Khóa luận Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội

Nghiên cứu về Ngân hàng và hoạt động ngân hàng là rất cần thiết. Đa dạng hoá là một xu hướng tất yếu của sự phát triển trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Đặc biệt trước những yêu cầu mới của cạnh tranh và hội nhập kinh tế, ngành ngân hàng phải không ngừng phát triển và tìm kiếm những hướng đi mới phù hợp để vừa có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng vừa đứng vững trong cơ chế thị trường. Mở rộng cho vay tiêu dùng là một hướng đi như vậy. Đây là một hướng đi không mới ở các nước phát triển nhưng khá mới mẻ ở Việt Nam, bởi người dân Việt Nam vẫn có thói quen suy nghĩ rằng ngân hàng là nơi phục vụ cho các doanh nghiệp, là một kênh đầu tư tiền nhàn rỗi. Do vậy, thị trường cho vay tiêu dùng còn khá sơ khai và chưa được nhiều ngân hàng khai thác. Với thời gian thực tập không dài tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội, em nhận thấy hoạt động cho vay tiêu dùng ở chi nhánh vẫn còn chưa thỏa đáng với năng lực của chính mình. Em thấy rõ được tầm quan trọng và tiềm năng của hoạt động này. Việc thực hiện và mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của chi nhánh. Vì vậy em lựa chọn đề tài “ Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội ” làm khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Th.S Đinh Thanh Long và các cán bộ tín dụng ở chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp em hoàn thành chuyên đề này. Kết cấu chính của chuyên đề gồm có 3 chương: -Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại -Chương2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ở chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội -Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị về việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội

doc79 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2186 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Nghiên cứu về Ngân hàng và hoạt động ngân hàng là rất cần thiết. Đa dạng hoá là một xu hướng tất yếu của sự phát triển trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Đặc biệt trước những yêu cầu mới của cạnh tranh và hội nhập kinh tế, ngành ngân hàng phải không ngừng phát triển và tìm kiếm những hướng đi mới phù hợp để vừa có thể đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng vừa đứng vững trong cơ chế thị trường. Mở rộng cho vay tiêu dùng là một hướng đi như vậy. Đây là một hướng đi không mới ở các nước phát triển nhưng khá mới mẻ ở Việt Nam, bởi người dân Việt Nam vẫn có thói quen suy nghĩ rằng ngân hàng là nơi phục vụ cho các doanh nghiệp, là một kênh đầu tư tiền nhàn rỗi. Do vậy, thị trường cho vay tiêu dùng còn khá sơ khai và chưa được nhiều ngân hàng khai thác. Với thời gian thực tập không dài tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội, em nhận thấy hoạt động cho vay tiêu dùng ở chi nhánh vẫn còn chưa thỏa đáng với năng lực của chính mình. Em thấy rõ được tầm quan trọng và tiềm năng của hoạt động này. Việc thực hiện và mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của chi nhánh. Vì vậy em lựa chọn đề tài “ Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội ” làm khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Th.S Đinh Thanh Long và các cán bộ tín dụng ở chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp em hoàn thành chuyên đề này. Kết cấu chính của chuyên đề gồm có 3 chương: -Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại -Chương2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ở chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội -Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị về việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Ngân hàng thương mại và các hoạt động chính của ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 1.1.1.1 Lịch sử hình thànhvà phát triển của ngân hàng thương mại Sự xuất hiện đầu tiên của ngân hàng thương mại là vào những năm đầu của thế kỷ XV cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá ở các nước phương Tây. Nghiệp vụ kinh doanh đầu tiên của các ngân hàng lúc bấy giờ là nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền nhằm thoả mãn nhu cầu thanh toán, gắn liền với thương mại quốc tế và dịch vụ. Những người làm nghề đổi tiền còn thực hiện cả nghiệp vụ giữ hộ tiền để phục vụ những khách hàng có nhu cầu an toàn, bí mật và tiện ích trong sử dụng. Việc giữ tiền hộ của nhiều người dẫn đến khả năng thanh toán hộ và thanh toán không dùng tiền mặt do đó xuất hiện nghề thanh toán hộ. Điều này cũng tạo khả năng cho những người giữ hộ tiền sử dụng một phần tiền gửi của người khác để cho vay. Từ những nghiệp sơ khai đầu tiên ngành ngân hàng đã phát triển thành rất nhiều các nghiệp vụ, các loại dịch vụ đa dạng phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng. Do đó quá trình phát triển của ngân hàng là quá trình đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng. 1.1.1.2 Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một tổ chức có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hiện nay có rất nhiều các tổ chức tài chính khác nhau cung cấp các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ cho vay, uỷ thác đầu tư, nhận tiền gửi... và ngân hàng thương mại cũng đang mở rộng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ của mình. Do đó rất dễ có sự nhầm lẫn giữa loại hình ngân hàng thương mại và các trung gian tài chính khác. Giáo trình ngân hàng thương mại định nghĩa về ngân hàng thương mại như sau: "Ngân hàng thương mại là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế ”. Theo cá nhân em thì ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, mà họat động chủ yếu của nó là huy dộng tiền gửi, sử dụng số tiền đó để cho vay và cung cấp các phương tiện thanh toán trong lĩnh vực tài chính. Ngân hàng thương mại khác với các trung gian tài chính khác ở chỗ ngân hàng thương mại là tổ chức kinh tế duy nhất được phép mở tài khoản tiền gửi thanh toán và làm trung gian thanh toán trong nền kinh tế quốc dân. 1.1.2 Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn Các ngân hàng cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế để duy trì hoạt động và phát triển đều cần vốn. Nguồn vốn của ngân hàng gồm có vốn tiền gửi, vốn tiền vay, vốn chủ sở hữu và vốn uỷ thác đầu tư. Để thực hiện hoạt động này ngân hàng nhận tiền gửi, phát hành các giấy nợ hoặc cổ phiếu với cam kết sẽ hoàn trả khách hàng đúng hạn kèm theo một khoản tiền gọi là tiền lãi. Việc huy động được càng nhiều vốn sẽ càng tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng kinh doanh do đó các ngân hàng luôn tìm kiếm các nguồn vốn với chi phí thấp và ổn định, đa dạng hoá các hình thức và lãi suất tiền gửi, giấy nợ nhằm thu hút được nhiều vốn trong nền kinh tế. 1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn Đây là các hoạt động ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được để đầu tư hoặc cấp tín dụng. Hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng và là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Bên cạnh hoạt động tín dụng ngân hàng cũng mở rộng danh mục tài sản bằng cách đầu tư vào các giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty... Các hoạt động đầu tư và tín dụng mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro nên các ngân hàng thường rất cẩn trọng khi thực hiện hoạt động này. 1.1.2.3 Hoạt động kinh doanh ngoại hối Đây là hoạt động đầu tiên mà ngân hàng thực hiện với nội dung là ngân hàng đứng ra mua hoặc bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và thu được lợi nhuận nhờ chênh lệch giá và phí dịch vụ. Ngày nay hoạt động này đã mở rộng ra với rất nhiều các hình thức và nghiệp vụ phong phú: mua bán, trao đổi, gửi vay các loại ngoại tệ với các nghiệp vụ như giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai. Các NHTM tham gia giao dịch ngoại hối với hai mục đích . Thứ nhất, ngân hàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng, chủ yếu là mua hộ và bán hộ cho nhóm khách hàng riêng lẻ, và ngân hàng thu một khoản phí . Mục đích thứ hai là ngân hàng kinh doanh ngoại hối nhằm kiếm lời khi tỷ giá thay đổi 1.1.2.4 Hoạt động khác Hoạt động mua bán ngoại tệ, huy động vốn và sử dụng vốn là những hoạt động đầu tiên được các ngân hàng thực hiện. Sự phát triển kinh tế là điều kiện cho sự phát triển của ngân hàng, đến lượt mình sự phát triển của hệ thống ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Lịch sử phát triển của ngành ngân hàng đã trải qua sáu thế kỷ( từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 21) và các hoạt động ngân hàng hiện đại ngày nay đã không ngừng được mở rộng và phát triển đúng như nhận xét của Peter Rose “ thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế ”. Các hoạt động ngân hàng hiện đại có thể kể ra ở đây như là hoạt động bảo quản vật có giá, cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán, quản lý ngân quỹ, tài trợ các hoạt động của chính phủ, cho thuê thiết bị trung và dài hạn, cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn, cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ đại lý... Các hoạt động này mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng thông qua việc thu phí và chứa đựng ít rủi ro. Do vậy các ngân hàng hiện đại ngày nay đang ra sức mở rộng hoạt động dịch vụ nhằm tăng nguồn thu và giảm bớt rủi ro. 1.2 Cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các ngân hàng thương mại, phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng. Tín dụng ngân hàng được hiểu là quan hệ kinh tế trong đó ngân hàng chuyển cho chủ thể khác trong nền kinh tế quyền sử dụng một lượng giá trị ( tiền hoặc tài sản) với những điều kiện nhất định được thoả thuận trong hợp đồng. Theo hình thức tài trợ, tín dụng được chia thành cho vay, bảo lãnh, cho thuê, chiết khấu. Đây là cách phân loại phổ biến ở các ngân hàng thương mại. Trong hoạt động tín dụng thì cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng là tài sản mang lại thu nhập lớn nhất. Đây là một trong những nghiệp vụ kinh doanh đầu tiên của ngân hàng thương mại và đến nay nó vẫn giữ được vai trò quan trọng hàng đầu của mình. Tuy nhiên hoạt động này luôn gắn liền với rủi ro. Vì thế cần thiết phải phân loại cho vay để có thể quản lý tốt và hạn chế rủi ro. Có thể phân loại theo thời gian, thì cho vay gồm có cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn. Có thể phân loại theo đảm bảo, thì cho vay gồm có cho vay có đảm bảo và cho vay không đảm bảo. Có thể phân loại theo mục đích sử dụng tiền vay, thì cho vay gồm có cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng. Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại nên chúng ta sẽ chỉ xem xét về hoạt động này. Cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại là một hình thức tài trợ của ngân hàng cho chính sự tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. Đó là quan hệ kinh tế trong đó ngân hàng chuyển cho các cá nhân hoặc hộ gia đình quyền sử dụng một khoản tiền với những điều kiện nhất định được thoả thuận trong hợp đồng nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng của khách hàng. Những mục đích tiêu dùng có thể được kể ra như là: mua nhà, xây sửa nhà, mua xe hơi, các dụng cụ trong gia đình, đồ gỗ, các dịch vụ y tế, chi phí cho các dịp hè, chi phí du học … 1.2.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại Ta có thể thấy rõ đặc điểm của cho vay tiêu dùng thông qua so sánh cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh trên các phương diện sau: Đối tượng vay: các cá nhân và hộ gia đình là khách hàng của loại hình cho vay tiêu dùng trong khi cho vay kinh doanh là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. Mục đích vay: tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân chứ không phải nhu cầu kinh doanh. Nguồn trả nợ: Khác với cho vay kinh doanh nguồn trả nợ chính là thu nhập từ phương án sản xuất kinh doanh, phụ thuộc vào việc sử dụng vốn vay và kết quả kinh doanh còn ở đây người vay tiêu dùng sử dụng tiền vay vào các hoạt động không sinh lời, nguồn trả nợ độc lập so với việc sử dụng tiền vay. Khách hàng có thể dùng các khoản thu nhập của mình để trả tiền vay như là lương, tiền cho thuê nhà, lãi tiết kiệm, cổ tức … Quy mô khoản vay: hầu hết các khoản vay tiêu dùng đều có giá trị không lớn trừ những khoản vay để mua quyền sử dụng đất, mua nhà, mua ôtô xịn, đi du học nhưng số lượng các món vay tiêu dùng lại khá nhiều. Rủi ro :cho vay tiêu dùng chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong danh mục các tài sản của ngân hàng. Sở dĩ như vậy là vì nguồn trả nợ là thu nhập thường xuyên của người vay. Mà những khoản thu nhập này lại phụ thuộc vào sức khỏe và công việc của người vay. Do đó khi bị mất việc hoặc ốm đau, tai nạn... người vay khó có thể trả được nợ. Hơn nữa việc thẩm định khả năng trả nợ của cá nhân và hộ gia đình cũng khó khăn khăn hơn. Bởi đối với các hãng kinh doanh, ngân hàng có thể thẩm định khả năng trả nợ thông qua các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, còn đối với người tiêu dùng ngân hàng chỉ có thể dựa vào tài sản cá nhân, lương và các khoản thu nhập khác. Để có được khoản vay, khách hàng có thể giấu các thông tin về tình hình sức khoẻ và công việc trong tương lai của mình nên các ngân hàng rất khó xác định được rủi ro khi cho vay tiêu dùng. Vì các khoản cho vay tiêu dùng có rủi ro cao nhất nên các ngân hàng thường yêu cầu phải có tài sản bảo đảm khi vay và yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, nhân thọ, bảo hiểm cho hàng hoá đã được mua. Để bù đắp cho chi phí ( về thời gian và nhân lực để thẩm định, quản lý các khoản vay với giá trị nhỏ nhưng số lượng lớn, chi phí trên một đơn vị cho vay lớn ) và rủi ro cao mà ngân hàng có thể gặp phải khi cho vay tiêu dùng, nên lãi suất cho vay tiêu dùng phần lớn đều cao hơn các khoản vay khác của ngân hàng. Việc cho vay tiêu dùng phụ thuộc vào sự tăng trưởng ổn định về thu nhập và đảm bảo việc làm bởi nó cho phép người tiêu dùng mua được hàng hoá và dịch vụ ngày hôm nay dựa trên thu nhập của ngày mai. Vì vậy khi nền kinh tế có xu hướng mở rộng thì nhu cầu vay tiêu dùng tăng cao và ngược lại khi nền kinh tế suy thoái nhu cầu vay tiêu dùng cũng bị giảm sút. Thêm một đặc điểm khác của cho vay tiêu dùng là người vay thường chỉ vay một lần, ít khi có nhu cầu vay lại; không giống như các khoản cho vay thương mại: nhu cầu phát sinh theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, lặp đi lặp lại. Do đó nếu không có các giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng thì ngân hàng sẽ dần mất đi nguồn khách hàng tiềm năng này. 1.2.3 Lợi ích của cho vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại Cho vay tiêu dùng có từ rất sớm ngay từ những ngày đầu khi ngân hàng mới hình thành, khi đó họ thực hiện cho vay với các cá nhân, chủ yếu là những người giàu: quan lại, địa chủ, nhằm mục đích phục vụ tiêu dùng. Do lợi nhuận từ cho vay rất cao nhiều ngân hàng đã phát hành chứng chỉ tiền gửi khống để cho vay. Chính điều này đã đẩy nhiều ngân hàng đến chỗ mất khả năng thanh toán và phá sản nên sau đó để đảm bảo an toàn các ngân hàng thương mại đã không cho vay tiêu dùng, chỉ cho vay kinh doanh. Tuy nhiên các ngân hàng đã ngày càng phát triển và khả năng quản lý rủi ro, thẩm định khách hàng ngày một tốt hơn nên bên cạnh việc duy trì và đẩy mạnh cho vay kinh doanh các ngân hàng cũng cần thiết chú trọng mở rộng cho vay tiêu dùng. Sở dĩ chúng ta khẳng định như vậy là vì các lý do sau: Cho vay tiêu dùng của ngân hàng mang lại lợi ích cho nền kinh tế ( trong đó có người vay ). Chúng ta đã biết sản xuất là một quá trình từ sản xuất đến lưu thông và tiêu dùng. Do đó tiêu dùng là cái đích của sản xuất, sản xuất các sản phẩm ra để tiêu dùng. Muốn đẩy mạnh sản xuất thì cần thiết phải đẩy mạnh tiêu dùng và ngược lại muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm thì sản xuất phải thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng. Nhưng để có thể sản xuất hay tiêu dùng thì đều cần có một số tiền nhất định, số tiền đó có thể có được qua nhiều nguồn khác nhau: tự tích luỹ; vay mượn người thân,bạn bè; mua hàng trả chậm; vay các trung gian tài chính. Ngân hàng là một kênh cung cấp vốn hiệu quả cho tất cả các hoạt động đó. Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân, hộ gia đình ngày càng cao. Và trong xã hội luôn sẵn có nhu cầu vay tiêu dùng do các cá nhân và hộ gia đình mặc dầu chưa có đủ phương tiện thanh toán trong hiện tại nhưng lại có những nhu cầu cần thiết cần được thoả mãn ngay như đi du học, tiền viện phí, tang lễ, sửa chữa nhà cửa...Họ có thu nhập ổn định, hoặc chắc chắn sẽ có thu nhập trong tương lai như thừa kế, cổ tức, lãi trái phiếu... đảm bảo cho họ khả năng trả nợ, do đó họ có nhu cầu vay tiêu dùng và sẽ trả được nợ. Khi đã có nhu cầu thì lẽ dĩ nhiên sẽ có người cung ứng và ngân hàng- một tổ chức kinh doanh tiền tệ chắc chắn không thể bỏ qua một thị trường với sức mua lớn như thị trường cho vay tiêu dùng. Không chỉ vậy, trên thị trường đó, ngân hàng thường được cho là nhà cung cấp có khả năng cung ứng tốt nhất so với các nhà cung cấp khác.Bởi so với các nguồn cung ứng vốn khác thì ngân hàng có những ưu điểm hơn hẳn. Khi cần tiền để mua sắm, sửa chữa mà số tiền tự tích luỹ không đủ, kênh vay tiền người ta thường nghĩ đến đầu tiên là vay mượn người thân, bạn bè. Nhưng những người thân, bạn bè thường chỉ đồng ý cho vay món tiền nhỏ, do họ cũng không có năng lực tài chính lớn và họ không chắc chắn về khả năng trả nợ của bạn. Vì thông thường người quen cho nhau vay tiền thường không yêu cầu phải có tài sản đảm bảo cho món vay đó, và cũng không có được hợp đồng vay nợ chặt chẽ nhằm đảm bảo thu hồi món vay. Khi có nhu cầu vay số tiền lớn, khó có thể nhờ cậy vào những người quen, bạn bè. So với các trung gian tài chính khác, ngân hàng thương mại có khả năng thẩm định tín dụng tốt do có cán bộ thông thạo nghiệp vụ, có mạng lưới thu thập thông tin rộng lớn, có khả năng tài chính vững mạnh có thể đáp ứng mọi nhu cầu vay của khách hàng. Không chỉ vậy, đến với ngân hàng các khách hàng có thể nhận được sự tư vấn của các nhân viên ngân hàng, cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn do họ là những người am hiểu về thị trường và khách hàng còn được cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích khác nữa như là dịch vụ tiền gửi, thanh toán… Cho vay tiêu dùng mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng. Mặc dù hoạt động cho vay tiêu dùng chứa đựng nhiều rủi ro nhưng chính điều đó lại mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Ngân hàng có thể ngăn ngừa và hạn chế rủi ro bằng cách đưa ra những quy chế cho vay chặt chẽ và thẩm định kỹ càng. Mặt khác tài trợ cho tiêu dùng là ngân hàng gián tiếp tài trợ cho sản xuất. Khi tiêu dùng được đẩy mạnh thì hoạt động sản xuất sẽ tăng lên do đó gia tăng nhu cầu vay kinh doanh và hoạt động cho vay kinh doanh của ngân hàng cũng được mở rộng. Như vậy, ngân hàng cung cấp sản phẩm cho vay tiêu dùng không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng mà còn đáp ứng chính nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm của ngân hàng, thu thập nhiều thông tin về khách hàng và thị trường, mở rộng các dịch vụ hỗ trợ, phân tán rủi ro... để ngân hàng thực sự là một trung gian tài chính cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng nhất trong nền kinh tế. 1.2.4 Phân loại cho vay tiêu dùng Để có thể quản lý tốt cho vay tiêu dùng cần thiết phải phân loại cho vay tiêu dùng. Tiêu thức sử dụng để phân loại cho vay tiêu dùng là các tiêu thức sau: theo hình thức bảo đảm, theo phương thức hoàn trả và theo phương thức cho vay giữa ngân hàng và khách hàng.  1.2.4.1 Phân loại theo hình thức bảo đảm tiền vay Các hình thức bảo đảm có thể là bảo đảm bằng uy tín hoặc bảo đảm bằng tài sản. Đối với bảo đảm bằng uy tín thì hình thức cho vay tiêu dùng phổ biến là cho vay thế chấp lương ( tín chấp ) hoặc bằng bảo lãnh của bên thứ 3. Ngân hàng cho khách hàng vay tiền để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trên cơ sở thế chấp bằng lương hay còn gọi là tín chấp. Hình thức này chủ yếu được áp dụng đối với các khách hàng có việc làm và thu nhập ổn định, thu nhập ngoài việc trang trải các chi tiêu thường xuyên còn có tích luỹ để trả nợ vay ( công chức, viên chức trong biên chế nhà nước, nhân viên có hợp đồng lao động dài hạn...) Hình thức vay thế chấp bằng lương phù hợp với những món vay giá trị không lớn, thời hạn vay ngắn và trung hạn. Cho vay tiêu dùng thường yêu cầu có tài sản đảm bảo, do đó theo tiêu thức này cho vay tiêu dùng được chia thành hai loại : Loại 1: là các tài sản thuộc sở hữu hoặc sử dụng lâu bền của khách hàng hoặc đảm bảo của bên thứ 3 cho khách hàng của ngân hàng. Những đảm bảo này không được hình thành từ khoản tín dụng của chính ngân hàng. Có thể chia các hình thức đảm bảo của loại này thành hai loại nhỏ sau. Cho vay cầm cố. Đây là hình thức ngân hàng cho khách hàng vay tiền với điều kiện là khách hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thời gian đã cam kết. Danh mục và điều kiện của tài sản cầm đồ được ngân hàng qui định cụ thể dựa trên quy định của pháp luật và chính sách tín dụng của từng ngân hàng. Các tài sản cầm cố thường là các tài sản mà ngân hàng có thể kiểm soát và bảo quản tương đối chắc chắn, đồng thời việc ngân hàng nắm giữ không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của khách hàng chẳng hạn như: các giấy tờ có giá, ngoại tệ mạnh, kim loại quý… Cho vay thế chấp. Trong hình thức này người vay phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở hữu ( hoặc sử dụng) các tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng nắm giữ trong thời hạn cam kết. Đối với thế chấp bằng tài sản thì những tài sản mang thế chấp thường là bất động sản như nhà cửa, quyền sử dụng đất...hoặc là những động sản mà việc ngân hàng nắm giữ nó không thuận tiện như ôtô, xe máy...Việc thế chấp bằng tài sản cho phép người nhận tài trợ tiếp tục được sử dụng tài sản trong thời gian vay
Luận văn liên quan