Khóa luận Đánh giá thực trạng môi trường tại chi nhánh nhà máy xi măng núi voi, công ty cổ phần cơ điện luyện kim Thái Nguyên

Bước vào thế kỷ XXI, cùng với những cơ hội phát triển mạnh mẽ, loài người cũng đứng trước những thách thức lớn như vấn đề gia tăng dân số, năng lượng, lương thực, đặc biệt là vấn đề môi trường, một vấn đề đang được cả nhân loại hết sức quan tâm, đe dọa nghiêm trọng sự ổn định và phát triển của tất cả các nước trên thế giới. Nhân loại đã và đang ý thức được rằng, nếu các vấn đề môi trường không được xem xét đầy đủ và kỹ lưỡng trong chính sách phát triển thì tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá với tốc độ nhanh nhất định sẽ đi kèm với việc huỷ hoại môi trường. Nguy cơ môi trường đang ở tình trạng báo động ở những quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Việt Nam trong những năm gần đây không ngừng đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, những lợi ích mà công nghiệp hóa - hiện đại hóa mang lại được thể hiện rất rõ qua tình hình tăng trưởng kinh tế, giáo dục, xã hội. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với môi trường trong vùng lãnh thổ. Môi trường ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn, trong đó ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp là rất nặng.

doc83 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2867 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá thực trạng môi trường tại chi nhánh nhà máy xi măng núi voi, công ty cổ phần cơ điện luyện kim Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG LƯƠNG NGỌC DUNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CHI NHÁNH NHÀ MÁY XI MĂNG NÚI VOI, CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LUYỆN KIM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Tài nguyên & Môi trường Khóa học : 2008 - 2012 Thái Nguyên, 2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG LƯƠNG NGỌC DUNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CHI NHÁNH NHÀ MÁY XI MĂNG NÚI VOI, CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LUYỆN KIM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Tài nguyên & Môi trường Khóa học : 2008 - 2012 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hải Thái Nguyên, 2012 Lời cảm ơn Để hoàn thành đề tài này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thanh Hải, người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp.          Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu đề tài mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.          Em chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân huyện Đồng Hỷ, các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ, các cán bộ và công nhân nhà máy xi măng Núi Voi, các hộ gia đình sống xung quanh khu vực nhà máy xi măng Núi. Em xin gửi lời cảm ơn đến chị Dương Thị Thủy, cán bộ phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu. Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên của em, lần đầu tiên làm quen với công việc nghiên cứu nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô chỉ bảo và giúp đỡ để em tiến bộ hoàn thiện hơn trong việc học tập, nghiên cứu đề tài.           Em xin chân thành cảm Sinh viên Lương Ngọc Dung DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Sơ đồ vị trí các bên tiếp giáp của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 18 Hình 4.2. Sơ đồ vị trí của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 19 Hình 4.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 24 Hình 4.4. Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng 26 Hình 4.5. Sơ đồ công nghệ sản xuất vôi kèm dòng thải 28 Hình 4.6. Cấu tạo bể tự hoại 50 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TS : Tiến sĩ NĐ - CP : Nghị định - Chính phủ NQ - CP : Nghị quyết - Chính phủ TT - BTNMT : Thông tư - Bộ Tài nguyên và Môi trường QĐ - BTNMT : Quyết định - Bộ Tài nguyên và Môi trường QĐ - BYT : Quyết định - Bộ Y tế QĐ - UB : Quyết định - Uỷ ban QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam BOD : Nhu cầu oxi sinh hóa COD : Nhu cầu oxi hóa học TSS : Chất rắn lơ lửng TDS : Tổng chất rắn hoà tan MỤC LỤC Lời cảm ơn DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích của đề tài 2 1.3. Mục tiêu của đề tài 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 2 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.2. Cơ sở pháp lý 4 2.3. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tại nhà máy tới môi trường và sức khỏe con người 6 2.3.1. Ảnh hưởng của bụi, khí thải và tiếng ồn tới môi trường và sức khỏe con người 6 2.3.1.1. Tác động hóa học của bụi tới sức khỏe con người 6 2.3.1.3. Tác động của tiếng ồn 9 2.3.1.4. Tác động do ô nhiễm nhiệt 10 2.3.2. Nước thải của khu sản xuất và ảnh hưởng của chúng tới môi trường 10 2.3.3. Chất thải rắn của khu sản xuất và ảnh hưởng của chúng tới môi trường 11 2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên 11 2.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng ở Việt Nam 11 2.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng của tỉnh Thái Nguyên 13 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 15 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 15 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 15 3.3. Nội dung nghiên cứu 15 3.3.1. Tìm hiểu về Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 15 3.3.2. Đánh giá thực trạng môi trường (môi trường nước, môi trường không khí và tình hình thu gom chất thải rắn) tại Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 15 3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của quá trình sản xuất tới môi trường không khí xung quanh nhà máy thông qua phiếu điều tra 16 3.3.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của nhà máy đã thực hiện 16 3.3.5. Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện môi trường của nhà máy 16 3.4. Phương pháp nghiên cứu 16 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 16 3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn 16 3.4.3. Phương pháp tổng hợp và so sánh 16 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17 4.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 17 4.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 17 4.1.2. Điều kiện về khí tượng, thuỷ văn 20 4.1.3. Cơ cấu tổ chức và lao động của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 23 4.1.4. Khái quát về sơ đồ công nghệ sản xuất của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 25 4.1.4.1. Khu sản xuất xi măng 25 4.1.4.2. Khu sản xuất vôi 27 4.1.4.3. Tìm hiểu nguồn gây ô nhiễm chính của nhà máy 29 4.2. Đánh giá thực trạng môi trường (môi trường nước, môi trường không khí và tình hình thu gom chất thải rắn) tại Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi 34 4.2.1. Đánh giá thực trạng môi trường khu sản xuất xi măng thuộc Chi nhánh Nhà máy xi măng Núi Voi 34 4.2.1.1. Thực trạng môi trường nước 34 4.2.1.2. Thực trạng môi trường không khí 37 4.2.2. Đánh giá thực trạng môi trường khu sản xuất vôi thuộc Chinh nhánh Nhà máy xi măng Núi Voi 40 4.2.2.1. Thực trạng môi trường nước 40 4.2.2.2. Thực trạng môi trường không khí 41 4.3. Đánh giá ảnh hưởng của quá trình sản xuất tới môi trường không khí xung quanh nhà máy thông qua phiếu điều tra 44 4.3.1. Khu vực điều tra 44 4.3.2. Mức độ ảnh hưởng quá trình sản xuất tới môi trường không khí xung quanh nhà máy thông qua phiếu điều tra 44 4.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của nhà máy đã thực hiện 46 4.4.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí 46 4.4.1.1. Đối với bụi 46 4.4.1.2. Đối với tiếng ồn và các yếu tố vi khí hậu 47 4.4.2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 49 4.4.3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn 50 4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường của nhà máy 51 4.5.1. Giảm bụi và ồn từ các nguồn phân tán 51 4.5.2. Cải thiện điều kiện làm việc 51 4.5.3. Đào tạo và giáo dục về môi trường 52 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53 5.1. Kết luận 53 5.2. Đề nghị 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC 57 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Bước vào thế kỷ XXI, cùng với những cơ hội phát triển mạnh mẽ, loài người cũng đứng trước những thách thức lớn như vấn đề gia tăng dân số, năng lượng, lương thực, đặc biệt là vấn đề môi trường, một vấn đề đang được cả nhân loại hết sức quan tâm, đe dọa nghiêm trọng sự ổn định và phát triển của tất cả các nước trên thế giới. Nhân loại đã và đang ý thức được rằng, nếu các vấn đề môi trường không được xem xét đầy đủ và kỹ lưỡng trong chính sách phát triển thì tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá với tốc độ nhanh nhất định sẽ đi kèm với việc huỷ hoại môi trường. Nguy cơ môi trường đang ở tình trạng báo động ở những quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Việt Nam trong những năm gần đây không ngừng đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, những lợi ích mà công nghiệp hóa - hiện đại hóa mang lại được thể hiện rất rõ qua tình hình tăng trưởng kinh tế, giáo dục, xã hội. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với môi trường trong vùng lãnh thổ. Môi trường ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn, trong đó ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi là một trong những đơn vị sản xuất chính, đa dạng sản phẩm của Công ty Cổ phần Cơ điện luyện kim Thái Nguyên. Sản phẩm của nhà máy là xi măng với công suất trung bình 50.000 tấn/năm. Ngoài sản xuất xi măng, nhà máy còn sản xuất vôi sống với công suất khoảng 20.000 tấn/năm đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển, lớn mạnh của Công ty Cổ phần Cơ điện luyện kim Thái Nguyên nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói chung. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt, một mặt đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, của đất nước, song mặt khác sự tác động của nó tới môi trường là điều không tránh khỏi. Chất lượng môi trường bao gồm môi trường không khí, môi trường đất và môi trường nước đang bị ảnh hưởng bởi một trong những nguyên nhân là do hoạt động sản xuất của các khu sản xuất đó. Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, ban Chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Thanh Hải em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng môi trường tại Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi, Công ty cổ phần cơ điện luyện kim Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích của đề tài - Nắm được hiện trạng môi trường tại Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi, Công ty cổ phần cơ điện luyện kim Thái Nguyên. - Đánh giá được sự ảnh hưởng của các loại chất thải trong quá trình hoạt động của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi tới môi trường xung quanh. - Đề xuất biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi. 1.3. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá đầy đủ, chính xác hiện trạng sản xuất và ảnh hưởng của các loại chất thải tới môi trường của Chi nhánh nhà máy xi măng Núi Voi. - Các mẫu nước, không khí phải được lấy trong khu vực chịu tác động của hoạt động sản xuất của nhà máy. - Các biện pháp được đề xuất phải mang tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế. - Nâng cao kiến thức và tích lũy kinh nghiệm từ thực tế cho công việc sau khi ra trường. - Bổ sung tư liệu cho học tập. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đưa ra các tác động của hoạt động khai thác tới môi trường để từ đó giúp cho đơn vị tổ chức khai thác có các biện pháp quản lý, ngăn ngừa các tác động xấu tới môi trường, cảnh quan và con người. - Làm cơ sở cho công tác quy hoạch, lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Trong lịch sử phát triển của loài người trên Trái đất, con người luôn phải đối đầu với sự khủng hoảng sinh thái. Chúng ta ngày càng thấy rõ sự ô nhiễm môi trường do công nghiệp phát triển, do sự bùng nổ dân số ở các nước chậm tiến và đang phát triển, do con người chưa tuân thủ luật lệ về môi trường đã phá vỡ quy luật tự nhiên về phát triển sinh thái, đã và đang dẫn đến những thiệt hại to lớn về vật chất đối với nền kinh tế quốc dân. Hoạt động công nghiệp tăng cao sẽ kéo theo việc tăng chất thải vào môi trường. Tất cả các chất phát thải ra môi trường đều được đưa vào một thành phần môi trường cụ thể nào đó: nước, không khí hay đất, các thành phần này có sự liên quan rất chặt chẽ với nhau. Khi các chất thải với số lượng và chất lượng nhất định được thải vào một thành phần của môi trường, thì quá trình lý, hóa, sinh, khí động học, của hệ thống tự nhiên sẽ có những điều chỉnh làm cho chúng có ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng ở vùng xung quanh. Những sự thay đổi của thành phần môi trường sẽ dẫn đến biến đổi của các hệ sinh thái và những biến đổi khác, thường những sự biến đổi đó gây ra những tổn thất mà con người phải gánh chịu. Ô nhiễm môi trường có tác động xấu đối với sức khỏe con người, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng nhà kính, mưa axit và suy giảm tầng ôzôn), Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải vào môi trường càng nhiều. Các chất thải này nếu không kiểm soát, xử lý trước khi thải vào môi trường thì nó sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 2.2. Cơ sở pháp lý - Luật bảo vệ môi trường năm 2005. - Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ban hành ngày 13 tháng 12 năm 2009 về xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ban hành ngày 03/12/2010 quy định về xác định thiệt hại với môi trường. - Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ban hành ngày 18/4/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 về bắt buộc áp dụng TCVN về môi trường. - Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ban hành ngày 07/10/2009 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Ban hành kèm thông tư này có: + QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. + QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ban hành ngày 16/11/2009 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Ban hành kèm thông tư này có: + QCVN 23:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng. - Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ban hành ngày 16/12/2010 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, rung. Ban hành kèm thông tư này có: + QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. + QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung. - Thông tư số 40/2011/TT-BTNMT ban hành ngày 28/12/2011 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Ban hành kèm thông tư này có: + QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. - QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - TCVN 7365:2003 - Không khí vùng làm việc. Giới hạn nồng độ bụi và chất ô nhiễm không khí tại các cơ sở sản xuất xi măng. - 3733:2002/QĐ-BYT - Quy định của Bộ Y Tế về Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, chất lượng không khí vùng làm việc. 2.3. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tại nhà máy tới môi trường và sức khỏe con người 2.3.1. Ảnh hưởng của bụi, khí thải và tiếng ồn tới môi trường và sức khỏe con người Ô nhiễm môi trường chính trong sản xuất vôi và xi măng chính là phát thải bụi,tiếp đó là các chất ô nhiễm dạng khí như SO2, NOx, CO2. Ngoài ra, còn có những thành phần ô nhiễm được cho là nguy hiểm nhưng không đóng vai trò lớn như kim loại nặng, CO, hydro cacbon, các chất hữu cơ 2.3.1.1. Tác động hóa học của bụi tới sức khỏe con người - Bụi xi măng không gây bụi phổi nhưng nếu trong bụi xi măng có 2% là silic tự do thì có thể phát sinh bệnh bụi phổi silic sau nhiều năm tiếp xúc. - Bụi tạo thành do khí đốt than: bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi gây nên những bệnh hô hấp, bụi than tạo thành do quá trình đốt nhiên liệu có thành phần chủ yếu là hydro cacbon đa vòng là chất có tính độc cao có khả năng gây ung thư. - Các hạt bụi có kích thước nhỏ tới 1 µm (micrômét) có thể lọt vào tận các phế nang phổi và tồn tại vĩnh viễn tại đó. Lâu dần đối với những người thường xuyên hít phải loại bụi này sẽ mắc các chứng nhiễm độc kim loại nặng do bụi tồn lưu trong phổi. - Đau mắt do các hạt bụi cứng có cạnh sắc bám vào giác mạc. - Bên cạnh đó nếu bụi phát thải với nồng độ cao và thời gian dài sẽ bám lên bề mặt các lá cây hạn chế sự quang hợp, hạn chế hô hấp, hạn chế sự phát triển của mầm, hoa và quả non. - Bụi lơ lửng trong không trung sẽ theo mưa rơi xuống đất góp phần làm nhiễm nước mưa và suy giảm chất lượng nước mặt khu vực. - Sự tồn tại của bụi trong không khí là tâm ngưng tụ những giọt nước trong mùa lạnh, tạo nên những vùng sương mù dày đặc trên đường giao thông gây cản trở tầm nhìn dễ gia tăng khả năng tai nạn giao thông. - Sự phát sinh bụi thường xuyên gây tác động xấu về cảnh quan môi trường đô thị của khu vực. 2.3.1.2. Tác động hóa học của các khí đối với con người Nitơ oxit (NOx): * Sự hình thành khí NOx NOx sinh ra do sự oxi hoá nitơ có trong nhiên liệu và không khí. Khối lượng NOx sẽ tăng rõ rệt khi nhiệt độ cháy cao hơn 1400 độ C. Nitơ oxit sinh ra trong quá trình đốt cháy bột than chủ yếu là NO và NO2 gọi chung là NOx, ngoài ra còn một lượng nhỏ N2O. * Tác hại của các khí NOx Khí NO là khí không màu, cũng có ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ con người nhưng không đáng kể so với ảnh hưởng của khí NO2. Với nồng độ thường có trong không khí, NO không gây kích thích và không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ con người. Trong khí quyển và trong các thiết bị công nghiệp, NO phản ứng O2 với tạo thành NO2, là một chất khí có màu nâu, rất kích thích với cơ quan hô hấp. Tiếp xúc với khí NO2 ở nồng độ khoảng 5 ppm sau vài phút có thể ảnh hưởng xấu đến bộ máy hô hấp, ở nồng độ 15 - 50 ppm một vài giờ có thể nguy hiểm cho phổi, tim và gan, ở nồng độ 100ppm có thể gây tử vong sau một vài phút. Tiếp xúc lâu với khí NO2 khoảng 0,06 ppm sẽ gây trầm trọng thêm các bệnh về phổi. Cacbon dioxit (CO2): * Sự hình thành khí CO2 Cacbon dioxit CO2 xuất hiện trong ngọn lửa khi hỗn hợp nhiên liệu không khí chưa hoàn thiện (không đều), hoặc thiếu không khí, hoặc do nhiệt độ thấp. Khi trong sản phẩm cháy chứa các thành phần còn cháy được (chủ yếu là CO2 và H2) thì quá trình cháy được gọi là cháy không hoàn toàn. Nguyên nhân gây ra hoàn toàn có thể là: không khí không đủ hoặc phân bố không khí không đều. Cacbon dioxit phát thải trong không khí là do nhiên liệu cháy không hết, phương trình cháy không hoàn toàn của cacbon như sau: C + O2 = CO2 * Tác hại của CO2 với sức khoẻ con người Khí này khi tác dụng với hơi ẩm tạo thành H2CO3 có thể ăn mòn da. Nồng độ CO2 trong không khí sạch chiếm khoảng 0,003 - 0,006%. Nồng độ tối đa cho phép là 0,1%. Lưu huỳnh đioxit (SO2) * Sự hình thành khí SO2 Lưu huỳnh ở trong than dưới dạng hữu cơ hoặc vô cơ. Lưu huỳnh hữu cơ kém bền hơn lưu huỳnh vô cơ nên phần lớn lưu huỳnh hữu cơ giải phóng theo chất bốc hơi dưới dạng H2S trong giai đoạn thoát khí. Trong quá trình cháy than, toàn bộ lưu huỳnh có thể cháy được trong than dưới tác dụng của nhiệt độ sẽ phân huỷ và chuyển thành khí SO2, sau đó trong môi trường nhiệt độ cao của buồng lửa, một bộ phận của chúng sẽ kết hợp với oxi tạo thành khí SO2 cùng với sự xúc tác của bề mặt đốt. Chất xúc tác có thể là vanadium, silizium, oxit sắt, v.v Hiệu quả cuối cùng của sự oxi hoá lưu huỳnh trong than là hơn 95% SO2 được hình thành, SO3 chiếm một tỉ lệ nhỏ. Vì vậy khi nói về phát tán của oxit lưu huỳnh chủ yếu là nói về SO2, còn nói về sự ăn mòn nhiệt độ thấp của khói thì SO3 đóng vai trò quyết định. Thông thường trong tổng lượng khí SO3 sinh ra, chỉ có khoảng 0,5% đến 2% khí SO2 phát tán ra môi trường dưới dạng SO3, số còn lại thoát ra dưới dạng khí H2SO4. Trong quá trình làm lạnh khói, khí axit có thể ngưng kết thành nước axit lên trên mặt kim loại trao đổi nhiệt, gây nên hiện tượng ăn mòn nghiêm trọng. Khí SO2 thải ra môi trường dưới tác dụng xúc tác của các bụi kim loại trong khí quyển sẽ oxi hoá thành khí SO3. Khí SO3 gặp nước trong không khí sẽ tạo thành sương axit, bụi axit, hoặc mưa axit không những gây ô nhiễm cho bầu khí quyển mà còn gây nên hiện tượng ăn mòn các thiết bị. * Tác hại của khí SO2 Khí sunfurơ (SO2) là sản phẩm chính của sự đốt cháy hợp chất lưu huỳnh và nó là một mối lo đáng kể đến môi trường. Khí SO2 kích thích niêm mạc của mắt và tuyến hô hấp trên, làm sưng tấy và tiết nước nhầy, gây ho. Không khí có nồng độ SO2 cao gây khản giọng, viêm phế quản nặng, làm thay đổi thành phần của máu. Nồng độ SO2 của ở mức 1,6 ppm gây co thắt cuống phổi trong vài phút. Thời gian tiếp xúc kéo dài với không khí thì thậm chí có nồng độ SO2 thấp gây bệnh viêm phế quản, thanh quản mãn tính, gây giãn p
Luận văn liên quan