Khóa luận Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với quản trị rủi ro tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong những hoạt động kinh doanh chính mang lại thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng, trong đó có các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nói riêng. Tuy vậy, song song với việc đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng thì lĩnh vực tín dụng cũng chứa đựng nhiều rủi ro, trong đó Rủi ro tín dụng (RRTD) thường gây ra những hậu quả xấu đối với ngân hàng như tăng thêm chi phí ngân hàng, giảm thu nhập, làm xấu đi tình hình tài chính và uy tín của ngân hàng Tuy nhiên, rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, nó tồn tại khách quan cùng với sự tồn tại của hoạt động tín dụng. Vì vậy, mỗi ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một chính sách quản trị RRTD nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra. Một trong những chính sách đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động quản trị rủi ro chính là Hệ thống xếp hạng tín dụng (XHTD) nội bộ của các ngân hàng. Một hệ thống XHTD nội bộ hoạt động có hiệu quả quyết định rất nhiều đến hiệu quả quản trị RRTD của các ngân hàng. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của BIDV đạt được những thành tựu không nhỏ đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong tổng dư nợ của BIDV đang còn cao hơn nhiều so với chuẩn mực của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Hệ thống thông tin tín dụng của BIDV vẫn còn yếu, thông tin về khách hàng (KH) không được lưu trữ đầy đủ và kịp thời. Việc phân tích đánh giá KH còn nhiều bất cập, chưa hỗ trợ hiệu quả cho việc ra quyết định cho vay và thu hồi nợ vay. Nguyên nhân của tình trạng này là do công tác quản RRTD còn chưa được thực hiện tốt: RRTD chưa được xác định, đo lường, đánh giá và kiểm soát một cách chặt chẽ, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập. Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững, dần hội nhập với quy trình giám sát, quản lý theo các chuẩn mực quốc tế BIDV đã xây dựng và áp dụng hệ thống XHTDNB. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn tồn tại ít nhiều khiếm khuyết, cần phải được bổ sung chỉnh sửa để có thể đáp ứng được yêu cầu quản trị RRTD trong điều kiện hiện nay cũng như trong tương lai. Trong quá trình thực tập tại BIDV, em đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và tiến hành nghiên cứu đề tài: “HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM”.

pdf94 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2211 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với quản trị rủi ro tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ---------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Đặng Huyền Trang Lớp : Anh 5 Khóa : 45B Giảng viên hướng dẫn: PGS,TS. Đặng Thị Nhàn Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với quản trị rủi ro tại BIDV MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................... 4 LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 5 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THÔNG QUA HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .............................................................. 7 I. Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại ................... 7 1. Khái niệm .......................................................................................................................7 2. Phân loại .........................................................................................................................8 3. Đặc trưng và vai trò của hoạt động tín dụng .................................................................. 10 II. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại ............................................. 11 1. Bản chất của rủi ro tín dụng ........................................................................................... 11 2. Các nguyên nhân của rủi ro tín dụng.............................................................................. 11 3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng ............................................................................. 14 III. Quản trị rủi ro bằng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ....................... 17 1. Lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng .............................................................................. 17 1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 17 1.2. Một số yêu cầu đối với quản trị rủi ro tín dụng ...................................................... 17 1.3. Biện pháp quản trị rủi ro tín dụng ......................................................................... 18 2. Tổng quan về hoạt động xếp hạng tín dụng .................................................................... 25 2.1. Khái niệm .............................................................................................................. 25 2.2. Vai trò của hệ thống xếp hạng tín dụng .................................................................. 26 2.3. Các nhân tố tác động đến xếp hạng tín dụng ngân hàng ........................................ 27 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI BIDV ......................................................................................... 29 I. Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) ............ 29 1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................................. 29 2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động ............................................................................. 30 3. Lĩnh vực kinh doanh chính của BIDV ........................................................................... 32 II. Thực trạng hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của BIDV .... 33 1. Tình hình thực hiện công tác tín dụng ............................................................................ 33 1.1. Đánh giá khái quát về công tác tín dụng của BIDV ............................................. 33 1.2. Quy mô và tăng trưởng tín dụng ......................................................................... 33 1.3. Cơ cấu tín dụng .................................................................................................. 35 2. Thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng ..................................................... 38 2.1. Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng ..................................................................... 38 2.2. Cơ cấu tổ chức tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng ............................... 39 2.3. Các chỉ tiêu hiệu quả, an toàn hoạt động ............................................................ 44 Đặng Huyền Trang - Lớp Anh 5 K45 TCNHB 1 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với quản trị rủi ro tại BIDV 3. Một số tồn tại và hạn chế về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của BIDV ... 45 3.1. Một số kết quả đã đạt được .................................................................................... 45 3.2. Những tổn tại, hạn chế trong hoạt động kinh doanh tín dụng ................................. 46 III. Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại BIDV ...................... 47 1. Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng tại BIDV ........................................................... 47 1.1. Căn cứ xây dựng và xếp hạng của hệ thống ........................................................... 47 1.2. Mô hình chấm điểm và xếp hạng ........................................................................... 48 1.3. Quy trình xếp hạng tín dụng .................................................................................. 51 1.4. Sự cần thiết của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với BIDV .......................... 59 2. Đánh giá hiệu quả công tác xếp hạng tín dụng tại BIDV ................................................ 61 2.1. Những kết quả đã đạt được .................................................................................... 62 2.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân ............................................................ 63 CHƢƠNG III: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV ............................................................................................................... 67 I. Định hƣớng phát triển của BIDV giai đoạn 2010 - 2015 ........................... 67 1. Mục tiêu ........................................................................................................................ 67 2. Định hướng phát triển chung ......................................................................................... 67 3. Phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2010 - 2015 ............................................................. 68 II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tại BIDV .................................................. 69 1. Hoàn thiện nội dung xếp hạng tín dụng ......................................................................... 69 1.1. Mở rộng đối tượng được xếp hạng tín dụng trong thực tế ...................................... 69 1.2. Cải thiện chất lượng và tăng tính phong phú của nguồn tin sử dụng xếp hạng ................. 70 1.3. Giảm thiểu tính chủ quan trong hệ thống chỉ tiêu sử dụng để xếp hạng .................... 70 2. Hoàn thiện quy trình xếp hạng tín dụng ......................................................................... 71 3. Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng ........................................................................... 72 III. Kiến nghị .................................................................................................. 73 1. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ............................................... 73 2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam............................................................... 76 3. Kiến nghị với các đơn vị liên quan ................................................................................ 78 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 81 Phụ lục 1: Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng ............................................ 83 Phụ lục 2: Các chỉ tiêu tài chính của khối KHDN ........................................ 84 Phụ lục 3: Các chỉ tiêu phi tài chính của khối KHDN .................................. 85 Phụ lục 4: Các chỉ tiêu tài chính của khối khách hàng là TCTD ................. 87 Phụ lục 5: Các chỉ tiêu phi tài chính của khối khách hàng là các TCTD .... 88 Phụ lục 6: Chính sách cấp tín dụng theo XHTD khách hàng tại BIDV ...... 91 Phụ lục 7: Chính sách lãi suất dựa trên kết quả XHTD và TSĐB ............... 93 Đặng Huyền Trang - Lớp Anh 5 K45 TCNHB 2 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với quản trị rủi ro tại BIDV DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CIC Trung tâm thông tin tín dụng DN Doanh nghiệp DTTT Doanh thu tạm tính KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương NIM Tỷ lệ lãi cận biên ròng RRTD Rủi ro tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng TSĐB Tài sản đảm bảo UBND Ủy ban nhân dân WTO Tổ chức thương mại thế giới Đặng Huyền Trang - Lớp Anh 5 K45 TCNHB 3 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với quản trị rủi ro tại BIDV DANH MỤC BẢNG BIỂU Các thang điểm xếp hạng theo mô hình xếp hạng của Standard & Bảng 1 Poor’s và Moody’s Bảng 2 Quyết định cho vay dựa trên điểm số Bảng 3 Tỷ lệ nợ xấu tại BIDV Bảng 4 Các chỉ số rủi ro theo ALCO Bảng 5 Các chỉ tiêu tăng trưởng của NHTMCP Nhà nước Bảng 6 Ý nghĩa các mức xếp hạng theo mô hình XHTD của BIDV Bảng 7 Trọng số của các nhóm chỉ tiêu tài chính Bảng 8 Trọng số của các nhóm chỉ tiêu phi tài chính Bảng 9 Trọng số của phần tài chính và phi tài chính Bảng 10 Các thang điểm xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp Bảng 11 Các chỉ tiêu về nhân thân của KHCN Bảng 12 Các chỉ tiêu về khả năng trả nợ của KHCN Bảng 13 Các thang điểm xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân Bảng 14 Các thang điểm đánh giá tài sản đảm bảo Bảng 15 Ma trận quyết định cho vay sau khi tổng hợp điểm khách hàng Bảng 16 Phân loại nợ theo xếp hạng tín dụng khách hàng Bảng 17 Phân loại khách hàng theo xếp hạng tín dụng Bảng 18 Phân loại nợ dựa trên kết quả XHTD của BIDV Biểu đồ 1 Tình hình huy động vốn tại BIDV Biểu đồ 2 Tình hình hoạt động tín dụng tại BIDV Biểu đồ 3 Tình hình công tác dịch vụ tại BIDV Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của BIDV Sơ đồ 2 Cơ cấu tổ chức tín dụng tại BIDV Sơ đồ 3 Mô hình hệ thống xếp hạng đối với KH là tổ chức kinh tế Sơ đồ 4 Mô hình hệ thống XHTD đối với khách hàng là TCTD Đặng Huyền Trang - Lớp Anh 5 K45 TCNHB 4 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với quản trị rủi ro tại BIDV LỜI MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong những hoạt động kinh doanh chính mang lại thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng, trong đó có các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nói riêng. Tuy vậy, song song với việc đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng thì lĩnh vực tín dụng cũng chứa đựng nhiều rủi ro, trong đó Rủi ro tín dụng (RRTD) thường gây ra những hậu quả xấu đối với ngân hàng như tăng thêm chi phí ngân hàng, giảm thu nhập, làm xấu đi tình hình tài chính và uy tín của ngân hàng… Tuy nhiên, rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, nó tồn tại khách quan cùng với sự tồn tại của hoạt động tín dụng. Vì vậy, mỗi ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một chính sách quản trị RRTD nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra. Một trong những chính sách đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động quản trị rủi ro chính là Hệ thống xếp hạng tín dụng (XHTD) nội bộ của các ngân hàng. Một hệ thống XHTD nội bộ hoạt động có hiệu quả quyết định rất nhiều đến hiệu quả quản trị RRTD của các ngân hàng. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của BIDV đạt được những thành tựu không nhỏ đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong tổng dư nợ của BIDV đang còn cao hơn nhiều so với chuẩn mực của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Hệ thống thông tin tín dụng của BIDV vẫn còn yếu, thông tin về khách hàng (KH) không được lưu trữ đầy đủ và kịp thời. Việc phân tích đánh giá KH còn nhiều bất cập, chưa hỗ trợ hiệu quả cho việc ra quyết định cho vay và thu hồi nợ vay. Nguyên nhân của tình trạng này là do công tác quản RRTD còn chưa được thực hiện tốt: RRTD chưa được xác định, đo lường, đánh giá và kiểm soát một cách chặt chẽ, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập. Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững, dần hội nhập với quy trình giám sát, quản lý theo các chuẩn mực quốc tế BIDV đã xây dựng và áp dụng hệ thống XHTDNB. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn tồn tại ít nhiều khiếm khuyết, cần phải được bổ sung chỉnh sửa để có thể đáp ứng được yêu cầu quản trị RRTD trong điều kiện hiện nay cũng như trong tương lai. Trong quá trình thực tập tại BIDV, em đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và tiến hành nghiên cứu đề tài: “HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM”. Đặng Huyền Trang - Lớp Anh 5 K45 TCNHB 5 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với quản trị rủi ro tại BIDV II. Mục đích nghiên cứu Trước tiên, đề tài này tập trung vào làm rõ và góp phần hoàn thiện lý luận về hoạt động tín dụng ngân hàng và quản trị RRTD thông qua hệ thống XHTDNB. Lấy những lý luận này làm cơ sở, đề tài đi sâu và phân tích và đánh giá thực trạng tín dụng của BIDV và hệ thống XHTDNB đang áp dụng tại BIDV để thấy được những kết quả đã đạt được và những tồn tại, hạn chế. Từ đó, đề tài đề xuất: + Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống XHTDNB để nâng cao hiệu quả quản trị RRTD, mà trước hết là hệ thống xếp hạng KH vay vốn tại BIDV. + Các kiến nghị nhằm tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện có hiệu quả việc XHTDNB nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại BIDV. III. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mà BIDV đã và đang áp dụng, qua đó, đánh giá ảnh hưởng của nó đến việc quản trị rủi ro của ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nội bộ BIDV. Các số liệu được lấy chủ yếu từ năm 2007 trở lại đây. Do hạn chế trong việc tiếp cận nguồn số liệu mà luận văn này chưa thể cung cấp những so sánh với các ngân hàng cổ phần nhà nước khác tại Việt Nam. IV. Phƣơng pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và vận dụng các phương pháp thống kê, phương pháp phân tích định tính và định lượng, và phương pháp tổng hợp để nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động tín dụng ngân hàng và việc quản trị RRTD thông qua hệ thống XHTDNB. V. Nội dung nghiên cứu Đề tài được chia thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại - rủi ro và quản trị RRTD thông qua hệ thống XHTDNB. Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng và việc áp dụng hệ thống XHTDNB vào quản trị rủi ro tại BIDV. Chương 3: Hoàn thiện hệ thống XHTDNB để nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại BIDV. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Đặng Thị Nhàn, Ban Giám đốc và các anh, chị tại BIDV đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Đặng Huyền Trang - Lớp Anh 5 K45 TCNHB 6 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với quản trị rủi ro tại BIDV CHƢƠNG I: LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THÔNG QUA HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI I. Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 1. Khái niệm Theo quan điểm của K.Marx: “Tín dụng là quá trình chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu đến người sử dụng và sau một thời gian nhất định, thu lại được một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”. Theo tinh thần Luật các TCTD (công bố ngày 26/12/1997) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2004): “Hoạt động tín dụng là việc TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng”. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa, ngày nay, tín dụng còn được dùng để chỉ một số hành vi kinh tế rất phức tạp như: bán chịu hàng hóa, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, ký thác, phát hành giấy bạc. Trong mỗi hành vi tín dụng trên, chúng ta thấy tồn tại một cam kết song phương như sau: - Một bên trao ngay một số tiền; - Bên còn lại cam kết sẽ hoàn lại số tiền đó trong một thời gian nhất định và theo một số điều kiện nhất định nào đó. Nhà kinh tế Pháp Baudin đã định nghĩa tín dụng như là “một sự trao đổi tài khóa hiện tại lấy một tài khóa tương lai”. Rõ ràng quan hệ tín dụng có bao gồm yếu tố thời gian và điều này dẫn đến những bất trắc, rủi ro không thể lường trước được trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, các chủ thể trong quan hệ tín dụng cần có sự tín nhiệm lẫn nhau. Đây cũng chính là nguồn gốc đặc trưng của quan hệ tín dụng. Có thể tồn tại rất nhiều cách hiểu về khái niệm tín dụng ngân hàng nhưng xét về bản chất, các hành vi tín dụng ngân hàng có cùng một logic kinh tế: hứng chịu rủi ro cho một người mà ngân hàng đã tin tưởng ứng vốn cho sử dụng. Vì vậy, tín dụng là một khái niệm kinh tế hơn là một khái niệm pháp lý. Thực chất của tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi giữa một bên là Đặng Huyền Trang - Lớp Anh 5 K45 TCNHB 7 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với quản trị rủi ro tại BIDV ngân hàng và một bên là người đi vay. Đây chính là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ đôi bên cùng có lợi, đối tượng vay mượn ở đây là tiền tệ. Tín dụng của các Ngân hàng có ưu điểm là rất linh hoạt và nguồn vốn dồi dào nên có thể đáp ứng nhu cầu của KH một cách đầy đủ và kịp thời. 2. Phân loại Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau, tín dụng ngân hàng có thể được phân chia thành những loại chính sau: 2.1. Căn cứ vào thời hạn cho vay  Tín dụng ngắn hạn: Là những khoản cho vay có thời hạn dưới 12 tháng. Các khoản cho vay này thường ít rủi ro về khả năng thanh toán cũng như về lãi suất hơn so với những khoản cho vay trung và dài hạn.  Tín dụng trung hạn: Là những khoản cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu được đầu tư mua sắm tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.  Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Tín dụng dài hạn thường được tài trợ cho các dự án dài hạn như xây dựng nhà xưởng, xí nghiệp, nhà ở,… có quy mô lớn. 2.2. Căn cứ theo hình thức cấp tín dụng  Chiết khấu: là nghiệp vụ ngân hàng mua các thương phiếu, hối phiếu chưa đến hạn thanh toán của KH và ứng trước cho KH một khoản bằng mệnh giá trừ đi số tiền chiết khấu.  Cho vay: là nghiệp vụ quen thuộc của các ngân hàng theo đó ngân hàng giao cho KH một khối lượng vốn trong một khoảng thời gian nhất định và nhận lại cả gốc và lãi khi khoản cho vay đáo hạn. Nghiệp vụ cho vay rất đa dạng về hình thức: cho vay thấu chi, cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển…  Cho thuê tài sản (thuê mua): trong trường hợp KH không đủ điều kiện vay để mua tài sản, để mở rộng tín dụng, ngân hàng sẽ mua tài sản theo yêu cầu của KH rồi cho KH thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê KH có quyền mua lại tài sản đó. 
Luận văn liên quan