Ngày 07 tháng 11 năm 2006, sau một quá trình dài liên tục cố gắng, Việt
Nam đã chính thức được kết nạp trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
thương mại thế giới WTO. Sự kiện này đã mở ra con đường hội nhập một cách
toàn diện, tạo cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác thương mại quốc tế để phát triển
kinh tế ngày càng mạnh mẽ và bền vững.
Lý do chọn đề tài
Đối với nước ta, trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống
ngân hàng được xác định như người mở đường, còn trong thời kỳ hậu gia nhập
WTO, ngân hàng vẫn giữ vai trò chủ đạo là một trong những ngành mũi nhọn
mà nước ta cam kết mở cửa mạnh mẽ, có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát
triển kinh tế của cả đất nước. Thực hiện những cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân
hàng, một lĩnh vực vốn đã rất nhạy cảm, nhiều rủi ro, lại nắm trong tay toàn bộ
nguồn vốn của một quốc gia, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với
những thách thức vô cùng to lớn. Đến năm 2010, lĩnh vực ngân hàng sẽ mở cửa
hoàn toàn các dịch vụ cho khối ngân hàng nước ngoài, sẽ không còn phân biệt
đối xử giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài, vì thế, tất cả các
ngân hàng sẽ phải tìm mọi cách cố gắng, tận dụng mọi cơ hội để đứng vững,
không để thua trên “sân nhà”. Để làm được điều đó, thì một phần không thể
thiếu là cần sự hỗ trợ của Nhà nước, những giải pháp phù hợp của Chính phủ
trên cơ sở cân nhắc và phân tích kỹ hoàn cảnh cũng như các yếu tố khác để giúp
hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, tránh được các tác động tiêu cực của
việc hội nhập. Một trong những công việc cấp bách cần làm là hoàn thiện hành
lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng, đảm bảo sự an toàn cho toàn hệ thống,
góp phần ổn định nền kinh tế.
Tình hình nghiên cứu
Trải qua nhiều năm thực hiện quá trình đổi mới, nhiều công trình nghiên
cứu khoa học có giá trị về lĩnh vực ngân hàng đã đóng góp không nhỏ vào việc
2
cải cách, xây dựng nền kinh tế ngày càng hiện đại và hoàn thiện hơn. Với phạm
vi và mức độ khác nhau, các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến mọi vấn đề
của hệ thống ngân hàng, bao gồm cả khía cạnh pháp lý. Tuy nhiên, trong bối
cảnh Việt Nam đã chính thức hội nhập vào sân chơi toàn cầu, lĩnh vực ngân hàng
nói chung và pháp luật ngân hàng nói riêng cần được tiếp tục triển khai nghiên
cứu.
Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Xuất phát từ nhận thức như vậy, khoá luận này được thực hiện nhằm góp
phần làm rõ hơn nữa những vấn đề lý luận cơ bản về ngân hàng, hoạt động ngân
hàng và đặc biệt là pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng trong bối cảnh Việt
Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới. Trên cơ sở đó,
bước đầu khóa luận nêu lên một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều
chỉnh hoạt động ngân hàng trong bối cảnh hội nhập.
Phương pháp nghiên cứu
Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu nêu trên, khoá luận sử dụng những
phương pháp nghiên cứu phổ biến trong khoa học pháp lý như phương pháp tiếp
cận lịch sử, tổng hợp, phương pháp phân tích, so sánh, thống kê kết hợp giải
thích và hệ thống hoá một cách khoa học.
Kết cấu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khoá luận được chia thành 3
chương với tiêu đề như sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận về hoạt động ngân hàng và pháp luật
điều chỉnh hoạt động ngân hàng.
Chương II: Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng ở Việt
Nam.
Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh
hoạt động ngân hàng ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
111 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động
ngân hàng ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị An Ly
Lớp: Pháp 3
Khoá: 42
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đặng Thị Nhàn
Hà Nội, tháng năm 2007
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ 4
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ PHÁP LUẬT
ĐIỀU CHỈNH CÁC HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 4
1. Khái quát chung về sự hình thành ngân hàng 4
2. Cấu trúc hệ thống ngân hàng 6
Ngân hàng trung ương 6
2.2. Ngân hàng thương mại và các định chế tài chính phi ngân hàng 9
3. Các hoạt động ngân hàng 15
Các hoạt động ngân hàng của NHTW 16
Các hoạt động ngân hàng của NHTM 18
II. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 21
1. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng 21
2. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật 23
đối với hoạt động ngân hàng
3. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh 24
hoạt động ngân hàng
4. Nguồn quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động ngân hàng 30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH 32
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM
I. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG 32
NGÂN HÀNG CỦA NHNN VIỆT NAM
1. Quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động tái cấp vốn 33
2. Quy định của pháp luật Việt Nam về dự trữ bắt buộc 36
3. Quy định của pháp luật Việt Nam về nghiệp vụ thị trường mở 38
II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH 42
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA NHTM Ở VIỆT NAM
1. Quy định của pháp luật Việt Nam 42
về hoạt động nghiệp vụ ngân hàng của NHTM
1.1. Hoạt động huy động vốn 42
1.2. Hoạt động cấp tín dụng 44
1.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán 50
1.4. Hoạt động của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán 52
2. Quy định của pháp luật Việt Nam về đảm bảo an toàn
trong hoạt động ngân hàng của NHTM 56
2.1. Các quy định về bảo đảm tiền vay 57
2.2. Các quy định về giới hạn an toàn trong kinh doanh 60
III. NHẬN XÉT CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ 63
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
1. Những thành tựu cơ bản trong việc ban hành 63
và áp dụng pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng ở Việt Nam
2. Những hạn chế, bất cập chủ yếu của pháp luật 67
điều chỉnh hoạt động ngân hàng ở Việt Nam
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 71
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
I. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH
71 HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
1. Xu hướng phát triển của ngân hàng trên thế giới và ở Việt Nam 71
2. Sự cần thiết phải hoàn thiện hành lang pháp lý cho 73
hoạt động ngân hàng ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
3. Các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện 76
hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng trong bối cảnh hội nhập
3.1. Các mục tiêu chủ yếu 76
3.2. Những nguyên tắc cơ bản 78
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN 85
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1. Những giải pháp chung 85
1.1. Xây dựng cơ sở pháp lý cho việc tái cơ cấu 85
hệ thống ngân hàng Việt Nam
1.2. Nội luật hoá các nguyên tắc, quy phạm được thừa nhận chung 91
của pháp luật và tập quán quốc tế trong hoạt động ngân hàng
2. Những giải pháp cụ thể 93
KẾT LUẬN 99
PHỤ LỤC
DANH MỤC
Mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng
(Ban hành kèm theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của
Chính phủ)
Mức vốn pháp định áp
STT Loại hình tổ chức tín dụng dụng cho đến năm
2008 2010
I Ngân hàng
1 Ngân hàng thương mại
a Ngân hàng thương mại Nhà nước 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng
b Ngân hàng thương mại cổ phần 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng
c Ngân hàng liên doanh 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng
d Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng
đ Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 15 triệu USD 15 triệu USD
2 Ngân hàng chính sách 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng
3 Ngân hàng đầu tư 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng
4 Ngân hàng phát triển 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng
5 Ngân hàng hợp tác 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng
6 Quỹ tín dụng nhân dân
a Quỹ tín dụng nhân dân TW 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng
b Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 0,1 tỷ đồng 0,1 tỷ đồng
II Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
1 Công ty tài chính 300 tỷ đồng 500 tỷ đồng
2 Công ty cho thuê tài chính 100 tỷ đồng 150 tỷ đồng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác, Sự khốn cùng của triết học, Nxb. Sự thật, H.1971.
2. Bernard & Colli, Từ điển thuật ngữ kinh tế – tài chính.
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, Nxb.
Công an nhân dân, H. 2007
4. Trường Học viện Tài chính, Giáo trình Quản lý và kinh doanh tiền tệ, Nxb.
Thống kê, H.2006
5. Nguyễn Ninh Kiều – MBA, Tiền tệ – Ngân hàng, Nxb. Thống kê, H.1998
6. TS. Ngô Quốc Kỳ, Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của NHTM trong
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb. Tư pháp, H.2005
7. TS. Nguyễn Văn Tuyến, Các giao dịch thương mại chủ yếu của NHTM
trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, 2004.
8. Jean Prerr Mattout, Luật Quốc tế về ngân hàng, Viện tiền tệ, tín dụng và
Ngân hàng Nhà nước An Giang xuất bản, 1991.
9. Frederic Mishkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB. Khoa
học và kỹ thuật, H.1994.
10. Thanh Lộc, áp dụng mô hình AMC để xử lý nợ tồn đọng, Thị trường tài
chính tiền tệ, (13), 2000, tr.8-10.
11. Báo cáo thường niên 2006, Ngân hàng Nhà nước
12. Quản trị NHTM, Peter Rose, NXB. Tài chính, H. 2001
13. Tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân hàng năm 2006 và định hướng năm
2007, Tạp chí ngân hàng số 3+4, tháng 2 năm 2007.
14. Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng ở nước ta hiện nay, Viên Thế
Giang, cập nhật ngày 16/12/2005
15. Những công việc cần triển khai của ngành ngân hàng khi bắt đầu lộ trình
mở cửa dịch vụ ngân hàng, TTBC1, cập nhật ngày
25/04/2007.
16. Giải pháp để ngân hàng hội nhập, Cổ phần hoá, Phước Hà,
cập nhật ngày 13/10/2006.
17. Nợ tồn đọng ngân hàng, chưa có cách giải quyết hữu hiệu, Quyết Thắng,
18. Nguyên nhân ngân hàng tăng mạnh vốn điều lệ, Quang Long
cập nhật ngày 09/07/2007
19. Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng Việt Nam,
cập nhật ngày 08/09/2006.
Các Website:
20. www.mof.gov.vn
21. www.mot.gov.vn
22. www.moj.gov.vn
23. www.sbv.gov.vn
24. www.vneconomy.com.vn
25. www.vietcombank.com.vn
26. www.vnba.org.vn/
27.
28.
29.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AMC : Công ty quản lý tài sản
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
HTXTD : Hợp tác xã tín dụng
NĐ : Nghị định
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng Thương mại
NHTW : Ngân hàng Trung ương
QĐ : Quyết định
TCTD : Tổ chức tín dụng
TTCK : Thị trường chứng khoán
TTTTTD : Trung tâm thông tin tín dụng
UCP : Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
URC : Quy tắc thống nhất về nhờ thu
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 07 tháng 11 năm 2006, sau một quá trình dài liên tục cố gắng, Việt
Nam đã chính thức được kết nạp trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
thương mại thế giới WTO. Sự kiện này đã mở ra con đường hội nhập một cách
toàn diện, tạo cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác thương mại quốc tế để phát triển
kinh tế ngày càng mạnh mẽ và bền vững.
Lý do chọn đề tài
Đối với nước ta, trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống
ngân hàng được xác định như người mở đường, còn trong thời kỳ hậu gia nhập
WTO, ngân hàng vẫn giữ vai trò chủ đạo là một trong những ngành mũi nhọn
mà nước ta cam kết mở cửa mạnh mẽ, có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát
triển kinh tế của cả đất nước. Thực hiện những cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân
hàng, một lĩnh vực vốn đã rất nhạy cảm, nhiều rủi ro, lại nắm trong tay toàn bộ
nguồn vốn của một quốc gia, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với
những thách thức vô cùng to lớn. Đến năm 2010, lĩnh vực ngân hàng sẽ mở cửa
hoàn toàn các dịch vụ cho khối ngân hàng nước ngoài, sẽ không còn phân biệt
đối xử giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài, vì thế, tất cả các
ngân hàng sẽ phải tìm mọi cách cố gắng, tận dụng mọi cơ hội để đứng vững,
không để thua trên “sân nhà”. Để làm được điều đó, thì một phần không thể
thiếu là cần sự hỗ trợ của Nhà nước, những giải pháp phù hợp của Chính phủ
trên cơ sở cân nhắc và phân tích kỹ hoàn cảnh cũng như các yếu tố khác để giúp
hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, tránh được các tác động tiêu cực của
việc hội nhập. Một trong những công việc cấp bách cần làm là hoàn thiện hành
lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng, đảm bảo sự an toàn cho toàn hệ thống,
góp phần ổn định nền kinh tế.
Tình hình nghiên cứu
Trải qua nhiều năm thực hiện quá trình đổi mới, nhiều công trình nghiên
cứu khoa học có giá trị về lĩnh vực ngân hàng đã đóng góp không nhỏ vào việc
1
cải cách, xây dựng nền kinh tế ngày càng hiện đại và hoàn thiện hơn. Với phạm
vi và mức độ khác nhau, các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến mọi vấn đề
của hệ thống ngân hàng, bao gồm cả khía cạnh pháp lý. Tuy nhiên, trong bối
cảnh Việt Nam đã chính thức hội nhập vào sân chơi toàn cầu, lĩnh vực ngân hàng
nói chung và pháp luật ngân hàng nói riêng cần được tiếp tục triển khai nghiên
cứu.
Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Xuất phát từ nhận thức như vậy, khoá luận này được thực hiện nhằm góp
phần làm rõ hơn nữa những vấn đề lý luận cơ bản về ngân hàng, hoạt động ngân
hàng và đặc biệt là pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng trong bối cảnh Việt
Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới. Trên cơ sở đó,
bước đầu khóa luận nêu lên một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều
chỉnh hoạt động ngân hàng trong bối cảnh hội nhập.
Phương pháp nghiên cứu
Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu nêu trên, khoá luận sử dụng những
phương pháp nghiên cứu phổ biến trong khoa học pháp lý như phương pháp tiếp
cận lịch sử, tổng hợp, phương pháp phân tích, so sánh, thống kê kết hợp giải
thích và hệ thống hoá một cách khoa học.
Kết cấu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khoá luận được chia thành 3
chương với tiêu đề như sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận về hoạt động ngân hàng và pháp luật
điều chỉnh hoạt động ngân hàng.
Chương II: Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng ở Việt
Nam.
Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh
hoạt động ngân hàng ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
2
Do trình độ nghiên cứu có hạn, cùng với sự hạn hẹp về thời gian nghiên
cứu và sự thiếu thốn tài liệu, khoá luận này chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết,
cần được sự góp ý, bổ túc nhiều hơn nữa của quý thầy cô giáo, bạn bè và những
người quan tâm đến vấn đề này.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô Đặng Thị Nhàn, các
thầy cô trong trường Đại học Ngoại thương cùng gia đình và bạn bè đã đóng góp
nhiều ý kiến quý báu, tạo mọi điều kiện giúp đỡ để em có thể hoàn thành khoá
luận này đúng hạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2007
Sinh viên
Nguyễn Thị An Ly
3
CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
1. Khái quát chung về sự hình thành ngân hàng
Thuật ngữ “ngân hàng” đã được nhắc đến từ rất lâu, để chỉ một tổ chức
kinh doanh tiền tệ chuyên nghiệp trong nền kinh tế. Từ 3000 năm trước công
nguyên, thậm chí người ta đã tìm thấy những dấu vết đầu tiên của hoạt động
ngân hàng thông qua việc nhận gửi đồ đạc, tiền của và cho vay tiền của các vị
linh mục, bởi nhà thờ là nơi tôn nghiêm, được dân chúng tin tưởng để ký gửi tài
sản, tiền bạc.
Thật vậy, ngân hàng bắt nguồn từ một công việc rất đơn giản là giữ các đồ
vật quý cho những người chủ sở hữu nó, tránh gây mất mát. Đổi lại, những
người chủ sở hữu phải trả cho người giữ đồ một khoản tiền công. Khi công việc
này mang lại nhiều lợi ích, thì các đồ vật cần gửi ngày càng đa dạng hơn, và đại
diện cho các vật có giá trị như vậy là tiền. Dần dần, ngân hàng trở thành nơi giữ
tiền cho những người có tiền. Khi xã hội phát triển, thương mại phát triển, nhu
cầu về tiền ngày càng lớn, tức là phát sinh nhu cầu vay tiền, những người giữ
tiền khi nắm trong tay một lượng tiền nhất định mà không phải bao giờ cũng
phải trả trong cùng một thời gian, nảy ra ý định cho vay số tiền đó, vậy là có độ
chênh lệch giữa lượng tiền cần gửi và lượng tiền cần rút của người chủ sở hữu.
Ngân hàng lại trở thành nơi cung cấp tiền cho những người cần tiền. Từ đó phát
sinh nghiệp vụ đầu tiên của ngân hàng, đó là huy động vốn và cho vay vốn.
Như vậy, khi thương mại quốc tế phát triển với các hoạt động khác nhau,
nhu cầu đổi tiền xuất hiện và nghề kinh doanh tiền tệ ra đời. Những nghiệp vụ
đầu tiên của tổ chức kinh doanh tiền tệ bao gồm: đổi tiền, nhận tiền và bảo quản
tiền, cho vay và chuyển tiền. Nghiệp vụ cho vay thời kỳ đầu là cho vay nặng lãi.
4
Thời kỳ Phục hưng, các tổ chức kinh doanh tiền tệ phát triển nhanh và mở
rộng thêm nhiều nghiệp vụ mới như: chi trả bằng thương phiếu, tổ chức thanh
toán bù trừ, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh… Thời kỳ này đánh dấu sự xuất
hiện của các tổ chức kinh doanh tiền tệ được xem là tiền thân của ngân hàng.
Thế kỷ 17 được biết đến như là sự khởi đầu của kỷ nguyên ngân hàng hiện
đại, với sự ra đời của tổ chức kinh doanh tiền tệ lớn, thực hiện nhiều nghiệp vụ
kinh doanh tiền tệ và đặc biệt đã phát hành loại tín phiếu chứng nhận về tiền gửi
và được dùng vào việc giao dịch (chi trả) gần giống như các giấy bạc ngân hàng
ngày nay. Đó là các tổ chức được coi là những ngân hàng đầu tiên, bao gồm:
Ngân hàng Amsterdam (Hà Lan) thành lập năm 1609; Ngân hàng Hamburg
(Đức) 1619; Ngân hàng Anh quốc (Bank of England) 1694.
Đầu thế kỷ 18, lưu thông hàng hoá được mở rộng cả về quy mô và phạm vi.
Việc nhiều ngân hàng cùng phát hành tiền, một mặt gây cản trở quá trình phát
triển, khiến cho việc quản lý gặp nhiều khó khăn, xuất hiện nạn lừa đảo. Mặt
khác, do nguồn lợi phát hành lớn nên Nhà nước can thiệp nhằm hạn chế số lượng
ngân hàng được phép phát hành tiền. Những ngân hàng này gọi là Ngân hàng
phát hành, còn những ngân hàng không được phép phát hành tiền - được gọi là
Ngân hàng trung gian.
Đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, ở các nước Châu Âu, các Nhà nước đã
ban hành các đạo luật chỉ cho phép một ngân hàng duy nhất được phép phát
hành tiền, còn lại các ngân hàng khác chuyển thành Ngân hàng Thương mại.
Các ngân hàng đến giai đoạn này vẫn là các Ngân hàng tư nhân và Ngân
hàng cổ phần (kể cả Ngân hàng Phát hành). Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 –
1933 đã buộc Nhà nước các nước Tư bản phải can thiệp sâu vào nền kinh tế
thông qua phương tiện cơ bản của nền kinh tế thị trường - đó là tiền tệ, bằng
cách nắm lấy Ngân hàng Phát hành, quốc hữu hoá Ngân hàng phát hành và giành
lấy quyền bổ nhiệm cơ quan quản lý ngân hàng này.
Thời kỳ này khái niệm Ngân hàng Trung ương (NHTW) đã ra đời thay thế
5
cho khái niệm Ngân hàng phát hành. Đó không chỉ là sự thay đổi đơn giản về tên
gọi mà còn thay đổi cả về chức năng hoạt động của ngân hàng. NHTW không
chỉ phát hành giấy bạc lưu thông, mà còn là cơ quan thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước về tiền tệ và ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ.
Điểm lại những dấu mốc quan trọng của lịch sử, có thể thấy sự ra đời và
phát triển của ngân hàng được đặt trong những điều kiện lịch sử, kinh tế – xã hội
nhất định, trong sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, lưu thông hàng hoá và
đặc biệt trong cơ sở phát triển của tiền tệ. Tóm lại, “bản thân sự phát triển của
nghề kinh doanh tiền tệ cũng tạo tiền đề và đòi hỏi phải xuất hiện ngân hàng, tức
đòi hỏi phải có một hình thức tổ chức và bộ máy thích hợp, đảm nhiệm lĩnh vực
lưu thông tiền tệ.” (1)
Như vậy, trong dòng phát triển của tiền tệ, sự ra đời, tồn tại và phát triển
của ngân hàng là một tất yếu khách quan. Chính sự tập trung hoá nền sản xuất và
phân công lao động xã hội đạt đến một trình độ cao đã làm xuất hiện ngân hàng,
và ngân hàng, đến lượt mình lại đóng vai trò thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển
nhanh hơn.
2. Cấu trúc hệ thống ngân hàng
Trên thế giới, hệ thống ngân hàng ở các quốc gia ngày nay được tạo lập là
sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Cho đến nay, mô hình
ngân hàng phổ biến ở các nước kinh tế thị trường là hệ thống ngân hàng hai cấp.
Trong hệ thống ngân hàng hai cấp, Ngân hàng Trung ương vừa làm chức
năng phát hành tiền, vừa làm chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và giám sát
an toàn của hệ thống ngân hàng. Còn các Ngân hàng trung gian (với tư cách là
những tổ chức tài chính trung gian) có chức năng thực hiện kinh doanh tiền tệ và
cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Trong số các loại hình ngân hàng trung gian,
Ngân hàng thương mại chiếm số lượng áp đảo và giữ vai trò quan trọng hơn cả.
1 TS. Nguyễn Quốc Việt, Ngân hàng với quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở
Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1995, tr16.
6
Đây cũng là những chủ thể chính tham gia vào hoạt động ngân hàng.
2.1. Ngân hàng Trung ương
a) Khái niệm
Ngân hàng Trung ương (NHTW), theo Bernard và Colli định nghĩa trong từ
điển thuật ngữ kinh tế – tài chính là ngân hàng có chức năng phát hành tiền và
điều tiết trực tiếp hoặc gián tiếp số lượng và giá cả tín dụng trong khuôn khổ
quốc gia.
NHTW ra đời trên cơ sở nhu cầu Nhà nước cần phải nắm lấy một phương
tiện quan trọng để can thiệp vào kinh tế, đó là tiền tệ. Sự ra đời của nó là hệ quả
của quá trình chuyển hoá từ NHTM thành Ngân hàng Phát hành, từ Ngân hàng
Phát hành thành NHTW gắn liền với sự can thiệp của Nhà nước trên lĩnh vực
tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Trong hệ thống ngân hàng hai cấp, nó ở vị trí cấp
một, làm nhiêm vụ quản lý, phân biệt với chức năng kinh doanh của các NHTM.
Dù tên gọi ở mỗi quốc gia không giống nhau (chẳng hạn như Ngân hàng dự
trữ, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Quốc gia, Viện phát hành, Cục dự trữ Liên
bang…) nhưng chúng đều có chung những chức năng và vai trò cơ bản của
NHTW.
b) Chức năng của NHTW trong nền kinh tế
Thứ nhất, NHTW là cơ quan phát hành giấy bạc ngân hàng và điều tiết lưu
thông tiền tệ: Khi NHTW ra đời và hoạt động thì toàn bộ việc phát hành tiền
được tập trung vào NHTW theo chế độ Nhà nước độc quyền phát hành tiền.
NHTW trở thành trung tâm phát hành tiền của một đất nước. Tiền do NHTW
phát hành có nội dung tiền tín dụng. Nó thay thế cho tất cả các loại tiền tín dụng
Ngân hàng tư nhân trước đó. Tất cả các loại tiền do NHTW phát hành là những
phương tiện thanh toán duy nhất thay thế cho tiền thật “tiền vàng, bạc” làm chức
năng phương tiện thanh toán và phương tiện lưu thông. Do vậy, việc NHTW
phát hành tiền tác động trực tiếp đến tình hình lưu thông tiền tệ, làm cho quan hệ
tiền hàng thay đổi, tác động đến giá cả. Mối quan hệ đó đòi hỏi việc phát hành
tiền phải tuân theo những nguyên tắc nghiêm ngặt, đồng thời phải thực hiện theo
7
một cơ chế phù hợp.
Thứ hai, NHTW là ngân hàng của các ngân hàng.
Chức năng này có thể được hình dung như là việc quản lý tài khoản và dự
trữ tiền tệ trên tài khoản tiền gửi của các ngân hàng và cho các ngân hàng trung
gian vay tiền khi cần thiết. Trong hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng
trung gian phải mở tài khoản tiền gửi tại NHTW và tiền gửi vào tài khoản đó
theo quy định của pháp luật. Thông thường có hai loại tiền gửi khác nhau:
- Tiền gửi thanh toán. Tất cả các ngân hàng kinh doanh (bao gồm cả các tổ
chức tài chính kinh doanh tiền tệ) khi được phép hoạt động đều phải mở tài
khoản loại này tại NHTW và gửi tiền vào tài khoản đó theo quy định. Trong quá
trình hoạt động kinh do