Theo lời khuyên của các chuyên gia kinh tế, các ngân hàng nên chuyển dần
cơ cấu thu nhập chủ yếu dựa trên hoạt động cấp tín dụng sang hoạt động dịch vụ mà
trong đó kinh doanh ngoại tệ (KDNT) là một hoạt động có tốc độ tăng trưởng thu
nhập rất cao. Tuy nhiên, việc kinh doanh ngoại tệ cũng chứa đựng những rủi ro tiềm
tàng có khả năng gây mất mát lớn nếu các ngân hàng không có các giải pháp phòng
ngừa và quản lý hợp lý. Kenyon (1991) đã nói : “Chìa khóa để thành công trong
hoạt động kinh doanh ngoại tệ chính là quản trị rủi ro tỷ giá”. Đó là lý do mà tôi
quyết định thực hiện đề tài: “Đo lường rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam – Một ứng dụng của Value at Risk”.
Nghiên cứu tiến hành với danh mục gồm ba đồng ngoại tệ được giao dịch
phổ biến trên thị trường ngoại hối, đó là USD, EUR, JPY. Dữ liệu sử dụng trong đề
tài là chuỗi tỷ giá của các đồng ngoại tệ này, được lấy từ website của ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), thu thập từ ngày 02/01/2007 đến ngày
02/02/2015, cập nhật hàng tuần, gồm 423 quan sát.
Ba phương pháp tính VaR khác nhau đã được áp dụng: (i) Phương pháp mô
phỏng lịch sử, (ii) phương pháp phương sai và hiệp phương sai và (iii) phương pháp
mô phỏng Monte-Carlo. Ba kiểm định hỗ trợ: Back test, Stress test và E-VaR đã
được thực hiện. Dựa trên dữ liệu quan sát, nghiên cứu đã tính ra tỷ lệ lỗ tối đa mà
ngân hàng có thể phải đối mặt là 2,24% cho danh mục đầu tư của mình. Xác suất
gặp mức lỗ tối đa này là 1%. Giá trị VaR tính được này sẽ là cơ sở cho các quyết
định kinh doanh và quản trị rủi ro ngoại hối của ngân hàng trong ngắn hạn.
Từ những kết quả đạt được, so sánh với mức sinh lợi bình quân của ngân
hàng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, tôi khuyến nghị ngân hàng nên đầu tư
vào danh mục ngoại hối này. Tuy nhiên, để tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện tối
thiểu hóa rủi ro, các chiến lược phòng ngừa cũng nên được thực hiện. Nghiên cứu
khuyến nghị nhà quản trị có thể sử dụng các công cụ ngoại tệ phái sinh và chi phí
rủi ro biên trong việc chọn lựa hợp đồng giao dịch ngoại tệ phái sinh.
75 trang |
Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đo lường rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại Việt Nam: Một ứng dụng của Value At Risk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐO LƯỜNG RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM:
MỘT ỨNG DỤNG CỦA VALUE AT RISK
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Khánh Linh Giảng viên hướng dẫn
Lớp : K45A-TCNH TS. Phạm Thị Thanh Xuân
Niên khóa : 2015 - 2016
Huế, tháng 5 năm 2015
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
i
Lời Cám Ơn
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến
toàn thể quý thầy, cô giáo trong trường, đặc biệt là các
thầy cô giáo của khoa Tài chính - ngân hàng đã tận tình
dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho sinh viên trong suốt
bốn năm học. Vốn kiến thức tiếp thu được trong quá trình
học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa
luận mà còn là hành trang quý báu để tôi bước vào đời
một cách vững chắc và tự tin.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến cô
giáo, TS. Phạm Thị Thanh Xuân, người đã tận tình hướng
dẫn, dìu dắt, hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này. Chính cô là người đã động
viên, khích lệ, truyền đam mê nghiên cứu khoa học của
mình cho sinh viên. Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành
đến sự giúp đỡ của cô.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến các anh chị,
cán bộ nhân viên phòng Tổng hợp – NHTM cổ phần
Vietcombank đã nhiệt tình chỉ dẫn, cung cấp số liệu,
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình hoàn
thành khóa luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một
cách hoàn chỉnh nhất, song do buổi đầu mới làm quen với
công tác nghiên cứu khoa học, cũng như hạn chế về kiến
thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu
sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Rất mong nhận
được sự góp ý sửa chữa của quý thầy cô giáo để bài luận
văn được hoàn chỉnh hơn.
Huế, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Khánh Linh
Tr
ờn
Đạ
i ọ
c K
inh
tế H
uế
ii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VÀ KÍ HIỆU VIẾT TẮT
ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Việt Nam
Eximbank : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam
GTH : Giá thực hiện
KDNT : Kinh doanh ngoại tệ
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NXB : Nhà xuất bản
QCB : Quyền chọn bán
QCM : Quyền chọn mua
QTRR : Quản trị rủi ro
RRTG : Rủi ro tỷ giá
Sacombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín Việt Nam
TCTD : Tổ chức tín dụng
TSSL : Tỷ suất sinh lợi
VaR : Value at risk
VCB : Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
Vietinbank : Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
VIB : Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
iii
MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................... viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
5. Kết cấu của nghiên cứu ..................................................................................... 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................... 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................... 5
1.1. Rủi ro tỷ giá và tính tất yếu của rủi ro tỷ giá ............................................... 5
1.2. Tổng quan về quản trị rủi ro tỷ giá ............................................................... 6
1.2.1. Khái niệm ................................................................................................... 6
1.2.2. Sự cần thiết của quản trị rủi ro tỷ giá ......................................................... 6
1.3. Value at Risk và cơ sở khoa học để đo lường rủi ro tỷ giá ......................... 7
1.3.1. Khái quát về sự phát triển của các phương pháp phân tích và QTRR ....... 7
1.3.2. Lý luận chung về VaR và sự phát triển thực nghiệm của VaR .................. 9
1.3.3. Các phương pháp tính VaR ...................................................................... 10
1.3.3.1. Phương pháp mô phỏng lịch sử (Historical Method) ........................ 10
1.3.3.2. Phương pháp phương sai-hiệp phương sai (Variance-Covariance
Method) ........................................................................................................... 11
1.3.3.3. Phương pháp mô phỏng Monte-Carlo (Monte-Carlo Simulation) .... 13
1.3.4. Các thông số ảnh hưởng đến VaR của danh mục..................................... 14
1.3.4.1. Độ tin cậy ........................................................................................... 14
1.3.4.2. Khoảng thời gian đo lường VaR ........................................................ 14
1.3.4.3. Lựa chọn phương pháp tính VaR ....................................................... 15
1.3.5. Các hạn chế của phương pháp tính VaR .................................................. 15
1.3.6. Giới thiệu Back-test .................................................................................. 16
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
iv
1.3.7. Giới thiệu Stress-test và E-VaR ............................................................... 17
1.4. Tóm tắt các nghiên cứu trước...................................................................... 18
1.4.1. Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 18
1.4.2. Các nghiên cứu ngoài nước ...................................................................... 19
Kết luận chương 1 ................................................................................................ 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KDNT CỦA CÁC NHTM
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2014. ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP
TÍNH VaR TRONG VIỆC ĐO LƯỜNG RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC NHTM
............................................................................................................................... 22
2.1. Thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM VN giai đoạn 2012-2014
............................................................................................................................... 22
2.1.1. Khung pháp lý trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam ......... 22
2.1.2. Các giao dịch ngoại tệ đang được triển khai ở các NHTM Việt Nam ..... 23
2.1.2.1. Giao dịch ngoại tệ giao ngay (Spot operation) .................................. 24
2.1.2.2. Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (Forward operation) ................................. 25
2.1.2.3. Giao dịch ngoại tệ hoán đổi (Swap Operation).................................. 26
2.1.2.4. Giao dịch ngoại tệ quyền chọn (Option Operation) ........................... 27
2.1.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM Việt Nam ...... 28
2.1.3.1. Tình hình biến động tỷ giá USD/VND giai đoạn 2012-2014 ............ 28
2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM giai đoạn
2012-2014 ....................................................................................................... 29
2.2. Vận dụng các phương pháp tính VaR trong việc đo lường rủi ro tỷ giá
tại các NHTM Việt Nam...................................................................................... 31
2.2.1. Tình huống nghiên cứu............................................................................. 31
2.2.2. Cơ sở dữ liệu ............................................................................................ 32
2.2.3. Sơ lược về chuỗi biến động tỷ giá ............................................................ 33
2.2.4. Ứng dụng mô hình VaR để đo lường rủi ro tỷ giá ................................... 35
2.2.4.1. Phương pháp mô phỏng lịch sử (Historical Method) ........................ 35
2.2.4.2. Phương pháp phương sai-hiệp phương sai (Variance-Covariance
Method) ........................................................................................................... 36
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
nh t
ế H
uế
v
2.2.4.4. Tổng hợp kết quả tính VaR theo các phương pháp ........................... 40
2.2.5. Ứng dụng Back-test để kiểm tra tính chính xác của VaR ........................ 42
2.2.6. Ứng dụng E-VaR để khắc phục hạn chế của VaR ................................... 44
2.2.7. Ứng dụng Stress test để khắc phục hạn chế của VaR .............................. 45
2.3. Kiểm tra tính đúng đắn của kết quả đo lường. Những lưu ý liên quan
đến kĩ thuật tính toán VaR trên bộ số liệu tỷ giá Việt Nam ............................ 47
2.3.1. Kiểm tra tính đúng đắn của các phương pháp tính VaR .......................... 47
2.3.2. Những lưu ý liên quan đến kĩ thuật tính toán VaR trên bộ số liệu tỷ giá
của Việt Nam ...................................................................................................... 48
Kết luận chương 2 ................................................................................................ 49
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG KẾT QUẢ TÍNH VaR ĐỂ ĐƯA RA KIẾN NGHỊ
ĐẦU TƯ VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ ............ 50
3.1. Ứng dụng kết quả tính VaR để đưa ra quyết định đầu tư ........................ 50
3.2. Ứng dụng chi phí rủi ro biên để phòng ngừa rủi ro tỷ giá........................ 51
3.3. Một số chiến lược phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng quyền chọn 52
Kết luận chương 3 ................................................................................................... 56
PHẦN 3: KẾT LUẬN ............................................................................................. 57
1. Kết quả đạt được.............................................................................................. 57
2. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................. 57
3. Hướng phát triển của đề tài ............................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 59
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 61
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
i h
tế H
uế
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
BẢNG
Bảng 1.1. Sự phát triển của các phương pháp phân tích và QTRR ........................... 8
Bảng 1.2 Ma trận Covariance.................................................................................. 12
Bảng 2.1. Tình hình kinh doanh của các NHTM giai đoạn 2012-2014 ................... 29
Bảng 2.2. Cơ cấu danh mục đầu tư .......................................................................... 32
Bảng 2.3. Chuỗi dữ liệu tỷ giá ................................................................................. 32
Bảng 2.4. Tính toán VaR theo phương pháp mô phỏng lịch sử............................... 35
Bảng 2.5. Kết quả tính TSSL và độ lệch chuẩn của tỷ giá ............................................ 36
Bảng 2.6. Kết quả tính ma trận Covariance ............................................................. 37
Bảng 2.7. Kết quả tính toán tỉ suất sinh lợi trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn
của danh mục............................................................................................................. 37
Bảng 2.8. Kết quả tính VaR theo các phương pháp ................................................. 40
Bảng 2.9. Kết quả kiểm định Back-test ................................................................... 42
Bảng 2.10.Kết quả tính E-VaR theo phương pháp phương sai-hiệp phương sai và
mô phỏng Monte Carlo ............................................................................................. 44
Bảng 2.11. Kết quả tính E-VaR theo phương pháp mô phỏng lịch sử ..................... 44
Bảng 2.12. So sánh kết quả tính VaR và E-VaR....................................................... 45
Bảng 2.13. Tỷ giá các ngoại tệ vào ngày 09/02/2015 ............................................... 47
Bảng 3.1. Kết quả tính toán chi phí rủi ro biên của các hợp đồng kì hạn ............... 51
Bảng 3.2. Tổng hợp lợi nhuận của chiến lược Long Straddle ................................. 53
Bảng 3.3. Tổng hợp lợi nhuận của chiến lược Short Straddle ................................. 55
Bảng 3.4. Các chiến thuật quyền chọn và cách thực hiện ........................................ 55
Trư
ờng
Đ
i họ
c K
inh
tế H
uế
vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tình hình biến động tỷ giá USD/VND giai đoạn 2012-2014................ 28
Biểu đồ 2.2. Kết quả KDNT của các NHTM giai đoạn 2012-2014.......................... 30
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Phân phối tỉ suất sinh lợi tính VaR ........................................................... 11
Hình 2.1. Lãi/Lỗ của khách hàng trong vị thế mua ngoại tệ ..................................... 24
Hình 2.2. Phân phối lời/lỗ của USD/VND ................................................................ 33
Hình 2.3. Phân phối lời/lỗ của EUR/VND ................................................................ 33
Hình 2.4. Phân phối lời/lỗ của JPY/VND ................................................................. 34
Hình 2.5. Kết quả tính VaR bằng mô phỏng Monte Carlo với xác suất 5% ............. 39
Hình 2.6. Kết quả tính VaR bằng mô phỏng Monte Carlo với xác suất 1% ............. 40
Hình 2.7. Kết quả Stress test bằng phương pháp mô phỏng Monte Carlo ................ 46
Hình 3.1. Lời/Lỗ trong chiến lược Long Straddle .................................................... 52
Hình 3.2. Lời/Lỗ trong chiến lược Short Straddle .................................................... 54
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Theo lời khuyên của các chuyên gia kinh tế, các ngân hàng nên chuyển dần
cơ cấu thu nhập chủ yếu dựa trên hoạt động cấp tín dụng sang hoạt động dịch vụ mà
trong đó kinh doanh ngoại tệ (KDNT) là một hoạt động có tốc độ tăng trưởng thu
nhập rất cao. Tuy nhiên, việc kinh doanh ngoại tệ cũng chứa đựng những rủi ro tiềm
tàng có khả năng gây mất mát lớn nếu các ngân hàng không có các giải pháp phòng
ngừa và quản lý hợp lý. Kenyon (1991) đã nói : “Chìa khóa để thành công trong
hoạt động kinh doanh ngoại tệ chính là quản trị rủi ro tỷ giá”. Đó là lý do mà tôi
quyết định thực hiện đề tài: “Đo lường rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam – Một ứng dụng của Value at Risk”.
Nghiên cứu tiến hành với danh mục gồm ba đồng ngoại tệ được giao dịch
phổ biến trên thị trường ngoại hối, đó là USD, EUR, JPY. Dữ liệu sử dụng trong đề
tài là chuỗi tỷ giá của các đồng ngoại tệ này, được lấy từ website của ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), thu thập từ ngày 02/01/2007 đến ngày
02/02/2015, cập nhật hàng tuần, gồm 423 quan sát.
Ba phương pháp tính VaR khác nhau đã được áp dụng: (i) Phương pháp mô
phỏng lịch sử, (ii) phương pháp phương sai và hiệp phương sai và (iii) phương pháp
mô phỏng Monte-Carlo. Ba kiểm định hỗ trợ: Back test, Stress test và E-VaR đã
được thực hiện. Dựa trên dữ liệu quan sát, nghiên cứu đã tính ra tỷ lệ lỗ tối đa mà
ngân hàng có thể phải đối mặt là 2,24% cho danh mục đầu tư của mình. Xác suất
gặp mức lỗ tối đa này là 1%. Giá trị VaR tính được này sẽ là cơ sở cho các quyết
định kinh doanh và quản trị rủi ro ngoại hối của ngân hàng trong ngắn hạn.
Từ những kết quả đạt được, so sánh với mức sinh lợi bình quân của ngân
hàng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, tôi khuyến nghị ngân hàng nên đầu tư
vào danh mục ngoại hối này. Tuy nhiên, để tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện tối
thiểu hóa rủi ro, các chiến lược phòng ngừa cũng nên được thực hiện. Nghiên cứu
khuyến nghị nhà quản trị có thể sử dụng các công cụ ngoại tệ phái sinh và chi phí
rủi ro biên trong việc chọn lựa hợp đồng giao dịch ngoại tệ phái sinh.
Trư
ờng
Đạ
ọc
Kin
h tế
Hu
ế
1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ hoạt
động thương mại, đầu tư quốc tế. Theo đó, sự phát triển của thị trường ngoại hối là
hết sức thiết yếu với vai trò là chiếc cầu nối giữa nền kinh tế nội địa với nền kinh tế
thế giới. Trong bối cảnh đó, các Ngân hàng thương mại hiện nay đang có xu thế mở
rộng nhiều nghiệp vụ kinh doanh hiện đại mới trên thị trường. Cùng với các hoạt
động mang tính chất truyền thống, hoạt động KDNT đã là một hoạt động mang lại
lợi nhuận chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng số lợi nhuận chung của một số ngân
hàng thương mại (NHTM). Cụ thể, KDNT của Vietcombank năm 2012 đóng góp
34,86% vào lợi nhuận trước thuế của ngân hàng, sau đó giữ ở mức 22,89% cho năm
2014 tương đương với 1.345.079 triệu VND.
Tuy nhiên, ở một số các NHTM khác, kết quả KDNT lại không mấy khả
quan. Đơn cử trường hợp của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB),
việc kinh doanh này liên tục âm trong hai năm 2012 và 2013 với mức lỗ
−1.863.643 triệu VND năm 2012 và -77.616 triệu VND năm 2013. Năm 2014 có
vẻ khả quan hơn đối với ACB trong KDNT khi ngân hàng đã thu được lợi nhuận
183.634 triệu VND. Hay trường hợp của ngân hàng thương mại quốc tế (VIB),
lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2012 và 2013 lần lượt là
38.199 triệu VND và 81.091 triệu VND, tuy nhiên năm 2014, ngân hàng VIB lại
chứng kiến mức lỗ -23.982 triệu VND. Vậy, yếu tố nào đã làm nên sự khác biệt
trên? “Chìa khóa để thành công trong hoạt động KDNT chính là quản trị rủi ro tỷ
giá” (Kenyon, 1991). Thật vậy, cũng như các hoạt động kinh doanh khác, KDNT
cũng chứa đựng những rủi ro tiềm tàng có khả năng gây mất mát lớn nếu các
Ngân hàng không có các giải pháp phòng ngừa và quản lý hợp lý.
Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2008 nổ ra, hàng loạt
các định chế tài chính lớn như Lehman Brothers, Sterns Bear, Merrill Lynch, sụp đổ.
Taleb (2007) đã nói: “Những rủi ro lớn nhất là điều bạn không bao giờ có thể nhìn thấy
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
u
2
và đo lường. Những điều vượt ra khỏi ranh giới của xác suất thông thường mà bạn
không thể tưởng tượng chúng có thể xảy ra trong cuộc đời bạn - mặc dù, tất nhiên,
chúng thực sự xảy ra, thường xuyên hơn bạn quan tâm để nhận ra. Cơn bão tàn phá xảy
ra. Động đất xảy ra. Và thời điểm đó, các thảm họa lớn về tài chính xảy ra. Thảm họa
mà các mô hình đo lường rủi ro bằng cách nào đó luôn bỏ lỡ”. Điều này một lần nữa lại
đặt ra câu hỏi lớn về vai trò của quản trị rủi ro tài chính?
Cuối cùng, trong bối cảnh ngân hàng nhà nước (NHNN) đã có những định
hướng rõ ràng về việc triển khai Basel II tại Việt Nam với việc ban hành Công văn
1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/3/2014 về việc thực hiện Hiệp ước vốn Basel II. Basel
II và các văn bản bổ sung của Basel yêu cầu các NHTM phải có hệ thống quản lý rủi ro
tiên tiến, trong đó bao gồm chính sách quản lý rủi ro, các phương pháp luận quản lý rủi
ro. Các yêu cầu của Basel II về hệ thống quản lý rủi ro xoay quanh việc xây dựng, triển
khai và ứng dụng các mô hình đo lường rủi ro. Theo yêu cầu của NHNN, đến thời
điểm cuối năm 2018, các NHTM sẽ phải xây dựng các mô hình để đo lường Xác suất
khách hàng không trả được nợ (PD - Probability of Default), Giá trị chịu rủi ro (VaR -
Value at risk). Các mô hình này cần phải được triển khai trong hoạt động quản lý rủi
ro và phải được ứng dụng trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày (Use test) của
ngân hàng.
Sự cần thiết là vậy, song các nghiên cứu trong nước về những mô hình đo l