Khóa luận Điều tra thành phần sâu hại và xác định hiệu lực trừ sâu vẽ bùa hại bưởi da xanh của một số loại thuốc trừ sâu tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An

Mục đích Làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc nghiên cứu xác định các biện pháp quản lý hữu hiệu sâu hại trên cây bưởi da xanh ở địa phương. Yêu cầu - Xác định được thành phần sâu hại trên bưởi da xanh. - Xác định được mức độ gây hại của sâu hại chính. - Xác định được hiệu lực trừ sâu vẽ bùa của một số thuốc trừ sâu.

pdf32 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2386 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Điều tra thành phần sâu hại và xác định hiệu lực trừ sâu vẽ bùa hại bưởi da xanh của một số loại thuốc trừ sâu tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH Đề tài ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN SÂU HẠI VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC TRỪ SÂU VẼ BÙA HẠI BƯỞI DA XANH CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU TẠI HUYỆN ĐỨC HUỆ TỈNH LONG AN * Sinh viên thực hiện NGUYỄN MẠNH HÙNG Giáo viên hướng dẫn TS. TRẦN THỊ THIÊN AN 1. GIỚI THIỆU 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ * NỘI DUNG 1. GIỚI THIỆU * Vườn bưởi Kiến thiết cơ bản Các loại sâu hại Biện pháp quản lý Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Điều tra thành phần sâu hại và xác định hiệu lực trừ sâu vẽ bùa hại bưởi da xanh của một số loại thuốc trừ sâu tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An” được tiến hành. Đặt vấn đề Mục đích Làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc nghiên cứu xác định các biện pháp quản lý hữu hiệu sâu hại trên cây bưởi da xanh ở địa phương. Yêu cầu - Xác định được thành phần sâu hại trên bưởi da xanh. - Xác định được mức độ gây hại của sâu hại chính. - Xác định được hiệu lực trừ sâu vẽ bùa của một số thuốc trừ sâu. * 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011, tại Trang trại Út Huy, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. * Vật liệu nghiên cứu Vật liệu thí nghiệm: vườn bưởi da xanh từ 2 - 4 năm tuổi, thuốc trừ sâu, bình phun thuốc, vật liệu ngâm mẫu và giám định mẫu. Phương pháp nghiên cứu * Thành phần sâu hại Điều tra thành phần sâu hại trên cây bưởi da xanh dựa theo phương pháp của Nguyễn Công Thuật (1997) và Nguyễn Văn Tuất (2001). * Chọn vườn 4, 3 và 2 năm tuổi, diện tích mỗi vườn hơn 1,3 ha được canh tác theo tập quán ở địa phương. Phương pháp điều tra Mỗi vườn chọn 5 điểm theo 2 đường chéo góc, mỗi điểm chọn 4 cây, mỗi cây chọn 8 cành theo 4 hướng để điều tra. Các vườn được điều tra 10 ngày/lần, điều tra bổ sung 25 ngày/lần ở các địa điểm khác. * Định danh mẫu Mẫu sâu hại thu thập ở ngoài đồng mang về giám định tại Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM. Chỉ tiêu theo dõi - Thành phần sâu hại trên cây bưởi da xanh. - Tần suất xuất hiện (%) = (số cây phát hiện / tổng số cây điều tra) x 100 * * Điều tra mức độ gây hại của sâu hại chính trên cây bưởi da xanh Chọn vườn 4, 3 và 2 năm tuổi, diện tích mỗi vườn hơn 1,5 ha. Cố định vườn, điểm và cây để tiến hành điều tra. Phương pháp điều tra Mỗi vườn chọn 5 điểm theo 2 đường chéo góc, mỗi điểm chọn 4 cây, mỗi cây chọn 7 chồi và tiến hành điều tra 10 ngày/lần. * Chỉ tiêu theo dõi - Đối với sâu vẽ bùa Tỷ lệ lá bị hại (%) = (tổng số lá bị hại / tổng số lá điều tra) x 100 Mật số (con/lá) = (tổng số sâu vẽ bùa / tổng số lá điều tra) * - Đối với rầy chổng cánh Tỷ lệ chồi bị hại (%) = (tổng số chồi bị hại / tổng số chồi điều tra) x 100 Mật số (con/chồi non) = (tổng số rầy chổng cánh / tổng số chồi điều tra) * * Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ sâu vẽ bùa của một số loại thuốc trừ sâu - Thí nghiệm được thực hiện theo quy trình khảo nghiệm thuốc trừ sâu vẽ bùa hại cây có múi của cục BVTV. - Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 25/05 - 12/06 năm 2011, tại Trang trại Út Huy, huyện Đức Huệ - tỉnh Long An. * Stt Tên thương mại Tên hoạt chất Nồng độ sử dụng (%) Công ty phân phối 1 Chitin 3,6EC Abamectin 0,06 Cty Kim Sơn Nông 2 Reasgant 1,8EC Abamectin 0,08 Cty VT Bắc Giang 3 Confidor 100SL Imidacloprid 0,10 Cty Bayer Việt Nam 4 DK DS 98,8EC Petroleum Spray Oil 0,74 Cty CP Đồng Xanh Các loại thuốc thí nghiệm trừ sâu vẽ bùa Ghi chú: DK DS: dầu khoáng DS, Cty VT: Công ty Việt Thắng Cty CP: Công ty cổ phần * Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành ở ngoài đồng, bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức, 4 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức 6 cây bưởi da xanh. * Sơ đồ bố trí thí nghiệm Chiều biến thiên theo hướng dốc NT1: Phun nước lã (ĐC) NT2: Confidor 100SL NT3: Chitin 3,6EC NT4: Dầu khoáng DS 98,8EC NT5: Reasgant 1,8EC * NT1 NT2 NT4 NT5 NT3 NT2 NT4 NT3 NT1 NT5 NT5 NT3 NT2 NT1 NT4 NT4 NT5 NT3 NT2 NT1 LLLI LLLII LLLIII LLLIV Thời điểm xử lý và phương pháp phun thuốc - Thuốc thí nghiệm được xử lý vào thời điểm cây bưởi da xanh có chồi non cao 1 - 2 cm. - Thời gian xử lý vào buổi sáng sớm, thuốc được phun bằng bình phun tay 8 lít, phun thuốc ướt đều toàn bộ cây. * Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi - Mỗi ô thí nghiệm theo dõi cố định 4 cây, mỗi cây theo dõi 12 chồi non được chia ra 4 hướng đều nhau. - Theo dõi tỷ lệ lá bị hại và mật số sâu non tại các thời điểm 1 ngày trước xử lý và 3, 5, 7, 14 ngày sau xử lý thuốc. * Các chỉ tiêu theo dõi - Tỷ lệ lá bị hại (%) = (tổng số lá bị hại / tổng số lá theo dõi) x 100 - Mật số sâu non sâu vẽ bùa sống (con/lá) = (tổng số sâu non / tổng số lá trên chồi non). - Hiệu lực thuốc được tính theo công thức Henderson - Tillton Q (%) = 1- (Ta x Cb) / (Tb x Ca) x 100 * Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu sau khi thu thập theo phương pháp thống kê và được xử lý bằng các phần mềm SAS 9.13 và Microsoft Excel. * 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Stt Tên Việt Nam Tên khoa học (Họ - Bộ ) Bộ phận bị hại TSXH (%) 1 Sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella S.(Gracillariidae - Lepidoptera) Chồi, lá non 86,1 2 Rầy chổng cánh Diaphorina citri K.(Psyllidae - Homoptera) Chồi, lá non 40,5 3 Rệp sáp phấn Pseudococcus sp.(Pseudococcidae - Homoptera) Chồi, lá non 30,5 4 Nhện đỏ Panonychus citri M.(Tetranychidae - Acarina) Lá bánh tẻ 28,6 5 Sâu cuốn lá Đang định danh (Tortricidae - Lepidoptera) Lá bánh tẻ 26,5 6 Bướm phượng Papilio demoleus L.(Papilionidae - Lepidoptera) Lá non 4,7 7 Bù rầy ăn lá Đang định danh (Scarabaeidae - Coleoptera) Chồi, lá non 4,2 8 Rầy bướm trắng Lawana sp.(Flatidae - Homoptera) Chồi non 3,0 9 Sâu kèn Đang định danh (Psychidae - Lepidoptera) Lá bánh tẻ 1,4 10 Rệp mềm nâu Toxoptera citricidus K. (Aphididae - Homoptera) Chồi, lá non 0,2 Bảng 3.1 Thành phần sâu hại trên bưởi da xanh tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An * Hình 3.1 Một số loài sâu hại bộ cánh vảy (Lepidoptera) (1) Sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella gây hại trên lá non bưởi da xanh (2) Sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella gây hại trên chồi non bưởi da xanh (3) Sâu non sâu cuốn lá (đang định danh) (4) Sâu non bướm phượng Papilio demoleus 1 43 2 * Hình 3.2 Một số loài sâu hại bộ cánh đều (Homoptera) (1) Rầy chổng cánh Diaphorina citri gây hại trên lá non bưởi da xanh (2) Rầy chổng cánh Diaphorina citri gây hại trên chồi non bưởi da xanh (3) Rệp sáp phấn Pseudococcus sp. (4) Rầy bướm trắng Lawana sp. * 1 2 43 Biểu đồ 3.1 Diễn biến mức độ gây hại của sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella trên vườn bưởi da xanh điều tra * Biểu đồ 3.2 Diễn biến mức độ gây hại của rầy chổng cánh Diaphorina citri trên vườn bưởi da xanh điều tra * Stt Nghiệm thức Nồng độ (%) Tỷ lệ lá non bị sâu vẽ bùa gây hại (%) 1 NTP 3 NSP 5 NSP 7 NSP 14 NSP 1 Confidor 100SL 0,10 67,6 ns 38,4 b 42,4 b 65,8 b 68,2 a 2 Chitin 3,6EC 0,06 62,4 35,5 b 23,6 b 32,2 c 42,0 b 3 DK DS 98,8EC 0,74 63,7 33,3 b 24,0 b 32,9 c 46,8 b 4 Reasgant 1,8EC 0,08 61,6 37,3 b 24,2 b 27,1 c 39,3 b 5 Đối chứng nước lã 62,8 71,5 a 82,7 a 93,4 a 71,8 a CV (%) 16,3 17,7 23,4 16,7 13,5 Bảng 3.2 Tỷ lệ lá non bưởi da xanh bị sâu vẽ bùa gây hại trên các nghiệm thức thí nghiệm tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Ghi chú: NTP: ngày trước phun, NSP: ngày sau phun, DK DS: dầu khoáng DS * Stt Nghiệm thức Nồng độ (%) Mật số sâu vẽ bùa sống (con/lá) 1 NTP 3 NSP 5 NSP 7 NSP 14 NSP 1 Confidor 100SL 0,10 0,7 ns 0,3 b 0,5 b 1,8 b 0,1 ns 2 Chitin 3,6EC 0,06 0,6 0,2 b 0,1 c 0,4 c 0,1 3 DK DS 98,8EC 0,74 0,7 0,1 b 0,1 bc 0,5 c 0,1 4 Reasgant 1,8EC 0,08 0,7 0,1 b 0,1 bc 0,4 c 0,1 5 Đối chứng nước lã 0,7 1,1 a 1,8 a 2,6 a 0,1 CV (%) 18,6 29,0 33,0 25,6 23,8 Bảng 3.3 Mật số sâu vẽ bùa trên các nghiệm thức thí nghiệm trước và sau phun thuốc tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Ghi chú: NTP: ngày trước phun, NSP: ngày sau phun, DK DS: dầu khoáng DS * Stt Nghiệm thức Nồng độ (%) Hiệu lực thuốc thí nghiệm (%) 3 NSP 5 NSP 7 NSP 1 Confidor 100SL 0,10 67,3 b 68,6 b 21,4 b 2 Chitin 3,6EC 0,06 83,9 a 94,3 a 81,7 a 3 DK DS 98,8EC 0,74 87,7 a 92,6 a 80,7 a 4 Reasgant 1,8EC 0,08 83,5 a 92,5 a 80,6 a CV (%) 10,2 10,2 13,5 Bảng 3.4 Hiệu lực trừ sâu vẽ bùa hại bưởi da xanh của một số loại thuốc thí nghiệm tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Ghi chú: NTP: ngày trước phun, NSP: ngày sau phun, DK DS: dầu khoáng DS * 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận - Qua điều tra ghi nhận thành phần sâu hại trên cây bưởi da xanh ở huyện Đức Huệ, tỉnh Long An (tháng 3 - 6/2011), gồm 10 loài sâu hại thuộc 3 bộ côn trùng và một loài nhện, có 2 loài gây hại mạnh nhất là sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella), rầy chổng cánh (Diaphorina citri). * - Sâu vẽ bùa gây hại trên chồi lá non của cây bưởi da xanh trong thời gian điều tra, gây hại nặng nhất vào tháng 6 với tỷ lệ lá bị hại 27,61% và mật số 0,13 con/lá. - Rầy chổng cánh gây hại trên chồi lá non của cây bưởi da xanh, gây hại tập trung vào tháng 4 với tỷ lệ chồi bị hại 9,13% và mật số 0,11 con/chồi non * - Các loại thuốc thí nghiệm đều có hiệu lực trừ sâu vẽ bùa cao ở 5 ngày sau xử lý thuốc. - Cao nhất là thuốc Chitin 3,6EC (0,06%) có hiệu lực 94,3%, kế đến là dầu khoáng DS 98,8EC (0,74%) hiệu lực 92,6%, sau đó là Reasgant 1,8EC (0,08%) có hiệu lực 92,5% và thấp nhất thuốc Confidor 100SL (0,1%) với hiệu lực 68,6%. * Đề nghị - Có thể sử dụng Chitin 3,6EC ở nồng độ (0,06%) để trừ sâu vẽ bùa trên cây bưởi da xanh tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. - Tiếp tục điều tra diễn biến gây hại của sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella) và rầy chổng cánh (Diaphorina citri) trên cây bưởi da xanh vào các thời gian khác trong năm. * CHÂN THÀNH CẢM ƠN *
Luận văn liên quan