Khóa luận Giải pháp nhằm xâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu của ngành nông sản Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới

1. Lý do chọn đề tài Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu trong thời đại ngày nay khi các rào cản đối với các dòng chảy về thông tin, ý tưởng, các nhân tố về vốn và lao động có kỹ năng, công nghệ và hàng hóa đang dần được giỡ bỏ. Điều này làm ranh giới phân cách các quốc gia dần bị xóa mờ, tạo cơ hội cho các nước tham gia sâu và rộng hơn vào quy trình sản xuất các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho lợi ích chung của con người. Mỗi nước, với ý thức về tiềm năng và năng lực của mình đã chuyên môn hóa, tập trung vào lĩnh vực hoặc một số khâu trong quy trình sản xuất có lợi thế so sánh như thiết kế, sản xuất, chế biến, phân phối, để có thể thu lại lợi ích nhiều nhất từ quá trình hội nhập. Vì vậy, hàng hóa không chỉ được thực hiện giá trị tại một quốc gia mà có khi là hai quốc gia, ba quốc gia hoặc nhiều hơn nữa, từ đó tạo thành các chuỗi giá trị toàn cầu. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2009 xuất phát từ khủng hoảng tài chính Mỹ vừa qua đã tác động tới tất cả các mặt của kinh tế toàn cầu cũng như các khâu của quá trình thực hiện giá trị trong các chuỗi giá trị toàn cầu. Trong đó, hàng nông sản cũng không phải là ngoại lệ, đặc biệt khi việc sản xuất nông sản chủ yếu được thực hiện tại các quốc gia đang phát triển - những nước yếu thế, dễ bị tổn thương và thường chịu thiệt thòi hơn khi tham gia thương mại tự do. Nông sản nước ta mặc dù đã đạt được một số thành công nhất định khi tham gia thị trường thế giới song vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu vẫn còn thấp. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, ngành hàng này cũng phải chịu không ít ảnh hưởng tiêu cực; do đó, những yếu kém của việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu nông sản của Việt Nam mới được bộc lộ rõ ràng hơn bao giờ hết, cho thấy việc thụ động phụ thuộc vào diễn biến thị trường thay vì chủ động tạo ra chỗ đứng cho mình trong chuỗi của các doanh nghiệp cũng như người nông dân. Trước những vấn đề đó, khóa luận tốt nghiệp này có tên : “GIẢI PHÁP NHẰM XÂM NHẬP CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA NGÀNH NÔNG SẢN VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI” với hy vọng của tác giả là đưa ra được cái nhìn tổng thể về vị thế của nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2009. 2. Mục đích nghiên cứu Quá trình nghiên cứu và hình thành khóa luận nhằm giải quyết các vấn đề sau: - Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu và tại sao phải phân tích chuỗi giá trị toàn cầu ngành nông sản; - Khái quát về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2009 và tác động của nó tới nền kinh tế thế giới nói chung và ngành nông sản nói riêng; - Chuỗi giá trị nông sản toàn cầu và vị thế của nông sản Việt Nam trong chuỗi với hai mặt hàng: gạo (đại diện cho cây lương thực) và cà phê (đại diện cho cây công nghiệp); - Xu hướng phát triển của thị trường nông sản thế giới sau khủng hoảng kinh tế; - Định hướng phát triển nông sản Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu; - Một số giải pháp vĩ mô và giải pháp vi mô nhằm nâng cao năng lực xâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu của nông sản Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là chuỗi giá trị nông sản toàn cầu và vị thế của nông sản Việt Nam (gạo và cà phê) trong chuỗi, đặc biệt là dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2009 vừa qua. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập thông tin, số liệu từ sách, báo, các nghiên cứu của nhiều tác giả uy tín của Việt Nam trên thế giới cũng như các tổ chức quốc tế. Ngoài ra khóa luận còn sử dụng nhiều sơ đồ, hình vẽ, bảng biểu để làm tăng thêm tính trực quan sinh động và tăng tính thuyết phục cho bài viết. 5. Kết cấu khóa luận: Khóa luận được chia thành ba phần chính, tương ứng với ba chương như sau: Chương 1: Lý luận chung về chuỗi giá trị toàn cầu; Chương 2: Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và vị thế của hàng nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu; Chương 3: Giải pháp nhằm xâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu cho hàng nông sản Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới.

doc105 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3035 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nhằm xâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu của ngành nông sản Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu trong thời đại ngày nay khi các rào cản đối với các dòng chảy về thông tin, ý tưởng, các nhân tố về vốn và lao động có kỹ năng, công nghệ và hàng hóa đang dần được giỡ bỏ. Điều này làm ranh giới phân cách các quốc gia dần bị xóa mờ, tạo cơ hội cho các nước tham gia sâu và rộng hơn vào quy trình sản xuất các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho lợi ích chung của con người. Mỗi nước, với ý thức về tiềm năng và năng lực của mình đã chuyên môn hóa, tập trung vào lĩnh vực hoặc một số khâu trong quy trình sản xuất có lợi thế so sánh như thiết kế, sản xuất, chế biến, phân phối,… để có thể thu lại lợi ích nhiều nhất từ quá trình hội nhập. Vì vậy, hàng hóa không chỉ được thực hiện giá trị tại một quốc gia mà có khi là hai quốc gia, ba quốc gia hoặc nhiều hơn nữa, từ đó tạo thành các chuỗi giá trị toàn cầu. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2009 xuất phát từ khủng hoảng tài chính Mỹ vừa qua đã tác động tới tất cả các mặt của kinh tế toàn cầu cũng như các khâu của quá trình thực hiện giá trị trong các chuỗi giá trị toàn cầu. Trong đó, hàng nông sản cũng không phải là ngoại lệ, đặc biệt khi việc sản xuất nông sản chủ yếu được thực hiện tại các quốc gia đang phát triển - những nước yếu thế, dễ bị tổn thương và thường chịu thiệt thòi hơn khi tham gia thương mại tự do. Nông sản nước ta mặc dù đã đạt được một số thành công nhất định khi tham gia thị trường thế giới song vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu vẫn còn thấp. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, ngành hàng này cũng phải chịu không ít ảnh hưởng tiêu cực; do đó, những yếu kém của việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu nông sản của Việt Nam mới được bộc lộ rõ ràng hơn bao giờ hết, cho thấy việc thụ động phụ thuộc vào diễn biến thị trường thay vì chủ động tạo ra chỗ đứng cho mình trong chuỗi của các doanh nghiệp cũng như người nông dân. Trước những vấn đề đó, khóa luận tốt nghiệp này có tên : “GIẢI PHÁP NHẰM XÂM NHẬP CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA NGÀNH NÔNG SẢN VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI” với hy vọng của tác giả là đưa ra được cái nhìn tổng thể về vị thế của nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2009. 2. Mục đích nghiên cứu Quá trình nghiên cứu và hình thành khóa luận nhằm giải quyết các vấn đề sau: - Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu và tại sao phải phân tích chuỗi giá trị toàn cầu ngành nông sản; - Khái quát về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2009 và tác động của nó tới nền kinh tế thế giới nói chung và ngành nông sản nói riêng; - Chuỗi giá trị nông sản toàn cầu và vị thế của nông sản Việt Nam trong chuỗi với hai mặt hàng: gạo (đại diện cho cây lương thực) và cà phê (đại diện cho cây công nghiệp); - Xu hướng phát triển của thị trường nông sản thế giới sau khủng hoảng kinh tế; - Định hướng phát triển nông sản Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu; - Một số giải pháp vĩ mô và giải pháp vi mô nhằm nâng cao năng lực xâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu của nông sản Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là chuỗi giá trị nông sản toàn cầu và vị thế của nông sản Việt Nam (gạo và cà phê) trong chuỗi, đặc biệt là dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2009 vừa qua. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập thông tin, số liệu từ sách, báo, các nghiên cứu của nhiều tác giả uy tín của Việt Nam trên thế giới cũng như các tổ chức quốc tế. Ngoài ra khóa luận còn sử dụng nhiều sơ đồ, hình vẽ, bảng biểu để làm tăng thêm tính trực quan sinh động và tăng tính thuyết phục cho bài viết. 5. Kết cấu khóa luận: Khóa luận được chia thành ba phần chính, tương ứng với ba chương như sau: Chương 1: Lý luận chung về chuỗi giá trị toàn cầu; Chương 2: Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và vị thế của hàng nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu; Chương 3: Giải pháp nhằm xâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu cho hàng nông sản Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới. Lời cảm ơn Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Quản trị kinh doanh, các phòng ban khác của trường Đại học Ngoại Thương cùng toàn thể các thầy cô giáo đã truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện học tập và môi trường rèn luyện cho em trong suốt bốn năm qua. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.s Nguyễn Thị Thu Trang – giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Bên cạnh đó, em cũng bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, những người thân và bạn bè đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua. Dù đã cố gắng nỗ lực hết mình song với vốn kiến thức còn hạn chế của tác giả và thời gian nghiên cứu không nhiều, khóa luận này chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót. Vì vậy rất mong các thầy cô cùng các bạn đóng góp ý kiến để em hoàn thiện nghiên cứu của mình hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2010 Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Tú Anh CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỀM VÀ CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 1. Khái niệm Giá trị Theo quan niệm của C.Mác trong bộ Tư bản, quá trình sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, về thực chất là quá trình sáng tạo ra giá trị và thực hiện giá trị. Quá trình sản xuất hàng hóa có thể hiểu được theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, sản xuất hàng hóa là quá trình kết hợp các yếu tố sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất (công cụ lao động và đối tượng lao động) và sức lao động để tạo ra sản phẩm. Theo nghĩa rộng, sản xuất hàng hóa là quá trình tái sản xuất mở rộng bao gồm bốn khâu: sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng; trong đó, vị trí, vai trò của các khâu trong quá trình tái sản xuất đó không như nhau. Sản xuất là khâu quyết định còn các khâu sau chịu sự chi phối của sản xuất mặc dù chúng có tác động ngược lại như tiêu dùng hợp lý sẽ tạo điều kiện đế sản xuất có hiệu quả cao hơn. Khâu phân phối và trao đổi là những khâu trung gian kết nối sản xuất với tiêu dùng. Cách tiếp cận nghiên cứu của C.Mác là dựa trên phương pháp trừu tượng hóa và có tính khái quát cao, chủ yếu đề cập đến quá trình sáng tạo giá trị từ trong lưu thông. Có thể nói sản xuất là điều kiện cần còn thực hiện hàng hóa là điều kiện đủ. C.Mác cũng đã mô phỏng mô hình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cấu tạo kỹ thuật (tỷ lệ vốn/ lao động hay c/v) không thay đổi. Thực chất, mô hình này là việc xây dựng một quy trình tạo ra được giá trị sử dụng hay công dụng. Giá trị được tạo ra trong sản xuất chỉ là giá trị cá biệt và khi hàng hóa được tiêu dùng thì mới hình thành giá trị xã hội tức là giá trị đích thực của hàng hóa. Cũng theo quan niệm của C.Mác, quá trình sản xuất hàng hóa là quá trình tạo ra giá trị theo cơ cấu: C + V + M; trong đó, C là tư bản bất biến, V là tư bản khả biến, M là giá trị thặng dư. Mức độ phân bố giá trị vào các thành phần của chuỗi giá trị này có sự khác nhau tùy theo đặc điểm của ngành. Trong mô hình với giả định nền kinh tế không có ngoại thương, C.Mác đã trừu tượng hóa nền kinh tế tư bản trong giai đoạn toàn cầu hóa hoàn toàn, không còn sự chia cắt và tách biệt giữa nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, quá trình tái sản xuất được mở rộng trên phạm vi toàn cầu và giá trị được sản xuất và thực hiện cũng trên phạm vi toàn cầu. Quá trình tái sản xuất được mở rộng trên phạm vi toàn cầu làm hình thành nên mạng sản xuất toàn cầu mà trên thực tế, đây là hiện tượng xảy ra khi có sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia kéo theo sự hình thành mạng lưới sản xuất quốc tế là một trong những điều kiện quyết định sự ra đời của nền kinh tế thế giới hay nói cách khác nền kinh tế thế giới, về thực chất, là tập hợp của các chuỗi giá trị toàn cầu của các ngành sản xuất hoặc tổ hợp của các chuỗi sản phẩm và dịch vụ. Chuỗi giá trị Có ba luồng nghiên cứu chính về chuỗi giá trị, đó là: i) Filièle (Chuỗi): Phương pháp Filièle (filièle có nghĩa là chuỗi, mạch) gồm các trường phái tư duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau. Khởi đầu, phương pháp này được dùng để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp. Phân tích chủ yếu là công cụ để nghiên cứu cách thức mà các hoạt động sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là cao su, bông, cà phê và dừa) được tổ chức tại các nước đang phát triển. Trong bối cảnh này, khung Filièle chú trọng đặc biệt đến các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng. Khái niệm chuỗi (filièle) bao hàm nhận thức kinh nghiệm thực tế được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa và xác định những người tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên, phương pháp này chủ yếu tập trung vào vấn đề của các mối quan hệ vật chất và kỹ thuật định lượng, được tóm tắt trong sơ đồ dòng chảy của các hàng hóa và sơ đồ mối quan hệ chuyển đổi. Phân tích Filièle có hai đặc điểm nổi bật sau: Việc đánh giá chuỗi giá trị về mặt kinh tế và tài chính chú trọng vào vấn đề tạo và phân phối thu nhập trong chuỗi hàng hóa, phân tích các chi phí cũng như thu nhập giữa các thành phần kinh doanh nội địa và quốc tế để nghiên cứu ảnh hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự đóng góp của nó vào GDP. Phân tích chuỗi lấy sự phát triển của nông nghiệp làm trọng tâm nghiên cứu; quan tâm tới các vấn đề như sự tương tác lẫn nhau giữa các đối tượng tham gia, những cản trở và kết quả thu được cho mỗi bên liên quan trong chuỗi, các chiến lược cá nhân và tập thể cũng như các hình thái quy định. Chẳng hạn ở châu Phi có bốn loại quy định liên quan đến chuỗi hàng hóa được phân tích gồm: quy định trong nước, quy định về thị trường, quy định của nhà nước và quy định kinh doanh nông nghiệp quốc tế. Năm 1989, hai nhà nghiên cứu là Moustier và Leplaideur (Pháp) đã đưa ra một khung phân tích về tổ chức chuỗi giá trị hàng hóa, bao gôm lập sơ đồ, các chiến lược cá nhân và tập thể, và hiệu suất về mặt giá cả và tạo thu nhập, có tính đến vấn đề chuyên môn hóa của nông dân và thương nhân ngành thực phẩm so với chiến lược đa dạng hóa. ii) Khung phân tích của Michael Porter Luồng nghiên cứu thứ hai liên quan đến công trình của Michael Porter (Havard Busniess School) trong cuốn sách “Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance” (1985) về các lợi thế cạnh tranh. M.Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh khác. Theo M.Porter, chuỗi giá trị là chuỗi các hoạt động; trong đó sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi một cách tuần tự và tại mỗi hoạt động, sản phẩm sẽ tích lũy thêm một giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại. Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùng với chuyển đổi vật chất. Porter giới thiệu ý tưởng theo đó tính cạnh tranh của một công ty không chỉ liên quan đến quy trình sản xuất. Mô hình chuỗi giá trị này là một tập hợp của nhiều công đoạn hay nhiều khâu khác nhau và có quan hệ với nhau cùng tạo ra giá trị như thiết kế sản phẩm, logistics đầu vào, logistics đầu ra, sản xuất, marketing & bán hàng, các dịch vụ hậu mãi cùng với các hoạt động bổ trợ gia tăng giá trị cho sản phẩm như lập kế hoạch chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu,… Với góc độ nghiên cứu này, chuỗi giá trị chỉ áp dụng trong kinh doanh của doanh nghiệp; do vậy phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết định quản lý và chiến lược điều hành của một doanh nghiệp, một công ty cụ thể. HÌNH 1: KHUNG PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA M.PORTER Nguồn: Michael Porter, 1985 Một cách khác để tìm ra lợi thế cạnh tranh là dựa vào khái niệm hệ thống giá trị; thay vì chỉ phân tích lợi thế cạnh tranh của một công ty duy nhất, có thể xem các hoạt động của công ty như một phần của chuỗi các hoạt động rộng hơn mà Porter gọi là hệ thống giá trị. Một hệ thống giá trị bao gồm các hoạt động do tất cả các công ty tham gia trong việc sản xuất một hàng hóa hoặc dịch vụ thực hiện, bắt đầu từ nguyên liệu thô đến phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, khái niệm hệ thống giá trị rộng hơn so với khái niệm chuỗi giá trị của doanh nghiệp. iii) Phương pháp tiếp cận toàn cầu Khái niệm các chuỗi giá trị được Gary Gereffi (Duke University) lần đầu tiên áp dụng để phân tích toàn cầu hoá, tìm hiểu cách thức mà các công ty và các quốc gia hội nhập toàn cầu và để đánh giá các yếu tố quyết định đến phân phối thu nhập toàn cầu. Sau đó, Raphael Kaplinsky [21;4] đưa ra những khái niệm về chuỗi giá trị như sau: Theo nghĩa hẹp (giản đơn): Chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động cần có để sản xuất ra một sản phẩm hoặc dịch vụ từ giai đoạn xây dựng khái niệm, qua các giai đoạn khác nhau của sản xuất tới phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng, dịch vụ hậu mãi và việc vứt bỏ sản phẩm sau khi sử dụng. HÌNH 2: MÔ HÌNH CHUỖI GIÁ TRỊ ĐƠN GIẢN Nguồn: Raphael Kaplinsky and Mike Morris, 2001 Theo nghĩa rộng: Chuỗi giá trị là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ…) để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán tới tay người tiêu dùng. Chuỗi giá trị rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong các hoạt động như kinh doanh, chế biến, lắp ráp… Như vậy, mỗi sản phẩm được tạo ra đều có giá trị bao gồm một xâu chuỗi các mắt xích nhiều giá trị kết nối tạo nên. Trong thời đại toàn cầu hóa, các mắt xích tạo nên giá trị cuối cùng của một sản phẩm đã vượt ra ngoài biên giới một quốc gia, lãnh thổ khi các chi tiết của nó được thiết kế ở một nước, sản xuất ở một nước khác, lắp ráp ở nước thứ ba, và tiêu thụ ở nước thứ tư… hoặc một sản phẩm thuần túy ra đời tại một địa phương cụ thể nhưng vẫn mang giá trị toàn cầu. Vì vậy, khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu đã xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Chuỗi giá trị toàn cầu Mọi sản phẩm mới - từ phần mềm cho tới đồ dùng - đều phải trải qua một chu kỳ, bắt đầu bằng nghiên cứu cơ bản rồi nghiên cứu ứng dụng, thời kỳ ấp ủ, phát triển, thử nghiệm, sản xuất, triển khai, hỗ trợ và mở rộng kỹ thuật để cải tiến. Mỗi khâu trên đều được chuyên môn hóa và có tính đơn nhất. Các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc và Nga đều không đủ nhân lực và năng lực để đảm nhiệm toàn bộ chu kỳ sản phẩm cho một công ty đa quốc gia lớn ở Mỹ hay các nước phương Tây phát triển. Song các nước đang phát triển trên đang dần nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển của họ để có thể đảm nhiệm nhiều khâu hơn. Quá trình này tiếp tục diễn ra sẽ đánh dấu sự kết thúc của mô hình cũ – khi một công ty đa quốc gia tự tiến hành tất cả các khâu của chu kỳ phát triển sản phẩm bằng nguồn lực riêng của mình. Từ đó tạo ra các chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs-Global Value Chains) là các chuỗi giá trị cho phép các công đoạn của chuỗi đặt tại những địa điểm (quốc gia) có khả năng mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. 2. Đặc điểm a) Quản trị chuỗi Định nghĩa (Humphrey & Schmitz, 2002): Quản trị chuỗi là mối quan hệ giữa các bên tham gia và các cơ chế, thể chế mà thông qua đó các hoạt động điều phối phi thị trường được thực hiện. Quản trị chuỗi giúp trả lời bốn câu hỏi quan trọng: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Khi nào thì sản xuất? Số lượng là bao nhiêu? Gary Gereffi, John Humphrey, và Timothy Sturgeon, trong nghiên cứu “Quản trị chuỗi giá trị toàn cầu” [18;85] đưa ra năm mô hình quản trị GVC khác nhau như sau: - Thị trường: là hình thức đơn giản nhất của quản trị GVC. Cơ chế quản trị trung tâm là giá cả. Liên kết giữa các hoạt động chuỗi giá trị không chặt chẽ vì thông tin được trao đổi và kiến thức chia sẻ bên trong tương đối đơn giản. Do đó, chi phí để chuyển sang đối tác khác là thấp đối với các tác nhân trong chuỗi. - Chuỗi giá trị mẫu: các nhà cung cấp trong kiểu quản trị này cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ theo chỉ dẫn chi tiết của khách hàng. Tuy vậy, khi cung cấp dịch vụ “chìa khóa trao tay”, nhà cung cấp có xu hướng chịu trách nhiệm hoàn toàn về quy trình công nghệ và thường sử dụng các loại máy móc phổ biến để thu hồi đầu tư từ một lượng khách hàng lớn. Điều này giữ chi phí chuyển đổi thấp và giới hạn việc đầu tư vào các giao dịch cụ thể, ngay cả khi quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp là phức tạp. Các liên kết trong kiểu quản trị này chặt chẽ hơn kiểu quản trị thị trường giản đơn vì khối lượng thông tin luân chuyển trong liên kết giữa các công ty lớn hơn. - Chuỗi giá trị quan hệ: trong những mạng lưới có kiểu quản trị này, tương tác giữa người bán và người mua là tương đối phức tạp, tạo ra những mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ hơn và những đặc trưng ở cấp độ cao hơn so với hai kiểu quản trị thị trường và quản trị mẫu. Những liên kết đó bị chi phối bởi danh tiếng, hoặc yếu tố gia đình và các ràng buộc xã hội. Một số nhà nghiên cứu cho rằng khoảng cách gần gũi giữa các tác nhân giúp tạo các liên kết trong kiểu quản trị này; tuy nhiên sự tin tưởng và danh tiếng mới thực sự đóng vai trò chính trong việc kết nối các tác nhân, ngay cả đối với những mạng lưới phi tập trung. Do cần nhiều thời gian tạo dựng lòng tin và sự phụ thuộc lẫn nhau nên chi phí chuyển đổi sang các đối tác mới thường cao. - Chuỗi giá trị phụ thuộc: trong kiểu quản trị chuỗi này, nhà cung cấp nhỏ phụ thuộc nhiều vào những người mua lớn và người mua chi phối. Việc phụ thuộc vào công ty đầu ngành làm tăng chi phí chuyển đổi đối với các nhà cung cấp. Trong mạng lưới có kiểu quản trị này, các công ty dẫn đầu thường đóng vai trò kiểm soát và giám sát chặt chẽ các hoạt động toàn chuỗi. Quan hệ quyền lực bất cân xứng buộc các nhà cung cấp liên kết với khách hàng chặt chẽ hơn và do đó chi phí chuyển đổi cũng cao hơn. - Cấp bậc: mô hình quản trị này là đặc trưng của hội nhập theo chiều dọc (khi đó các giao dịch diễn ra bên trong một công ty duy nhất). Hình thức quản trị chi phối là kiểm soát việc quản lý, theo thứ tự từ người quản lý cấp cao tới nhân viên hoặc từ trụ sở tới các công ty con và chi nhánh. Bảng 1 nêu ra các nhân tố quyết định tới quản trị chuỗi, dựa trên các tiêu chí về mức độ phức tạp của các giao dịch, khả năng hệ thống hóa giao dịch, năng lực cung ứng cũng như mức độ bất cân xứng quyền lực trong các các quản trị chuỗi khác nhau. BẢNG 1: CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH TỚI QUẢN TRỊ CHUỖI Dạng quản trị  Mức độ phức tạp của giao dịch  Khả năng hệ thống hóa giao dịch  Năng lực cung ứng  Mức độ bất cân xứng quyền lực   Thị trường  Thấp  Cao  Cao  Thấp   Mẫu  Cao  Cao  Cao   Quan hệ  Cao  Thấp  Cao   Phụ thuộc  Cao  Cao  Thấp   Cấp bậc  Cao  Thấp  Thấp  Cao   Nguồn: Gary Gereffi, John Humphrey, Timothy Sturgeon, 2005 b) Nâng cấp chuỗi giá trị Nâng cấp trong chuỗi giá trị là quá trình các chủ thể kinh tế, quốc gia, doanh nghiệp, người lao động chuyển từ hoạt động tạo ra giá trị thấp sang những hoạt động có giá trị cao hơn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu. Khả năng nâng cấp đề cập tới sự chuyển dịch mà một hay một nhóm các hãng thực hiện để nâng cao vị trí của mình trong chuỗi. Trong nâng cấp chuỗi giá trị, vấn đề then chốt là khả năng sáng tạo để có được sự đổi mới không ngừng trong sản phẩm cũng như cả quy trình; sự đổi mới đó phải đảm bảo không chậm hơn các đối thủ cạnh tranh nhằm duy trì thị phần và giá trị gia tăng thu về. Việc đầu tiên là tập trung vào giá trị cốt lõi (“core competence”), các doanh nghiệp cần phải kiểm tra năng lực của mình để quyết định xem sẽ tạo ra giá trị gì cho người tiêu dùng cuối cùng, và sẽ thu lại những giá trị gì? Có bốn loại nâng cấp chuỗi giá trị chính [21;38], đó là: - Nâng cấp quy trình: nâng cao hiệu quả của các quy trì
Luận văn liên quan