Tiểu luận Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Diva

Quá trình quốc tế hóa đang phát triển manh mẽ ở các châu lục, các khu vực trên thế giới, với sự tham gia ngày càng rộng rãi của nhiều quốc gia. Những lợi ích to lớn của hội nhập kinh tế mang lại cho mỗi quốc gia là rất rõ ràng và không thể phủ nhận. Vấn đề đặt ra là hội nhập kinh tế quốc tế với những bước đi như thế nào để mang lại lợi ích tối đa với một mức giá tối thiểu. Những năm gần đây, thị trường Việt Nam được chứng kiến nhiều thành công phát triển của các sản phẩm trong nước và việc đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nhiều loại hàng hóa như: dầu thô, dệt may, nông sản, thủy hải sản, giày da, thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước Châu Âu, đã đem lại những giá trị kinh tế to lớn. Một trong những mặt hàng xuất khẩu mang lại những đóng góp rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu chính là mặt hàng dệt may. Ngành dệt may Việt Nam ra đời từ năm 1958, cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế quốc tế, ngành dệt may Việt Nam đã nhanh chóng tìm ra và khẳng định được những ưu thế của mình trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc cho thị trường thế giới và đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường thế giới có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Mặt khác, mặt hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, giúp cân bằng cán cân thanh toán, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất khác trong nước phát triển góp phần quan trọng trong việc tạo sự phát triển và ổn định kinh tế - chính trị - xã hội. Như chúng ta đã biết thì ngoài những thị trường lớn như Mỹ, EU thì Nhật Bản là thị trường nhập khẩu phi hạn ngạch lớn với khá nhiều nét tương đồng về văn hóa, tập quán sinh hoạt. Tại Thị trường dệt may Nhật Bản mặc dù là nước có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai vào thị trường này nhưng Việt Nam bị Trung Quốc (nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất) bỏ xa về kim ngạch, chủ yếu do không thể cạnh tranh về giá và mức độ đa dạng về mẫu mã của nước này. Tuy nhiên, tăng trưởng của Trung Quốc có xu hướng giảm nhẹ trong những năm gần đây, còn Việt Nam có xu hướng tăng nhẹ, nguyên nhân chủ yếu do giá lao động ở Trung Quốc tăng và xu hướng dịch chuyển mua hàng từ nhiều nguồn cung cấp của tất cả các nước trên thế giới. Theo các chuyên gia, xuất khẩu sang Nhật Bản đến cuối năm 2013 vẫn ổn định do thị trường Nhật Bản vẫn có nhu cầu cao, các nhà nhập khẩu có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn từ các nước Đông Nam Á thay cho Trung Quốc. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn chung của xuất khẩu, xuất khẩu hàng dệt may cuối năm ngoái, đầu năm nay gặp nhiều khó khăn do đơn hàng ít, nguồn nguyên liệu không chủ động, chi phí đầu vào tăng cao, trong khi chính sách hỗ trợ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của Chính phủ chỉ có hiệu lực vào tháng 1/2014 để đạt kim ngạch xuất khẩu cao đòi hỏi nhiều nỗ lực của các doanh nghiệp Diva Là một trong những doanh nghiệp kinh doanh trong ngành may mặc Việt Nam cũng như trong khu vực trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm may mặc và Nhật Bản là một thị trường chính thì Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất khẩu của Diva sang thị trường Nhật Bản hiện tại đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn. Xuất phát từ thực trạng trên, nhận rõ được những khó khăn, cơ hội, thách thức cũng như những sức ép canh tranh đối với công ty TNHH Diva, nay tôi xin phân tích thực trạng: “Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Diva” nhằm giúp công ty mở rộng và đứng vững trên thị trường Nhật Bản tiềm năng nhưng cũng nhiều khó khăn trong giai đoạn này.

doc79 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4128 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Diva, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Quá trình quốc tế hóa đang phát triển manh mẽ ở các châu lục, các khu vực trên thế giới, với sự tham gia ngày càng rộng rãi của nhiều quốc gia. Những lợi ích to lớn của hội nhập kinh tế mang lại cho mỗi quốc gia là rất rõ ràng và không thể phủ nhận. Vấn đề đặt ra là hội nhập kinh tế quốc tế với những bước đi như thế nào để mang lại lợi ích tối đa với một mức giá tối thiểu. Những năm gần đây, thị trường Việt Nam được chứng kiến nhiều thành công phát triển của các sản phẩm trong nước và việc đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nhiều loại hàng hóa như: dầu thô, dệt may, nông sản, thủy hải sản, giày da, thủ công mỹ nghệ… sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước Châu Âu,… đã đem lại những giá trị kinh tế to lớn. Một trong những mặt hàng xuất khẩu mang lại những đóng góp rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu chính là mặt hàng dệt may. Ngành dệt may Việt Nam ra đời từ năm 1958, cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế quốc tế, ngành dệt may Việt Nam đã nhanh chóng tìm ra và khẳng định được những ưu thế của mình trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc cho thị trường thế giới và đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường thế giới có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Mặt khác, mặt hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, giúp cân bằng cán cân thanh toán, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất khác trong nước phát triển…góp phần quan trọng trong việc tạo sự phát triển và ổn định kinh tế - chính trị - xã hội. Như chúng ta đã biết thì ngoài những thị trường lớn như Mỹ, EU thì Nhật Bản là thị trường nhập khẩu phi hạn ngạch lớn với khá nhiều nét tương đồng về văn hóa, tập quán sinh hoạt. Tại Thị trường dệt may Nhật Bản mặc dù là nước có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai vào thị trường này nhưng Việt Nam bị Trung Quốc (nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất) bỏ xa về kim ngạch, chủ yếu do không thể cạnh tranh về giá và mức độ đa dạng về mẫu mã của nước này. Tuy nhiên, tăng trưởng của Trung Quốc có xu hướng giảm nhẹ trong những năm gần đây, còn Việt Nam có xu hướng tăng nhẹ, nguyên nhân chủ yếu do giá lao động ở Trung Quốc tăng và xu hướng dịch chuyển mua hàng từ nhiều nguồn cung cấp của tất cả các nước trên thế giới. Theo các chuyên gia, xuất khẩu sang Nhật Bản đến cuối năm 2013 vẫn ổn định do thị trường Nhật Bản vẫn có nhu cầu cao, các nhà nhập khẩu có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn từ các nước Đông Nam Á thay cho Trung Quốc. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn chung của xuất khẩu, xuất khẩu hàng dệt may cuối năm ngoái, đầu năm nay gặp nhiều khó khăn do đơn hàng ít, nguồn nguyên liệu không chủ động, chi phí đầu vào tăng cao, trong khi chính sách hỗ trợ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của Chính phủ chỉ có hiệu lực vào tháng 1/2014 để đạt kim ngạch xuất khẩu cao đòi hỏi nhiều nỗ lực của các doanh nghiệp Diva Là một trong những doanh nghiệp kinh doanh trong ngành may mặc Việt Nam cũng như trong khu vực trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm may mặc và Nhật Bản là một thị trường chính thì Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất khẩu của Diva sang thị trường Nhật Bản hiện tại đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn. Xuất phát từ thực trạng trên, nhận rõ được những khó khăn, cơ hội, thách thức cũng như những sức ép canh tranh đối với công ty TNHH Diva, nay tôi xin phân tích thực trạng: “Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH Diva” nhằm giúp công ty mở rộng và đứng vững trên thị trường Nhật Bản tiềm năng nhưng cũng nhiều khó khăn trong giai đoạn này. Đối tượng và phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : xuất khẩu hàng may mặc qua Nhật Bản của công ty TNHH may mặt Diva Phạm vi nghiên cứu : Đề tài này sẽ nghiên cứu về tình hình xuất khẩu hàng mạy mặt sang thị trường Nhật Bản của công ty DiVa . Việc nghiên cứu này sẽ được thực hiện dựa theo số liệu thống kê của công ty Diva trong vòng 3 năm ( từ năm 2010 đến năm 2012) Phương pháp nghiên cứu : Đối với sô liệu về thị trường Nhật Bản thì chủ yếu thu thập từ internet Đề tài nghiên cứu theo phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đối chiếu và suy luận từ những số liệu của công ty Diva và tài liệu tổng hợp từ internet Bố cục đề tài : đề tài gồm 3 chương Chương 1 : cơ sở lý luận về kinh doanh xuất khẩu Chương 2 : Tình hình xuất khẩu của công ty TNHH May Mặc Diva vào thị trường Nhật Bản Chương 3 : Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của công ty TNHH May Mặc Diva đến năm 2020 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU 1.1 Khái niệm và tính tất yếu của hoạt động xuất khẩu 1.1.1 khái niệm Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá giữa các nước. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi thì các quốc gia đều quan tâm và mở rộng hoạt động này. Thực tế cho thấy, nếu mỗi quốc gia chỉ đóng cửa nền kinh tế của mình, áp dụng phương thức tự cung tự cấp thì không bao giờ có cơ hội để vươn lên, củng cố thế lực của mình trên trường quốc tế và nâng cao đời sống nhân dân. Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đã xuất hiện rất lâu đời và ngày càng phát triển. Tuy hình thức cơ bản là trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các nước nhưng hiện nay nó đã được biêủ hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến xuất khẩu hàng hoá phục vụ sản xuất, từ máy móc thiết bị cho đến các công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục tiêu là đem lại lợi ích cho các quốc gia. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về điều kiện không gian lẫn điều kiện thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong một hai ngày hoặc kéo dài hàng năm, có thể được tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau. 1.1.2 Tính tất yếu của việc hoạt động xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu là một tất yếu của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế. Do những điều kiện khác nhau, mỗi quốc gia có thế mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác. Để có thể dung hoà được nguy cơ và lợi thế, tạo ra được sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau, bán những gì mình thừa và mua những gì mình thiếu. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu không nhất thiết chỉ diễn ra giữa những quốc gia có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác mà các quốc gia thua thiệt hơn về tất cả các điều kiện như: nhân lực, tài chính, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ… thông qua hoạt động trao đổi thương mại quốc tế cũng sẽ thu được những lợi ích, tạo điều kiện phát triển nền kinh tế nội địa. Hoạt động trao đổi thương mại quốc tế mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia, thông qua việc xuất khẩu những hàng hoá có lợi thế tương đối và nhập khẩu những hàng hoá không có lợi thế tương đối. Sự chuyên môn hoá trong sản xuất và trao đổi những hàng hoá sẽ sử dụng tốt nhất những lợi thế của quốc gia mình, giúp tiết kiệm được những nguồn lực vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên…trong quá trình sản xuất hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu. Bên cạnh đó cũng làm tăng số lượng và chất lượng sản phẩm của thế giới tạo điều kiện cho khả năng tiêu dùng của con người. 1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong hoạt động kinh doanh. Cùng với hoạt động buôn bán trong nước, hoạt động xuất khẩu cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Nó không phải là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống những quan hệ mua bán từ trong ra ngoài nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu cũng như thành phần kinh tế. Do đó, xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại dễ mang lại những hiệu quả đột biến cao. Trong nền kinh tế thị trường, xuất khẩu ngày càng có vai trò quan trọng không chỉ đối với một doanh nghiệp mà còn có vai trò quan trong đối với cả nền kinh tế của một quốc gia. 1.2.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc gia + Phát huy nội lực của nền kinh tế, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển thông qua việc đầu tư kỹ thuât, đầu tư cho nhân lực... Mở rộng năng lực sản xuất của quốc gia thông qua việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, khai thông được các nguồn thông tin và tận dụng được mọi mối quan hệ do xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao. + Chất lượng hàng hoá được nâng cao, áp dung kĩ thuật mới được tiến hành một cách thường xuyên và có ý thức hơn do có sự cạnh tranh giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Việc xuất khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì sự cạnh tranh giữa các chủ thể xuất khẩu là tất yếu diễn ra. + xuất khẩu đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới là tất yếu đối với tất cả các nước kém phát triển. xuất khẩu đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới là tất yếu đối với tất cả các nước kém phát triển. + Hoạt động xuất khẩu còn đưa tới việc xoá bỏ nhanh chóng các chủ thể kinh doanh các sản phẩm lạc hậu không thể chấp nhận được. Hoạt động xuất khẩu còn góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu cuả nhà nước và của mỗi địa phương theo hướng có lợi nhất thông qua những đòi hỏi hợp lý của các chủ thể tham gia vào hoạt động này. + Xuất khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần dẫn tới việc hình thành các liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước một cách tự nguyện nhằm tạo sức mạnh thiết thực cho các chủ thể. + xuất khẩu tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.Tác động của xuất khẩu ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Sản xuất hàng hoá xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làm việc, tạo ra thu nhập ổn định, đồng thời tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nhân dân. + xuất khẩu là cơ sở để mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta trên cơ sở vì lợi ích của các bên, đồng thời gắn liền sản xuất trong nước với quá trình phân công lao động quốc tế. Xuất khẩu là một trong những nội dung chính trong chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta với các nước trên thế giới vì mục tiêu dân giàu nước mạnh. Như vậy, có thể nói đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo ra động lực cần thiết giải quyết những vấn đề thiết yếu của nền kinh tế. Điều này nói lên tính khách quan của việc tăng cường xuất khẩu trong quả trình phát triển kinh tế. 1.2.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp. + Thông qua hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu cơ bản của mình đó là lợi nhuận, một mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều phải hướng tới. Lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên cũng như mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp, nó quyết định và chi phối các hoạt động khác như: nghiên cứu, tìm kiếm thị trường mới; thu mua và tạo nguồn hàng; tiến hành các hoạt động dự trữ, dịch vụ... các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia và tiếpcận vào thị trường thế giới. Nếu thành công đây sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp mở rộng thị trường và khả năng sản xuất của mình. +  Xuất khẩu giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh: Do phải chịu sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đứng vững được, các doanh nghiệp phải đổi mới trang thiết bị, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Khi tham gia vào kinh doanh quốc tế tất yếu sẽ đặt các doanh nghiệp vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn tại và phát triển được thì đòihỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm. Đây sẽ là một nhân tố thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần sẽ góp phần đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước một cách tự giác, mở rộng quan hệ kinh doanh, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,nó làm tăng thêm thu nhập của họ đồng thời cũng phát huy được sự sáng tạo của người lao động Xuất khẩu dẫn tới sự hợp tác giữa các nhà khoa học và các doanh nghiệp một cách thiết thực từ phía nhà sản xuất, nó khơi thông nguồn chất xám trong và ngoài nước. 1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. 1.3.1 Các nhân tố quốc tế Đây là các nhân tố nằm ngoài phạm vi điều khiển của quốc gia. Có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động xuất khâư của doanh nghiệp. Có thể kể đến các nhân tố: Môi trường kinh tế Tình hình phát triển kinh tế của thị trưòng xuất khẩu có ảnh hưởng tới nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng , do đó có ảnh hưởng đến hoạt đông xuất khẩu của doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát , tình hình lãi xuất. Môi trường luật pháp Tình hình chính trị hợp tác quốc tế được biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một nhóm các quốc gia do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. Môi trường văn hoá xã hội Đặc điểm và sự thay đổi của văn hoá - xã hội của thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghệp. Môi trường cạnh tranh Mức độ cạnh tranh quốc tế biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các công ty quốc tế đối với doanh nghiệp, khi cùng tham gia vào một thị trường xuất khẩu nhất định. Sức ép ngày càng lớn thì ngày càng khó khăn cho doanh nghiệp muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình. 1.3.2 Các nhân tố khách quan ( nhân tố quốc gia) Mỗi doanh nghiệp, công ty đều hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh tạo những tiền đề thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng môi trường kinh doanh không thuận lợi sẽ mang lại cho doanh nghiệp không ít khó khăn Sau đây là một số công cụ mà các quốc gia thường sử dụng để quản lý, hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của quốc gia mình. Thuế quan. Thuế quan là công cụ quản lý chính của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu của quốc gia mình. Thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý hoạt động xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho quốc gia mình đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao hiệu quả cảu hoạt động xuất khẩu, góp phần bảo vệ cho sự phát triển sản xuất của hàng hoá trong nước. Nếu chính phủ muốn khuyến khích xuất khẩu một mặt hàng nào đó, họ sẽ giảm thuế xuất khẩu nhằm mục đích cho nhiều nhà doanh nghiệp hơn tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Còn ngược lại nếu hạn chế xuất khẩu một mặt hàng nào đó, chính phủ sẽ tăng thuế, điều này sẽ hạn chế lượng doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này. Hạn ngạch xuất khẩu. Hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng như một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan và ngày càng có vai trò quan trọng trong xuất khẩu hàng hoá. Hạn chế hạn ngạch xuất khẩu là những quy định của chính phủ về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một số mặt hàng được phép xuất khẩu từ thị trường nội địa trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép. Cũng như thuế quan, chính sách về hạn ngạch xuất khẩu nhằm quản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Trợ cấp xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu là một trong những biện pháp có tác dụng mở rộng thúc đẩy xuất khẩu đối với những mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu. Biện pháp này được áp dụng vì khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài thì sự rủi ro cao hơn nhiều so với tiêu thụ trong nước. Việc trợ cấp xuất khẩu cho các mặt hàng được thể hiện dưới nhiều hình thức: trợ giá, miễn giảm thuế xuất khẩu, giảm lãi vốn vay cho hoạt động xuất khẩu... Nhân tố chính trị - pháp luật Đây là nhân tố hoàn toàn khách quan đối với doanh nghiệp. Các nhà xuất khẩu luôn phải chú ý đến các yếu tố về chính trị pháp luật như: * Các quy định của nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế. * Các hiệp định thương mại mà quốc gia tham gia. * Các quy định nhập khẩu hàng hóa của quốc gia mà mình tham gia hoạt động xuất khẩu. * Các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan tới xuất khẩu như luật bảo hiểm quốc tế, luật vận tải quốc tế, các quy định về giao nhận ngoại thương... 1.3.3 Nhân tố chủ quan ( nhân tố bên trong doanh nghiệp) Các nhân tố chủ quan là những đặc điểm, tiềm năng của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp có một tiềm năng phản ánh thực lực của mình trên thị trường. Tự đánh giá tiềm năng của mình bao giờ cũng rất cần thiết cho doanh nghiệp thương mại bởi nó giúp cho doanh nghiệp tránh được các rủi ro khi tham gia vào công việc ký kết hợp đồng vượt quá khả năng của mình. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, vấn đề quản lý là rất quan trọng. Một hệ thống tổ chức hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp sử dụng và điều hành tốt hơn các nguồn lực của mình. Việc tổ chức bộ máy quản lý một cách hợp lý sẽ khiến cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình thực hiện hợp đồng với các bạn hàng. Khả năng tổ chức quản lý doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát, tập trung vào những mối quan hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thực sự cho doanh nghiệp. Một bộ máy quản lý cồng kềnh không cần thiết sẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động kém, chi phí cho quản lý lớn làm giảm lợi nhuận. Khả năng vốn, tài chính. Đây là yếu tố phản ánh toàn bộ sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn. Huy động được hết khả năng về vốn của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách dễ dàng hơn. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng một phần vốn rất lớn không phải là vốn tự có mà là vốn vay.Do đó khi đánh giá về khả năng huy động vốn của doanh nghiệp phải tính đến các khoản huy động vốn từ các nguồn khác nhau như vay tín dụng, thế chấp, tín chấp. Sự trường vốn cũng là điều kiện để cho ban giám đốc thể tài năng của mình. Ngoài ra, nó còn cho phép doanh nghiệp thực hiện tốt các công cụ marketing thương mại một cách linh hoạt mang lại nhiều thuạn lợi hơn cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu. Nhân tố con người. Trình độ chuyên môn, năng lực làm việc của mỗi thành viên trong doanh nghiệp là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói về tiềm lực trong doanh nghiệp, nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất.Trong hoạt động xuất khẩu từ khâu nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nguồn hàng, khách hàng đến công tác giao dịch đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được thực hiện bởi những cán bộ nhanh nhậy, năng động, trình độ chuyên môn cao thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao. Khả năng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Khả năng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tác động trực tiếp đến chất lượng hàng hoá của doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra đối với khách hàng và khả năng