Khóa luận Điều tra tình hình chăn nuôi thú y và một số bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn nuôi tại huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

Ngành nông nghiệp của nước ta đã có từ rất lâu đời và hiện nay với khoảng 70%dân số làm nghề nông nghiệp. Dưới sự lãnh đạo của đảng và nhà nước cùng với đường lối đúng đắn đã đưa ngành nông nghiệp nước ta từ chổ khủng hoảng, không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Đến nay ngành nông nghiệp đã cung cấp một lượng sản phẩm khá dồi dào và đa dạng. Hơn nữa đã có nhiều bước tiến nhảy vọt trên 2 phương diện chất và lượng. Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, ngoài ra mỗi năm còn xuất khẩu được hàng triệu tấn lương thực. Năm 2006 Việt Nam đã đứng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu và đã thu về một lượng ngoại tệ không nhỏ cho ngân sách nhà nước. Trong điều kiện nước ta bình ổn về lương thực đây là cơ sở để phát triển ngành chăn nuôi, đăc biệt là chăn nuôi lợn. Theo tổ chức Nông Lương thế giới (FAO), Việt Nam là nước nuôi lợn đứng thứ 7 thế giới, đứng thứ 2 châu Á và đứng đầu Đông Nam Á. Mang nhiều đặc điểm chung của nước ta huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định nằm trong khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai màu mở phì nhiêu thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Ban lãnh đạo huyện đã đề ra những kế hoạch phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi lợn. Nhằm tạo ra nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nguyên liệu cho một số ngành, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện được đời sống cho nhân dân trong huyện. Từng bước áp dụng những tiến bộ khoa học kỷ thuật ngay từ khâu cải tạo giống, công tác thú y và nâng cao chất lượng thức ăn hoàn thiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Bên cạnh thuận lợi, ngành chăn nuôi lợn còn gặp không ít khó khăn. Trình độ dân trí còn hạn chế trong việc áp dụng những thành tựu khoa hoc kỷ thuật vào quy trình chăn nuôi. Đang tồn tại những phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán. Người chăn nuôi và cán bộ kỷ thuật cơ sở chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức về thú y bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh. Tình hình dịch bệnh đang bùng phát ngày càng phức tạp. Các bệnh dịch tả lợn, phó thương hàn, tụ huyết trùng và đóng dấu lợn vẫn xảy ra gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi lợn tại huyện Mặt khác, đứng trước thực tế có nhiều bệnh truyền nhiễm được truyền từ động vật sang người. Để khống chế dịch bệnh truyền nhiễm trong đó có 4 bệnh đỏ thường xảy ra trên lợn nhằm giảm thiểu thiệt hại, nâng cao hiệu quả kinh tế và đưa ngành chăn nuôi trở thành một trong những ngành mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Nên việc điều tra tình hình dịch bệnh là một vấn đề cần thiết, có tác dụng bảo vệ chất lượng cuộc sống của cộng đồng người. Trên cơ sở này, chúng tôi tiến hành đề tài:“Điều tra tình hình chăn nuôi thú y và một số bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn nuôi tại huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định”.

doc66 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6097 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Điều tra tình hình chăn nuôi thú y và một số bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn nuôi tại huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ngành nông nghiệp của nước ta đã có từ rất lâu đời và hiện nay với khoảng 70%dân số làm nghề nông nghiệp. Dưới sự lãnh đạo của đảng và nhà nước cùng với đường lối đúng đắn đã đưa ngành nông nghiệp nước ta từ chổ khủng hoảng, không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Đến nay ngành nông nghiệp đã cung cấp một lượng sản phẩm khá dồi dào và đa dạng. Hơn nữa đã có nhiều bước tiến nhảy vọt trên 2 phương diện chất và lượng. Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, ngoài ra mỗi năm còn xuất khẩu được hàng triệu tấn lương thực. Năm 2006 Việt Nam đã đứng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu và đã thu về một lượng ngoại tệ không nhỏ cho ngân sách nhà nước. Trong điều kiện nước ta bình ổn về lương thực đây là cơ sở để phát triển ngành chăn nuôi, đăc biệt là chăn nuôi lợn. Theo tổ chức Nông Lương thế giới (FAO), Việt Nam là nước nuôi lợn đứng thứ 7 thế giới, đứng thứ 2 châu Á và đứng đầu Đông Nam Á. Mang nhiều đặc điểm chung của nước ta huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định nằm trong khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai màu mở phì nhiêu thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Ban lãnh đạo huyện đã đề ra những kế hoạch phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi lợn. Nhằm tạo ra nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nguyên liệu cho một số ngành, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện được đời sống cho nhân dân trong huyện. Từng bước áp dụng những tiến bộ khoa học kỷ thuật ngay từ khâu cải tạo giống, công tác thú y và nâng cao chất lượng thức ăn hoàn thiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Bên cạnh thuận lợi, ngành chăn nuôi lợn còn gặp không ít khó khăn. Trình độ dân trí còn hạn chế trong việc áp dụng những thành tựu khoa hoc kỷ thuật vào quy trình chăn nuôi. Đang tồn tại những phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán. Người chăn nuôi và cán bộ kỷ thuật cơ sở chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức về thú y bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh. Tình hình dịch bệnh đang bùng phát ngày càng phức tạp. Các bệnh dịch tả lợn, phó thương hàn, tụ huyết trùng và đóng dấu lợn vẫn xảy ra gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi lợn tại huyện Mặt khác, đứng trước thực tế có nhiều bệnh truyền nhiễm được truyền từ động vật sang người. Để khống chế dịch bệnh truyền nhiễm trong đó có 4 bệnh đỏ thường xảy ra trên lợn nhằm giảm thiểu thiệt hại, nâng cao hiệu quả kinh tế và đưa ngành chăn nuôi trở thành một trong những ngành mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Nên việc điều tra tình hình dịch bệnh là một vấn đề cần thiết, có tác dụng bảo vệ chất lượng cuộc sống của cộng đồng người. Trên cơ sở này, chúng tôi tiến hành đề tài:“Điều tra tình hình chăn nuôi thú y và một số bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn nuôi tại huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích Nắm đươc tình hình chăn nuôi thú y tại huyện Vụ Bản. Xác định những bệnh truyền nhiễm thường gặp trên đàn lợn nuôi tại huyện Vụ Bản trong thời gian thực tập Từ những nghiên cứu và điều tra để đưa ra các biện pháp phòng và điều trị bệnh có hiệu quả góp phần phát triển nghề chăn nuôi lợn tại huyện. 1.2.2. Yêu cầu Thu thập đầy đủ, chính xác các số liệu để có thể xác định được số lượng, cơ cấu tổng đàn lợn trên địa bàn huyện trong những năm gần đây. Điều tra, bám sát thực tế, tiến hành chẩn trị và phân tích tình hình dịch bệnh truyền nhiễm xẩy ra trên đàn lợn nuôi tại địa phương. PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU . Một số hiểu biết của quá trình sinh bệnh Qúa trình sinh dịch là quá trình bệnh truyền nhiễm gia súc được dựa vào tính chất lây lan mạnh phát tán rộng. Khi một dịch bệnh xảy ra, có thể diễn ra trong một vùng nhất định hay phát tán cả một vùng rộng lớn hoặc có chiều hướng lây lan mang tính chất lãnh thổ. Mỗi quốc gia khác nhau thì quá trình sinh dịch xảy ra khác nhau. Đây được coi là đặc điểm của bệnh truyền nhiễm mà các bệnh khác không có. Nguyên lý: Dịch bệnh muốn phát sinh cần phải có đầy đủ 3 yếu tố. Nguồn bệnh - Các nhân tố trung gian truyền bệnh - Động vật cảm thụ. Đây là 3 khâu của quá trình sinh dịch, chỉ cần cát bỏ 1 trong 3 khâu thì dịch bệnh không thể phát sinh.  Hình 2.1. Qúa trình truyền lây dịch bệnh 2.1.1. Nguồn bệnh Nguồn bệnh chính là khâu đầu tiên và chủ yếu của quá trình sinh dịch. Là nơi mầm bệnh có thể cư trú thuận lợi, sinh sôi nảy nở và từ đó trong những điều kiện nhất định sẻ xâm nhập vào động vật cảm thụ bằng cách này hay cách khác để gây bệnh. Có nhiều loại nguồn bệnh như: Động vật đang mắc bệnh, động vật mang trùng, nguồn bệnh là người hay gia súc và nguồn dịch tự nhiên. Trong đó động vật mang trùng là nguồn bệnh cực kỳ nguy hiểm chúng thường làm lây lan dịch bệnh hơn cả động vật ốm. Ở một số bệnh truyền nhiễm, động vật mang trùng có tác dụng quyết định làm cho dịch phát sinh. Các bệnh như; Dịch tả lợn, phó thương hàn, tụ huyết trùng, lỡ mồm long móng…Là các bệnh thường phát sinh từ động vật mang trùng. 2.1.2. Nhân tố trung gian truyền bệnh Nhân tố trung gian truyền bệnh là khâu thứ 2 của quá trình sinh dịch, có vai trò chuyển tải mầm bệnh từ nguồn bệnh đến động vật cảm thụ. Mầm bệnh sau khi được nguồn bệnh bài xuất ra ngoài sẻ tồn tại một thời gian nhất định trong các nhân tố trung gian như: Yếu tố truyền lây sinh vật (Côn trùng, tiết túc, các động vật,…).Yếu tố truyền lây không phải là sinh vật (Đất, nước, không khí, thức ăn, và xác chết…). Rồi sẻ bị tiêu diệt nếu như không có cơ hội xâm nhập vào động vật cảm thụ. 2.1.3. Động vật cảm thụ Động vật cảm thụ là những loài động vật có khả năng mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó. Đây là khâu thứ 3 không thể thiếu được trong quá trình sinh dịch. Có nguồn bệnh và các nhân tố trung gian truyền bệnh nhưng nếu cơ thể động vật không cảm thụ với bệnh (do có miễn dịch) thì dịch bệnh không thể phát sinh. Vậy sức cảm thụ của động vật với bệnh là điều kiện bắt buộc để dịch phát sinh và phát triển. Sức cảm thụ đối với bệnh phụ thuộc vào sức đề kháng của chúng. Do vậy ta phải tăng sức đề kháng cho động vật cảm thụ bằng cách chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh và định kỳ tiêm phòng vaccine hoặc kháng huyết thanh…Để tăng cường hệ thống miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu của động vật cảm thụ làm cho dịch bệnh không thể phát sinh. 2.2. Một số hiểu biết về vi khuẩn – virus 2.2.1. Vi khuẩn Vi khuẩn (Bacteria) là những vi sinh vật mà cơ thể chỉ gồm một tế bào, không có màng nhân (Prokatyte) thường có kích thước dài từ 1- 10µm, rộng 0,2 - 1,5µm (Nguyễn Bá Hiên, 2005), []). Vi khuẩn thường có hình thái riêng, đặc tính sinh học riêng và đa số sống hoại sinh trong tự nhiên. Là loại vi sinh vật ký sinh ngoại bào, khi thực hiện quá trình xâm nhiễm tế bào thì chúng tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa tế bào vi khuẩn và tế bào cơ thể vật chủ dẫn tới quá trình thẩm lậu xảy ra. Các chất dinh dưỡng được đẩy ra tạo nguồn thức ăn cho vi khuẩn làm cho nó phát triển to ra về hình thái và kích thước. Nên vi khuẩn không thể chui qua thành tế bào để thực hiện quá trình xâm nhiễm vào nhân tế bào. Kết hợp với ngoại độc tố làm cho thành tế bào giãn nở. Do vậy khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ vi khuẩn chỉ tiếp cận và áp sát vào thành tế bào. Chính vì vậy đa số các loại kháng sinh đều có khả năng tiêu diệt được vi khuẩn. Có thể nuôi cấy vi khuẩn trong các môi trường nhân tạo và quan sát được hình thái của chúng dưới kính hiển vi quang học thông thường. Một số có khả năng tiết kháng sinh hoặc gây bệnh cho người và động vật bằng các cơ chế lý hoá hay bằng nội, ngoaị độc tố của chính vi khuẩn đó. 2.2.1.1. Ngoại độc tố Khi vi khuẩn gây bệnh còn sống và hoạt động được. Nó tiết ra môi trường xung quanh ngoại độc tố được tính từ khi nó xâm nhập vào cơ thể vật chủ tại điểm xâm nhập đầu tiên. Ngoại độc tố có nhiệm vụ chống lại sự thực bào và dịch tiết của cơ thể hoặc chống lại hệ thống đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu của cơ thể vật chủ. Nhằm mục đích mở đường cho vi khuẩn tiến sâu vào các cơ quan nội tạng để ký sinh và gây bệnh cho vật chủ. Ngoại độc tố rất độc, tác dụng rất nhanh và thường có đặc tính hướng thần kinh như ngoại độc tố vi khuẩn uốn ván. 2.2.1.2. Nội độc tố Là sản phẩm của nhiều loại vi khuẩn, chủ yếu là vi khuẩn gram âm (Lê Văn Lãnh và Chu Thị Thanh Hương, 2008)[]). Được sinh ra trong nội bào và chỉ được giải phóng khi tế bào vi khuẩn bị phá huỷ, nội độc tố có tác dụng đầu độc cơ thể ký chủ với các triệu chứng ủ rủ, sốt, bỏ ăn, gây còm…Như nội độc tố của vi khuẩn phó thương hàn. Nội độc tố của vi khuẩn chỉ xuất hiện khi vi khuẩn đã chết, không độc bằng ngoại độc tố nhưng bền vững và chịu nhiệt cao hơn ngoại độc tố. 2.2.1.3. Tác động bằng cơ chế lý - hoá Vi khuẩn thích ứng một cách nhanh chống với các phản ứng lý, hoá học trong các mô bào của cơ thể có lợi cho nó, từ đó nó phân tán ra khắp các cơ quan phủ tạng theo con đường lâm ba. Sau đó nhanh chóng tràn vào hệ tuần hoàn và máu để gây ra bệnh lý toàn thân. Nhưng nguy hiểm hơn nữa là ở một số loại vi khuẩn (Trực khuẩn và cầu khuẩn) có khả năng hình thành nha bào và giáp mô để chống lại sự thực bào của cơ thể. Những vi khuẩn này nếu không sinh giáp mô thì không còn độc lực. Hiện tượng này được ứng dụng để chế vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm. 2.2.2. Virus Virus là một loại vi sinh vật có kích thước vô cùng nhỏ bé, không có cấu tạo tế bào và chỉ xem được hình thái của nó bằng kính hiển vi điện tử. Thành phần hoá học rất đơn giản chỉ bao gồm một Protein và một axit Nucleic. Nên chúng chỉ phát triển được trên tế bào sống, không nuôi cấy được trong môi trường nhân tạo. Virus là loại ký sinh nội bào bắt buộc, có một hệ thống chất dung giải axit để biến men Aminoazidoic thành men của nó với mục đích phá vở thành tế bào nhằm tiến sâu vào nhân của tế bào vật chủ. Sau đó lại tiếp tục phá huỷ các tế bào bên cạnh để gây bệnh. Nên hầu như các loại kháng sinh đều không có tác dụng tiêu diệt Virus. Nó thường hướng vào một tổ chức, cơ quan nhất định của vật chủ theo từng loại Virus. Các bệnh do virus gây ra lây lan nhanh, mạnh phát sinh thành dịch lưu hành (Epidemic) và dịch đại lưu hành (Pandemic). Cho miễn dịch mạnh và bền vững thường có khả năng làm trỗi dậy các bệnh ghép và để lại hiện tượng mang trùng. 2.3. Một số bệnh truyền nhiễm ở lợn 2.3.1. Bệnh dịch tả lợn (Pestis suum) 2.3.1.1. Đặc điểm Là một bệnh truyền nhiễm của loài lợn (lợn từ 30 – 45 ngày tuổi rất mẫn cảm) bệnh lây lan nhanh, mạnh trên diện rộng. Bệnh có khắp nơi trên thế giới, ở nước ta bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1923 – 1924 tại các tỉnh miền Bắc. Sau đó bệnh thấy ở khắp các tỉnh thành trong cả nước nhưng phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc bộ (Nguyễn Bá Hiên, 2005, []). Do phương thức chăn nuôi bệnh xảy ra quanh năm, nhưng tập trung xảy ra ở các tháng của vụ đông xuân. Khi dịch bệnh bùng phát, tỷ lệ mắc bệnh cao và tỷ lệ chết rất cao đặc biệt khi bệnh đã ghép với các bệnh phó thương hàn, tụ huyết trùng. Các chủng của virus dịch tả lợn có cấu trúc kháng nguyên đồng nhất nên phòng bệnh rất hiệu quả nếu tiêm vacxin. 2.3.1.2. Nguyên nhân Bệnh dịch tả lợn do virus thuộc họ Flavirideae, giống Pestisvirus gây ra. Dựa vào độc tính của virus, người ta tạm chia chúng thành hai nhóm: Nhóm cường độc gây bệnh cấp tính và nhóm có độc lực thấp gây bệnh ở thể mạn tính. Độc lực của virus dịch tả lợn thường không ổn định hay nảy sinh các biến chủng gây khó khăn cho công tác phòng chống bệnh (Nguyễn Như Thành, 2001,[]). Virus thường xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá, niêm mặc mắt, mũi và qua da do tiếp xúc với lợn bệnh hoặc có thể lây gián qua các nhân tố trung gian bị nhiễm virus dịch tả lợn. Sự lây truyền qua bào thai cũng xảy ra nhất là những chủng có độc lực thấp (Bùi Quang Anh, 2001)[1]. Virus gây bệnh với các hiện tượng bại huyết, tụ máu, xuất huyết hoại tử và loét ở nhiều cơ quan phủ tạng (chấm đỏ) đều được thể hiện trên cơ thể của lợn. 2.3.1.3. Triệu chứng Thời gian nung bệnh 3 – 4 ngày hoặc hơn. Thể này thường hay gặp ở nước ta: Con vật ốm, ủ rủ, buồn bả, lười ăn hoặc bỏ ăn thích nằm ở góc chuồng và cả đàn nằm chồng lên nhau thành đống. Từ 2 - 3 ngày sau lợn sốt cao từ 41 - 420C và biểu hiện nôn mửa, khát nước, táo bón ỉa phân thành cục tròn, đen, có màng nhầy bao bọc bên ngoài như viên bi rất cứng thường kéo dài từ 4 - 5 ngày. Sau đó thân nhiệt giảm xuống kèm theo hiện tượng ỉa chảy. Càng về cuối phân có nhiều nước xanh đen lẫn cục máu, vệt xám có màng nhầy trắng xám tạo nên mùi hôi tanh khắm khó chịu. Ở chổ da mỏng nhất là bên trong đùi, 4 chân, mõm, tai xuất hiện những nốt xuất huyết đỏ bằng đầu đinh ghim trông giống như vết muỗi đốt. Có khi tập hợp thành những mảng đỏ lớn các nốt đỏ này dần dần bầm tím lại cũng có thể thối loét rồi bong vẩy. Mắt có dử, đôi khi mù do viêm kết mạc, có nước nhờn chảy ra. Virus tác động vào bộ máy hô hấp gây viêm niêm mạc mũi, chảy nước có mũ đặc, ho, khó thở, nhịp thở bị rối loạn có khi ngồi thở như chó ngồi. Nước tiểu có màu đỏ, cà phê hay đái ra máu tươi. Thể thần kinh xuất hiện chậm con vật có những biểu hiện co giật, bại liệt nhất là 2 chân sau hoặc bại liệt cả phần sau của cơ thể. Làm cho con vật đi chệnh choạng, vẹo đầu, lê lết bằng 2 chân sau. Đôi khi bị liệt toàn thân do bị viêm não và xuất huyết dưới màng não. Đối với lợn nái đang mang thai virus có thể gây sảy thai, thai gỗ, chết lưu hoặc thai dị dạng, lợn con chết yếu sau khi đẻ. Trong máu hàm lượng bạch cầu giảm rõ rệt ngay sau khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Số lượng giảm xuống dưới 5000, có khi dưới 1000 trong 1mm3 máu (Nguyễn Hữu Nam và Tạ Thị Vịnh, 2007,[]). Trước khi chết bạch cầu non xuất hiện và lâm ba cầu giảm. Dị ứng xuất hiện sau 2 - 3 tuần da có màu đỏ thẩm đều trên diện rộng. Niêm mạc bên ngoài màu vàng, con vật khó thở và ho, ỉa chảy nặng thân nhiệt có thể cao hay bình thường hoặc thấp hẳn. Con vật ốm, mệt lả, bỏ ăn, gầy còm suy yếu nằm dài thân nhiệt hạ thấp rồi chết. Bệnh tiến triển độ khoảng 8 - 15 ngày lợn con thường chết nhanh hơn lợn trưởng thành. Tỷ lệ lợn con chết rất cao từ 80 – 95%. Nếu có vi khuẩn kế phát Salmonella cholerae và Pasteurella suiseptica tác động thì làm cho bệnh càng nặng các triệu chứng biểu hiện rõ hơn, tỷ lệ chết 100%. 2.3.1.4. Bệnh tích Xác rất gầy, trên bề mặt da bụng, bẹn và 4 chân có những chấm xuất huyết như muỗi đốt kèm theo hiện tượng bại huyết và xuất huyết nặng. Có nhiều điểm xuất huyết ở niêm mạc, tương mạc, da, màng phổi, màng tim, các phủ tạng…Hạch Amidal, hầu thanh quản viêm loét, thỉnh thoảng có những điểm hoại tử phủ chất bựa nhầy, mụn loét bờ không đều. Niêm mạc miệng, lợi viêm xuất huyết đôi khi có mụn loét nông hay sâu phủ chất bựa vàng trắng. Niêm mạc dạ dày đặc biệt phía hạ vị viêm sưng màu đỏ gạch, xuất huyết phủ chất bựa nhầy. Niêm mạc ruột nhất là vùng van hồi manh tràng virus phá huỷ các nang Lympho gây hoại tử, hình thành các vết loét dày, tròn trên có phủ Fibrin tạo ra các vòng tròn đồng tâm trông giống như hình cúc áo. Niêm mạc trực tràng, hậu môn bị viêm xuất huyết hoại tử và có các nốt loét màu đỏ gạch. Hạch Lympho viêm sưng, tụ máu đỏ thẩm hoặc tím bầm, xuất huyết phần vỏ. Khi cát đôi thấy xuất huyết hình vân đá hoa hoặc xuất huyết toàn bộ. Lách không sưng hoặc ít sưng có hiện tượng nhồi huyết, xuất huyết ở rìa lách. Do tắc mạch quản ở rìa lách hình thành những khối màu đen hình tam giác có đáy, đỉnh nhọn quay vào trong. Các tam giác này xếp liền nhau trông như là hình răng cưa. Ở trong tổ chức lách còn có các đám xuất huyết lồi ra ngoài, nổi lên từng chổ làm cho bề mặt lách lồi lõm không đều. Thận xuất huyết ở lớp vỏ thành những chấm đỏ hoặc tím to bằng đầu đinh ghim nằm rải rác khắp bề mặt. Bổ đôi thận thấy hiện tượng ứ máu hoặc có cục máu ở bể thận. Niêm mạc bàng quang có viêm cata và xuất huyết chấm đỏ. Phổi và màng phổi viêm tụ máu, có nhiều vùng bị gan hoá, hoại tử và trong xoang bụng xuất huyết mặt trong thành bụng. Tim nhão, tâm nhĩ xuất huyết tâm thất sưng có hiện tượng xoang bao tim xuất huyết. Hạch màng treo ruột viêm sưng to (gấp 2 – 3 lần) xuất huyết, tụ máu như quả mận chín hoặc như quả mòng tơi chín. Nếu bệnh ghép với vi khuẩn Salmonella cholerae và Pasteurella suiseptica thì có thêm các hiện tượng lách sưng to dai như cao su, viêm phổi thuỳ, viêm màng phổi và viêm ngoại tâm mạc. 2.3.1.5. Chẩn đoán bệnh + Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào đặc điểm dịch tể, tính chất, triệu chứng và bệnh tích điển hình nhằm phân tích để giúp cho quá trình chẩn đoán bệnh có hiệu quả hơn. + Chẩn đoán virus học: Kiểm tra bệnh phẩm trên kính hiển vi. Tiêm bệnh phẩm cho động vật thí nghiệm. + Chẩn đoán huyết thanh học: Phản ứng trung hoà trên thỏ, Phản ứng kết tủa khyếch tán trong thạch (AGID), Phản ứng ngưng kết gián tiếp hồng cầu, Phản ứng PCR hoặc ELISA và Phản ứng miễn dịch huỳnh quang: Đây là phương pháp chẩn đoán chín xác và thuận tiện nhất. Ngoài ra còn dùng các phương pháp chẩn đoán như: chẩn đoán trị liệu, chẩn đoán bằng phương pháp kiểm tra số lượng bạch cầu, chẩn đoán dị ứng bằng phản ứng nội bì, chẩn đoán bằng phản ứng hóa học máu… 2.3.1.6. Phòng bệnh + Khi chưa có dịch Tiêm phòng triệt để bằng vacxin nhược độc dịch tả lợn cho những lợn ở diện tiêm phòng, tổ chức tiêm phòng bổ sung cho những lợn chưa được tiêm trong đợt đại trà nhất là lợn đực giống và lợn nái. Lợn con tiêm phòng lần đầu vào lúc 20 - 21 ngày tuổi và mũi 2 tiêm khi lợn tử 30 - 40 ngày tuổi. Lợn nái và lợn đực giống mỗi năm tiêm 1 lần. Định kỳ tiêm phòng 1 năm 2 lần vào tháng 3, tháng 4 và tháng 9 đến tháng 10 có tiêm bổ sung. Không tiêm cho lợn nái có chửa ở thời kỳ đầu. Vacxin nhược độc dịch tả lợn chế qua môi trường nuôi cấy tế bào (tế bào góc BHK – 21) dạng đông khô. Sử dụng tiêm dưới da 1ml/con/lần: Tiêm 2 lần - Lần 1 tiêm vào lúc lợn 20 ngày tuổi. - Lần 2 tiêm sau lần 1 là 15 ngày. Miễn dịch 12 tháng và sau khi pha phải dùng ngay không để quá 6 giờ không được tiêm quá 1,5ml/con. Cho lợn ăn uống tốt, đầy đủ dinh dưỡng, chuồng nuôi hợp vệ sinh, định kỳ tẩy uế tiêu độc. Tăng cường kiểm dịch động vật ở chợ, lò mổ và các đường vận chuyển. Chuồng nuôi phải hợp vệ sinh không nuôi chung với các loại động vật với nhau. Khi mới mua lợn về phải có thời gian cách ly, theo giỏi ít nhất là từ 15 - 30 ngày nếu khoẻ mới cho nhập đàn. + Khi có dịch xảy ra: Chẩn đoán chính xác, công bố dịch. Cách ly lợn ốm hoặc nghi lây lan mầm bệnh tốt nhất là giết mổ rồi xử lý luộc chín. Cấm vận chuyển ra hoặc vào ổ dịch không bán chạy, mổ thịt bừa bãi lợn ốm. Xác chết phải chôn sâu giữa 2 lớp vôi. Sau đó thực hiện các biện pháp tiêu độc khử trùng triệt để mầm bệnh quanh khu vực lợn ốm, tiêm thẳng vacxin vào ổ dịch. 2.3.1.7. Điều trị Nguyên tắc không dùng kháng sinh nếu phát hiện bệnh thì nên tiêm vacxin dịch tả lợn đông khô liều điều trị đúng như liều phòng bệnh. Nếu con vật ở giai đoạn cuối của bệnh thì lợn sẽ chết sau khi tiêm vacxin từ 1 - 2 giờ. Còn con vật bị nhẹ thì nó sẽ qua khỏi sau 5 - 7 ngày nhờ vào hiện tượng miễn dịch do Interferon. 2.3.2 Bệnh phó thương hàn lợn (Paratyphus suum) 2.3.2.1. Đặc điểm Bệnh phó thương hàn là bệnh truyền nhiễm xảy ra trên mọi lứa tuổi của lợn nhưng chủ yếu lợn từ 1- 4 tháng tuổi. Ở lợn trưởng thành bệnh ít xảy ra hơn và thường là do kế phát của bệnh dịch tả. Bệnh lây lan chậm nhưng phát tán rộng rãi (lây lan nhanh ở những vùng chăn nuôi lợn nái sinh sản do điều kiện vệ sinh kém). Thường xảy ra vào mùa mưa, mùa hè và vụ đông xuân bệnh có tính chất là dịch lẻ tẻ hoặc dịch địa phương. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhưng ở nước ta bệnh thường xảy ra ở vùng đồng bằng Bắc bộ làm thiệt hại cho ngành chăn nuôi lợn. Vi khuẩn gây nên hiện tượng bại huyết kèm theo các bệnh lý rất nặng ở đường tiêu hóa đặc biệt là trên lách và ruột già. Bệnh có thể điều trị khỏi nếu ghép với bệnh dịch tả lợn thì không thể điều trị được. Tỷ lệ mắc bệnh không cao nhưng tỷ lệ chết cao tùy theo từng lứa tuổi của lợn. 2.3.2.2. Nguyên nhân Bệnh phó thương hàn do vi khuẩn Salmonella gây bệnh gồm 2 chủng. – Salmonella cholerae suis chủng Kunzendorf chủ yếu gây ra bệnh cấp tính ở lợn con nhất là lợn cai sữa đến 3 tháng. – Salmonella typhi suis chủng Voldagsen thư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAO CAO TOT NGHIEP.doc
  • docKHOA LUAN TN.doc
Luận văn liên quan