Những hạn chế, yếu kém của nghề chế biến mắm trên địa bàn xã Hà Yên, huyện Hà Trung có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về phía Nhà nước. Để phát triển nghề chế biến mắm tép ở xã Hà Yên cần có phương án sản xuất phù hợp với nhu cầu và tiềm năng, cần phải đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của địa bàn. Từ những yêu cầu đó, đã thúc đẩy em chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa” nhằm đánh giá thực trạng tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả kinh tế của nghề chế biến mắm tép, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép, góp phần phát triển bền vững trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể là : Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về HQKT của nghề chế biến mắm tép. Đánh giá thực thực trạng sản xuất, chế biến và hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới HQKT của nghề chế biến mắm tép của các hộ dân tại địa phương. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép tại xã trong thời gian tới.
Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phiếu điều tra phỏng vấn hộ chế biến mắm tép và các cán bộ địa phương bằng bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp và xử lý số liệu. Thu thập số liệu đã công bố qua liên hệ với các phòng ban của xã và internet, sách, báo về tình hình đất đai, lao động, tình hình sản xuất chế biến mắm tép trên địa bàn xã để làm nguồn tài liệu thu thập cho quá trình nghiên cứu. Thu thập số liệu mới sử dụng phương pháp quan sát và điều tra, phỏng vấn nhanh. Sử dụng phần mềm SPSS và excel để xử lý số liệu. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nguồn lực phục vụ sản xuất, hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất, Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKT
Ở phần kết quả nghiên cứu đã tập trung làm rõ được 4 nội dung chính sau:
Về thực trạng sản xuất và chế biến mắm tép trên địa bàn xã Hà Yên: Trong những năm gần đây số hộ đánh bắt tép và số hộ chế biến tép có xu hướng tăng qua các năm. Cùng với việc mở rộng về quy mô chế biến thì sản lượng chế biến mắm của các hộ trên địa bàn cũng có xu hướng tăng. Mặc dù giá cả các yếu tố đầu vào liên tục thay đổi nhưng giá bán của mắm tép cũng tăng theo giá các yếu tố đầu vào nên mối quan tâm duy nhất của các hộ chế biến là vấn đề về tiêu thụ. Nếu sản phẩm mắm tép Hà Yên tìm được một chỗ đứng vững trên thì trường thì nghề chế biến mắm tép ở xã Hà Yên sẽ phát triển mạnh hơn nữa.
-Về đánh giá HQKT: Theo điều tra và phân tổ các nhóm hộ theo các tiêu chí khác nhau cho thấy:
+ Phân tổ theo quy mô chế biến: HQKT của các nhóm hộ phân theo quy mô chế biến là khác nhau. Mặc dù ở nhóm hộ quy mô lớn có mức độ đầu tư cho chế biến cao hơn các nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nhỏ nhưng HQKT mang lại của nhóm hộ quy mô lớn lại cao hơn của nhóm hộ còn lại. Có sự khác nhau như vậy do các hộ quy mô lớn thường chế biến theo đơn hàng và hộ đầu tư chi phí cho nguyên liệu cao hơn nên sản lượng mắm đạt được của họ cao hơn. Mặt khác, nhóm hộ này tận dụng được công lao động nên số công lao động của hộ ít hơn các nhóm hộ khác.
+ Phân tổ theo hình thức tổ chức: Trong nghiên cứu đã có sự phân tổ để so sánh HQKT đạt được của nhóm hộ vừa đánh bắt vừa chế biến. Từ đó cho thấy, nhóm hộ chỉ tập chung cho chế biến sẽ mang lại HQKT cao hơn nhóm hộ vừa đánh bắt vừa chế biến vì nhóm hộ chế biến thường mua 100% nguyên liệu nên họ có sự chọn lựa cho nguyên liệu chế biến của mình. Ngược lại nhóm hộ vừa chế biến vừa đánh bắt thì nguyên liệu chế biến của họ là sản phẩm họ đánh bắt được nên dù có những mẻ tép không ngon thì họ vẫn mang về chế biến nên năng suất mắm đạt được là không cao. Tép nguyên liệu không ngon nên mắm sẽ không đỏ, không ngon làm cho giá bán của nhóm hộ này thấp hơn nhóm hộ chỉ chế biến.
+ Phân tổ theo mức độ đầu tư: Các nhóm hộ đầu tư cho công cụ dụng cụ và nguyên liệu cao thì đạt được HQKT cao hơn các nhóm hộ còn lại vì như đã phân tích thì nguyên liệu chính cho chế biến là tép. Nếu tép nguyên liệu ngon sẽ cho ra sản phẩm năng suất cao, ngon hơn và giá bán sẽ cao hơn. Mặt khác, các hộ đầu tư công cụ dụng cụ chế biến lớn sẽ giúp quá trình chế biến diễn ra liên tục, dụng cụ tốt giúp quá trình lên men mắm tốt hơn và mắm sẽ ngon hơn. Chính vì thế nên những hộ đầu tư cho chế biến cao sẽ mang lại HQKT cao hơn.
124 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 2481 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ & PTNT
------------
TRẦN THỊ TRANG
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ CHẾ BIẾN MẮM TÉP
CỦA CÁC HỘ DÂN XÃ HÀ YÊN, HUYỆN HÀ TRUNG,
TỈNH THANH HÓA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hà Nội, 2015
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ & PTNT
------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ CHẾ BIẾN MẮM TÉP
CỦA CÁC HỘ DÂN XÃ HÀ YÊN, HUYỆN HÀ TRUNG,
TỈNH THANH HÓA
Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ TRANG
Msv : 563335
Lớp : QLKT
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Người hướng dẫn : TS. HỒ NGỌC NINH
Hà Nội, 2015
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng, số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa hề được sử dụng trong bất cứ một nghiên cứu nào khác và để bảo vệ một học vị nào.
Em xin cam đoan tất cả các trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2015
TÁC GIẢ KHÓA LUẬN
Trần Thị Trang
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này em xin chân thành cảm ơn đến những cá nhân và tập thể đó:
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến người hướng dẫn khoa học TS. Hồ Ngọc Ninh, người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, tập thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.
Xin cảm ơn tập thể các cơ quan, ban, ngành: UBND và người dân xã Hà Yên,huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu để nghiên cứu khóa luận này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ của tập thể, người thân và bạn bè đã dành cho em!
TÁC GIẢ KHÓA LUẬN
Trần Thị Trang
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Có nghĩa là
BQ Bình quân
BQC Bình quân chung
DN Doanh nghiệp
GT Giá tiền
HQ Hiệu quả
HQKT Hiệu quả kinh tế
LĐ Lao động
LĐBQ Lao động bình quân
NN Nông nghiệp
NKBQ Nhân khẩu bình quân
TB Trung bình
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TNHH Thu nhập hỗn hợp
UBND Uỷ ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Thứ tự Tên bảng Trang
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Hà Yên qua 3 năm 2012 – 2014 25
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã Hà Yên qua 3 năm 2012 – 2014 27
Bảng 3.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã Hà Yên năm 2014 29
Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Hà Yên giai đoạn 2012 – 2014 32
Bảng 4.1 Tình hình chế biến mắm tép của xã qua 3 năm 2012-2014 37
Bảng 4.2 Tình hình chung về các hộ điều tra 43
Bảng 4.3 Mức độ đầu tư công cụ dụng dụ phục vụ đánh bắt của các nhóm hộ điều tra 47
Bảng 4.4 Cơ sở vật chất ,dụng cụ chế biến của các hộ chế biến mắm tép phân theo quy mô chế biến 50
Bảng 4.5 Chi phí chế biến mắm tép của các hộ theo quy mô sản xuất 54
Bảng 4.6 Công tác kiểm tra chất lượng mắm tép của các hộ chế biến 56
Bảng 4.7 Sản lượng đánh bắt của các hộ điều tra năm 2014 60
Bảng 4.8 Kết quả và hiệu quả khâu đánh bắt của nhóm hộ điều tra 61
Bảng 4.9 Kết quả chế biến mắm của các nhóm hộ điều tra 64
Bảng 4.10 Kết quả và hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm của các nhóm hộ theo quy mô 68
Bảng 4.11 Cơ sở vật chất ,dụng cụ chế biến của nhóm hộ tự đánh bắt và nhóm hộ mua nguyên liệu 70
Bảng 4.12 Chi phí chế biến mắm tép của nhóm hộ tự đánh bắt và nhóm hộ mua nguyên liệu 72
Bảng 4.13 So sánh kết quả chế biến mắm của nhóm hộ tự đánh bắt và nhóm hộ mua nguyên liệu 74
Bảng 4.14 Kết quả và hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm của nhóm hộ tự đánh bắt và nhóm hộ mua nguyên liệu 75
Bảng 4.15 Kết quả và hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm phân theo mức đầu tư 78
Bảng 4.16 Hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm phân theo mức đầu tư 79
Bảng 4.17 Mức độ tham khảo thông tin về kĩ thuật chế biến mắm của chủ hộ 83
Bảng 4.18 Một số khó khăn của các hộ chế biến mắm tép 87
Bảng 4.19 Kết quả và hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm phân theo kinh nghiệm chế biến 89
Bảng 4.20 Hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm phân theo kinh nghiệm chế biến 91
DANH MỤC CÁC HỘP, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH
Thứ tự
Nội dung
Trang
Hộp 1 Dân làng tôi chủ yếu sống bằng nghề làm mắm tép 38
Sơ đồ 4.1 Quy trình muối mắp tép 41
Sơ đồ 4.2 Kênh tiêu thụ mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên năm 2014 58
Đồ thị 4.1 Năng suất chế biến của nhóm hộ quy mô lớn,quy mô trug bình và quy mô nhỏ 65
Đồ thị 4.2 Giá bán mắm tép bình quân qua các năm 85
Hình 4. 1 Hộ dân Phạm Thị Nghìn đang đánh bắt tép 38
Hình 4.2 Hộ dân Đinh Thị Son và Trần Thị Tươi đang đãi tép 39
Hình 4.3 Chủ hộ Hà Thị Liên đang chế biến mắm tép 40
Hình 4.4 Sản phẩm mắm tép Hà Yên 56
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Những hạn chế, yếu kém của nghề chế biến mắm trên địa bàn xã Hà Yên, huyện Hà Trung có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về phía Nhà nước. Để phát triển nghề chế biến mắm tép ở xã Hà Yên cần có phương án sản xuất phù hợp với nhu cầu và tiềm năng, cần phải đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của địa bàn. Từ những yêu cầu đó, đã thúc đẩy em chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa” nhằm đánh giá thực trạng tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả kinh tế của nghề chế biến mắm tép, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép, góp phần phát triển bền vững trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể là : Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về HQKT của nghề chế biến mắm tép. Đánh giá thực thực trạng sản xuất, chế biến và hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới HQKT của nghề chế biến mắm tép của các hộ dân tại địa phương. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép tại xã trong thời gian tới.
Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phiếu điều tra phỏng vấn hộ chế biến mắm tép và các cán bộ địa phương bằng bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp và xử lý số liệu. Thu thập số liệu đã công bố qua liên hệ với các phòng ban của xã và internet, sách, báo về tình hình đất đai, lao động, tình hình sản xuất chế biến mắm tép trên địa bàn xã để làm nguồn tài liệu thu thập cho quá trình nghiên cứu. Thu thập số liệu mới sử dụng phương pháp quan sát và điều tra, phỏng vấn nhanh. Sử dụng phần mềm SPSS và excel để xử lý số liệu. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nguồn lực phục vụ sản xuất, hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất, Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKT
Ở phần kết quả nghiên cứu đã tập trung làm rõ được 4 nội dung chính sau:
Về thực trạng sản xuất và chế biến mắm tép trên địa bàn xã Hà Yên: Trong những năm gần đây số hộ đánh bắt tép và số hộ chế biến tép có xu hướng tăng qua các năm. Cùng với việc mở rộng về quy mô chế biến thì sản lượng chế biến mắm của các hộ trên địa bàn cũng có xu hướng tăng. Mặc dù giá cả các yếu tố đầu vào liên tục thay đổi nhưng giá bán của mắm tép cũng tăng theo giá các yếu tố đầu vào nên mối quan tâm duy nhất của các hộ chế biến là vấn đề về tiêu thụ. Nếu sản phẩm mắm tép Hà Yên tìm được một chỗ đứng vững trên thì trường thì nghề chế biến mắm tép ở xã Hà Yên sẽ phát triển mạnh hơn nữa.
-Về đánh giá HQKT: Theo điều tra và phân tổ các nhóm hộ theo các tiêu chí khác nhau cho thấy:
+ Phân tổ theo quy mô chế biến: HQKT của các nhóm hộ phân theo quy mô chế biến là khác nhau. Mặc dù ở nhóm hộ quy mô lớn có mức độ đầu tư cho chế biến cao hơn các nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nhỏ nhưng HQKT mang lại của nhóm hộ quy mô lớn lại cao hơn của nhóm hộ còn lại. Có sự khác nhau như vậy do các hộ quy mô lớn thường chế biến theo đơn hàng và hộ đầu tư chi phí cho nguyên liệu cao hơn nên sản lượng mắm đạt được của họ cao hơn. Mặt khác, nhóm hộ này tận dụng được công lao động nên số công lao động của hộ ít hơn các nhóm hộ khác.
+ Phân tổ theo hình thức tổ chức: Trong nghiên cứu đã có sự phân tổ để so sánh HQKT đạt được của nhóm hộ vừa đánh bắt vừa chế biến. Từ đó cho thấy, nhóm hộ chỉ tập chung cho chế biến sẽ mang lại HQKT cao hơn nhóm hộ vừa đánh bắt vừa chế biến vì nhóm hộ chế biến thường mua 100% nguyên liệu nên họ có sự chọn lựa cho nguyên liệu chế biến của mình. Ngược lại nhóm hộ vừa chế biến vừa đánh bắt thì nguyên liệu chế biến của họ là sản phẩm họ đánh bắt được nên dù có những mẻ tép không ngon thì họ vẫn mang về chế biến nên năng suất mắm đạt được là không cao. Tép nguyên liệu không ngon nên mắm sẽ không đỏ, không ngon làm cho giá bán của nhóm hộ này thấp hơn nhóm hộ chỉ chế biến.
+ Phân tổ theo mức độ đầu tư: Các nhóm hộ đầu tư cho công cụ dụng cụ và nguyên liệu cao thì đạt được HQKT cao hơn các nhóm hộ còn lại vì như đã phân tích thì nguyên liệu chính cho chế biến là tép. Nếu tép nguyên liệu ngon sẽ cho ra sản phẩm năng suất cao, ngon hơn và giá bán sẽ cao hơn. Mặt khác, các hộ đầu tư công cụ dụng cụ chế biến lớn sẽ giúp quá trình chế biến diễn ra liên tục, dụng cụ tốt giúp quá trình lên men mắm tốt hơn và mắm sẽ ngon hơn. Chính vì thế nên những hộ đầu tư cho chế biến cao sẽ mang lại HQKT cao hơn.
Về các yếu tố ảnh hưởng: Đề tài đã nghiên cứu một số các yếu tố ảnh hưởng đến nghề chế biến mắm tép trên địa bàn xã Hà Yên gồm : Ảnh hưởng của mức đầu tư; Ảnh hưởng của quy mô sản xuất; Ảnh hưởng của hình thức tổ chức chế biến; Ảnh hưởng của trình độ của chủ hộ; Ảnh hưởng kinh nghiệm chế biến của chủ hộ; Ảnh hưởng thị trường; Ảnh hưởng điều kiện tự nhiên; Ảnh hưởng của cơ chế chính sách.
Từ các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến HQKT nghề chế biến mắm tép, đề tài đã nghiên cứu đề xuất một số giải pháp gồm: Giải pháp về quy mô sản xuất; giải pháp về đào tạo nâng cao trình độ kĩ thuật; giải pháp về tiếp cận yếu tố đầu vào vốn và nguyên liệu; giải pháp về thị trường tiêu thụ; giải pháp về môi trường.
Nghề chế biến mắm tép đã và đang phát triển theo chiều hướng tốt trên địa bàn xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tình Thanh Hóa. Tuy nhiên, để nâng cao HQKT nghề chế biến mắm tép thì cần có sự góp sức của cả chính quyền địa phương và người dân nơi đây, có vậy thì nghề chế biến mắm tép sẽ có chỗ đứng nhất định trên thị trường, người sản xuất đạt được hiệu quả cao, từ đó sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn.
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nước ta đã và đang hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới. Kinh tế đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn. Nước ta xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu kém phát triển với đa số người dân sống ở nông thôn, gắn bó với nông nghiệp. Vì vậy, muốn kinh tế nước nhà đi lên các nhà hoạch định chính sách phải đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Những năm gần đây, sản xuất ở nông thôn đã có những bước biến chuyển mạnh mẽ từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền sản xuất hàng hoá đem lại hiệu quả cao cho người nông dân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung đó thì sản xuất tại nông thôn đang phải đứng trước những khó khăn lớn khi hàng hóa của chúng ta chịu sự cạnh tranh gay gắt với những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp của các nước khác. Vì vậy, để cạnh tranh cần phải tiến hành chuyên môn hoá sản xuất và phát triển các mặt hàng mang tính truyền thống của mỗi một địa phương.
Đất nước khởi sắc từng ngày nhưng có những nét xưa, những món ăn truyền thống vẫn còn đọng lại trong lòng của người dân Việt, và trong đó có món mắm tép, món ăn đã được dâng lên tiến vua. Nhưng chẳng phải nơi đâu cũng làm được món ăn dân dã mang đậm bản sắc quê hương này. Một trong số ít nơi chế biến được không thế không nhắc tới quê hương Hà Yên, Hà Trung, Thanh Hóa.
Ở Hà Yên, nghề chế biến mắm tép là một trong những nghề truyền thống có từ xa xưa của người dân nơi đây. Trải qua bao thăng trầm bởi biến cố chiến tranh và kinh tế thị trường chi phối, đến nay nó vẫn là nghề truyền thống không bị mai một.
Hà Yên lại được thiên nhiên ưu đãi cho phát triển thủy sản nước ngọt đặc biệt mà không phải vùng, miền nào cũng có là tép riu. Bao đời nay người dân nơi đây đúc rút thành những kinh nghiệm quý để chế biến thành món mắm tép có chất lượng và có thương hiệu, được nhiều người biết đến.
Tuy nhiên, món mắm tép quê hương mới chỉ được chế biến để phục vụ cho địa bàn xã, người dân Việt vẫn chưa được thưởng thức nhiều về món ăn đồng quê này bởi lẽ người dân Hà Yên chưa phát triển chế biến sản xuất mắp tép với quy mô rộng để xuất bán đi các tỉnh thành. Xuất phát từ thực tế đó, việc xem xét tình hình chế biến mắm tép của địa phương, đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT nghề chế biến mắm tép là một trong những cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả chế biến mắm tép để giúp các hộ sản xuất có hiệu quả hơn. Vì vậy em chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình sản xuất, hiệu quả kinh tế của nghề chế biến mắm tép, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của người dân trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về HQKT của nghề chế biến mắm tép.
- Đánh giá thực thực trạng sản xuất, chế biến và hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa .
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới HQKT của nghề chế biến mắm tép của các hộ dân tại địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân tại xã Hà Yên trong thời gian tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng phát triển nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên đang diễn ra như thế nào? Hiệu quả kinh tế mang lại cho các hộ từ nghề chế biến mắm tép này ra sao và đang đạt được ở mức độ nào?
Đâu là những yếu tố ảnh hưởng chính đến hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ?
Giải pháp nào giúp các hộ nâng cao hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân ở địa phương?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề lý luận và thực tiễn về HQKT của nghề chế biến mắm tép của xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
- Đối tượng khảo sát gồm các hộ gia đình chế biến mắm tép và một số cán bộ chính quyền địa phương của xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung:
Nghiên cứu tình hình sản xuất thực tế của các hộ chế biến mắm tép ở xã Hà Yên, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghề chế biến mắm tép của các hộ dân trong thời gian tới.
* Phạm vi về thời gian nghiên cứu.
Các số liệu thứ cấp sẽ được thu thập trong 3 năm gần nhất giai đoạn 2012-2014. Các số liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập trong năm 2015.
* Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1.1 Khái niệm về hộ nông dân
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn. Có rất nhiều định nghĩa về hộ nông dân:
Theo Frank Ellis(1988): “Hộ nông dân là các nông hộ, thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao”.
Lý thuyết của Tchayanov coi hộ nông dân là một doanh nghiệp không dùng lao động làm thuê, chỉ sử dụng lao động gia đình. Do đó, các khái niệm kinh tế thông thường không áp dụng được cho kiểu doanh nghiệp này. Do không thuê lao động nên trong hộ nông dân không có khái niệm tiền lương và tiếp theo là không thể tính được lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Hộ nông dân chỉ có thu nhập chung của tất cả các hoạt động kinh tế gia đình, đó là sản lượng hàng năm trừ đi chi phí. Mục tiêu của hộ nông dân là có thu nhập cao, không kể thu nhập ấy có nguồn gốc nào: trồng trọt, chăn nuôi hay ngành nghề dịch vụ. Đó là kết quả chung của lao động gia đình.
Hộ nông dân là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế. Các nguồn lực đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động...được góp thành vốn chung, cùng chung một ngân sách; cùng chung sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi người đều hưởng phần thu nhập và mọi quyết định dều dựa trên ý kiến chung của các thành viên là người lớn trong hộ gia đình.
2.1.1.2 Đặc điểm của hộ nông dân
Theo tạp chí ngân hàng số 75/2003, quan điểm của Frank Ellis(1988) và quan điểm của Đào Thế Tuấn thì hộ nông dân có những đặc điểm sau:
- Hộ nông dân là một đơn vị khinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân với thị trường.
- Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau, khiến cho khó có giới hạn thế nào là một hộ nông dân.
- Khả năng của hộ nông dân chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất giản đơn nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất nhất là ruộng đất và lao động.
- Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khách quan trong khi khả năng khắc phục lại hạn chế.
- Người nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn hẳn các yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống cho gia đình nông dân trước những thiên tai.
- Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc tính nổi bật của hộ nông dân. Người “lao động gia đình” là cơ sở của các nông trại, là yếu tố phân biệt chúng với các doanh nghiệp tư bản.
- “Người nông dân làm công việc của gia đình chứ không phải làm công việc kinh doanh thuần túy” (Woly, 1966).
2.1.1.2 Khái niệm kinh tế hộ
Hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản,là đơn vị kinh tế xã hội khá đặc biệt.Bản thân mỗi hộ nông dân là một tế bào xã hội,là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng.Là đơn vị sản xuất cơ bản trong nông nghiệp,hộ có mục đích tối đa hóa nguồn thu trên cơ sở sử dụng toàn bộ các nguồn lực và nâng cao phúc lợi gia đình.
2.1.1.3 Đặc điểm và vai trò của kinh tế hộ
a.Đặc điểm
Hộ nông dân là đơn vị sản xuất nhưng với quy mô nhỏ, họ cũng có đầy đủ các yếu tố, các tư liệu phục vụ sản xuất. Đó là các nguồn lực sẵn có của hộ nông dân như : lao động, đất đai, vốn kĩ thuật, công cụ.Từ các yếu tố sản xuất đó nông hộ sẽ tạo ra các sản phẩm cung cấp cho gia đình và xã hội. Do sản xuất với quy mô nhỏ nên số lượng hàng hóa tạo ra của từng hộ là không lớn. Tư liệu sản xuất không đầy đủ nên chất lượng của sản phẩm làm ra cũng chưa cao.
Hộ nông dân là đơn vị tiêu dùng, các sản phẩm tạo ra nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình họ là chính,nếu còn dư họ sẽ cung cấp ra thị trường bằng cách trao đổi hoặc buôn bán. Cũng có một số hộ chuyên sản xuất để cung cấp ra thị trường.
Do đa số các hộ nông dân đều thiếu tư liệu sản xuất, thiếu vốn, thiếu đất đai, kỹ thuật nên họ thường đầu tư sản xuất thấp, họ luôn tránh rủi ro. Cũng vì như vậy nên hiệu quả kinh tế mang lại của nông hộ thường không cao. Chỉ có một số nông hộ mạnh dạn đầu tư với quy mô lớn, năng suất lao động cao nên thu nhập của họ cũng khá cao nhưng mức độ rủi ro cũng khá lớn.
b.Vai trò
Tuy các hộ nông dân còn sản xuất một cách nhỏ lẻ, quy mô không lớn năng suất chưa cao, hiệu quả kinh tế chưa caonhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp. Các hộ nông dân đã sử dụng những điều kiện sẵn có để sản xuất, ổn định cuộc sống. Điều đó cũng giải quyết được một số lượng lớn lao động nhàn rỗi trong xã hội.
Ngoài việc tạo ra các thành phần phục