1. Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 đã đề ra mục tiêu xây dựng một nền chăn nuôi an toàn sinh học, bền vững. Nhưng, hiện nay chăn nuôi nước ta còn nhỏ lẻ, sản xuất thủ công chưa chú trọng tới vấn đề môi trường nên tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng tới cả vật nuôi và đời sống con người. Do đó, chăn nuôi trang trại, tập trung hiện nay được xem là con đường tất yếu của ngành chăn nuôi để có được sự phát triển bền vững.
Huyện Hoài Nhơn nằm phía bắc của tỉnh Bình Định,cách trung tâm trung tâm Thành Phố Quy Nhơn 100km về phía bắc có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp đặc biệt là chăn nuôi với tỉ trọng chăn nuôi chiếm gần 30% tổng giá trị kinh tế. Năm 2006 UBND xã lập kế hoạch chuyển đổi 15 ha đất nông nghiệp sang phát triển CNTT xa khu dân cư. Để phát triển và nhân rộng mô hình, nghiên cứu đã trả trả lời những câu hỏi: Thực trạng hoạt động, hiệu quả kinh tế - xã hội, những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của mô hình CNTT ở đây như thế nào?
2. Nghiên cứu đã tìm hiểu hệ thống cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế và CNTT xa khu dân cư; Tìm hiểu thực trạng và đánh giá được hiệu quả kinh tế mô hình CNTT xa khu dân cư trên địa bàn huyện Hoài Nhơn; Qua việc phân tích tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đề xuất những giải pháp nâng cao HQKT và hoàn thiện mô hình.
3. Trong nghiên cứu có nhiều phương pháp được sử dụng như:
+ Chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu: Đề tài được tiến hành tại Huyện Hoài Nhơn nơi có ngành chăn nuôi rất phát triển, đã hình thành khu CNTT xa khu dân cư từ năm 2006. Tiến hành điều tra 40 mẫu gồm tất cả các hộ trong khu CNTT (20 mẫu), và 20 hộ chăn nuôi ngẫu nhiên trong khu dân cư (10 hộ chăn nuôi có quy mô vừa, lớn; 10 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ);
4. Khu CNTT xa khu dân cư của xã có diện tích 15,531ha nằm tại cánh đồng của Huyện Hoài Hương gồm có 20 trang trại tổ chức chăn nuôi trên diện tích 11,256ha, tập trung một lượng lớn vật nuôi của xã: đàn lợn của khu CNTT đạt 5195 con chiếm tới 46% tổng số lợn toàn xã, số gia cầm chiếm tới gần 51%, diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm 14,14% diện tích dành cho nuôi trồng thủy sản toàn xã.
Giá trị SPHH thu từ lợn của các trang trại trong khu CNTT đã đạt gần 50% tổng GTSPHH thu từ lợn của xã. Giá trị SPHH từ gia cầm chiếm tỷ lệ rất lớn tới hơn 63%, ngành thủy sản chiếm gần 20%. Tổng GTSX của khu CNTT đạt gần 22 tỷ đồng, thu nhập hỗn hợp trên 3 tỷ đồng. Thu nhập hỗn hợp của các hộ từ chăn nuôi đạt trên 90 triệu đồng/ năm. Tỷ suất sinh lời trên đồng vốn chưa thực sự cao, đạt 18%. GTSX trên công lao động của khu CNTT rất cao, một công lao động tạo ra 1156 ngìn đồng, một công lao động gia đình mang lại gần 374 nghìn thu nhập. GTSX trên 1 ha đạt bình quân 1943 triệu, thu nhập bình quân trên 1 ha đạt gần 299 triệu. Như vậy từ vùng đất cấy lúa kém hiệu quả, quy hoạch đất xây dựng khu CNTT mang lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn nhiều so với trồng lúa. Ngoài ra, khu CNTT còn góp phần lớn trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo thêm việc làm cho người dân địa phương.
106 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4837 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUANG TRUNG
KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ
MÔN : NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tiểu luận : “ Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Huyện Hoài Nhơn,Tỉnh Bình Định”
Giáo viên hướng dẫn: Bùi Thanh Đạo
Sinh viên thực hiện : Công Quang Huy
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Quang Trung, đặc biệt trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo trường Đại họcQuang Trung ,các thầy cô giáo trong Kinh Doanh Và Công Nghệ, đặc biệt là thầy giáo Bùi Thanh Đạo, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các ông bà trong phòng kinh tế huyện Hoài Nhơn, và nhân dân địa phương đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập giúp tôi hoàn thiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn bố mẹ, anh chị em, bạn bè và những người thân đã hết sức giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần trong cả quá trình học tập, rèn luyện, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trình độ, năng lực bản thân còn hạn chế nên trong báo cáo của tôi chắc chắn không tránh khỏi sai sót, kính mong các thầy giáo, cô giáo, các bạn sinh viên góp ý để nội dung nghiên cứu này hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hoài Nhơn, tháng 11 năm 2011
Sinh Viên
Công Quang Huy
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
1. Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 đã đề ra mục tiêu xây dựng một nền chăn nuôi an toàn sinh học, bền vững. Nhưng, hiện nay chăn nuôi nước ta còn nhỏ lẻ, sản xuất thủ công chưa chú trọng tới vấn đề môi trường nên tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng tới cả vật nuôi và đời sống con người. Do đó, chăn nuôi trang trại, tập trung hiện nay được xem là con đường tất yếu của ngành chăn nuôi để có được sự phát triển bền vững.
Huyện Hoài Nhơn nằm phía bắc của tỉnh Bình Định,cách trung tâm trung tâm Thành Phố Quy Nhơn 100km về phía bắc có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp đặc biệt là chăn nuôi với tỉ trọng chăn nuôi chiếm gần 30% tổng giá trị kinh tế. Năm 2006 UBND xã lập kế hoạch chuyển đổi 15 ha đất nông nghiệp sang phát triển CNTT xa khu dân cư. Để phát triển và nhân rộng mô hình, nghiên cứu đã trả trả lời những câu hỏi: Thực trạng hoạt động, hiệu quả kinh tế - xã hội, những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của mô hình CNTT ở đây như thế nào?
2. Nghiên cứu đã tìm hiểu hệ thống cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế và CNTT xa khu dân cư; Tìm hiểu thực trạng và đánh giá được hiệu quả kinh tế mô hình CNTT xa khu dân cư trên địa bàn huyện Hoài Nhơn; Qua việc phân tích tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đề xuất những giải pháp nâng cao HQKT và hoàn thiện mô hình.
3. Trong nghiên cứu có nhiều phương pháp được sử dụng như:
+ Chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu: Đề tài được tiến hành tại Huyện Hoài Nhơn nơi có ngành chăn nuôi rất phát triển, đã hình thành khu CNTT xa khu dân cư từ năm 2006. Tiến hành điều tra 40 mẫu gồm tất cả các hộ trong khu CNTT (20 mẫu), và 20 hộ chăn nuôi ngẫu nhiên trong khu dân cư (10 hộ chăn nuôi có quy mô vừa, lớn; 10 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ);
4. Khu CNTT xa khu dân cư của xã có diện tích 15,531ha nằm tại cánh đồng của Huyện Hoài Hương gồm có 20 trang trại tổ chức chăn nuôi trên diện tích 11,256ha, tập trung một lượng lớn vật nuôi của xã: đàn lợn của khu CNTT đạt 5195 con chiếm tới 46% tổng số lợn toàn xã, số gia cầm chiếm tới gần 51%, diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm 14,14% diện tích dành cho nuôi trồng thủy sản toàn xã.
Giá trị SPHH thu từ lợn của các trang trại trong khu CNTT đã đạt gần 50% tổng GTSPHH thu từ lợn của xã. Giá trị SPHH từ gia cầm chiếm tỷ lệ rất lớn tới hơn 63%, ngành thủy sản chiếm gần 20%. Tổng GTSX của khu CNTT đạt gần 22 tỷ đồng, thu nhập hỗn hợp trên 3 tỷ đồng. Thu nhập hỗn hợp của các hộ từ chăn nuôi đạt trên 90 triệu đồng/ năm. Tỷ suất sinh lời trên đồng vốn chưa thực sự cao, đạt 18%. GTSX trên công lao động của khu CNTT rất cao, một công lao động tạo ra 1156 ngìn đồng, một công lao động gia đình mang lại gần 374 nghìn thu nhập. GTSX trên 1 ha đạt bình quân 1943 triệu, thu nhập bình quân trên 1 ha đạt gần 299 triệu. Như vậy từ vùng đất cấy lúa kém hiệu quả, quy hoạch đất xây dựng khu CNTT mang lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn nhiều so với trồng lúa. Ngoài ra, khu CNTT còn góp phần lớn trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo thêm việc làm cho người dân địa phương.
5. Khó khăn lớn nhất trong phát triển CNTT ở đây là nguồn vốn. Tất cả các trang trại trong khu đều thiếu vốn để đầu tư sản xuất, tiếp cận nguồn vốn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng,cơ sở vật chất trong khu còn thấp kém, chưa phục vụ tốt nhu cầu sản xuất. Thông qua việc phân tích những nhân tố ảnh hưởng, thuận lợi, khó khăn của khu CNTT đưa ra được những giải pháp với chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan cũng như với từng trang trại trong khu CNTT để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững khu CNTT xa khu dân cư tại Huyện
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Lý luận về chăn nuôi 4
2.1.2 Một số vấn đề liên quan tới hiệu quả kinh tế 7
2.1.3 Nội dung nghiên cứu HQKT chăn nuôi tập trung xa khu dân cư 13
2.2 Cơ sở thực tiễn 16
2.2.1 HQKT mô hình chăn nuôi ở một số nước trên thế giới 16
2.2.2 HQKT chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở việt nam 18
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 26
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 26
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 27
3.2 Phương pháp nghiên cứu 38
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 38
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin 38
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu, thông tin 40
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu 41
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
4.1 Thực trạng chăn nuôi của Huyện Hoài Nhơn 43
4.1.1 Thực trạng chung về chăn nuôi của Huyện Hoài Nhơn 43
4.1.2 Chính sách đưa chăn nuôi tập trung ra xa khu dân cư tại Huyện 46
4.2 Thực trạng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại Huyện 48
4.2.1 Đặc điểm của các hộ điều tra 48
4.2.2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu chăn nuôi tập trung 49
4.2.3 Tình hình sử dụng đất của khu CNTT 54
4.2.4 Vốn sản xuất của các hộ trong khu chăn nuôi tập trung 55
4.2.5 Lao động 58
4.2.6 Dịch vụ cho chăn nuôi tập trung 60
4.2.7 Thị trường tiêu thụ 61
4.2.8 Sản lượng, năng suất của các loại vật nuôi trong khu CNTT 62
4.3 HQKT của mô hình CNTT xa khu dân cư trong các hộ điều tra 64
4.3.1 Chi phí sản xuất của khu chăn nuôi tập trung năm 2010 64
4.3.2 Giá trị sản phẩm hàng hóa của khu chăn nuôi tập trung Huyện Hoài Nhơn 65
4.3.3 Hiệu quả kinh tế của khu chăn nuôi tập trung 66
4.3.4 Một số hiệu quả xã hội từ khu CNTT 73
4.4 Một số nhân tố ảnh hưởng hiệu quả mô hình CNTT xa khu dân cư 82
4.4.1 Trình độ kiến thức của chủ hộ 82
4.4.2 Loài vật nuôi 82
4.4.3 Giống 83
4.5.4 Thức ăn 83
4.5.5 Công tác thú y, phòng chống dịch bệnh 84
4.5.6 Diện tích chăn nuôi 85
4.5.7 Vốn 85
4.5.8 Thị trường tiêu thụ 86
4.6 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả và phát triển mô hình CNTT xa khu dân cư Huyện Hoài Nhơn 87
4.6.1 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách, thức trong phát triển CNTT xa khu dân cư Huyện Hoài Nhơn 87
4.6.2 Một số biện pháp 89
4.6.3 Định hướng phát triển mô hình CNTT xa khu dân cư trên địa bàn Huyện 92
PHẦN V KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 93
5.1 Kết luận 93
5.2 Kiến nghị 95
.
PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết
Kinh tế nông nghiệp nước ta hiện nay đang hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, sản phẩm đa dạng, hiệu quả cao, hướng tới một nền nông nghiệp chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh, đáp ứng nhu cầu cho công nghiệp chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu. Từ mục tiêu này, trong thời gian qua, ngành chăn nuôi cả nước có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong GDP ngày càng tăng. Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 đề ra mục tiêu xây dựng một nền chăn nuôi an toàn sinh học, bền vững. Song trong thực tế, ngành chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn như: quy mô nhỏ lẻ, khâu chọn giống còn nhiều bất cập, thức ăn chăn nuôi chưa chủ động, vùng nguyên liệu cho chế biến thức ăn chưa được an toàn... Ngoài ra, sự xuất hiện và diễn biến phức tạp của nhiều loại dịch bệnh trên vật nuôi như cúm gia cầm, dịch heo tai xanh, lở mồm long móng…; cùng với sự ảnh hưởng trầm trọng của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi... đã làm cho cả ngành chăn nuôi lao đao.
Trước tình hình trên, nhiều ý kiến chuyên gia đã nhận định: “Để ngành chăn nuôi phát triển ổn định, có chiều sâu, chúng ta cần rà soát và quy hoạch lại đất đai, cần hình thành các khu chăn nuôi riêng biệt, mang tính công nghiệp, độc lập, cách xa dân cư. Chính hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, kỹ thuật lạc hậu…, là con đường ngắn nhất dẫn đến thất bại”.(Trích dẫn bởi Nguyễn Thị Hồng Gấm, 2010). Do đó, chăn nuôi trang trại, tập trung hiện nay được xem là con đường tất yếu để phát triển bền vững, chỉ có như vậy mới có đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu về an toàn dịch bệnh cho vật nuôi, an toàn cho môi trường và đảm bảo sản phẩm của chúng là nguồn thực phẩm sạch cho con người.
Huyện Hoài Nhơn là huyện ngoại thành của Tỉnh Bình Định có ngành nghề sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế xã hội của huyện khá nhanh, tỷ trọng nông nghiệp giảm, tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng. Về phát triển nông nghiệp, huyện chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Tính đến tháng 12/2009 toàn huyện chuyển đổi 1077ha, trong đó chăn nuôi xa dân cư là 48ha
Huyện Hoài Nhơn của Tỉnh Bình Định, có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp đặc biệt là chăn nuôi với tỉ trọng chăn nuôi chiếm gần 30% tổng giá trị kinh tế. Thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa và chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, xã đã xây dựng được vùng quy hoạch với diện tích 50ha. Trong đó, năm 2006 UBND xã lập kế hoạch chuyển đổi 15 ha đất nông nghiệp sang phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Đây là điều kiện để kiểm soát tốt dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm nhằm sản xuất thực phẩm sạch góp phần bảo vệ môi trường. Đến nay, HQKT của các hộ chăn nuôi trong mô hình được nâng cao rõ rệt, thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác đạt bình quân trên 100 triệu đồng/ha (tăng 3-4 lần so với cây lúa). Để phát triển nhân rộng mô hình trong và ngoài địa bàn xã thì việc tìm hiểu hiệu quả của mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở đây là điều cần thiết. Vậy câu hỏi đặt ra một là, hoạt động của khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở đây đang diễn ra như thế nào? Hai là, hiệu quả kinh tế (HQKT) của mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư mang lại cho người thực hiện, cho địa phương? Ba là, Những nhân tố nào ảnh hưởng tới HQKT của mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở đây? Phát triển CNTT xa khu dân cư ở đây gặ những thuận lợi, khó khăn gì?... Giải quyết những câu hỏi trên nhằm đưa ra những giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi tập trung, do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, Tỉnh Bình Định”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng và đánh giá HQKT mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Huyện Hoài Nhơn Tỉnh Bình Định, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển mô hình cho phù hợp với tình hình thực tế.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.
- Tìm hiểu thực trạng mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Huyện Hoài Nhơn – Bình Định.
- Đánh giá hiệu kinh tế của mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn Huyện Hoài Nhơn – Bình Định.
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới HQKT của mô hình chăn nuôi tập trung tại Huyện Hoài Nhơn – Tỉnh Bình Định.
- Đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư ở Huyện Hoài Nhơn, là cơ sở để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng cho khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư của xã trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu về mô hình chăn nuôi tập trung của các hộ nông dân chăn nuôi trong khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư Huyện Hoài Nhơn.
- Để so sánh, làm rõ thực trạng và đánh giá được hiệu quả của mô hình chăn nuôi tập trung xa khu vực dân cư, đề tài tiến hành tiếp cận 2 nhóm hộ nông dân chăn nuôi đó là: nhóm trang trại chăn nuôi trong khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư và nhóm hộ chăn nuôi trong khu dân cư.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi không gian: Huyện Hoài Nhơn
1.3.2.2 Phạm vi về thời gian: Tháng 9/2011 đến 11/2011
1.3.2.3 Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu thực trạng mô hình nuôi tập trung xa khu dân cư của các hộ điều tra, đánh giá HQKT và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới HQKT của mô hình.
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về chăn nuôi
2.1.1.1 Chăn nuôi xa khu dân cư và trong khu dân cư
Chăn nuôi bao gồm chăn nuôi đại gia súc, tiểu gia súc, chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay có nhiều quan điểm về khu chăn nuôi tập trung và chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Một số người quan niệm chăn nuôi tập trung là gom các hộ chăn nuôi lẻ tẻ vào chăn nuôi tập trung đồng bãi nào đó. Theo Quyết định số 93/2009/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Định về chính sách khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn huyện thì, khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư là phần diện tích đất được UBND huyện, thị xã phê duyệt cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đang chăn nuôi trong khu dân cư chuyển ra hoặc có nhu cầu chăn nuôi chủ động chuyển đổi ruộng đất hoặc thuê đất để xây dựng chuồng trại phát triển chăn nuôi. Cũng theo quyết định này, khu chăn nuôi tập trung khu dân cư phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư phải nằm trong quy hoạch phát triển nông nghiệp ổn định của các huyện, thị xã và phù hợp với quy hoạch của Tỉnh.
- Khoảng cách đến trường học, bệnh viện, dân cư tập trung, trung tâm văn hóa xã hội, trung tâm công nghiệp tối thiểu là 500m.
- Diện tích tối thiểu là 10ha/khu; Diện tích của một hộ chăn nuôi tối thiểu là 1.000m2/hộ.
- Số lượng vật nuôi chủ yếu/ hộ chăn nuôi tối thiểu đạt:
+ Trâu, bò: 10 con trở lên.
+ Lợn sinh sản: 20 con trở lên.
+ Lợn thương phẩm: 100 con trở lên.
+ Gia cầm: 2000 con trở lên.
Theo quyết định số 15/2007/QĐ – UBND tỉnh Bình Định ngày 18/12/2007 thì khu chăn nuôi tập trung là nơi chăn nuôi tập trung gia súc hoặc gia cầm từ một hộ trở lên nhưng không quá 20 hộ trong một khu.
Như vậy, có thể hiểu:
Khu chăn nuôi tập trung: là nơi tập trung chăn nuôi của một hay nhiều hộ đảm bảo đáp ứng điều kiện là một trang trại chăn nuôi, có diện tích và quy mô đầu con tương đối lớn; có các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ SXKD khá đầy đủ và hiện đại.
Khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư: Là khu chăn nuôi tập trung cách xa khu dân cư, tỉnh lộ, quốc lộ, các trung tâm văn hóa xã hội, trung tâm công nghiệp tối thiểu 500m, các khu chăn nuôi này phải phù hợp với quy hoạch phát triển của từng địa phương, thuận tiện cho đi lại và vận chuyển.
2.1.1.2 Vai trò của chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
Với mục tiêu hướng tới xây dựng nền chăn nuôi an toàn sinh học, bền vững của ngành chăn nuôi thì xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư là hướng đi tất yếu, bởi những vai trò sau:
- Từng bước chuyển chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, hiệu quả thấp sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa tập trung, quy mô lớn, có công nghệ tiện tiến, an toàn dịch bệnh, phù hợp với xu thế phát triển, hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Thông qua đó nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,tạo đà đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn.
- Tạo điều kiện cho nhà nước quản lý chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trên cơ sở đó có các biện pháp để tác động hợp lý, kịp thời nhằm phát triển ngành chăn nuôi.
- Nâng cao chất lượng các sản phẩm, đảm bảo được thực phẩm đủ chất lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Khi đời sống nhân dân được nâng lên thì nhu cầu sử hàng hóa chất lượng cao ngày càng tăng. Nhờ có chăn nuôi tập trung mà việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh dễ dàng hơn, công tác quản lý dịch bệnh được chú trọng phát tiển, việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm trở nên thuận tiện hơn.
- CNTT xa khu dân cư giúp cho việc quản lý, giám sát, khống chế và kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trở nên tốt hơn nhất là trong điều kiện càng ngày dịch bệnh càng phát triển phức tạp như hiện nay. Bởi vì, CNTT có quy mô lớn nên người chăn nuôi luôn có ý thức cảnh giác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, ngoài ra khi dịch bệnh không may xảy ra thì việc quy hoạch vùng, khống chế, kiểm soát không cho dịch bệnh lây lan ra các vùng khác dề dàng hơn rất nhiều.
- CNTT xa khu dân cư cũng góp phần bảo vệ môi trường, gìn giữ cảnh quan, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái nông nghiệp nông thôn. Việc đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư hạn chế những ảnh hưởng xấu do chất thải từ chăn nuôi gây ra, đảm bảo gìn giữ môi trường sống cho người dân, tạo không khí thoàng mát trong lành, giữ nguồn nước sinh hoạt được an toàn...
- CNTT xa khu dân cư góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi, nhờ đó mà đời sống nhân dân được cải thiện. Sản xuất theo quy mô lớn sẽ yêu cầu thêm lượng lao động thuê ngoài, giải quyết một lượng công ăn việc làm cho người lao động nông thôn.
2.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
Đất đai: CNTT xa khu dân cư yêu cầu quỹ đất lớn nên việc quy hoạch thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đề xây dựng mô hình còn nhiều khó khăn. Ngoài ra thời gian thuê đất ở nhiều nơi còn gắn nên chưa thúc đẩy được người dân đầu tư tham gia vào mô hình.
Vốn đầu tư: CNTT có quy mô lớn kinh phí đầu tư ban đầu khá cao nên việc khuyến khích người dân bỏ vốn đầu tư gặp nhiều khó khăn. Nhiều người dân muốn tham gia vào mô hình nhưng không đủ khả năng đầu tư, nhiều người có khả năng đầu tư thì lại lo sợ rủi ro không dám đầu tư.
Cơ sở hạ tầng: những công trình cơ sở hạ tầng có liên quan chặt chẽ tới sự hình thành và phát triển của khu CNTT xa khu dân cư, những công trình đó là: đường giao thông, các công trình thủy lợi, hệ thống điện, các kho bãi, nhà chứa...những công trình này đảm bảo cho hoạt động SXKD tiếp cận được với thị trường và có thể diễn ra ổn định, liên tục.
Trình độ kiến thức và kỹ thuật của người chăn nuôi: CNTT đòi hỏi người chăn nuôi phải có nhận thức cao về kỹ thuật chăn nuôi, về thị hiếu thị trường, người dân phải là người sáng suốt, quyết đoán, dám thử sức và chấp nhận có như vậy họ mới dám đầu tư, mới chủ động trong SXKD.
Chính sách hỗ trợ của nhà nước: hiện nay mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đang được khuyến khích phát triển ở nhiều nơi bằng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau như giảm tiền thuê đất, giảm thuế, đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo kỹ thuật chăn nuôi... những chính sách này đã và đang góp phần thúc đẩy người dân tham gia chăn nuôi theo mô hình.
Đầu ra của sản phẩm: muốn sản xuất phát triển thì cần phải có đầu ra cho sản phẩm. Sản phẩm từ CNTT rất lớn nên để phát triển lâu dài, khuyến khích được nhân dân tham gia thì thị trường đầu ra phải ổn định, phải đảm bảo mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi.
2.1.2 Một số vấn đề liên quan tới hiệu quả kinh tế
2.1.2.1 Khái ni