Khóa luận Đánh giá mức độ tổn thương tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn

Thị xã Bắc Kạn là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Bắc Kan. Thị xã Bắc Kạn nổi lên như một vùng kinh tế mới với các hoạt động phát triển KT – XH, trong đó Quốc lộ 3 là đường giao thông huyết mạch từ Hà Nội tới cửa khẩu Tà Lùng tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, khu vực này chịu rủi ro lớn do tai biến trượt lở (điển hình dọc quốc lộ 3 đoạn xã Nông Thượng, hành lang Đông, Tây). Cùng với đó, sự mở quỹ đất làm nhà ở dọc tuyến Quốc lộ và các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên – môi trường chưa hợp lý như chặt phá rừng để lấy gỗ, phát nương làm rẫy làm giảm độ che phủ của đất, cường hóa tai biến trượt lở ngay trong khu vực thị xã. Các yếu tố này đã và đang làm tăng mức độ tổn thương (MĐTT) của tài nguyên - môi trường (TN-MT) hay đe dọa sự phát triển bền vững (PTBV) khu vực. Tuy vậy, đến nay việc điều tra, đánh giá tổng hợp MĐTT TN – MT khu vực thị xã Bắc Kạn chưa được nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế này, khóa luận “Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn” được thực hiện, góp phần giảm thiểu thiệt hại tai biến trượt lở, định hướng phát triển bền vững khu vực. Mục tiêu Đánh giá và phân vùng MĐTT TN – MT do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn, đề xuất biện pháp giảm thiểu thiệt hại tai biến. Nhiệm vụ  Xây dựng cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu MĐTT TN – MT do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn.  Nhận định, phân tích các yếu tố: mức độ nguy hiểm do trượt lở, mật độ các đối tượng bị tổn thương, khả năng ứng phó trước tai biến.  Đánh giá và phân vùng MĐTT TN – MT do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn.  Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất, các biện pháp giảm thiểu thiệt hại do trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 4 chương. Chương 1: Lịch sử và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Chương 3: Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường do tai biến trượt lở Chương 4: Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu thiệt hại do trượt lở

doc50 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2514 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá mức độ tổn thương tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn đến Quý Khoa Địa Chất - Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên - Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện để em có thể thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Mai Trọng Nhuận - giáo viên hướng dẫn của em, đã luôn tận tình chỉ dạy và hướng dẫn trong suốt khoảng thời gian em thực hiện khóa luận. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giảng dạy trong suốt khoảng thời gian 4 năm đại học đã luôn tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em; cảm ơn các bạn, những người đã cùng em đi suốt chặng đường đại học với những vui buồn, sẻ chia trong việc học cũng như cuộc sống. Cuối cùng, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận: Ths. Trần Đăng Quy, Ths. Nguyễn Hồng Huế, Cn. Nguyễn Hồ Quế, Cn. Lưu Việt Dũng cùng tất cả anh chị trong “Trung tâm nghiên cứu biển và đảo” trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Hà Nội, những người thân trong gia đình, đặc biệt là mẹ đã luôn ở bên, động viên, ủng hộ và giúp đỡ em hoàn thành bản khóa luận này. Tuy nhiên, dù đã cố gắng hết sức để thực hiện đề tài khóa luận, nhưng em cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, kính mong quý thầy cô và bạn đọc tận hình góp ý. Sinh viên thực hiện Phạm Văn Minh MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình đánh giá tổn thương của hệ thống tự nhiên - xã hội theo Cutter (1996) 17 Hình 1.2. Các bước lập sơ đồ mức độ tổn thương 19 Hình 2.1. Biểu đồ lượng mưa thị xã Bắc Kạn (Nguồn địa lý Bắc Kạn) 25 Hình 3.1. Sơ đồ mức độ nguy hiểm do tai biến truợt lở khu vực thị xã Bắc Kạn................26 Hình 3.2. Sơ đồ đối tuợng tổn thuơng do tai biến truợt lở khu vực thị xã Bắc Kạn...........27 Hình 3.3. Sơ đồ khả năng ứng phó hệ thống tự nhiên - xã hội khu vực thị xã Bắc Kạn....30 Hình 3.4. Sơ đồ mức độ tổn thương tài nguyên – môi truờng do tai biến truợt lở khu vực thị xã Bắc Kạn...........................................................................................................................31 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Nhiệt độ tại một số khu vực của tỉnh Bắc Kạn 17 Bảng 2.2. Dân số, mật độ dân số tỉnh Bắc Kạn năm 2009 20 Bảng 2.3. Cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Bắc Kạn 22 Bảng 3.1. Thông tin về giáo dục tỉnh Bắc Kạn năm 2005 - 2006 30 DANH MỤC ẢNH Ảnh 1.1. Điều tra phỏng vấn tại hu vực nghiên cứu 8 Ảnh 2.1. Vị trí vùng nghiên cứu 14 Ảnh 2.2. Nông dân thị xã Bắc Kạn tích cực chuyển đổi 20 Ảnh 3.1. Nhà được xây sát chân mái dốc 25 Ảnh 3.2. Người dân dọn đất chân mái dốc 25 Ảnh 3.3. Trượt lở tại tuyến đường Kon Tum 26 Ảnh 3.4. Khối trượt trên hành lang phía Tây 26 Ảnh 3.5. Kè đá được xây dựng tại những khu đất mở 29 Ảnh 3.6. Bưu điện Bắc Kạn 31 Ảnh 3.7. Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn 31 Ảnh 4.1. Mái taluy đứng trên đường Chiến Thắng Phủ Thông 34 Ảnh 4.2. Tường chống trượt lở của người dân tại thị xã Bắc Kạn 36 Ảnh 4.3. Quả đồi đang được san lấp cho dự án xây dựng bệnh viện tại thị xã Bắc Kạn 39 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT FAO : Tổ chức Nông lương thế giới IPCC : Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu NOAA : Cục Hải văn và Khí tượng Mỹ SOPAC : Hội Khoa học địa lý ứng dụng các nước Nam Thái Bình Dương MĐTT : Mức độ tổn thương VASC : Công ty truyền thông Việt Nam EVI : Chỉ số tổn thương môi trường KT – XH : Kinh tế - xã hội TN – MT : Tài nguyên – môi trường UBND : Ủy ban Nhân dân ĐẶT VẤN ĐỀ Thị xã Bắc Kạn là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Bắc Kan. Thị xã Bắc Kạn nổi lên như một vùng kinh tế mới với các hoạt động phát triển KT – XH, trong đó Quốc lộ 3 là đường giao thông huyết mạch từ Hà Nội tới cửa khẩu Tà Lùng tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, khu vực này chịu rủi ro lớn do tai biến trượt lở (điển hình dọc quốc lộ 3 đoạn xã Nông Thượng, hành lang Đông, Tây). Cùng với đó, sự mở quỹ đất làm nhà ở dọc tuyến Quốc lộ và các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên – môi trường chưa hợp lý như chặt phá rừng để lấy gỗ, phát nương làm rẫy làm giảm độ che phủ của đất, cường hóa tai biến trượt lở ngay trong khu vực thị xã. Các yếu tố này đã và đang làm tăng mức độ tổn thương (MĐTT) của tài nguyên - môi trường (TN-MT) hay đe dọa sự phát triển bền vững (PTBV) khu vực. Tuy vậy, đến nay việc điều tra, đánh giá tổng hợp MĐTT TN – MT khu vực thị xã Bắc Kạn chưa được nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế này, khóa luận “Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn” được thực hiện, góp phần giảm thiểu thiệt hại tai biến trượt lở, định hướng phát triển bền vững khu vực. Mục tiêu Đánh giá và phân vùng MĐTT TN – MT do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn, đề xuất biện pháp giảm thiểu thiệt hại tai biến. Nhiệm vụ Xây dựng cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu MĐTT TN – MT do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn. Nhận định, phân tích các yếu tố: mức độ nguy hiểm do trượt lở, mật độ các đối tượng bị tổn thương, khả năng ứng phó trước tai biến. Đánh giá và phân vùng MĐTT TN – MT do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn. Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất, các biện pháp giảm thiểu thiệt hại do trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 4 chương. Chương 1: Lịch sử và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Chương 3: Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường do tai biến trượt lở Chương 4: Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu thiệt hại do trượt lở Chương 1: Lịch sử và phương pháp nghiên cứu 1.1. Lịch sử nghiên cứu 1.1.1. Các khái niệm Nghiên cứu tính tổn thương (vulnerability – gọi chung là tổn thương) trên thế giới được bắt đầu nửa cuối thế kỉ 20. Có rất nhiều khái niệm được đưa ra, bàn luận nghiên cứu với quy mô khác nhau và nội dung xoay quanh các vấn đề nóng như kinh tế, chính trị, văn hóa, các tác động tới hệ thống tự nhiên, xã hội, ô nhiễm môi trường và các yếu tố ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu, tai biến thiên nhiên…. Tiêu biểu trong đó có các khái niệm: Khả năng đe dọa đến cộng đồng, được tính bằng không chỉ thành phần vật chất của cộng đồng mà còn bao gồm cả đặc tính sinh thái, khả năng ứng phó với các tác động của cộng đồng tại mọi thời điểm (Gabor, 1979). Sự nhạy cảm của hệ thống tự nhiên hay xã hội do những thiệt hại lâu dài tự sự biến đổi khí hậu (Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu – IPCC, 1997). Nguy cơ mất mát của con người hoặc hệ thống tự nhiên – xã hội do tác dộng của tai biến thiên nhiên (Cutter, 2000). Là mức độ cảm nhận, ứng phó, chống đỡ, tổn thất và phục hồi của tài nguyên – môi trường biển trước các tác động từ bên ngoài (Mai Trọng Nhuận, 2007) Căn cứ vào những khái niệm trên thì tổn thương của hệ thống tự nhiên- xã hội đề cập đến các khía cạnh, mức độ thiệt hại, tổn thất và khả năng phục hồi, chống chịu của hệ thống trước các tác động bên ngoài như tai biến, sự biến đổi khí hậu toàn cầu, dịch bệnh, sự suy thoái kinh tế, thay đổi cấu trúc, chính sách…. 1.1.2. Trên thế giới Vào cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21, công trình nghiên cứu, các mô hình đánh giá tổn thương được đưa ra như quy trình đánh giá tổ thương của NOAA (1999), các phương pháp nghiên cứu tổn thương của Cutter (1996), IPCC (2001), SOPAC (1999), USGS (2000)…Các công trình nghiên cứu đã thành lập bản đồ đánh giá mức độ thiệt hại do các tác động bên ngoài, mật độ các đối tượng bị tổn thương, khả năng ứng phó của các tác động của tai biến. Đồng thời các nghiên cứu này còn mang tính hiệu quả trong việc dự báo MĐTT cũng như đề xuất biện pháp giảm thiểu thiệt hại, là cơ sở quan trọng trong việc quy hoạch quản lí và phát triển. Đặc biệt là quy trình đánh giá của NOAA (1999) đã được xây dựng gồm các bước: nhận định các tai biến, cơ sở hạ tầng, tài nguyên, KT- XH và phân tích cơ hội giảm thiểu thiệt hại; những ứng dụng của việc đánh giá này trong quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ tài nguyên và tăng khả năng giảm thiểu, tái phát triển và xây dựng các công trình bị hư hỏng. Tiếp đó là mô hình của Cutter (1996) đánh giá tổn thương của hệ thống tự nhiên, xã hội. Điểm nổi bật của phương pháp là nhận định tổn thương thay đổi theo thời gian, do tai biến gây ra và phụ thuộc và khả năng phục hồi của hệ thống tự nhiên hoặc xã hội. Nghiên cứu này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng tránh tai biến và xây dựng chiến lược phát triển bền vững. Đến năm 2000, Cutter đã nghiên cứu tổn thương xã hội do tai biến môi trường, trong đó các yếu tố tổn thương xã hội bao gồm cơ sở hạ tầng, giao thông, kém trong khả năng ứng phó, văn hóa, phong tục, trình độ dân trí…. Về sau này khi các nghiên cứu tiếp tục được triển khai và tập chung nhiều cho đới ven biển và các vùng đảo (là những nơi có độ nhạy cảm cao về tài nguyên và kinh tế. Các nghiên cứu đã được triển khai ở các nước như Mĩ, Nhật Bản, Canada, Hà Lan…với những kết quả có giá trị lớn và tính khả thi cao làm cơ sở cho quy hoạch môi trường chiến lược, quy hoạch cơ sở hạ tầng, thiết lập khung quản lý. Trong đó, SOPAC (2004) đã xây dựng được bộ chỉ số (gồm 50 chỉ số) về tổn thương môi trường (EVI- Environmental Vulnerability Index) tập chung vào các khía cạnh như biến đổi khí hậu, nước, nông nghiệp, tai biến, sức khỏe… Như vậy nghiên cứu tính tổn thương được phát triển trên tất cả các lĩnh vực xã hội. Các nghiên cứu tổn thương trên thế giới đã và đang góp đáng kể trong việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quản lí tài nguyên thiên nhiên. Tiếp cận gần tới mục đích phát triển bền vững. 1.1.3. Ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu Tại Việt Nam thì các công trình nghiên cứu tổn thương đang được thực hiện ngày một nhiều và đa dạng hơn, tập trung vào đánh giá mức độ tổn thương tại đới ven biển, do biến đổi khí hậu, dâng cao mực nước biển. Bên cạnh đó, có một số nghiên cứu như đánh giá tổn thương do lũ lụt của FAO (2004 - 2009) “ Giảm thiểu tổn thương do lũ lụt và bão ở tỉnh Quảng Ngãi” và “ Khả năng phục hồi của cộng đồng dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long do tai biến thiên nhiên”. Ngoài ra sự cộng tác của trung tâm nghiên cứu, giáo dục và phát triển Môi Trường Việt Nam hợp tác quỹ hỗ trợ Nghiên cứu Nhiệt đới của Hà Lan kết luận. Đánh giá tổn thương về kinh tế, xã hội ở huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định là do sự mất cân bằng trong thu nhập, sự thay đổi tổ chức và môi trường. Năm 2001 Mai Trọng Nhuận và cộng sự đã có các công trình nghiên cứu và đánh giá MĐTT áp dụng cho đới duyên hải miền Trung và Nam Trung Bộ làm cơ sở cho việc giảm nhẹ tai biến, quy hoạch sử dụng hợp lí lãnh thổ lãnh hải. Các công trình nghiên cứu này đã nghiên cứu chi tiết và đồng bộ về tổn thương đới duyên hải và lần đầu tiên các tác giả đã xây dựng được phương pháp luận, phương pháp và quy trình đánh giá tổn thương áp dụng cho đới duyên hải. Qua đó thiết lập bản đồ MĐTT cho các vùng này. Kết quả của công trình nghiên cứu này mang tính thực tiễn cao, là cơ sở cho đề xuất các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu tai biến, bảo vệ tài nguyên - môi trường, quy hoạch và sử dụng bền vững lãnh thổ lãnh hải cho đới duyên hải miền Trung và Nam Trung Bộ. Về sau, các công trình đánh giá tổn thương áp dụng cho hệ thống TN – XH và phân vùng các yếu tố tổn thương dựa trên cơ sở các yếu tố gây tai biến (xói lở, bồi tụ, lũ lụt, ô nhiễm môi trường…) các đối tượng bị tổn thương (cộng đồng ven biển, cơ sở hạ tầng, tài nguyên…) và khả năng ứng phó của hệ thống trước tai biến. Theo đó, MĐTT được phân theo 4 mức từ thấp tới cao. Những công tình mang tính thực tiễn cao phải kể tới: Mai Trọng Nhuận, 2004. “Thành lập bản đồ hiện trạng địa chất tai biến và dự báo tai biến (0-30m nước) vùng biển Phan Thiết – Hồ Tràm”. Mai Trọng Nhuận, 2004. “Nghiên cứu, đánh giá mức độ bị tổn thương của đới duyên hải Nam Trung Bộ làm cơ sở để giảm nhẹ tai biến, quy hoạch sử dụng đất bền vững”. Gần đây trong đề tài “ Nghiên cứu đề xuất mô hình, giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên địa chất đới duyên hải , lấy ví dụ vùng Phan Thiết – Vũng Tàu” (2007) Mai Trọng Nhuận đã đánh giá MĐTT của tài nguyên địa chất. Kết quả đánh giá này có ý nghĩa quan trọng trong khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên địa chất nói riêng và tài nguyên nói chung, đồng thời các biện pháp bảo vệ, bảo tồn các nguồn tài nguyên cũng được đưa ra. Cũng theo hướng tiếp cận này, nghiên cứu tổn thương trong luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hồng Huế (2007) “ Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên địa chất cho phát triển bền vững vịnh Giành Rái, Bà Rịa – Vũng Tàu” cũng góp phần quy hoạch, sử dụng hợp lý tài nguyên địa chất hướng tới phát triển bền vững trên cơ sở đánh giá tổn thương tài nguyên địa chất. Tới thời điểm này, ở khu vực đã có một số công trình và tai biến trượt lở làm cơ sở để đánh giá các hợp phần của tổn thương như mức độ nguy hiểm của tai biến trượt lở đất. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu như của: “Nghiên cứu đánh giá tai biến trượt lở phục vụ quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông đường bộ ở lưu vực sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Kạn,” Đỗ Minh Đức (2010) “ Mối liên hệ giữa cấu trúc địa chất và hiện tượng trượt lở hai bờ sông Cầu khu vực tỉnh Bắc Kạn” Lê Thanh Mẽ, Đỗ Đình Toát (2002). “Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và hoạt động nhân sinh tới khu vực trượt lở đất tại thị xã Bắc Kạn” .Đỗ Minh Đức, Nguyễn Hồng Sơn (2007). Các công trình nghiên cứu cũng đề xuất giải pháp phòng chống trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn phục phụ cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Các nghiên cứu trên bước đầu đã làm cơ sở cho việc phòng tránh tai biến, sử dụng hợp lý tài nguyên đất tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế đó là: Chưa làm rõ được các yếu tố gây tổn thương, các đối tượng bị tổn thương và khả năng ứng phó của tự nhiên, xã hội, nhân sinh trước các yếu tố gây tổn thương. Chưa xây dựng được bản đồ phân vùng mức độ tổn thương do tai biến trượt lở của khu vực. 1.2. Phương pháp nghiên cứu mức độ tổn thương 1.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu Phương pháp thu thập, xử lý số liệu được thực hiện nhờ tham khảo, tổng hợp tài liệu từ các công trình nghiên cứu đã có và bổ xung qua khảo sát thực địa, điều tra, phỏng vấn. Các cơ sở tài liệu thu thập được: Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu đánh giá tai biến trượt lở phục phụ quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông đường bộ ở lưu vực sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Kạn” do Đỗ Minh Đức chủ biên (2010). Báo cáo tổng kết đề tài “Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và hoạt động nhân sinh tới khu vực trượt lở đất tại thị xã Bắc Kạn” Đỗ Minh Đức, Nguyễn Hồng Sơn. (2007). Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học trong việc phòng chống tai biến. Hội địa chất và công trình môi trường Việt Nam. (2010). Mối liên hệ giữa cấu trúc địa chất và hiện tượng trượt lở hai bờ sông Cầu khu vực tỉnh Bắc Kạn. Lê Thanh Mẽ, Đỗ Đình Toát, (2002). Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Kạn đến năm 2010. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn chủ trì (2007). Báo cáo hội nghị khoa học “Đặc điểm phong hóa và dự báo tai biến trượt lở liên quan tới vùng quy hoạch thị xã Bắc Kạn” Nguyễn Văn Bình, Tô Xuân Bản, Phạm Trường Sinh, Phan Thị Phong, (2006). Bản đồ địa chất Bắc Kạn tỉ lệ 1: 25000 . Sau khi thu thập, các tài liệu được xử lý bằng các phần mềm Excel, Mapinfo để phân tích, xây dựng tiêu chí đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới MĐTT TN-MT do tai biến trượt lở (mức độ nguy hiểm do tai biến trượt lở, mật độ đối tượng tổn thương, và khả năng ứng phó). 1.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp khảo sát thực địa là một phương pháp không thể thiếu được khi nghiên cứu các quá trình và hiện tượng địa chất cũng như điều kiện tự nhiên, tai biến trượt lở; các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, các loại tài nguyên,... Lộ trình của khảo sát thực hiện bằng phiếu điều tra cứ 250m thì sẽ phỏng vấn 3 hộ gia đình. Nội dung của phiếu điều tra bao gồm 5 phần: Phần 1:Thông tin chung về hộ. Phần 2: Tài sản trong gia đình. Phần 3: Hoạt động xản suất của hộ. Phần 4: Tình hình sử dụng điện nước và các dịch vụ khác. Phần 5: Ảnh hưởng của sạt lở đất đến đời sống kinh tế hộ gia đình trong những năm gần đây. Ảnh 1.1. Điều tra phỏng vấn tại khu vực nghiên cứu Những thông tin này là cơ sở dữ liệu đánh giá mức độ ảnh hưởng của trượt lở đất tới đời sống người dân, nhận định sơ bộ vùng có nguy cơ xảy ra trượt lở và khả năng ứng phó của khu vực qua tiềm lực hệ thống tự nhiên, xã hội (rừng tự nhiên, rừng nhân tạo, công trình kè đá, tường đá, công tác tuyên truyền ứng phó khi có tai biến xảy ra...). 1.2.3. Phương pháp đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn Phương pháp đánh giá MĐTT TN - MT do trượt lở ở thị xã Bắc Kạn được xác định trên cơ sở kế thừa các phương pháp đánh giá tổn thương của NOAA (1999), Cutter (1996) và Viện Địa Kĩ Thuật NaUy (NGI, 2008). a, Phương pháp của NOAA (1999) và Cutter (1996) - Bước 1: Xác định tai biến Xác định loại tai biến như xói lở, bão, ô nhiễm môi trường .... Xếp thứ tự tai biến dựa vào mức độ nghiêm trọng của các loại tai biến (cường độ, quy mô, tần suất, mức độ gây hại) và các yếu tố gây cường hóa tai biến. - Bước 2: Phân tích tai biến Xác định rủi ro của mỗi tai biến trên bản đồ tai biến. Tính điểm cho các vùng rủi ro tai biến. - Bước 3: Phân tích cơ sở hạ tầng quan trọng Xác định và mô tả các đối tượng bị tổn thương : khu vực dân cư (nhà ở, trường học, bệnh viện, trạm xá...) các cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc...) trên bản đồ tai biến và các thông tin liên lạc kèm theo (tên, địa chỉ, loại...). - Bước 4: Phân tích xã hội Xác định những vùng/đối tượng cần sự quan tâm đặc biệt khi các tai biến xẩy ra; vùng khu vực có khả năng ứng phó với tai biến thấp (dân tộc thiểu số, gia đình dưới mức nghèo đói, người già, trẻ em, phụ nữ, gia đình thiếu phương tiện đi lại ...). - Bước 5: Phân tich kinh tế Xác định các lĩnh vực kinh tế cơ bản và các trung tâm kinh tế. Phân tích khả năng tổn thương của các trung tâm kinh tế. - Bước 6: Phân tích môi trường Xác định vùng rủi ro. Xác định các khu vực tài nguyên môi trường quan trọng nhạy cảm với các vùng rủi ro và phân tích khả năng tổn thương của các vùng rủi ro. Kết hợp thông tin bước 3, 4, 5 để thành lập bản đồ mật độ các đối tượng tổn thương do tai biến - Bước 7: Phân tích các cơ hội giảm thiểu thiệt hại Nguồn tai biến Tổn thương tự nhiên Điều kiện tự nhiên Tổn thương hệ thống tự nhiên-xã hội Tiềm năng tai biến Điều kiện xã hội Biện pháp giảm thiểu rủi ro Tổn thương xã hội Hình 1.1. Mô hình đánh giá tổn thương của hệ thống tự nhiên - xã hội theo Cutter (1996) b. Phương pháp nghiên cứu của NGI (2008) Theo phương pháp đánh giá tổn thương của NGI thì mức độ tổn thương của môi trường do tai biến gây ra có liên quan tới mức độ rủi ro của tai biến theo hàm số đa biến phụ thuộc vào độ rủi ro của khu vực: R xiyj = f (aHxiyj, bVxiyj, cExiyj), trong đó Rxiyj là mức độ rủi ro của các yếu tố bị tổn thương. Vxiyj là mức độ tổn thương của khu vực. Hxiyj là tần suất của tai biến. Exiyj là giá trị của yếu tố dễ bị tổn thương. (xiyj) là tọa độ địa lý và a, b, c là các giá trị trọng số được gán theo mức độ quan trọng của từng hợp phần. c. Phương pháp đánh giá tổn thương tài nguyên – môi trường áp dụng cho thị xã Bắc Kạn Dựa theo các phương pháp, quy trình và mô hình đánh giá ở trên, quy trình đánh giá MĐTT TN - MT do trượt lở ở thị xã Bắc Kạn được đề xuất như sau. Bước 1: Phân tích, đánh giá các yếu tố tự nhiên - xã hội, tài nguyên – môi trường. Bước 2: Nhận định, phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng MĐTT TN - MT gồm: Yếu tố gây tổn thương (tai biến trượt lở), các yếu tố gây cường hóa tai biến (yếu tố tự nhiên: địa hình, địa mạo, địa chất...); hoạt động nhân sinh: (xây dựng, làm đường....); các đối tượng bị tổn thương (tài nguyên, con người, cơ sở vật chất cảnh quan...); khả năng ứng phó với các yếu tố gây tổn thương (hệ thống tự nhiên: địa hình, địa chất, thảm thực vật...);hệ thống xã hội: (công trình dân sinh, trình độ dân trí...). Bước 3: Xây dựng các tiêu chí đánh giá MĐTT TN - MT: các yếu tố gây tổn thương, các đối tượng bị tổn thương và khả năng ứng phó với các yếu tố gây tổn thương. Bước 4: Đánh giá, phân vù