Khóa luận Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ

1. Tính cấp thiết của đề tài Ngay từ khi ra đời và phát triển đến nay, tầm quan trọng của ngân hàng ngày càng được khẳng định; nhất là hiện nay, khi mà toàn cầu hóa trở thành một xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của kinh tế thế giới. Để tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật của các nước phát triển và không bị đứng ngoài sự phát triển kinh tế thế giới nói chung, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó. Sự phát triển của đất nước trong thời kì mở cửa, đòi hỏi ngành ngân hàng cũng phải đổi mới hoạt động, mở rộng phạm vi, đối tượng phục vụ cũng như đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Thẻ ngân hàng là sản phẩm công nghệ hiện đại, nó đã và đang trở nên phổ biến ở rất nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, thẻ ngân hàng mới được biết đến từ những năm 90 của thế kỷ trước nên vẫn là một khái niệm khá mới mẻ đối với đa số người dân. Đến nay, tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng công việc phát triển thẻ ngân hàng còn gặp rất nhiều khó khăn: công chúng chưa có thói quen sử dụng và chấp nhận thẻ, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, cơ sở vật chất nghèo nàn, công nghệ lạc hậu. Chính những khó khăn trên là những trở lực rất lớn làm chậm tiến độ phát triển thẻ ngân hàng ở nước ta. Với đặc điểm là "người đi sau", tham gia vào thị trường thẻ muộn Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trước mắt và lâu dài. Nhưng Ngân hàng lại không thể phủ nhận được sự tồn tại khách quan của thẻ với tư cách là một phương tiện thanh toán hiện đại và sẽ trở thành phương tiện thanh toán của nền kinh tế. Vì vậy phát triển dịch vụ thẻ là tất yếu khách quan nằm trong sự phát triển chung của NHTM cũng như cả hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và Chi nhánh Láng Hạ nói riêng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, sau một thời gian được tìm hiểu thực tế về dịch vụ thẻ tại Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ, em đã lựa chọn đề tài: "Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ" làm nội dung chính cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận Tổng hợp những lý luận cơ bản nhất của thẻ thanh toán qua ngân hàng và từ thực tiễn phát triển dịch vụ thẻ tại NHNo&PTNT Láng Hạ trong thời gian qua, khóa luận đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hi vọng góp phần đưa NHNo&PTNT Láng Hạ sớm trở thành một chi nhánh phát triển mạnh về dịch vụ thẻ trên thị trường thẻ Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu những vấn đề khách quan về Thanh toán không dùng tiền mặt, những kiến thức nền tảng về thẻ, tình hình phát triển phát triển dịch vụ thanh toán thẻ của NHNo&PTNT Láng Hạ cũng như kiến thức cơ bản về Marketing ngân hàng. 4. Phương pháp nghiên cứu của khóa luận Khóa luận sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các bảng biểu, sơ đồ, khóa luận gồm 3 phần chính: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thẻ thanh toán Chương 2: Thực trạng dịch vụ thanh toán thẻ tại Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ. Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ.

doc108 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3121 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Phương Huyền MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẺ THANH TOÁN 3 1.1. Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt 3 1.1.1. Khái niệm về thanh toán không dùng tiền mặt 3 1.1.2. Ý nghĩa của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 3 1.1.3. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay 6 1.2. Những vấn đề cơ bản về thẻ thanh toán 8 1.2.1.Sự hình thành và phát triển của thẻ thanh toán 8 1.2.2. Khái niệm và hình thức thẻ thanh toán 11 1.2.3.Phân loại thẻ thanh toán 13 1.2.4. Chủ thể tham gia phát hành & thanh toán thẻ 16 1.2.5. Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ 17 1.2.6. Lợi ích khi sử dụng thẻ thanh toán 21 1.2.7. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ và biện pháp phòng ngừa 24 1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển của dịch vụ thanh toán thẻ 27 1.3.1.Nhân tố khách quan 27 1.3.2. Nhân tố chủ quan 29 1.3.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc phát hành và thanh toán thẻ 31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG No & PTNT LÁNG HẠ 36 2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ 36 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh 36 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Láng Hạ 42 2.2. Thực trạng dịch vụ thanh toán thẻ tại chi nhánh ngân hàng No& PTNT Láng Hạ 51 2.2.1. Văn bản quy định về thẻ thanh toán 51 2.2.2. Các sản phẩm thẻ thanh toán tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT Láng Hạ 53 2.2.3. Nghiệp vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng No&PTNT 62 2.2.4. Doanh số phát hành & hệ thống ĐVCNT 66 2.3. Đánh giá chung về dịch vụ thanh toán thẻ tại Chi nhánh ngân hàng No&PTNT Láng Hạ 68 2.3.1. Kết quả đạt được 68 2.3.2 . Hạn chế trong dịch vụ thanh toán thẻ…………………………...69 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên 71 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG No&PTNT LÁNG HẠ 77 3.1. Định hướng của ngân hàng 77 3.1.1. Tiềm năng phát triển thẻ thanh toán ở Việt Nam 77 3.1.2. Định hướng của ngân hàng No&PTNT Việt Nam 79 3.1.3. Định hướng của ngân hàng No&PTNT Láng Hạ 80 3.2. Một số giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng No& PTNT Láng Hạ 81 3.2.1. Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm 81 3.2.2. Tăng cường hoạt động Marketing 83 3.2.3. Thực hiện công tác nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường 87 3.2.4. Đổi mới kỹ thuật - đầu tư công nghệ 87 3.2.5. Mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ ( ĐVCNT ) 89 3.2.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 90 3.2.7. Quản trị rủi ro trong nghiệp vụ thẻ 90 3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại chi nhánh No&PTNT Láng Hạ 91 3.3.1. Kiến nghị Chính phủ 91 3.3.2. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước 96 3.3.3. Kiến nghị Hiệp hội thẻ Việt Nam 98 3.3.4. Kiến nghị với ngân hàng No&PTNT Việt Nam 99 KẾT LUẬN 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATM : Automated Teller Machine AMEX : American Express PIN : Pesonal Identification Number POS : Point of Sales NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHTM : Ngân hàng thương mại NHTW : Ngân hàng trung ương NHNN : Ngân hàng nhà nước NHPHT : Ngân hàng phát hành thẻ NHTTT : Ngân hàng thanh toán thẻ ĐVCNT : Đơn vị chấp nhận thẻ TCTD : Tổ chức tín dụng NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần Agribank (Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development) : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam VCB ( Vietcombank Foreign Trade of Vietnam) : Ngân hàng ngoại thương Việt Nam ACB ( Asia Commercial Bank) : Ngân hàng Á Châu BIDV ( Bank for Investment and Development of Vietnam) : Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam VIB ( Vietnam International Bank) : Ngân hàng quốc tế Techcombank ( Technological and Commercial Join – Stock Bank) : Ngân hàng thương mại cổ phần Kĩ thương Việt Nam WB ( Worldbank) : Ngân hàng thế giới Eximbank ( Vietnam Export – Import Commercial Joint Stock Bank) : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Vietinbank ( Vietnam Bank for Industry and Trade ): Ngân hàng Công thương DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ THỊ Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại chi nhánh Láng Hạ 43 Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh Láng Hạ 46 Bảng 2.3: Doanh số thu chi tiền mặt của chi nhánh 49 Bảng 2.4: Biểu phí phát hành, sử dụng thẻ ghi nợ SUCCESS 56 Bảng 2.5: Hạn mức rút tiền mặt/ chuyển tiền trong hệ thống: 56 Bảng 2.6 : So sánh biểu phí các ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ: 57 Bảng 2.7 : Biểu phí phát hành, sử dụng thẻ tín dụng nội địa 61 Bảng 2.8: Tình hình phát hành thẻ của chi nhánh Láng Hạ năm 2007 67 Sơ đồ 1.1: Các loại thẻ thanh toán 13 Sơ đồ 1.2: Nghiệp vụ phát hành thẻ 18 Sơ đồ 1.3: Nghiệp vụ thanh toán thẻ 20 Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức chi nhánh ngân hàng No&PTNT Láng Hạ 37 Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng nguồn vốn theo kì hạn: 44 Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng nguồn vốn theo loại tiền: 44 Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng nguồn vốn theo thành phần kinh tế: 45 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngay từ khi ra đời và phát triển đến nay, tầm quan trọng của ngân hàng ngày càng được khẳng định; nhất là hiện nay, khi mà toàn cầu hóa trở thành một xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của kinh tế thế giới. Để tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật của các nước phát triển và không bị đứng ngoài sự phát triển kinh tế thế giới nói chung, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó. Sự phát triển của đất nước trong thời kì mở cửa, đòi hỏi ngành ngân hàng cũng phải đổi mới hoạt động, mở rộng phạm vi, đối tượng phục vụ cũng như đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Thẻ ngân hàng là sản phẩm công nghệ hiện đại, nó đã và đang trở nên phổ biến ở rất nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, thẻ ngân hàng mới được biết đến từ những năm 90 của thế kỷ trước nên vẫn là một khái niệm khá mới mẻ đối với đa số người dân. Đến nay, tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng công việc phát triển thẻ ngân hàng còn gặp rất nhiều khó khăn: công chúng chưa có thói quen sử dụng và chấp nhận thẻ, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, cơ sở vật chất nghèo nàn, công nghệ lạc hậu... Chính những khó khăn trên là những trở lực rất lớn làm chậm tiến độ phát triển thẻ ngân hàng ở nước ta. Với đặc điểm là "người đi sau", tham gia vào thị trường thẻ muộn Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trước mắt và lâu dài. Nhưng Ngân hàng lại không thể phủ nhận được sự tồn tại khách quan của thẻ với tư cách là một phương tiện thanh toán hiện đại và sẽ trở thành phương tiện thanh toán của nền kinh tế. Vì vậy phát triển dịch vụ thẻ là tất yếu khách quan nằm trong sự phát triển chung của NHTM cũng như cả hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và Chi nhánh Láng Hạ nói riêng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, sau một thời gian được tìm hiểu thực tế về dịch vụ thẻ tại Ngân hàng No&PTNT Láng Hạ, em đã lựa chọn đề tài: "Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ" làm nội dung chính cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận Tổng hợp những lý luận cơ bản nhất của thẻ thanh toán qua ngân hàng và từ thực tiễn phát triển dịch vụ thẻ tại NHNo&PTNT Láng Hạ trong thời gian qua, khóa luận đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hi vọng góp phần đưa NHNo&PTNT Láng Hạ sớm trở thành một chi nhánh phát triển mạnh về dịch vụ thẻ trên thị trường thẻ Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu những vấn đề khách quan về Thanh toán không dùng tiền mặt, những kiến thức nền tảng về thẻ, tình hình phát triển phát triển dịch vụ thanh toán thẻ của NHNo&PTNT Láng Hạ cũng như kiến thức cơ bản về Marketing ngân hàng. 4. Phương pháp nghiên cứu của khóa luận Khóa luận sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu… 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các bảng biểu, sơ đồ, khóa luận gồm 3 phần chính: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thẻ thanh toán Chương 2: Thực trạng dịch vụ thanh toán thẻ tại Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ. Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ. CHƯƠNG1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẺ THANH TOÁN 1.1. Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt 1.1.1. Khái niệm về thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích từ tài khoản của người chi trả để chuyển tiền vào tài khoản người thụ hưởng mở tại ngân hàng, hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường, thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành sản phẩm dịch vụ quan trọng của NHTM để cung cấp cho khách hàng là các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế. 1.1.2. Ý nghĩa của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống & thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Nhận thức của người tiêu dùng về thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được nâng lên, thì có một bộ phận không nhỏ đã xoá dần thói quen sử dụng tiền mặt, thay vào đó là việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt đã mang lại nhiều ý nghĩa hết sức quan trọng về kinh tế, xã hội. ♦ Đối với khách hàng: + Khả năng lựa chọn hình thức không dùng tiền mặt thích hợp cho phép khách hàng thực hiện thanh toán một cách nhanh chóng & hiệu quả. Điều này góp phần làm tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tốc độ luân chuyển vốn & hiệu quả kinh doanh của khách hàng. + Sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt vừa mang tính văn minh, hiện đại, an toàn bảo mật cao cho khách hàng, các khoản tiền được chuyển trực tiếp vào các tài khoản cho nên tránh được mất mát, trộm cắp. + Với bất kì một thể thức thanh toán không dùng tiền mặt nào, người sử dụng nó cũng phải có tài khoản tại ngân hàng. Do đó khi sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp khách hàng quản lí được hoạt động chi tiêu của mình từ đó làm tăng hiệu quả trong tiêu dùng cho khách hàng, tạo ra nhiều thuận lợi hơn trong sinh hoạt cũng như sản xuất. + Mặt khác, khi sử dụng dịch vụ này khách hàng còn có thể được hưởng nhiều dịch vụ khác miễn phí hoặc có sự ưu đãi kèm theo. ♦ Đối với ngân hàng: + Đối với ngân hàng, phát triển tốt hoạt động dịch vụ thanh toán sẽ tác động đến hai lĩnh vực của hoạt động tín dụng là hoạt động huy động vốn & cho vay, đồng thời tác động đến toàn bộ hoạt động ngân hàng, thúc đẩy hoạt động ngân hàng phát triển nhanh. Chính vì vậy thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. + Việc cung ứng một dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có chất lượng làm tăng uy tín cho ngân hàng và do đó tạo điều kiện để ngân hàng có thể dễ dàng hơn trong việc thu hút nguồn vốn tiền gửi, thu hút khách hàng mở & sử dụng thanh toán qua tài khoản cá nhân. Mặt khác bản thân NHTM sẽ làm tăng lợi nhuận từ thu phí dịch vụ. Đây là bộ phận thu nhập có ý nghĩa rất lớn đối với NHTM, mở rộng và phát triển hoạt động dịch vụ này không chỉ tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng thu nhập thay đổi cơ cấu thu nhập trong tổng thu nhập mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh & tạo sự phát triển bền vững. + Để phát triển dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, các ngân hàng phải không ngừng nỗ lực để phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại, ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, ứng dụng công nghệ điện tử - tin học trong hoạt động kinh doanh, nhất là hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Đây cũng là một trong những điều kiện để ngân hàng có thể thu hút ngày càng nhiều khách hàng. ♦ Với toàn xã hội: + Tiền của các cá nhân, đoàn thể, các tổ chức được huy động vào quá trình vận động của nền kinh tế. Nó trở thành chất dầu “bôi trơn” cho bộ máy kinh tế hoạt động thông qua việc di chuyển nguồn nhân lực xã hội từ nơi chưa sử dụng, còn tiềm tàng vào quá trình sử dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh, nâng cao mức sống xã hội. Ý nghĩa này chỉ thực sự đạt được khi việc thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội, người dân nhận thức được hết ý nghĩa của hành động gửi tiền vào ngân hàng. + Đẩy nhanh quá trình luân chuyển hàng hoá, luân chuyển vốn trong xã hội, tiết kiệm chi phí thanh toán cho từng cá nhân, doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời điều này sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng giám sát được các hoạt động kinh tế góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, từ đó đưa đến sự ổn định trong đời sống kinh tế xã hội. + Việc sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã góp phần tạo dựng nền văn minh thanh toán. Khách hàng không phải đem theo quá nhiều tiền mặt trong người mà lúc nào cũng phải lo sợ trộm cắp hay cướp giật xảy ra. Các cơ sở bán hàng chấp nhận việc thanh toán không dùng tiền mặt thúc đẩy việc bán hàng được nhiều hơn lại không phải tốn nhiều thời gian và nhân lực cho việc đếm tiền & e ngại về tiền giả. + Giúp NHTW có thể quản lí được tốt hơn việc thực hiện chính sách tiền tệ, hạn chế tình trạng lạm phát. + Tăng cường quản lí tài chính cho các cơ quan chức năng: thuế, NHTW. Việc thanh toán qua ngân hàng làm tăng tính minh bạch tài chính cho nền kinh tế, giảm việc trốn thuế, tham nhũng và nền kinh tế ngầm. 1.1.3. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay So với các nước trong khu vực & trên thế giới thì Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ sử dụng tiền mặt trong các giao dịch là rất lớn. Trong quá trình hội nhập nền kinh tế hiện nay thì việc sử dụng quá nhiêù tiền mặt trong nền kinh tế đã ngày càng bộc lộ những hạn chế. Nhận thức được vấn đề đó, trong những năm qua, các cơ quan, ban ngành chức năng Việt Nam đã rất cố gắng, nỗ lực để đẩy mạnh & phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Theo quy định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 của Ngân Hàng Nhà Nước ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; quyết định số 1092/QĐ-NH1 ngày 8/10/2002 của thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước ban hành thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt, các Ngân hàng & Kho bạc nhà nước hiện đang áp dụng các hình thức thanh toán sau: - Thanh toán bằng séc - Thanh toán bằng lệnh chi hay uỷ nhiệm chi - Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu - Thanh toán bằng thư tín dụng - Thanh toán bằng thẻ ngân hàng a) Thanh toán bằng séc Séc là một lệnh trả tiền vô điều kiện do một khách hàng của ngân hàng kí phát ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người được chỉ định trên tấm séc hoặc trả cho người cầm tấm séc. Vậy các chủ thể liên quan đến giao dịch thanh toán séc gồm: + Người kí séc: là người chủ tài khoản tiền gửi thanh toán ở ngân hàng. + Người thụ lệnh: ngân hàng là người thực hiện việc trích từ tài khoản người kí phát séc đã trả cho người thụ hưởng. + Người thụ hưởng: là người được hưởng số tiền trên tờ séc. Trong đó, người kí phát séc phải có tài khoản mở tại ngân hàng. Số tiền trên tờ séc không được vượt quá số dư có trên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Thông thường để thuận tiện trong việc kí & thanh toán, séc được in sẵn theo mẫu, người kí phát chỉ cần điền vào những chỗ trống theo nội dung thích hợp. Trong thời gian hiệu lực của tờ séc, người thụ hưởng séc có quyền nộp séc cho đơn vị thanh toán hoặc thông qua đơn vị thu hộ để thanh toán. Séc gồm séc bảo chi và séc chuyển khoản. b) Thanh toán bằng lệnh chi hay uỷ nhiệm chi Uỷ nhiệm chi áp dụng trong thanh toán trả tiền hàng hoá, dịch vụ, hoặc chuyển tiền trong cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Khi nhận được chứng từ hợp lệ, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng phải ghi có ngay vào tài khoản của người thụ hưởng theo yêu cầu của lệnh chi. Lệnh chi có thể lập dưới dạng chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử và thực hiện theo mẫu quy định của NHNN & của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. c) Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu Uỷ nhiệm thu được áp dụng trong giao dịch thanh toán giữa những người sử dụng dịch vụ thanh toán có mở tài khoản trong nội bộ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trên cơ sở có thoả thuận hoặc hợp đồng về điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng. Bản chất của uỷ nhiệm thu là giống giấy tờ thanh toán do người bán lập để uỷ thác cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thu hộ một số tiền của người mua tương ứng với giá trị hàng hoá, dịch vụ đã cung ứng. Thời hạn thực hiện uỷ nhiệm thu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thoả thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán. d)Thanh toán bằng thư tín dụng Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện của ngân hàng mở theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán, theo đó ngân hàng thực hiện yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán để: + Trả tiền hoặc uỷ quyền cho ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng. + Chấp nhận sẽ trả tiền hoặc uỷ quyền cho ngân hàng khác trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng vào một thời điểm nhất định trong tương lai khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán của thư tín dụng. e)Thanh toán bằng thẻ ngân hàng Thẻ thanh toán là một phương tiện chi trả hiện đại mà người sở hữu nó có thể sử dụng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ, đồng thời cũng có thể sử dụng để rút tiền mặt tại các máy, quầy tự động của ngân hàng. 1.2. Những vấn đề cơ bản về thẻ thanh toán 1.2.1.Sự hình thành và phát triển của thẻ thanh toán Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt rất đa dạng và phong phú, phần nào đã khẳng định được vai trò của mình trong các giao dịch kinh tế, nhưng theo sự phát triển của hoạt động thanh toán cũng cần phải có thêm một phương tiện thanh toán mới mà công dụng, tính ưu việt của nó bao trùm và hơn hẳn các phương tiện thanh toán đã có trước kia. Thẻ ngân hàng ra đời & phát triển dựa vào sự phát triển của khoa học kĩ thuật, dựa vào xu thế phát triển của thời đại và tận dụng ưu thế của một công cụ đi sau. Vì vậy có thể nói thẻ ra đời là để khắc phục những hạn chế vốn có của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác, cũng là để nâng cao hoạt động thanh toán của ngân hàng lên một tầm cao mới - tầm cao của kĩ thuật hiện đại. Thẻ xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới ở Mỹ vào năm 1914, khi đó tổng công ty xăng dầu California (nay là công ty Mobile) cấp thẻ cho nhân viên & một số khách hàng của mình vì họ thấy cách sử dụng này rất tiện dụng trong việc thanh toán. Nhưng thẻ lúc này mới chỉ là khuyến khích việc bán sản phẩm của công ty chứ không kèm theo một dự phòng nào về việc gia hạn tín dụng. Năm 1949, Frank Mc Namara do tình cờ quên đem theo tiền mặt khi đi ăn tối ở một nhà hàng nên đã nảy ra một phương thức thanh toán mới mà không cần dùng tiền mặt có thể sử dụng mọi nơi, mọi lúc. Năm 1950, Frank Mc Namara cùng một doanh nhân người Mỹ khác, Palph Scheneider đã cùng sản xuất ra thẻ tín dụng đầu tiên với tên gọi Diners Club. Với lệ phí hàng năm là 5USD những người mang thẻ “Diners Club” có thể ghi nợ khi đi ăn ở 27 nhà hàng nằm trong hoặc ven thành phố New York. Theo chân Diners Club, năm 1955 hàng loạt thẻ mới ra đời: Trip Charge, Golden Key, Gourment Club, Esquire Club, đến năm 1958 Carte Blanche & American Express ra đời và thống lĩnh thị trường. Trong thời gian này, phần lớn các thẻ chỉ dành cho giới doanh nhân nhưng các ngân hàng đã thấy được rằng giới bình dân mới là đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu trong tương lai. Ngân hàng Mỹ là nơi đầu tiên phát triển với loại thẻ Bank Americard và nó đã d
Luận văn liên quan