Công ty cổ phần du lịch và thương mại –TKV hoạt động kinh doanh trên cả lĩnh vực thương mại và lĩnh vực du lịch, tuy nhiên hiện tại, thương mại là lĩnh vực đưa lại phần lớn doanh thu. Trong đó hoạt động chính của lĩnh vực thương mại mà công ty thực hiện chính là nhập khẩu máy móc thiết bị. Công ty đã làm tốt hoạt động này, đáp ứng nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị của ngành than. Tuy nhiên hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu- hoạt động hỗ trợ cho nhập khẩu vẫn còn một số điểm yếu kém. Khắc phục được những điểm này và hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty sẽ hỗ trợ rất tốt cho hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động nhập khẩu phát triển hơn nữa đóng góp vào sự phát triển của công ty.
Do đó, trong quá trình thực tập tại công ty, em đã chú trọng tìm hiểu tình hình thực hiện thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty, cũng như tìm hiểu thêm các kiến thức về vấn đề này nhằm mạnh dạn đưa ra một số biện pháp “ Hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại –TKV”.
Trong phạm vi khoá luận tốt nghiệp này chỉ đề cập đến hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu cụ thể tại công ty, thực trạng hoạt động này và các điểm mạnh điểm yếu mà em nhận thấy trong quá trình thực tập. Khoá luận tốt nghiệp gồm ba chương :
- Chương I : Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu và khái quát về công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV.
- Chương II : Thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV.
- Chương III : Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV.
84 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2239 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại TKV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 3
Chương I : Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu và khái quát về công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. 5
1.1 Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu. 5
1.1.1.Tổng quan về thanh toán hàng nhập khẩu. 5
1.1.1.2.Vai trò của hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu trong xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. 7
1.1.1.3. Các điều kiện của thanh toán hàng nhập khẩu 7
1.1.1.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của doanh nghiệp. 9
1.1.2. Các phương thức thanh toán hàng nhập khẩu chủ yếu. 11
1.1.2.1.Phương thức chuyển tiền. 11
1.1.2.2.Phương thức nhờ thu. 12
1.1.2.3.Phương thức tín dụng chứng từ. 14
1.1.3 Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại doanh nghiệp. 16
1.1.3.1.Các bộ phận tham gia vào hoạt động thanh toán. 16
1.1.3.2. Quy trình thanh toán. 17
1.2 Khái quát về công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. 18
1.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển. 18
1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty 20
1.2.3. Bộ máy tổ chức. 21
1.2.4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật 27
1.2.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thời gian gần đây. 29
Chương II : Thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. 34
2.1 Đặc điểm hoạt động nhập khẩu và thanh toán hàng nhập khẩu của công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. 34
2.1.1 Đặc điểm hoạt động nhập khẩu của công ty : 34
2.1.2 Đặc điểm hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của công ty. 35
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của công ty. 36
2.2.1 Các nhân tố chủ quan. 36
2.2.2 Các nhân tố khách quan. 38
2.3 Thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. 40
2.3.1 Sơ lược về hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. 40
2.3.2 Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty. 45
2.3.2.1 Tổ chức hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty. 45
2.3.2.2 Cơ cấu các phương thức thanh toán được sử dụng khi thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty. 46
2.3.2.3 Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ. 48
2.3.2.3.1 Thực trạng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ. 48
2.3.2.3.2 Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ được thực hiện như sau : 52
2.3.2.4 Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức nhờ thu D/P. 52
2.3.2.4.1 Thực trạng thanh toán bằng phương thức nhờ thu D/P tại công ty. 53
2.3.2.4.2 Quy trình thanh toán bằng phương thức nhờ thu . 55
2.3.2.5 Tình hình thanh toán bằng phương thức chuyển tiền. 56
2.3.2.5.1 Thực trạng thanh toán bằng phương thức chuyển tiền: 56
2.3.2.5.2 Quy trình thanh toán bằng phương thức chuyển tiền: 58
2.4 Đánh giá về hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. 59
2.4.1 Ưu điểm. 59
2.4.2 Nhược điểm. 61
2.4.3 Nguyên nhân. 62
Chương III : Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. 64
3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 64
3.1.1 Mục tiêu và phương hướng kinh doanh. 64
3.1.2 Phương hướng hoạt động kinh doanh năm 2008. 67
3.2 Biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch thương mại –TKV. 69
3.2.1 Hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán. 69
3.2.2 Nâng cao năng lực đàm phán hợp đồng. 73
3.3.3 Lựa chọn các điều kiện thanh toán có lợi. 75
3.3.4 Xây dựng uy tín của công ty 76
3.3.5 Các biện pháp khác 77
3.3 Một số kiến nghị 80
3.3.1 Đối với ngân hàng Vietcombank. 80
3.3.2 Đối với tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam. 81
3.3.3 Đối với nhà nước. 82
KẾT LUẬN 83
MỞ ĐẦU
Công ty cổ phần du lịch và thương mại –TKV hoạt động kinh doanh trên cả lĩnh vực thương mại và lĩnh vực du lịch, tuy nhiên hiện tại, thương mại là lĩnh vực đưa lại phần lớn doanh thu. Trong đó hoạt động chính của lĩnh vực thương mại mà công ty thực hiện chính là nhập khẩu máy móc thiết bị. Công ty đã làm tốt hoạt động này, đáp ứng nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị của ngành than. Tuy nhiên hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu- hoạt động hỗ trợ cho nhập khẩu vẫn còn một số điểm yếu kém. Khắc phục được những điểm này và hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty sẽ hỗ trợ rất tốt cho hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động nhập khẩu phát triển hơn nữa đóng góp vào sự phát triển của công ty.
Do đó, trong quá trình thực tập tại công ty, em đã chú trọng tìm hiểu tình hình thực hiện thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty, cũng như tìm hiểu thêm các kiến thức về vấn đề này nhằm mạnh dạn đưa ra một số biện pháp “ Hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại –TKV”.
Trong phạm vi khoá luận tốt nghiệp này chỉ đề cập đến hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu cụ thể tại công ty, thực trạng hoạt động này và các điểm mạnh điểm yếu mà em nhận thấy trong quá trình thực tập. Khoá luận tốt nghiệp gồm ba chương :
Chương I : Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu và khái quát về công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV.
Chương II : Thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV.
Chương III : Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV.
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên khoá luận tốt nghiệp của em còn rất nhiều hạn chế và thiếu sót.
Trong quá trình thực tập và viết khoá luận tốt nghiệp em đã nhận được sự hướng dẫn hết sức nhiệt tình của các cán bộ nhân viên công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV, đặc biệt là các cán bộ thương mại, đồng thời cô giáo hướng dẫn thực tập, Th.S Nguyễn Thị Liên Hương cũng đã chỉ bảo hết sức tận tình. Em xin chân thành cám ơn các cán bộ công ty cổ phần du lịch và thương mại –TKV và cô giáo đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Chương I : Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu và khái quát về công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV.
Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu.
1.1.1.Tổng quan về thanh toán hàng nhập khẩu.
1.1.1.1 Đặc điểm của thanh toán hàng nhập khẩu.
Thanh toán hàng nhập khẩu là một bộ phận của hoạt động thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.(định nghĩa thanh toán quốc tế theo giáo trình thanh toán quốc tế cập nhật CPU 600 do PGS. TS Nguyễn văn tiến chủ biên).
Từ đó thanh toán hàng nhập khẩu là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả của nhà nhập khẩu cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng cho lượng hàng hoá mà nhà nhập khẩu đã hoặc sẽ nhập khẩu.
- Đặc điểm của thanh toán hàng nhập khẩu
Thứ nhất,đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với ít nhất một bên trong giao dịch. Hai chủ thể trong giao dịch mang hai quốc tịch khác nhau, do vậy trong thanh toán chỉ có thể chọn đồng tiền của một trong hai quốc gia làm đồng tiền thanh toán. Ngoài ra, trong thanh toán hai bên thường lựa chọn một đồng tiền của nước thứ ba có thể tự do chuyển đổi do tính ổn định và khả dụng của nó.
Thứ hai, việc thanh toán phải thông qua ngân hàng. Với khoảng cách về địa lý, việc thanh toán trực tiếp là không khả thi, đặc biệt việc thanh toán bằng tiền mặt sẽ gặp phải vô số rủi ro, do vậy trong thanh toán hàng nhập khẩu, thanh toán thông qua ngân hàng là sự lựa chọn tối ưu, mức độ phụ thuộc ngân hàng do phương thức thanh toán được lựa chọn quyết định tuỳ vào mối quan hệ của hai bên trong giao dịch.
Thứ ba, thanh toán quốc tế phải tuân thủ luật pháp của cả hai quốc gia và các quy định, thông lệ quốc tế. Mỗi bên trong giao dịch đều phải tuân thủ đầy đủ luật pháp nước mình trong mọi hoạt động không ngoại trừ hoạt động thanh toán. Ngoài ra do tính chất quốc tế của giao dịch, khi thanh toán cần phải tuân thủ các quy định, thông lệ quốc tế.
Thứ tư, hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu chứa đựng nhiều rủi ro. Do khoảng cách địa lý, hai bên rất khó tìm hiểu thông tin về nhau, lại càng khó có thể giám sát các hoạt động của đối tác, nên nhà nhập khẩu thanh toán rồi có thể sẽ không nhận được hàng nếu áp dụng phương thức thanh toán ít đảm bảo như ứng trước hoặc đặt cọc.
Thứ năm, hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu thông thường không sử dụng tiền mặt mà sử dụng tiền tín dụng do tính an toàn và nhanh chóng trong thanh toán. Đây cũng là hai yêu cầu hàng đầu trong thanh toán, đảm bảo thời gian nhanh nhất và độ an toàn cao nhất. Ngoài ra tiền tín dụng còn mang tính tiện dụng và tạo nguồn vốn thanh khoản cao cho doanh nghiệp.
Thứ sáu, thanh toán quốc tế sử dụng hình thức thanh toán điện tử nên phải ứng dụng công nghệ trong thông tin, dữ liệu khi thanh toán. Các ngân hàng thực hiện việc thanh toán hoàn toàn trên các dữ liệu điện tử, không thể trực tiếp gặp nhau để thanh toán bằng tiền mặt hay để làm giấy tờ bằng tay. Hiện nay quy trình thanh toán giữa ngân hàng và doanh nghiệp cũng đang dần được điện tử hoá nhằm tiết kiệm thời gian và công sức. Do vậy trong thanh toán quốc tế rất cần ứng dụng công nghệ thông tin.
1.1.1.2.Vai trò của hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu trong xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
Đối với nền kinh tế quốc dân, hoạt động thanh toán đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thanh toán hàng nhập khẩu giúp thúc đẩy nhập khẩu, làm cho hoạt động này diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn, đáp ứng các nhu cầu hàng hoá, máy móc thiết bị, công nghệ trong nước.
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu cũng khẳng định vai trò quan trọng của mình.
Đầu tiên thanh toán hàng nhập khẩu là cầu nối giữa doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu. Trong hợp thực hiện hợp đồng nhập khẩu, đây là công việc cả hai bên phải thực hiện cùng nhau, và liên quan tới cả hai bên, được hai bên cùng nhất trí lựa chọn phương thức thích hợp.
Tiếp đến thanh toán hàng nhập khẩu là cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu. Thanh toán hàng nhập khẩu được thực hiện tốt giải quyết được các vấn đề về thanh toán tạo điều kiện thuận lợi phát triển và mở rộng hoạt động nhập khẩu.Việc thanh toán hàng nhập khẩu được thực hiện nhanh chóng là lợi thế lớn để nhập khẩu hàng hoá.
Thứ nữa, thanh toán hàng nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích các bên trong giao dịch, do đó nó cũng là cách điều hoà lợi ích một cách tốt nhất. Trong thương mại quốc tế, bên nhập khẩu cần hàng và bên xuất khẩu muốn thu được tiền. Một phương thức thanh toán thích hợp là công cụ để cả hai bên đạt được lợi ích của mình.
1.1.1.3. Các điều kiện của thanh toán hàng nhập khẩu
Một là, điều kiện về tiền tệ :
- Đồng tiền tính giá : Thông thường đồng tiền được lựa chọn làm đồng tiền tính giá phải là đồng tiền ổn định, đồng tiền mạnh như USD, EURO, GPB,...
- Đồng tiền thanh toán : Có thể là đồng tiền của một trong hai quốc gia hoặc là đồng tiền của một nước thứ ba, nếu là đồng tiền của nước thứ ba thông thường phải là đồng tiền mạnh, tự do chuyển đổi.
- Bảo đảm rủi ro về tỷ giá : Để đảm bảo không gặp các rủi ro về tỷ giá trong hợp đồng phải có quy định trước tỷ giá ngoại tệ hoặc tỷ giá linh hoạt dựa vào giỏ các ngoại tệ được chọn trước.
Hai là, điều kiện về địa điểm thanh toán :
Địa điểm thanh toán được chọn là tại trụ sở một trong hai bên hoặc ở một nước thứ ba. Sự lựa chọn này phụ thuộc vào tương quan lực lượng của hai bên, phụ thuộc vào phương thức thanh toán, thông thường nếu đồng tiền thanh toán là của một trong hai quốc gia thì địa điểm thanh toán sẽ là tại quốc gia đó.
Ba là điều kiện về thời gian thanh toán. Xét theo thời gian, có ba điều kiện thanh toán :
- Trả tiền trước: Đây có thể là nhà nhập khẩu đặt cọc một khoản tiền cho nhà xuất khẩu hoặc là một khoản tín dụng có tính lãi nhà nhập khẩu cấp cho nhà xuất khẩu.
- Trả tiền ngay : Đây là phương thức thanh toán ngay thời điểm nhận được chứng từ hoặc nhận được hàng hoá tại cảng đến.
- Trả tiền sau : Nhà nhập khẩu sẽ thanh toán sau một khoảng thời gian kể từ ngày nhận hàng theo thoả thuận trước giữa hai bên được ghi trong hợp đồng,
Bốn là điều kiện về phương thức thanh toán, tuỳ theo từng giao dịch có những phương thức thanh toán phù hợp, thông thường gặp các phương thức thanh toán :
- Ghi sổ : Nhà xuất khẩu cho nhà nhập khẩu nợ tiền hàng và sẽ thanh toán sau, điều kiện áp dụng hoàn toàn tương tự phương pháp ứng trước, cần có sự tin cậy.
- Chuyển tiền : Sau khi nhận được hàng, nhà nhập khẩu sẽ ra ngân hàng chuyển cho nhà xuất khẩu khoản thanh toán đã thoả thuận, việc chuyển tiền riêng rẽ với việc giao hàng.
- Nhờ thu : Sau khi giao hàng nhà xuất khẩu lập hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ tiền hàng, hối phiếu thường được lập riêng không ràng buộc với bộ chứng từ hàng hoá (Nhờ thu hối phiếu trơn) hoặc hối phiếu được lập kèm với chứng từ ( Nhờ thu kèm chứng từ).
- Tín dụng chứng từ : Ngân hàng của người nhập khẩu sẽ mở một thư tín dụng cam kết thanh toán cho người xuất khẩu, sau đó người xuất khẩu mới tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán, nếu bộ chứng từ hợp lệ, người xuất khẩu chắc chắn sẽ được thanh toán.
1.1.1.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của doanh nghiệp.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của doanh nghiệp.
Đầu tiên phải kể tới các nhân tố chủ quan:
Thứ nhất là uy tín của doanh nghiệp,doanh nghiệp hoạt động tốt, tạo dựng được uy tín với đối tác sẽ hết sức thuận tiện trong thanh toán, dễ thoả thuận được những phương thức thanh toán có lợi cho mình như chuyển tiền, ghi sổ hoặc ít nhất là phương thức nhờ thu.
Thứ hai là cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình thanh toán hàng nhập khẩu trong doanh nghiệp tức là rút ngắn thời gian hoàn tất thủ tục duyệt thanh toán của doanh nghiệp.
Thứ ba là trình độ cán bộ thanh toán, đây là yếu tố hết sức quan trọng, quyết định trực tiếp đến việc thanh toán của doanh nghiệp. Cán bộ thanh toán cần phải thành thạo nghiệp vụ để tiết kiệm rất nhiều thời gian cho việc thanh toán và có sự nhanh nhạy để tranh thủ tốt nhất nguồn vốn cho doanh nghiệp đồng thời giảm bớt các sai sót, hạn chế rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu.
Thứ tư là quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng. Điều này giúp cho thủ tục thanh toán tại ngân hàng được thuận lợi, dễ dàng và nhanh chóng hơn, đồng thời doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn trong việc chiếm dụng vốn như được ký quý một phần hoặc được cho vay toàn bộ.
Ngoài các nhân tố chủ quan cũng còn cần kể đến các nhân tố khách quan :
Nhóm các nhân tố trong nước bao gồm : Chính sách tỷ giá, chính sách ngoại thương, chính sách ngoại hối. Các chính sách này ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu thông qua việc điều tiết hoạt động nhập khẩu cũng như điều tiết thị trường hối đoái do tỷ giá là yếu tố hết sức nhạy cảm đối với thanh toán quốc tế. Các chính sách này ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng, đến lượt mình, các ngân hàng chính là người tác động trực tiếp đến hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu.
Nhóm các nhân tố quốc tế bao gồm : Quy chuẩn, thông lệ quốc tế, sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Các quy chuẩn, thông lệ quốc tế về thanh toán mang tính khuôn mẫu, là chuẩn mực chung, việc thanh toán phải tuân theo chuẩn mực đó. Hệ thống ngân hàng phát triển cao như hiện nay tạo ra điều kiện hết sức thuận lợi cho thanh toán quốc tế, dù khoảng cách xa đến đâu việc thanh toán cũng có thể diễn ra ngay lập tức với tính chính xác cao, các loại hình thanh toán cũng được các ngân hàng mở rộng phong phú hơn trước đây.
1.1.2. Các phương thức thanh toán hàng nhập khẩu chủ yếu.
1.1.2.1.Phương thức chuyển tiền.
Đây là phương thức thanh toán mà nhà nhập khẩu sẽ viết lệnh chuyển tiền đến ngân hàng đề nghị chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở địa điểm quy định.
- Những người liên quan đến phương thức chuyển tiền gồm có : Người chuyển tiền, ngân hàng chuyển tiền, ngân hàng trả tiền, người hưởng lợi.
- Phương thức chuyển tiền mang các đặc điểm sau : Người mua, người bán thanh toán trực tiếp với nhau; Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian hưởng lợi hoa hồng và không có trách nhiệm gì, việc giao hàng và việc thanh toán tách rời nhau.
Quy trình thanh toán sử dụng phương thức chuyển tiền.
(1)Sau khi kí hợp đồng thương mại, nhà xuất khẩu giao hàng và chứng từ cho người nhập khẩu
(2) Nhà nhập khẩu sẽ tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy hợp lý thi viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng chuyển tiền.
(3) Ngân hàng chuyển tiền kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy hợp lệ và phù hợp điều kiện thanh toán, kiểm tra tài khoản nhà nhập khẩu và chuyển tiền.
(4) Ngân hàng chuyển tiền sẽ ra lệnh cho ngân hàng trả tiền trả tiền cho người hưởng lợi.
(5) Ngân hàng trả tiền tiến hành trả tiền cho người hưởng lợi
Hình 1.1 : Quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền
(4)
(5) (2) (3)
(1)
- Phương thức chuyển tiền giúp giảm bớt chi phí do mức phí đóng cho ngân hàng thấp, đối với nhà nhập khẩu cực kì có lợi do chuyển tiền thường được tiến hành sau khi giao hàng, nhà nhập khẩu có thể nắm quyền quyết định trong giao dịch, có thể thanh toán hoặc từ chối thanh toán nếu hàng hoá không đáp ứng yêu cầu của mình.
- Tuy nhiên phương thức chuyển tiền có nhược điểm đó là việc giao hàng và chuyển tiền tách rời nhau nên nhà xuất khẩu sẽ ít khi chấp nhận phương thức này vì phương thức này không có sự đảm bảo cho người xuất khẩu được thanh toán trước khi người nhập khẩu nhận được hàng. Phương thức này được thực hiện hoàn toàn dựa trên cơ sở hai bên tin tưởng lẫn nhau và giá trị hợp đồng không quá lớn.
1.1.2.2.Phương thức nhờ thu.
- Nhờ thu là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ, thông qua ngân hàng thu hộ, cho bên mua để hưởng thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu.
- Những người liên quan trong phương thức nhờ thu : Người uỷ nhiệm thu(người uỷ nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền), Ngân hàng gửi nhờ thu, Ngân hàng thu hộ, người trả tiền(người được xuất trình bộ chứng từ để thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán).
- Phương thức nhờ thu có đặc điểm : Người xuất khẩu có thể chủ động đòi tiền người nhập khẩu, ngân hàng đóng vai trò uỷ nhiệm thu, đại diện cho người bán đòi tiền người mua.
- Quy trình thanh toán trong phương thức nhờ thu:
Hình 1.2 : Quy trình thanh toán bằng phương thức nhờ thu
(3)
(6)
(2) (7) (5) (4)
(1)
(1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu ( kèm chứng từ nếu nhờ thu hối phiếu trơn, không kèm chứng từ nếu nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ).
(2) Người xuất khẩu gửi chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và bộ chứng từ(nếu có) đến ngân hàng gửi nhờ thu để nhờ thu hộ tiền.
(3) Ngân hàng gửi nhờ thu chuyển chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và bộ chứng từ sang ngân hàng thông báo để thông báo cho người nhập khẩu.
(4) Ngân hàng thông báo chuyển hối phiếu đến người nhập khẩu yêu cầu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.
(5) Người nhập khẩu thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối trả tiền.
(6) Ngân hàng thông báo trích tài khoản người nhập khẩu chuyển tiền sang ngân hàng gửi nhờ thu để ghi có người xuất khẩu hoặc thông báo việc từ chối trả tiền.
(7) Ngân hàng gửi nhờ thu thông báo có hoặc là thông báo việc từ chối trả tiền cho người xuất khẩu.
- Phương thức nhờ thu vẫn đảm bảo lợi ích của nhà nhập khẩu do người nhập khẩu vẫn có quyền từ chối chấp nhận hối phiếu nếu hàng hoá không phù hợp
- Tuy nhiên phương thức này tốn chi phí hơn so với phương thức chuyển tiền và phải thanh toán hoặc kí chấp nhận thanh toán trước rồi mới được nhận bộ chứng từ để nhận hàng.
1.1.2.3.Phương thức tín dụng chứng từ.
- Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toá