các ngành trên lưu vực sông Hương vào khoảng 639 triệu m3/năm. Nhu cầu tăng cao sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến lĩnh vực kinh tế - xã hội lẫn môi trường. Sự thay đổi dòng chảy của sông, mất ổn định của hệ sinh thái thủy sinh, việc gia tăng chất thải, hóa chất từ quá trình xử lý nước, sự mất cân đối giữa cung và cầu ở nông thôn và thành thị ... chắc chắn sẽ là những vấn đề nan giải một khi nhu cầu sử dụng nước ở thành phố Huế tăng cao.
Hơn thế nữa, gia tăng nhu cầu sử dụng nước sẽ nảy sinh nhiều áp lực lên các nhà quản lý cấp thoát nước ở thành phố Huế trong các hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả về chất lượng của quy trình xử lý nước cũng như công tác quản lý và cân đối cung cầu. Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để các nhà quản lý và người dân thấy rõ được những tác động tiêu cực của việc gia tăng nhu cầu sử dụng nước, từ đó đưa ra các đề xuất và thực hiện các biện pháp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn nước ngọt đang ngày một khan hiếm. Nhằm góp phần giải quyết tốt những vấn đề này, chúng tôi mạnh dạn chọn chủ đề: “Đánh giá các tác động kinh tế - xã hội và môi trường của sự gia tăng nhu cầu nước cấp đô thị ở thành phố Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá các tác động của sự gia tăng nhu cầu nước cấp đô thị ở thành phố Huế đến lĩnh vực môi trường và kinh tế - xã hội.
- Lựa chọn và đề xuất các giải pháp quản lý nhu cầu.
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC CẤP NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NƯỚC CẤP ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM
2.1.1. Hiện trạng công tác cấp nước đô thị
Từ trước đến nay, Ðảng và Nhà nước hết sức quan tâm đến công tác cấp nước đô thị, nhiều dự án cấp nước đã được ưu tiên đầu tư, nhờ vậy tình hình cấp nước các đô thị đã được cải thiện một cách đáng kể, công suất các nhà máy được tăng cao. Việc nâng cao chất lượng nước, ứng dụng khoa học công nghệ tiến tiến vào sản xuất và quản lý, tăng tỷ lệ người dân dùng nước sạch ở các đô thị... cũng được quan tâm thích đáng .
Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam đã đầu tư khoảng hơn 1 tỷ USD để phát triển hệ thống cấp nước đô thị với khoảng 210 dự án. Hiện tại, tất cả 64 tỉnh thành đều có các dự án cấp nước đô thị với mức độ đầu tư khác nhau và toàn quốc có khoảng 240 nhà máy cấp nước (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2007). Tuy nhiên hiện nay, nhiều đô thị lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng ... vẫn thường xuyên thiếu nước. Ở Việt Nam nguồn nước chủ yếu sử dụng là nước mặt và nước ngầm, trong đó 2/3 là nước mặt từ các sông. Nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm do tác động của con người và thiên nhiên gia tăng theo thời gian. Chất lượng nguồn nước ngày càng không ổn định và diễn biến theo chiều hướng xấu. Hiện tượng nước bị nhiễm bẩn tại thành phố Hồ Chí Minh, chất lượng nước kém tại nhiều đô thị như Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên, ... hay nước nhiễm mặn tại Huế đang trở thành vấn đề nan giải.
Ngoài ra, sự yếu kém của công tác cấp nước ở các đô thị ở Việt Nam còn thể hiện ở một số khía cạnh sau đây:
+ Công suất thiết kế chưa phù hợp với thực tế, nơi thừa, nơi thiếu. Hệ thống cấp nước đô thị mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của 60% dân số đô thị với mức tiêu thụ bình quân 80 lít/người/ngày; Đặc biệt thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước và cắt nước nhất là trong mùa hè ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Trong những thời điểm này, người dân thường phải dùng nước nhiễm mặn, nhiễm phèn hoặc khai thác nước ngầm gây ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước ngầm và cấu trúc địa chất trong lòng đất…
+ Tỷ lệ người dân đô thị được cấp nước thấp, trung bình đạt 50% - 55%, riêng đô thị loại 1 và loại 2: 70% - 80%, đô thị loại 4 và 5: 15% - 20%.
Hình 2.1. Tỷ lệ cấp nước ở các đô thị Việt Nam (Bùi Đình Kha, 2007).
+ Các nhà máy quá lạc hậu, hệ thống đường ống xuống cấp nghiêm trọng và không đáp ứng đủ công suất. Tỷ lệ thất thoát, rò rỉ và thất thu cao, trung bình từ 30% - 40%, có nơi lên đến 50%.
+ Việc đầu tư cấp nước không đồng bộ, mới chỉ chú trọng phần tăng công suất cấp nước mà chưa quan tâm đúng mức đến đầu tư mạng lưới cho tương xứng; chưa kết hợp có hiệu quả đầu tư cải tạo hệ thống cấp nước hiện có với việc xây dựng mới.
2.1.2. Hiện trạng công tác quản lý nước cấp đô thị
Có thể khẳng định rằng quản lý nhu cầu sử dụng nước nói chung và nước cấp đô thị nói riêng hiện còn ít được quan tâm áp dụng ở Việt Nam. Hiện nay, hầu hết các tỉnh thành trên toàn quốc đang quản lý nước cấp đô thị theo phương thức cung, nghĩa là chỉ mới chú trọng đến việc gia tăng số lượng nước cấp để đáp ứng nhu cầu. Nói cách khác, chúng ta đang quản lý nước theo khả năng nguồn nước và công trình sẵn có mà ít chú trọng đến quản lý nhu cầu. Căn cứ chủ yếu của các quy hoạch tổng thể về cấp nước là khả năng sẵn có của nguồn nước chứ hoàn toàn chưa xem trọng việc triển khai thực hiện các giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước. Ngoài ra, việc đầu tư cấp nước không đồng bộ, mới chỉ chú trọng phần tăng công suất cấp nước mà chưa quan tâm đến việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước ngọt có hạn.
Hiện nay, tổ chức ngành cấp nước quốc gia chưa thống nhất và phù hợp với mô hình quản lý và kinh doanh ngành nước. Có địa phương giao cho công ty cấp nước tỉnh quản lý toàn bộ hệ thống cấp nước trên địa bàn; có tỉnh lại giao cho các nhà máy nước theo từng địa bàn riêng biệt; có địa phương giao các công ty cấp nước cho Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã quản lý, đa phần trực thuộc Sở Xây dựng, Sở Giao thông - Công chính. Cơ cấu không đồng bộ đang là trở ngại kìm hãm sự phát triển của hệ thống cấp nước đô thị Việt Nam.
Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành cấp nước cũng chưa được quan tâm đào tạo đúng mức, trình độ cán bộ và công nhân còn thấp, ảnh hưởng đến công tác vận hành, bảo dưỡng cũng như tiếp thu công nghệ cấp nước mới. Cơ chế và chính sách nhà nước trong công tác quản lý nước cấp đô thị còn nhiều bất cập, đặc biệt là vấn đề về giá nước. Hầu hết các địa phương đều định giá nước làm nhiều loại, tăng giá nước sản xuất và kinh doanh để bù cho giá nước sinh hoạt và công cộng.
Ngoài những bất cập nêu trên đây thì khả năng quản lý và kinh doanh hạn chế cùng với tác động của cơ chế hành chính, quan liêu - bao cấp làm cho tỷ lệ thất thu cao cũng là một trong những biểu hiện rõ nét về sự hoạt động yếu kém của ngành cấp nước đô thị Việt Nam.
Nói tóm lại, công tác quản lý nước và nước cấp đô thị ở Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào quản lý mức cung (Supply Side Management), nghĩa là tập trung vào việc nâng cao khả năng cung cấp để thỏa mãn nhu cầu. Ngược lại, phương thức quản lý nhu cầu (Demand Side Management) hướng đến mục tiêu sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên nước, qua đó làm giảm nhu cầu cần phải đáp ứng còn chưa được quan tâm áp dụng ở Việt Nam. Thực tế có thể là do nguyên nhân chủ quan bởi nước ta vốn là một trong những quốc gia có tài nguyên nước ngọt khá phong phú. Mức đảm bảo nước của ta cao gấp 8 lần so với mức đảm bảo trung bình toàn thế giới (Trung tâm nghiên cứu Thủy văn và Tài nguyên nước, 2007). Tuy nhiên, theo cảnh báo mới đây của Tổ chức Khí tượng thế giới, có khả năng từ năm 2010 trở đi, Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia thiếu nước ngọt để sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế.
2.2. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC CẤP NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NƯỚC CẤP ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HUẾ
2.2.1. Khái quát về thành phố Huế
a. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Với toạ độ địa lý: 107o31’45’’-107o38’ kinh Ðông và 16o30’45’’-16o24’ vĩ Bắc (UBND Thành phố Huế, 2009), thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, trên trục Bắc - Nam của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, gần tuyến hành lang Đông - Tây của tuyến đường Xuyên Á. Cách Hà Nội 675 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.060 km, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ với các trung tâm kinh tế đang phát triển nhanh như khu khuyến khích phát triển kinh tế - thương mại Chân Mây, thành phố Đà Nẵng, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung Quốc..., có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối dễ dàng với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. thành phố Huế có diện tích: 70,99 km2 với 335,747 người dân (Niên giám thống kê thành phố Huế, 2007) – chiếm 1,4% về diện tích và chiếm 29,3% dân số toàn tỉnh.
Hình 2.2. Bản đồ hành chính thành phố Huế (UBND Thành phố Huế, 2009).
Thành phố Huế nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú và diện mạo riêng tạo nên một không gian hấp dẫn, được xây dựng trong không gian phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu từ núi Ngự Bình, đồi Thiên An - Vọng Cảnh, thành phố hội đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sông hồ, tạo thành một không gian cảnh quan thiên nhiên - đô thị - văn hoá lý tưởng để tổ chức các loại hình Festival và các hoạt động du lịch thể thao khác nhau.
Thành phố Huế là địa bàn lý tưởng gắn kết các tài nguyên văn hoá truyền thống đặc sắc với du lịch mà không một thành phố, địa danh nào ở nước ta có được và là một trong 5 trung tâm du lịch quốc gia. Huế nằm ở vị trí trung tâm của các di sản văn hoá thế giới của Việt Nam (Hội An, Mỹ Sơn, động Phong Nha - Kẻ Bàng) và gần với các thành phố cố đô của các nước trong khu vực.
- Đặc điểm khí hậu
Thành phố Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển tiếp từ á xích đạo đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
+ Chế độ nhiệt: Thành phố Huế có mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24°C - 25°C.
Mùa nóng bắt đầu từ tháng V đến tháng IX, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27°C - 29°C, tháng nóng nhất (tháng V,VI) nhiệt độ có thể lên đến 38°C- 40°C.
Mùa lạnh: Từ tháng X đến tháng III năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C - 22°C.
+ Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình khoảng 2.500 mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng IX đến tháng II năm sau, tháng XI có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới 30% lượng mưa cả năm.
+ Độ ẩm trung bình 85%-86%.
+ Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở.
+ Gió bão: Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính. Gió mùa Tây Nam khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài bắt đầu từ tháng IV đến tháng VIII. Gió mùa Đông Bắc bắt đầu từ tháng IX đến tháng III năm sau thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt. Bão thường xuất hiện từ tháng VIII đến tháng IX-X (UBND thành phố Huế, 2009)
- Đặc điểm địa chất thủy văn dòng chảy
Sông Hương là nguồn chính cung cấp nước cho toàn thành phố. Đây là con sông bồi đắp phù sa cho dải đồng bằng ven sông. Lưu vực sông có diện tích 2.830km2 chiếm 60% diện tích toàn tỉnh, trong đó dải đất ven sông là nơi tập trung sinh sống của dân cư, các công trình, trụ sở, các di sản văn hóa, các di tích lịch sử.
Cũng như các con sông khác của miền Trung, sông Hương có các nhánh sông chính ngắn và dốc, đoạn trung lưu gần như không có. Địa bàn nơi sông chảy qua có đầy đủ các loại hình: Núi, đồi, đồng bằng, cồn cát, đầm phá… Tuy nhiên, khác với các hệ thống sông khác thường có hạ lưu đổ ra biển bằng nhiều nhánh, còn hệ thống sông Hương chỉ thoát nước ra biển bằng hai cửa Thuận An và Tư Hiền.
Lượng nước trên lưu vực sông Hương rất phong phú, đạt gần 6 tỷ m3/năm. Nhưng do địa hình hẹp, dốc, dòng chảy không đồng đều trong năm và trên dòng chính của sông Hương chưa có nhiều công trình điều tiết nên rừng ngày càng bị tàn phá nặng và thảm thực vật rừng bị suy kiệt. Độ dốc địa hình và đáy sông suối lớn, sông ngắn và lưu vực hẹp là những yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình tập trung nước, truyền lũ, gây ra lũ quét và mặn thường xuyên xâm nhập sâu lên sông Hương, điển hình là năm 2002, nước mặn vượt quá Huế 20-25 km gây mặn toàn vùng. Đó là một hiểm hoạ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, cấp nước cho dân sinh. Muốn giải quyết vấn đề này thì vào mùa kiệt, sông Hương phải được bổ sung thêm nước 25-26m3/s từ hồ chứa ở thượng lưu.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Thực trạng phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của thành phố Huế năm 2008 là 13,7%. Tình hình phát triển kinh tế và doanh thu cụ thể trên địa bàn năm 2008 được tổng kết như sau:
Về sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp:
Giá trị sản xuất trên địa bàn ước đạt 1.542,5 tỷ đồng, tăng 19,7%. Giá trị hàng xuất khẩu: 35 triệu USD. Cụm Công nghiệp làng nghề Hương Sơ tiếp tục thu hút đầu tư, đã có 13 doanh nghiệp lập dự án trong đó có 7 dự án đã chấp thuận, 2 dự án đã được phê duyệt, triển khai.
Tình hình sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất ước đạt 110,2 tỷ đồng, tăng 4,5%, chuyển đổi theo hướng dịch vụ phục vụ du lịch, khu du lịch sinh thái, cây trồng có giá trị kinh tế cao như: Thanh trà, măng cụt, rau sạch...
Du lịch: Doanh thu ước đạt 801,5 tỷ đồng, tăng 35,5% lượt khách đến ước đạt 1.388.610 lượt, tăng 18,5%; trong đó khách quốc tế là 680.000 lượt, tăng 18,9%, khách nội địa là 708.610 lượt, tăng 18,08%. Số ngày khách lưu trú bình quân đạt 2,04 ngày/khách. Công suất sử dụng phòng bình quân đạt 74%. Nhiều khách sạn, nhà hàng mới đã đưa vào hoạt động. Các tuyến du lịch được củng cố đã thu hút một lượng khách đến từ Thái Lan, Lào, Trung Quốc...
Dịch vụ: Doanh thu dịch vụ trên địa bàn đạt 434,4 tỷ đồng, tăng 37,3%.
Thương mại: Doanh thu thương mại ước đạt 5.158,9 tỷ đồng, tăng 36,5%. Công tác quản lý thị trường, giá cả được triển khai tốt. Các doanh nghiệp đã tổ chức nhiều hoạt động kinh doanh phong phú nhằm thu hút khách hàng.
- Quy mô và cơ cấu dân số thành phố Huế
Hiện tại, thành phố Huế là một đô thị có quy mô dân số trung bình. Tổng số dân năm 2007 là 335.747 người, tổng số hộ là 65.126 hộ. Với diện tích hiện tại là 70,99km2, mật độ dân số thành phố vào khoảng 4.729,5 người/km2 (Niên Giám Thống Kê thành phố Huế, 2007). Tốc độ tăng dân số tự nhiên giảm liên tục, từ 1,31% năm 2000 xuống còn 1,1% vào năm 2007.
Tỷ lệ đô thị hóa của thành phố rất cao. Dân số trung bình thành thị năm 2007 là 305.052 người, chiếm 90,86% tổng số dân (năm 2006 chiếm 80,27% tổng số dân). Hiện nay, dân số thành thị tập trung sinh sống ở 24 phường. Dân số nông thôn là 30.695 người, chiếm 9,14% tổng số dân (năm 2006 chiếm 19,73% tổng số dân), tập trung ở 3 xã là Thủy Biều, Hương Long và Thủy Xuân.
- Định hướng phát triển về kinh tế trong tương lai
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) cao hơn tốc độ tăng trưởng của tỉnh Thừa Thiên Huế 1,1 – 1,2 lần, đạt bình quân 16 – 18%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010, trên 14%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015 và trên 12%/năm giai đoạn 2016 – 2020.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Dịch vụ - Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp. Cụ thể tỷ trọng GDP theo từng ngành như sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế thành phố Huế đến năm 2020 (UBND Thành phố Huế, 2006)
Tỷ trọng GDP
Năm
Dịch vụ
Công nghiệp-xây dựng
Nông-lâm nghiệp-thủy sản
2010
59-60%
38-39%,
1,0-1,5%.
2020
67-70%
30-32%,
< 1%.
Để thực hiện được mục tiêu về cơ cấu kinh tế như vậy, thành phố Huế đã có các định hướng cho từng ngành như sau:
Dịch vụ
Phấn đấu đón 2,5 lượt khách du lịch (tăng bình quân 14%/năm), trong đó có 1,5 triệu khách quốc tế năm 2010. Đa dạng hóa các loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng số ngày lưu trú của khách lên trên 2 ngày/lượt khách. Doanh thu du lịch tăng 30-35%/năm. Đến năm 2020, đón không dưới 8 triệu lượt khách du lịch, tăng 12,4%/năm (trong đó 40-45% khách quốc tế), doanh thu tăng 18- 20%/năm, phấn đấu tăng số ngày lưu trú của khách lên khoảng 2,3-2,5 ngày/lượt khách.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Tiếp tục phát triển với tốc độ cao, ổn định để làm nền tảng đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong thời kì 2006-2010 và 2010-2020 (giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng bình quân trên 16%/năm thời kì 2006 - 2010, trên 14%/năm thời kì 2011-2015 và trên 12%/năm thời kì 2016-2020). Tỷ trọng của khu vực công nghiệp trong tổng GDP của thành phố năm 2010 khoảng 37-39%, năm 2015 khoảng 34-35% và năm 2020 khoảng 30-32%.
Chuyển đổi, cơ cấu lại sản xuất công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật - công nghệ cao như công nghệ thông tin - viễn thông, điện tử, hóa dược, dệt may, da - giày, chế biến thực phẩm đặc sản để xuất khẩu, đồng thời phát triển công nghiệp chế tác sản xuất hàng tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp (Hàng thủ công mỹ nghệ, thêu,…) để giải quyết việc làm cho lao động trong khu vực đô thị hóa.
Tổ chức hợp lý không gian sản xuất công nghiệp, hình thành các cụm công nghiệp (Bắc Hương Sơ, Nam Thủy An với tổng diện tích 73 ha). Sau năm 2010 xem xét mở rộng diện tích khu công nghiệp Bắc Hương Sơ lên 100 ha, Nam Thủy An lên 100 ha.
Về văn hóa - xã hội
Nâng cao chất lượng dân số, tăng cường công tác truyền thông dân số và kế hoạch hóa gia đình để giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên xuống dưới 11% vào năm 2010 và giảm tiếp còn dưới 8% năm 2020 để đảm bảo duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1-1,05%, điều tiết để duy trì mức độ gia tăng cơ học ở mức hợp lý là 0,5-0,7 %/năm.
2.2.2. Hiện trạng sử dụng nước cấp đô thị ở thành phố Huế
Thành phố Huế hiện có tổng số dân là 335.747 người, phân bố tại 24 phường và 3 xã, với tổng số hộ theo thống kê năm 2007 là 65.126 hộ.
Các thống kê từ Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế (COWASU) cho biết 100% các hộ sử dụng nước đều có đồng hồ nước với tỉ lệ bao phủ cấp nước thành phố Huế là 99%, nghĩa là chỉ còn 1% hộ gia đình ở thành phố Huế chưa tiếp cận được với nước cấp đô thị, với mức sử dụng bình quân khoảng 120-135 lít/người/ngày (đạt mức sử dụng của đô thị loại 2). Lượng nước cấp đô thị đã sử dụng trong những năm vừa qua của thành phố Huế như sau:
Bảng 2.2. Lượng nước tiêu thụ của thành phố Huế (COWASU, 2008)
Năm
Lượng nước
tiêu thụ (m3)
Nước phục vụ công cộng và thất thoát (m3)
Yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước (m3)
Tổng nhu cầu (m3)
2005
18.200.000
4.914.000
2.311.400
25.425.400
2006
19.900.000
5.373.000
2.527.300
27.800.300
2007
21.700.000
5.859.000
2.755.900
30.314.