Ngành dệt may có một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế cũng như trong quá trình công nghiệp hoá của nhiều quốc gia
trên thế giới, vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người và không ngừng
phát triển theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Quá trình lịch sử phát triển
của những nước công nghiệp tiên tiến trên thế giới trước đây cũng như hiện
nay đều đã trải qua bước phát triển sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm dệt
may. Ở Việt Nam, ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu chủ lực với tốc độ tăng trưởng bình quân cao
trên 20%/năm. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt 5,834
tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng 20,5% so với
năm 2005 và tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, ngành
dệt may Việt Nam vẫn bị đánh giá là ngành có hiệu quả kinh tế chưa cao, sản
xuất gia công là chủ yếu - chiếm 60-70% kim ngạch xuất khẩu. Trong đó
ngành nhập khẩu 80-90% nguyên phụ liệu. Nguyên nhân chính của thực trạng
này là do sự non kém của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may trong nước.
Theo các nhà phân tích, ngành công nghiệp phụ trợ dệt may là “thượng
nguồn” trong quá trình sản xuất, là đầu vào của ngành công nghiệp dệt may,
một khi ngành công nghiệp phụ trợ này yếu kém, về lâu dài nó sẽ kéo theo sự
suy yếu của ngành công nghiệp dệt may vì không đảm bảo được cái gốc của
sự phát triển bền vững. Muốn duy trì và nâng cao sức phát triển lâu bền và
hiệu quả kinh tế cao đối với ngành công nghiệp dệt may, yêu cầu tất yếu đặt
ra hiện nay là phải xây dựng một ngành công nghiệp phụ trợ dệt may vững
mạnh. Nó sẽ đẩy nhanh quá trình chuyên môn hoá ngành dệt may, tạo ra khả
năng cạnh tranh mạnh mẽ, tạo đà phát triển đột phá cho ngành dệt may Việt
Nam. Tuy nhiên, đây thực sự là một vấn đề nan giải bởi vì ngành công nghiệp
phụ trợ dệt may cuả Việt Nam cùng có chung một “số phận” với các ngành
4
công nghiệp phụ trợ của các ngành công nghiệp khác. Ngành hiện đang trong
quá trình thai nghén do đó đang yếu kém và có nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy,
tìm lời giải nào cho bài toán công nghiệp phụ trợ nói chung và công nghiệp
phụ trợ dệt may nói riêng, để ngành dệt may Việt Nam được chắp thêm đôi
cánh, bay cao bay xa trong khu vực và trên thế giới - là nỗi trăn trở của nhiề u
nhà quản lý, nhà kinh tế.
Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã chọn đề tài “ Giải pháp phát triể n
ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp
của mình. Em muốn đóng góp một số giải pháp nhằm phát triển ngành công
nghiệp phụ trợ dệt may nước nhà trong thời gian tới.
101 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3060 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
********* O0O ********
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Gi¶i ph¸p ph¸t triÓn ngµnh c«ng nghiÖp phô trî
dÖt may ViÖt Nam
SV thực hiện : Nguyễn Ngọc Tâm
Lớp : Anh 19
Khóa : K42 E
GV hướng dẫn : THS. Phạm Thị Hồng Yến
HÀ NỘI, THÁNG 11 / 2007
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG
NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM. ............................................ 6
I. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ............ 6
1. Lý thuyết chung về phát triển ngành công nghiệp .......................... 6
2. Mô hình kim cƣơng của Micheal Porter .......................................... 9
II. NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM ......................... 13
1. Khái niệm ngành công nghiệp dệt may Việt Nam ......................... 13
2. Vị trí của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị
toàn cầu ( Global Value Chain) ......................................................... 16
III. NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM ..... 19
1. Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ........................................... 19
2. Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam ........... 22
3. Đặc điểm và ý nghĩa của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt
Nam ...................................................................................................... 24
IV.KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ
TRỢ DỆT MAY CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ........ 26
1.Kinh nghiệm của Trung Quốc ........................................................ 27
2. Kinh nghiệm của Ấn Độ ................................................................. 29
3. Kinh nghiệm của Bangladesh ........................................................ 29
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ
DỆT MAY VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ............................... 31
I.THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM 31
1. Dệt may là ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam ................... 31
2. Dệt may vẫn là ngành mang lại hiệu quả kinh tế thấp .................. 34
1
3. Tác động của sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đối với ngành dệt
may ....................................................................................................... 44
II.THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY
VIỆT NAM .............................................................................................. 46
1.Thực trạng chung của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt
Nam ...................................................................................................... 46
2. Thực trạng một số ngành công nghiệp phụ trợ dệt may cụ thể .... 55
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH
CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY TRONG THỜI GIAN TỚI ...... 64
I. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY
VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI. .................................................................... 64
1. Ngành dệt may ................................................................................. 64
1.1. Dự báo phát triển: ...................................................................... 64
1.2.Quan điểm phát triển: .................................................................. 65
1.3. Mục tiêu: .................................................................................... 68
2. Ngành công nghiệp phụ trợ dệt may .............................................. 68
2.1. Dự báo phát triển: ...................................................................... 68
2.2. Quan điểm phát triển: ................................................................. 71
2.3.Mục tiêu: ..................................................................................... 73
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
PHỤ TRỢ DỆT MAY TRONG THỜI GIAN TỚI. .............................. 75
1. Nhóm giải pháp đối với Nhà nƣớc: ................................................ 75
2. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành
sản xuất sản phẩm phụ trợ dệt may. .................................................. 84
KẾT LUẬN ................................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 92
PHỤ LỤC.................................................................................................... 97
2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành dệt may có một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế cũng như trong quá trình công nghiệp hoá của nhiều quốc gia
trên thế giới, vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người và không ngừng
phát triển theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Quá trình lịch sử phát triển
của những nước công nghiệp tiên tiến trên thế giới trước đây cũng như hiện
nay đều đã trải qua bước phát triển sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm dệt
may. Ở Việt Nam, ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu chủ lực với tốc độ tăng trưởng bình quân cao
trên 20%/năm. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt 5,834
tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng 20,5% so với
năm 2005 và tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, ngành
dệt may Việt Nam vẫn bị đánh giá là ngành có hiệu quả kinh tế chưa cao, sản
xuất gia công là chủ yếu - chiếm 60-70% kim ngạch xuất khẩu. Trong đó
ngành nhập khẩu 80-90% nguyên phụ liệu. Nguyên nhân chính của thực trạng
này là do sự non kém của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may trong nước.
Theo các nhà phân tích, ngành công nghiệp phụ trợ dệt may là “thượng
nguồn” trong quá trình sản xuất, là đầu vào của ngành công nghiệp dệt may,
một khi ngành công nghiệp phụ trợ này yếu kém, về lâu dài nó sẽ kéo theo sự
suy yếu của ngành công nghiệp dệt may vì không đảm bảo được cái gốc của
sự phát triển bền vững. Muốn duy trì và nâng cao sức phát triển lâu bền và
hiệu quả kinh tế cao đối với ngành công nghiệp dệt may, yêu cầu tất yếu đặt
ra hiện nay là phải xây dựng một ngành công nghiệp phụ trợ dệt may vững
mạnh. Nó sẽ đẩy nhanh quá trình chuyên môn hoá ngành dệt may, tạo ra khả
năng cạnh tranh mạnh mẽ, tạo đà phát triển đột phá cho ngành dệt may Việt
Nam. Tuy nhiên, đây thực sự là một vấn đề nan giải bởi vì ngành công nghiệp
phụ trợ dệt may cuả Việt Nam cùng có chung một “số phận” với các ngành
3
công nghiệp phụ trợ của các ngành công nghiệp khác. Ngành hiện đang trong
quá trình thai nghén do đó đang yếu kém và có nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy,
tìm lời giải nào cho bài toán công nghiệp phụ trợ nói chung và công nghiệp
phụ trợ dệt may nói riêng, để ngành dệt may Việt Nam được chắp thêm đôi
cánh, bay cao bay xa trong khu vực và trên thế giới - là nỗi trăn trở của nhiều
nhà quản lý, nhà kinh tế.
Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển
ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp
của mình. Em muốn đóng góp một số giải pháp nhằm phát triển ngành công
nghiệp phụ trợ dệt may nước nhà trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của khoá luận là:
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng của ngành dệt may và ngành công
nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam.
- Đưa ra các giải pháp pháp triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt
Nam đối với các chủ thể nhất định: Nhà nước; các doanh nghiệp hoạt động
trong kĩnh vực công nghiệp phụ trợ dệt may; các ngành công nghiệp phụ trợ
dệt may cụ thể: ngành bông; ngành tơ tằm; ngành nguyên phụ kiện.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ngành công nghiệp phụ trợ dệt may
Việt Nam từ năm 2000 đến nay (2007), bao gồm các ngành: ngành sản xuất
máy móc trang thiết bị dệt may; ngành bông; ngành tơ tằm; ngành nguyên
phụ kiện. Ngoài ra, khoá luận cũng đề cập tới các ngành hỗ trợ và có liên
quan đến ngành công nghiệp phụ trợ dệt may như ngành cơ khí, ngành hoá
dầu, ngành thép.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khoá luận này sử dụng các phương pháp: phương pháp phân tích tổng
hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; phương pháp khảo sát tại một số doanh
nghiệp cụ thể, và một số phương pháp khác.
4
5. Bố cục của khoá luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của khoá luận gồm có 3 chương sau:
Chương I: Tổng quan phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt
Nam.
Chương II: Thực trạng về ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam trong
thời gian qua
Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt
may Việt Nam trong thời gian tới.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn Thạc sỹ
Phạm Thị Hồng Yến, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, chỉnh sửa và
cho em những lời khuyên bổ ích để em hoàn thành tốt luận văn của mình.
5
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ
DỆT MAY VIỆT NAM.
I. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
1. Lý thuyết chung về phát triển ngành công nghiệp
Công nghiệp là một bộ phận khăng khít của nền kinh tế, là lĩnh vực sản
xuất hàng hoá vật chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến” cho nhu cầu
tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động sản xuất tiếp theo.
Từ điển điện tử Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa: “Công
nghiệp là hoạt động kinh tế, sản xuất có quy mô lớn, được sự hỗ trợ, thúc đẩy
mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật.”
Một định nghĩa khác của từ điển Wikipedia về công nghiệp là “hoạt
động kinh tế qui mô lớn, sản phẩm tạo ra (có thể là phi vật thể) trở thành
hàng hoá”
Theo nghĩa này, những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt đến một
qui mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp, chẳng hạn: công
nghiệp chế tạo ô tô, công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp điện ảnh,
công nghiệp giải trí, công nghiệp thời trang…
Công nghiệp, theo nghĩa là ngành sản xuất vật chất, trở thành đầu tàu
của nền kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nó đã thay đổi trật tự nền
kinh tế phong kiến qua hàng loạt các tiến bộ công nghệ liên tiếp trong suốt
chiều dài lịch sử của nhân loại. Hoạt động chế tạo, chế biến trở thành lĩnh vực
tạo ra của cải chủ yếu cho xã hội. Sau Cách mạng công nghiệp, một phần ba
sản lượng kinh tế toàn cầu là từ các ngành công nghiệp chế tạo - vượt qua giá
trị của hoạt động nông nghiệp và càng ngày ngành công nghiệp càng chứng tỏ
được tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế thế giới nói chung và mỗi
quốc gia nói riêng.
6
Công nghiệp thường được phân ra thành công nghiệp nặng và công
nghiệp nhẹ. Trong đó công nghiệp nặng là ngành cần đầu tư nhiều tư bản, trái
với công nghiệp nhẹ là ngành sử dụng nhiều lao động và một số lượng vừa
phải nguyên vật liệu đã được chế biến để tạo ra sản phẩm có giá trị cao. Các
quốc gia, tuỳ theo điều kiện trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau của mình, có
sự lựa chọn ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp cụ thể khác nhau như phát
triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp thực
phẩm, công nghiệp điện tử vv…
Các điều kiện để phát triển ngành công nghiệp
Trong cuốn Giáo trình kinh tế phát triển1, các tác giả đã đưa ra năm
điều kiện để phát triển một ngành công nghiệp:
a. Điều kiện về tự nhiên gồm đất đai, khí hậu, khoáng sản
b. Điều kiện về cơ sở hạ tầng bao gồm giao thông, điện nước, thông tin
liên lạc... Cơ sở hạ tầng phải có tính qui mô, đồng bộ, và tính phát triển nhằm
đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững lâu dài của các ngành công nghiệp.
c. Điều kiện về lao động, bao gồm số lượng lao động và chất lượng lao
động đi kèm với mức độ phát triển công nghệ.
d. Điều kiện về chính sách mậu dịch nội địa và ngoại thương. Các chính
sách này sẽ ảnh hưởng đến việc khuyến khích hay kìm hãm một ngành công
nghiệp cụ thể, tuỳ thuộc theo từng điều kiện lịch sử và yêu cầu của mỗi quốc
gia.
e. Điều kiện kinh tế vĩ mô, bao gồm các chính sách về thuế, tỷ giá hối
đoái…và các chính sách khác của nhà nước nhằm khuyến khích hay hạn chế
một ngành công nghiệp cụ thể.
Còn trong cuốn Kinh tế phát triển (1994), GS. Tôn Tích Thạch cho
rằng việc phát triển một ngành công nghiệp cụ thể phụ thuộc vào bốn yếu tố:
1 Tiến sỹ Đinh Phi Hồ chủ biên, NXB Thống kê (2006)
7
a. Sự thay đổi về nhu cầu xã hội, nhu cầu cho sản xuất và nhu cầu tiêu
dùng cá nhân.
b. Sự phát triển khoa học- kỹ thuật.
c. Điều kiện tự nhiên và các tài nguyên thiên nhiên.
d. Sự phân công lao động quốc tế giữa các nước. Sự phân công lao động
này phụ thuộc vào lợi thế so sánh của từng nước vì mỗi quốc gia khác nhau có
những điều kiện thuận lợi khác nhau.
Ngoài ra, còn có những ý kiến cho rằng để phát triển một ngành công
nghiệp phải dựa trên các đặc điểm của sản xuất công nghiệp là:
- Sản xuất công nghiệp phải mang tính chuyên môn hóa sâu và hợp tác
rộng. Trong sản xuất công nghiệp, quá trình phân công lao động ngày càng
sâu sắc tỉ mỉ, không chỉ theo từng sản phẩm mà còn theo từng chi tiết, từng bộ
phận của sản phẩm. Chuyên môn hoá được tiến hành theo từng công đoạn cuả
sản xuất. Và đồng thời với chuyên môn hoá sâu, sản xuất công nghiệp đòi hỏi
thực hiện sự hợp tác rộng rãi giữa nhiều xí nghiệp, nhiều ngành khác nhau để
tạo ra sản phẩm cuối cùng. Như vậy, chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong
công nghiệp là hai mặt không tách rời nhau: chuyên môn hoá càng sâu thì hợp
tác hoá càng rộng.
- Sản xuất công nghiệp phải có khả năng liên kết lớn. Trong nền công
nghiệp hiện đại, nhiều cơ sở sản xuất có mối quan hệ với nhau về mặt kỹ
thuật và công nghệ, cùng sử dụng chung một nguồn nguyên liệu ban đầu để
tạo ra các sản phẩm khác nhau. Đó là quá trình liên hợp hoá. Đặc điểm này
đòi hỏi trong phân bố công nghiệp, các xí nghiệp gắn với nhau về qui trình
công nghệ cần được cùng phân bố trên một lãnh thổ nhằm đảm bảo quá trình
sản xuất công nghệ, thuận tiện cho việc quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu
quả của sản xuất công nghiệp. [12]
Một tính chất vô cùng quan trọng mà ngày nay người ta áp dụng nhiều
trong hầu hết các ngành công nghiệp là tính hiệu quả tăng dần theo qui mô.
8
Sản xuất được coi là có hiệu quả nhất khi được tổ chức trên qui mô lớn. Lúc
đó một sự gia tăng đầu vào với tỷ lệ nào đó sẽ dẫn đến sự gia tăng đầu ra (sản
lượng) với tỷ lệ cao hơn. Như vậy một điều kiện nữa để phát triển một ngành
công nghiệp là khả năng mở rộng qui mô ngành công nghiệp đó để có thể
nâng cao tính hiệu quả trong sản xuất.
2. Mô hình kim cƣơng của Micheal Porter
Mô hình kim cương của Micheal Porter hay chính là Lý thuyết về lợi
thế cạnh tranh quốc gia (National Competitive Advantage) - ra đời vào những
năm 1990 (đây là công trình nghiên cứu của một tập thể các nhà khoa học ở
12 nước bắt đầu từ năm 1986) - được xây dựng dựa trên cơ sở lập luận rằng
khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp được thể hiện tập trung ở
khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó [7, tr.68-77]. Từ cơ sở này, lý
thuyết đã khái quát cho một thực thể lớn hơn - một quốc gia. Tuy nhiên trong
khoá luận này, em chỉ phân tích mô hình kim cương trong phạm vi là một
ngành công nghiệp. Nghĩa là áp dụng mô hình kim cương đối với lợi thế cạnh
tranh của một ngành công nghiệp.
Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh của một ngành công nghiệp thể
hiện ở sự liên kết của nhóm 4 yếu tố. Mối liên kết của 4 nhóm này tạo thành
mô hình kim cương. Các nhóm yếu tố đó bao gồm: (1) điều kiện các yếu tố
sản xuất, (2) điều kiện về cầu, (3) các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên
quan, (4) chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành. Các yếu tố này
tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên khả năng cạnh tranh của ngành.
Ngoài ra, còn có 2 yếu tố khác là chính sách của Chính phủ và cơ hội. Đây là
2 yếu tố có thể tác động đến 4 yếu tố cơ bản kể trên.
Điều kiện các yếu tố sản xuất: sự phong phú dồi dào của các yếu tố
sản xuất có vai trò nhất định đến lợi thế cạnh tranh và khả năng phát triển của
ngành, các doanh nghiệp trong ngành có được lợi thế rất lớn khi sử dụng các
yếu tố đầu vào có chi phí thấp và chất lượng cao. Các yếu tố đầu vào này bao
9
gồm đầu vào cơ bản (tài nguyên, khí hậu, lao động giản đơn, nguồn vốn tài
chính) và đầu vào cao cấp (cơ sở hạ tầng, viễn thông hiện đại, lao động có tay
nghề và trình độ cao). Trong đó đầu vào cao cấp có ý nghĩa cạnh tranh cao
hơn và quyết định hơn. Việc đánh giá năng lực cạnh tranh theo yếu tố đầu vào
được xây dựng dựa trên 5 nhóm đầu vào, đó là: nguồn nhân lực, nguồn tài
nguyên thiên nhiên, nguồn tri thức, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng.
Hình 1.1: Khối kim cƣơng của M.Porter
Chính phủ Chiến lược, cơ cấu và môi trường
cạnh tranh ngành
Điều kiện các yếu tố sản Điều kiện về cầu
xuất
Các ngành hỗ trợ và có liên quan
Cơ hội
Nguồn: Giáo trình kinh tế ngoại thương (2006), Truờng đại học Ngoại
thương Hà Nội.
Điều kiện nhu cầu trong nước: Theo lý thuyết của Micheal Porter, nhu
cầu trong nước xác định mức đầu tư, tốc độ và động cơ đổi mới của các doanh
nghiệp trong ngành. Ba khía cạnh của nhu cầu trong nước có ảnh hưởng lớn
tới khả năng cạnh tranh của ngành là bản chất của nhu cầu trong nước, mô
10
hình tăng trưởng của nhu cầu và cơ chế lan truyền nhu cầu. Trong đó, nhu cầu
thị trường được chia thành nhiều phân đoạn. Một phân đoạn thị trường trong
nước có dung lượng lớn có thể thu hút sự chú ý và ưu tiên của doanh nghiệp
trong ngành cho phép họ khai thác hiệu quả kinh tế nhờ qui mô, sự đa dạng
của phân đoạn thị trường giúp doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm để xâm
nhập thị trường quốc tế. Người mua đòi hỏi cao sẽ tạo áp lực đáp ứng các tiêu
chuẩn về chất lượng, đặc tính kỹ thuật, tạo sức ép chuyển sang đáp ứng đoạn
nhu cầu mới, cao cấp hơn. Xét về qui mô thị trường, nó có tác động hai mặt
tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Khi qui mô thị
trường lớn, nó có thể tạo ra hiệu quả lợi suất theo qui mô, nhưng đồng thời
cũng có thể làm giảm sức ép bán hàng, do đó làm giảm tính năng động của
doanh nghiệp. Đối với cơ chế lan truyền nhu cầu, nhu cầu bão hoà nhanh
chóng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp phải tiếp tục đổi
mới và cải tiến, tạo sức ép giảm giá, tạo ra các đặc tính mới của sản phẩm,
nâng cao hiệu quả sản xuất.
Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan: Đối với mỗi doanh
nghiệp, các ngành sản xuất hỗ trợ là những ngành sản xuất cung ứng đầu vào
cho chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó các
ngành liên quan là những ngành mà doanh nghiệp có thể phối hợp hoặc chia
sẻ các hoạt động thuộc chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc những
ngành mà sản phẩm của chúng mang tính chất bổ trợ việc chia sẻ hoạt động
thường diễn ra ở các khâu phát triển kỹ thuật, sản xuất, phân phối hoặc tiếp
thị hoặc dịch vụ. Sự phát triển của các ngành hỗ trợ, liên quan sẽ tạo ra lợi thế
tiềm tàng cho các doanh nghiệp nhận thức các phương pháp và cơ hội mới để
áp dụng công nghệ mới. Hơn nữa, ngành hỗ trợ là ngành xúc tác chuyển tải
thông tin và đổi mới từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác, đẩy nhanh
tốc độ đổi mới trong ngành kinh tế. Tuy nhiên, theo M.Porter, những đầu vào
11
không có tác động quan trọng tới sự đổi mới hoặc hiệu quả của sản phẩm
hoặc công nghệ thì có thể nhập khẩu.
Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh: khả năng cạnh tranh
còn được quyết định bởi các yếu tố như mục tiêu, chiến lược và cách thức tổ
chức doanh nghiệp trong ngành. Lợi thế cạnh tranh thường là sự kết hợp các
yếu tố trên với cơ sở của lợi thế cạnh tranh. Những kh