Việt Nam hiện nay là nước có nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh so với khu vực. Trong đó kinh tế nông nghiệp có vai trò khá quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, bởi vì vấn đế sản xuất nông nghiệp đã tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho phần lớn người dân Việt Nam sống ở khu vực nông thôn(khoảng 73% dân số). Do vậy vấn đề đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp là một trong những mục tiêu đặt ra cần được giải quyết. Một trong những vẫn đề cần được giải quyết đó là xây dựng, nâng cấp các hệ thống tưới tiêu để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao năng suất sản lượng cây trồng đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân cũng như xuất khẩu tăng trưởng thu nhập cải thiện đời sống nông thôn.
Cho tới nay, tưới trong nông nghiệp là ngành sử dụng nước nhiều nhất ở Việt Nam, khai thác nước cho tưới vượt quá 65,5 tỉ m3 một năm (chiếm khoảng 80% tổng khối lượng nước sử dụng). Lúa là cây trồng chính, chiếm trên 80% tổng diện tích tưới. Tuy nhiên, diện tích đất trồng lúa đã giảm xuống trong những năm gần đây do sự đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản và các loại cây trồng khác cùng tăng trưởng kinh tế trong các ngành phi nông nghiệp, điều này đã làm tăng nhu cầu về sử dụng tài nguyên nước sẵn có và do vậy cần phải phân phối lại tài nguyên nước. Để đáp ứng nhu cầu về gạo ngày càng tăng và duy trì an toàn lương thực, cần phải tăng sản lượng trồng lúa và hiệu quả của các sản phẩm đầu vào trong sản xuất nông nghiệp - đặc biệt là nước.
Hiện tại, tình hình cấp nước tưới trên toàn quốc là chưa đủ; cơ sở hạ tầng tưới lạc hậu và xuống cấp, phụ thuộc vào ngân sách nhà nước và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để duy trì hoạt động của các hệ thống tưới. Chính sách miễn thủy lợi phí của Chính phủ đã làm cho tình hình trở nên xấu hơn, đó là chuyển toàn bộ trách nhiệm cấp vốn cho công tác vận hành và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng hệ thống tưới cho ngân sách nhà nước.
72 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước của dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn
Thực tập tốt nghiệp là quá trình hoàn thiện kiến thức, kết hợp giữa lý thuyết và phương pháp làm việc, năng lực công tác tại thực tế của mỗi sinh viên sau khi ra trường nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và nghiên cứu khoa học.
Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em được tiến hành thực tập tại cục thẩm định và đánh giá tác động môi trường và thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước của dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.”
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Ts. Nguyễn Thị Lợi đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bản khóa luận này.
Em chân thành cảm ơn tới các cô chú, anh chị cán bộ cục thẩm định và đánh giá tác động Môi Trường đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập để nâng cao kiến thức thực tiễn và hoàn thành tốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Do thời gian, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên luận văn của em không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Văn Nhật
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Tiếng Anh
Tiếng Việt
ADB
Ngân hàng châu á
BHH
Bắc Hưng Hải
BOD
Biochemical Oxygen Demand
Nhu cầu oxy sinh hóa
BTNMT
Bộ Tài Nguyên Môi Trường
BVMT
Bảo vệ môi trường
CN&LN
Công nghiệp và làng nghề
COD
Chemical Oxygen Demand
Nhu cầu oxy hóa học
CTCP
Công ty cổ phần
DA
Dự án
DO
Dissolved Oxygen
Oxy hòa tan
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm trong nước
LĐTBXH
Lao động thương bih xã hội
LĐTBXH
Lao động thương binh xã hội
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
ODA
Official Development Assistance
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
SH&SXNN
Sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp
TB
Trạm bơm
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
THCS
Trung học cơ sở
VSMT
Vệ sinh môi trường
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
MỤC LỤC
Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3. Mục tiêu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
1.5. Yêu cầu của đề tài 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1.1. Khái niệm về môi trường , ô nhiễm môi trường 4
2.1.2. Khái niệm nước thải và nguồn nước thải 5
2.1.3. Cơ sở triết học - xã hội 6
2.1.4. Cơ sở khoa học kỹ thuật, công nghệ của quản lý môi trường 6
2.1.5. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường 7
2.1.6. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường 7
2.2. Vấn đề môi trường và phát triển 10
2.2.1. Dân số, nghèo đói và môi trường 10
2.2.2. Vấn đề đô thị hóa, công nghiệp hóa và môi trường 11
2.2.3. Toàn cầu hoá và môi trường 12
2.2.4. Nông nghiệp và môi trường 13
2.3. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới và ở Việt Nam 14
2.3.1. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới 14
2.3.2. Tình hình ô nhiễm nước ở Việt Nam 14
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1. Đối tượng nghiên cứu 18
3.2. Địa điểm và và thời gian nghiên cứu 18
3.3. Nội dung nghiên cứu 18
3.3.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội khu vực hệ thống thủy lợi 18
3.3.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước của dự án xây dựng cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu 18
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp 18
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu nước thải 18
3.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 18
3.4.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 19
3.4.5. Phương pháp so sánh kết quả phân tích 19
3.4.6. Phương pháp thống kê và tham vấn cộng đồng 19
3.4.7. Tổng hợp viết báo cáo 19
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội khu vực hệ thống thủy lợi 20
4.1.1. Điều kiện môi trường tự nhiên 20
4.1.2. Điều kiện về kinh tế 25
4.1.3. Điều kiện về xã hội 35
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước từ hoạt động của hệ thống thủy lợi 38
4.2.1. Vị trí, địa điểm lấy mẫu nước 39
4.2.2. Kết quả phân tích mẫu nước 44
4.3. Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm chất lượng nước của hệ thống 56
4.4. Những giải pháp nhằm khắc phục và hạn chế nguồn nước 58
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
5.1 Kết luận 61
5.2. Kiến nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam hiện nay là nước có nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh so với khu vực. Trong đó kinh tế nông nghiệp có vai trò khá quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, bởi vì vấn đế sản xuất nông nghiệp đã tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho phần lớn người dân Việt Nam sống ở khu vực nông thôn(khoảng 73% dân số). Do vậy vấn đề đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp là một trong những mục tiêu đặt ra cần được giải quyết. Một trong những vẫn đề cần được giải quyết đó là xây dựng, nâng cấp các hệ thống tưới tiêu để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao năng suất sản lượng cây trồng đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân cũng như xuất khẩu tăng trưởng thu nhập cải thiện đời sống nông thôn.
Cho tới nay, tưới trong nông nghiệp là ngành sử dụng nước nhiều nhất ở Việt Nam, khai thác nước cho tưới vượt quá 65,5 tỉ m3 một năm (chiếm khoảng 80% tổng khối lượng nước sử dụng). Lúa là cây trồng chính, chiếm trên 80% tổng diện tích tưới. Tuy nhiên, diện tích đất trồng lúa đã giảm xuống trong những năm gần đây do sự đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản và các loại cây trồng khác cùng tăng trưởng kinh tế trong các ngành phi nông nghiệp, điều này đã làm tăng nhu cầu về sử dụng tài nguyên nước sẵn có và do vậy cần phải phân phối lại tài nguyên nước. Để đáp ứng nhu cầu về gạo ngày càng tăng và duy trì an toàn lương thực, cần phải tăng sản lượng trồng lúa và hiệu quả của các sản phẩm đầu vào trong sản xuất nông nghiệp - đặc biệt là nước.
Hiện tại, tình hình cấp nước tưới trên toàn quốc là chưa đủ; cơ sở hạ tầng tưới lạc hậu và xuống cấp, phụ thuộc vào ngân sách nhà nước và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để duy trì hoạt động của các hệ thống tưới. Chính sách miễn thủy lợi phí của Chính phủ đã làm cho tình hình trở nên xấu hơn, đó là chuyển toàn bộ trách nhiệm cấp vốn cho công tác vận hành và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng hệ thống tưới cho ngân sách nhà nước.
Việt Nam có khoảng 100 hệ thống thủy lợi với quy mô vừa và lớn. Một trong những công trình lâu đời và lớn nhất là hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải có tuổi đời 50 năm nằm ở trung tâm lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình, hệ thống bao phủ một phần hoặc toàn bộ các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Tổng diện tích của hệ thống là 192.045 ha, trong đó 146.756 ha (76% tổng diện tích) được sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, sản lượng lúa đạt khoảng 1,1 triệu tấn/năm vào những năm gần đây. Tổng dân số của các tỉnh và huyện trong vùng được khống chế là khoảng 2,8 triệu người, trong đó khoảng 2,2 triệu người đang làm việc trong ngành nông nghiệp. Do nông nghiệp có tầm quan trọng đối với trong nền kinh tế, phúc lợi xã hội và an toàn thực phẩm, và tình trạng xuống cấp của hệ thống thủy lợi, nên việc nâng cấp hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải là một trong những ưu tiên đầu tư hàng đầu của Chính phủ.
Hiện nay vẫn đề đang nóng bỏng nổi lên chính là chất lượng nguồn nước tại các hệ thống thủy lợi đang có nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng và hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải cũng là một trong những địa điểm đang được quan tâm.
Từ những vấn đề nêu trên cùng với sự hướng dẫn của thầy cô trong trường, khoa Tài Nguyên & Môi Trường, tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước của dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.”
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước từ các nguồn của hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải.
- Tìm hiểu những ảnh hưởng nguồn nước của hệ thống tới những hoạt động của người dân và các xí nghiệp lân cận.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được quy mô hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải trong khu vực.
- Xác định được ô nhiễm nguồn nước của hệ thống.
- Tìm hiểu những ảnh hưởng của môi trường nguồn nước đến sức khỏe người dân.
- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại khu vực xung quanh hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập
- Tạo cho sinh viên cơ hội nâng cao kiến thức, tiếp cận với thực tiễn, vận dụng lý thuyết đã học vào thực tế, rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu
- Quá trình thực hiện đề tài, sinh viên được đóng vai trò như một cán bộ tập sự, làm bước đệm chuẩn bị công việc trong tương lai
* Ý nghĩa trong quản lý môi trường
- Nâng cao công tác quản lý môi truờng tại các cấp cơ sở thuộc diên quản lý của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.
* Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đề tài nghiên cứu vấn đề môi trường nước, một vấn đề bức xúc của người dân địa phương
- Các số liệu thu thập, tổng hợp, phân tích được tương đối chính xác có thể sử dụng làm căn cứ để đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở quản lý hệ thống nói chung và người dân tại khu vực lân cận nói riêng.
- Góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của các hệ thống thủy lợi một cách bền vững.
1.5. Yêu cầu của đề tài
- Công tác điều tra thu thập thông tin, phân tích chất lượng nguồn nước tại hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải :
+ Thông tin và số liệu thu được chính xác trung thực, khách quan.
+ Các mẫu nghiên cứu vàn phân tích phải đảm bảo tính khoa học và đại diện cho khu vực nghiên cứu.
+ Đánh giá đầy đủ, chính xác chất lượng nước của công trình hệ thống thủy lợi.
+ Các kết quả phân tích phải được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam.
- Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện tự nhiên và các cơ sở khu vực lân cận.
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Khái niệm về môi trường , ô nhiễm môi trường
- Khái niệm môi trường.
Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì. Nó là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
- Khái niệm ô nhiễm môi trường.
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được xem là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hoá học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm Ô nhiễm nước và hậu quả của nó .
2.1.2. Khái niệm nước thải và nguồn nước thải
- Khái niệm nước thải.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5980 – 1995 và iso 6107/1 – 1980: Nước thải là nước được được thải ra sau khi đã được sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
- Khái niệm nguồn nước thải.
Nguồn nước thải chính là nơi nguồn gây ô nhiễm trực tiếp làm thay đổi hàm lượng và thành phần của các chất trong nước lam vượt qua chỉ tiêu cho phép.
Có những nguồn nước thải chính như:
Nước thải sinh hoạt: Là nước thải từ những khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): Là nước thải từ các nhà máy và từ sinh hoạt của cán bộ công nhân nhà máy.
Nước thấm qua: Là lượng nước thấm vào hệ thống ống bàng nhiều cách khác nhau qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga, hố xí.
Nước thải tự nhiên: Nước mưa được xem là nước thải tự nhiên ở những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng.
Nước thải đô thị: Nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chát lỏng tring hệ thông cống thoát của một thành phố, thị xã.
2.1.3. Cơ sở triết học - xã hội
Sự phát triển mạnh mẽ liên tục của các cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng khoa học và công nghệ cùng với quá trình công nghiệp hoá trong thế kỷ vừa qua đã làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc bộ mặt của xã hội loài người và môi trường tự nhiên.
Để có được các công cụ hiệu quả hơn trong quản lý môi trường, chúng ta phải có cách nhìn bao quát, sâu sắc và toàn diện mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên, hiểu được bản chất diễn biến các mối quan hệ đó trong quá trình lịch sử. Ba nguyên lý để xét mối quan hệ giữa con người xã hội và tự nhiên đó là:
- Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thới giới gắn tự nhiên, con người và hội thành một hệ thống rộng lớn “Tự nhiên – Con người – Xã hội”, trong đó yếu tố con người giữ một vài trò quan trọng.
- Sự phụ thuộc của mỗi quan hệ con người và tự nhiên vào trình độ phát triển của xã hội. Tự nhiên và xã hội đều đó có một quá trình lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp. Con người xuất hiện trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hoá lâu dài của tự nhiên.
- Sự điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên: Sự phát triển của xã hội loài người ngày nay đang hướng tới các mục tiêu cơ bản là sự phồn thịnh về kinh tế, bình đẳng và công bằng về hưởng thụ vật vật chất và môi trường trong sạch, duy trì và phát triển các di sản văn hoá của nhân loại. Để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành điều khiển có ý thức quan hệ giữa xã hội và tự nhiên (Nguyễn Ngọc Nông, và cs, 2006)[8].
2.1.4. Cơ sở khoa học kỹ thuật, công nghệ của quản lý môi trường
Quản lý môi trường là việc thực hiện tổng hợp các biện pháp khoa học, kỹ thuật, kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế, xã hội.
Từ những năm 1960 đến nay, nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi trường đã được tổng kết và biên soạn thành các giáo trình, chuyên khảo. Trong đó, có nhiều tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường, các nguyên lý và quy luật môi trường.
Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật viễn thám, tin học,... được phát triển ở nhiều nước trên thế giới.
Quản lý môi trường là cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ thống “ Tự nhiên – Con người – Xã hội” đã được phát triển trên nền phát triển của các bộ môn chuyên ngành (Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006)[5].
2.1.5. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường
Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật chất dều diễn ra với sức ép của sự trao đổi hàng hóa theo giá trị. Loại hàng hóa có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh hơn. Trong khi loại hàng hóa kém chất lượng và đắt sẽ không có chỗ đứng. Vì vậy chúng ta có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường.
Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, cota ô nhiễm, quy chế đóng góp có bồi hoàn, trơ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệ thống các tiêu chuẩn ISO. Một số ví dụ về phân tích kinh tế trong quản lý tài nguyên và môi trường như lựa chọn sản lượng tối ưu cho hoạt động sản xuất có sinh ra ô nhiễm, hoặc xác định mức khai thác hợp lý tài nguyên tái tạo (Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006)[5].
2.1.6. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường
Cơ sở luật pháp về môi trường là các văn bản về luật quốc tế và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường.
Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia. Các văn bản luật quốc tế về môi trường được hình thành một cách chính thức từ thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Từ hội nghị quốc tế về “Môi trường con người” tổ chức vào năm 1972 tại Thuỵ Điển và sau hội nghị thượng đỉnh Rio 92 có rất nhiều văn bản luật quốc tế được soạn thảo và ký kết (Nguyễn Ngọc Nông và Cs, 2006)[7].
Cho đến nay đã có hàng nghìn văn bản luật quốc tế về môi trường, trong đó nhiều văn bản đã được Chính phủ Việt Nam ký kết như:
+ Công ước về vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước (RAMSA).
+ Công ước liên quan đến bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên
+ Công ước về buôn bán các loại động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng (CITTES).
+ Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển (MARPOL).
+ Công ước của liệp hợp quốc về sự biến đổi môi trường.
+ Công ước của liên hợp quốc về luật biển.
+ Công ước Viên về bảo vệ tầng ozon.
+ Công ước về sự thông báo sớm có sự cố hạt nhân.
+ Công ước khung của Liệp hiệp quốc về sự kiến đổi khí hậu.
+ Công ước về đa dạng sinh học.
Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ luật. Gần đây nhà nước ta đã ban hành hàng loạt văn bản mới có liên quan đến vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường như:
- Luật số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của nước công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ môi trường (Luật Bảo vệ môi trường)[3].
- Nghị định số 80/2006/NĐ - CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ - CP ngày 28/02/2008 của Chỉnh phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ- CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 81/2006/NĐ - CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 07/2007/TT – BTNMT ngày 03/7/207 của Bộ tài nguyên Môi trường hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm cần phải sử lý.
- Nghị định số 117/2007/NĐ - CP ngày 11/7/2007 của Chỉnh phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
- Nghị định số 81/2007/NĐ - CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn vê bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.
- Thông tư số 08/2008/TT – BTC ngày 29/01/2008 của Bộ tài chính sửa đổi bỏ sung thông tư số 108/2003/TT – BTC ngày 07/11/2003 hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn đô thị sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức (ODA).
- Thông tư số 39/2008/TT – BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính