Khóa luận Hoàn thiện tổ chức phân tích với việc tăng cường hiệu lực của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp xây lắp

Nếu như kiểm toán nội bộ (KTNB) được hình thành và phát triển khá sớm trên Thế giới thì loại kiểm toán này lại xuất hiện khá muộn ở nước ta. KTNB chỉ chính thức xuất hiện và được công nhận trên các văn bản pháp lý vào năm 1997. Trong quá trình phát triển, KTNB đã phần nào đóng góp vào sự phát triển của quản lý nói chung nhưng đã bộc lộ những vấn đề ảnh hưởng tới hiệu lực kiểm toán. Điều này thể hiện trong hoạt động KTNB ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau trong đó có lĩnh vực xây lắp – Một trong những lĩnh vực có hoạt động KTNB phát triển và cũng là hoạt động sản xuất phức tạp. Tại các doanh nghiệp xây lắp (DNXL) nước ta, KTNB xuất hiện ở những DNXL có qui mô lớn là các tổng công ty (TCT) hoặc các tập đoàn. Mặc dù có những đóng góp quan trọng trong quản lý nhưng KTNB đã bộc lộ những vấn đề ảnh hưởng tới hiệu lực kiểm toán như thực hiện chức năng kiểm toán hạn chế, không đáp ứng được kỳ vọng của nhà quản lý, điều này đặt ra vấn đề nhận diện vấn đề kiểm toán và giải quyết những vấn đề phát sinh trong kiểm toán. Phân tích được nhắc tới như một công cụ giúp KTNB giải quyết các vấn đề trên. Bởi vậy, NCS đã lựa chọn Đề tài “Hoàn thiện tổ chức phân tích với việc tăng cƣờng hiệu lực của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp xây lắp”.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện tổ chức phân tích với việc tăng cường hiệu lực của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp xây lắp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  NGUYỄN THỊ ĐÀO HOÀN THIỆN TỔ CHỨC PHÂN TÍCH VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP Chuyên ngành: Kế toán(Kế toán, Kiểm toán và Phân tích) Mã số: 62.34.03.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội – 2014 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS Nguyễn Quang Quynh 2. TS. Lê Thị Xuân Phản biện 1: GS.TS Ngô Thế Chi Phản biện 2: PGS.TS Đặng Đức Sơn Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Phú Giang Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận án cấp Trƣờng họp tại Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Vào hồi: 1h30 phút, ngày 25 tháng 12 năm 2014 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thƣ viện Quốc gia - Thƣ viện Trƣờng Đại học Kinh tế Quôc dân 1 LỜI MỞ ĐẦU Nếu như kiểm toán nội bộ (KTNB) được hình thành và phát triển khá sớm trên Thế giới thì loại kiểm toán này lại xuất hiện khá muộn ở nước ta. KTNB chỉ chính thức xuất hiện và được công nhận trên các văn bản pháp lý vào năm 1997. Trong quá trình phát triển, KTNB đã phần nào đóng góp vào sự phát triển của quản lý nói chung nhưng đã bộc lộ những vấn đề ảnh hưởng tới hiệu lực kiểm toán. Điều này thể hiện trong hoạt động KTNB ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau trong đó có lĩnh vực xây lắp – Một trong những lĩnh vực có hoạt động KTNB phát triển và cũng là hoạt động sản xuất phức tạp. Tại các doanh nghiệp xây lắp (DNXL) nước ta, KTNB xuất hiện ở những DNXL có qui mô lớn là các tổng công ty (TCT) hoặc các tập đoàn. Mặc dù có những đóng góp quan trọng trong quản lý nhưng KTNB đã bộc lộ những vấn đề ảnh hưởng tới hiệu lực kiểm toán như thực hiện chức năng kiểm toán hạn chế, không đáp ứng được kỳ vọng của nhà quản lý,điều này đặt ra vấn đề nhận diện vấn đề kiểm toán và giải quyết những vấn đề phát sinh trong kiểm toán. Phân tích được nhắc tới như một công cụ giúp KTNB giải quyết các vấn đề trên. Bởi vậy, NCS đã lựa chọn Đề tài “Hoàn thiện tổ chức phân tích với việc tăng cƣờng hiệu lực của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp xây lắp”. Trên thế giới và trong nước đã có một số nghiên cứu khác nhau liên quan tới thiết kế và vận dụng thủ tục phân tích (TTPT) trong kiểm toán nói chung, đặc biệt là gắn với loại hình kiểm toán tài chính chủ yếu do kiểm toán độc lập thực hiện. Những công trình nghiên cứu cho thấy chưa có công trình nghiên cứu nào dưới góc độ lý thuyết hoặc thực hành nghiên cứu về tổ chức phân tích gắn với việc tăng cường hiệu lực của KTNB, đặc biệt là trong những TCT xây dựng (TCTXD) Việt Nam. Do đó, mục tiêu nghiên cứu của Luận án là tìm ra cách thức ảnh hưởng của tổ chức phân tích tới hiệu lực của KTNB trong các TCTXD Việt nam đồng thời đánh giá ảnh hưởng này trong điều kiện tại những đơn vị khảo sát. Đặc biệt, Tác giả sẽ xây dựng một mô hình phân tích nhằm tăng cường hiệu lực KTNB trong các TCTXD Việt Nam. Với mục tiêu như vậy, đối tượng nghiên cứu của Luận án là tổ chức phân tích trong kiểm toán do KTVNB thực hiện. Luận án chỉ xem xét những vấn đề nảy sinh khi tổ chức phân tích trong qui trình KTNB tại những DNXL có qui mô lớn là những TCTXD hoặc tập đoàn xây dựng của Việt Nam trong giai đoạn từ 2008-2012. Tác giả sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu của Luận án theo qui trình thực hiện một cuộc KTNB với đầy đủ 4 giai đoạn trong Sơ đồ 1.A dưới đây. 2 Luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh và đánh giá trên cơ sở một mô hình áp dụng TTPT trong quá trình kiểm toán đối với dữ liệu thu thập được. Tác giả phát triển lý luận về một mô hình tổ chức phân tích được vận dụng trong qui trình KTNB nhằm đạt được hiệu lực kiểm toán. CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC PHÂN TÍCH VỚI HIỆU LỰC CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1. Khái quát về tổ chức phân tích 1.1.1. Bản chất của phân tích Phân tích kinh tế là một công cụ của quản lý kinh tế nhằm “mổ xẻ”, tổng hợp và đánh giá các hiện tượng kinh tế xã hội phát sinh nhằm hình thành các giải pháp có căn cứ và hiệu quả nhằm hoàn thiện hoạt động của các cấp quản lý khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. 1.1.2. Nội dung và phương pháp của phân tích trong doanh nghiệp Nọ i dung chủ yếu của phân tích kinh tế là các hi n tu ợng, các quá trình kinh doanh đã hoặc sẽ xảy ra trong các đo n vị, bọ phạ n và doanh nghi p du ới sự tác đọ ng của các nhân tố chủ quan và khách quan. Các hi n tu ợng, các quá trình kinh doanh đu ợc thể hi n bằng một kết quả hoạt động kinh doanh cụ thể đu ợc biểu hi n bằng các chỉ tiêu. Phương pháp phân tích là tổng hợp các phương thức hay cách thức cần thiết để nghiên cứu đối tượng phân tích, cho phép thực hiện mục tiêu phân tích xác định. Phương pháp phân tích kinh tế là phương sách nghiên cứu một cách tổng hợp và toàn diện các hoạt động kinh tế, diễn biến tình hình và kết quả của chúng nhằm đánh giá đúng đắn và khách quan kết quả hoạt động, vạch ra được các nguồn dự trữ hiện có. 1.1.3. Tổ chức phân tích trong doanh nghiệp Tổ chức phân tích là hướng tới việc tạo ra một mối liên hệ tối ưu trên cơ sở khoa học và nghệ thuật trong phân tích phù hợp với từng đối tượng phân tích cụ thể. VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH Lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán Thực hiện kế hoạch kiểm toán Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán KẾT LUẬN VỀ HIỆU LỰC KIỂM TOÁN TRONG QUAN HỆ VỚI VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ CẤU THÀNH HIỆU LỰC KIỂM TOÁN ẢNH HƢỞNG TỪ THỦ TỤC PHÂN TÍCH Sơ đồ 1.A: Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu của Luận án 3 Tổ chức phân tích trong doanh nghiệp thường phụ thuộc vào đặc thù sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp, vào loại hình sản xuất kinh doanh, vào đặc điểm và điều kiện kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp. 1.2. Tổ chức công tác kiểm toán nội bộ và vai trò của phân tích Trên thế giới, KTNB phát triển từ rất sớm, từ những năm 1900 [86]. Quan điểm được sử dụng phổ biến cho rằng, “...KTNB là một hoạt động độc lập, đảm bảo các mục tiêu và các hoạt động tư vấn, được thiết kế để gia tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của một tổ chức. KTNB giúp cho tổ chức thực hiện các mục tiêu của mình bằng một cách tiếp cận hệ thống, nguyên tắc để đánh giá và cải thiện hiệu năng trong quản lý rủi ro, hoạt động kiểm soát và các quá trình quản lý” 89, tr.725. Trình tự tổ chức công tác KTNB trong doanh nghiệp theo Sơ đồ 1.1. Phân tích hay thủ tục phân tích (TTPT) hay qui trình phân tích là một trong những thủ tục kiểm toán cơ bản. TTPT trong KTNB trợ giúp cho kiểm toán viên (KTV) trong lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán hiệu lực. Tổ chức phân tích qua quy trình hoặc TTPT được sử dụng trong KTNB với nội dung, phương pháp, phạm vi thực hiện, được khái quát trong Sơ đồ 1.2 sau đây. 1.3. Tổ chức phân tích tác động tới hiệu lực kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp 1.3.1. Quan hệ giữa tổ chức phân tích và hiệu lực kiểm toán nội bộ Những nghiên cứu khác nhau về hiệu lực KTNB đã được thực hiện thường tập trung và các quá trình KTNB, kết quả và mục tiêu của KTNB. Quan hệ giữa hiệu lực KTNB và TTPT thể hiện trong Sơ đồ 1.3. Bƣớc 1: Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ Bƣớc 2: Thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ Bƣớc 3: Lập báo cáo kiểm KTNB Bƣớc 4: Kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán Sơ đồ 1.1. Quy trình của một cuộc KTNB Bƣớc 1 Phát triển một mô hình phân tích Bƣớc 2 Xem xét tính độc lập và độ tin cậy của dữ liệu Bƣớc 3 Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi nhận Bƣớc 4 Phân tích nguyên nhân chênh lệch Bƣớc 5 Xem xét những phát hiện Sơ đồ 1.2. Tổ chức thủ tục/quy trình phân tích 4 1.3.2. Phát triển mô hình tổ chức phân tích hướng tới tăng cường hiệu lực kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp Thứ nhất: Phân tích trong lập kế hoạch chiến lƣợc hƣớng vào rủi ro, được Khái quát trong Sơ đồ 1.4 dưới đây. Lập kế hoạch kiểm toán hướng vào rủi ro cần phát triển theo mô hình từ kế hoạch chiến lược đến kế hoạch tổng thể và đến chương trình kiểm toán - Sơ đồ 1.5. Quá trình BC Điều lệ/quy chế kiểm toán Nhu cầu của quản trị Sử dụng các nguồn lực Khảo sát rủi ro công ty Chính sách kiểm toán Các kế hoạch kinh doanh Các mục tiêu của tổ chức Đánh giá những ưu tiên đối với rủi ro Nguồn lực cho những khu vực ưu tiên Kế hoạch kiểm toán chiến lược Kế hoạch kiểm toán hàng năm Dự toán kiểm toán Kế hoạch kiểm toán hàng quý Báo cáo các mục tiêu dự kiến Khảo sát ban đầu Kiểm toán Kế hoạch cụ thể Sơ đồ 1.4. Mô hình chung lập kế hoạch KTNB dựa vào đánh giá rủi ro Vận dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn nhƣ thế nào? - Phân tích để nhận diện rủi ro của khách thể kiểm toán - Phân tích để nhận diện rủi ro gắn với đối tượng cụ thể - Kết hợp với thủ tục khác - Phân tích tính hợp lý tổng thể trước khi đưa ra ý kiến - Phân tích khẳng định ý kiến đủ và phù hợp Quy trình KTNB Lập kế hoạch kiểm toán Thực hiện KH kiểm toán Lập báo cáo kiểm toán Đánh giá cuối cùng Đạt đƣợc hiệu lực kiểm toán Lập kế hƣớng vào rủi ro Thực hiện kiểm toán tổng thể Lập báo cáo kiểm toán hƣớng tới ngƣời sử dụng Sơ đồ 1.3. Ảnh hƣởng của phân tích tới hiệu lực kiểm toán nội bộ 5 Mối quan hệ trong xác định mục tiêu được khái quát theo Sơ đồ 1.6. Áp dụng cách tiếp cận để phân tích theo mô hình phân tích từ trên xuống khái quát trong Sơ đồ 1.7. Sơ đồ 1.5. Quy trình lập kế hoạch kiểm toán chiến lƣợc Những thủ tục hiện có Kế hoạch chiến lược được yêu cầu Các mục tiêu của tổ chức Chiến lược của tổ chức Đánh giá rủi ro đơn vị Những kết quả kiểm toán theo yêu cầu – Mục tiêu Đánh giá Phân tích theo mô hình PESTL và SWOT Khoảng cách chiến lược Thực hiện Những nguồn lực hiện có Các mục tiêu của tổ chức Mục tiêu kiểm toán của mỗi bộ phận kiểm toán Mục tiêu kiểm toán mỗi dịch vụ kiểm toán Mục tiêu kiểm toán cho từng KTV Sơ đồ 1.6. Những mức độ của mục tiêu kiểm toán Phân tích rủi ro chiến lƣợc Rủi ro KD chiến lƣợc Phân tích sự đe dọa từ bên ngoài Những mô hình KD của tổ chức Đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro Phân tích rủi ro quá trình Rủi ro KD theo quá trình Phân tích sự đe dọa từ bên trong Các quy trình Phân tích rủi ro còn lại Rủi ro cần quan tâm và áp dụng Sơ đồ 1.7. Mô hình phân tích chiến lƣợc xác định mục tiêu kiểm toán 6 (1) Đối với phân tích rủi ro chiến lƣợc của đơn vị: Phân tích hướng tới giúp KTV xác định được vị trí của tổ chức trong quan hệ với các bộ phận/tổ chức bên ngoài, kể cả các cổ đông của công ty đồng thời xác định những mối đe dọa hoặc rủi ro đối với sự thành công của tổ chức xuất phát từ bên ngoài. Để phân tích rủi ro chiến lược, KTV cần xuất phát từ các yếu tố của hệ thống kinh tế trong một tổ chức. KTV sẽ sử dụng mô hình phân tích chiến lược 5 thế thực cạnh tranh (Five Forces) và mô hình PESTL để nhận diện và đánh giá rủi ro chiến lược - Sơ đồ 1.8. (2) Đối với phân tích rủi ro kinh doanh từ các quá trình nội bộ: Phân tích để nhận diện và từ đó đánh giá những rủi ro kinh doanh trên cơ sở các quá trình nội bộ - Sơ đồ 1.9. Bảng Số 1.1 dưới đây trình bày những chỉ số phân tích sử dụng để nhận diện, đo lường và đánh giá rủi ro trong các quá trình nội bộ. Bảng Số 1.1. Phân tích sự đe dọa trong nội bộ Những rủi ro theo quá trình Hoạt động kiểm soát liên quan tới rủi ro Chỉ số hoạt động phân tích và đánh giá rủi ro Chiến lược kém - Liên quan tới sự chủ động của nhà quản trị - Thực hành lập KH chiến lược - Thị phần - Sự hài lòng của khách hàng - Giữ khách hàng Thất bại trong phối hợp chiến lược - Tóm tắt nhiệm vụ, chiến lược và kế hoạch kinh doanh - Đào tạo - Thị phần - Ghi nhận khách hàng - Thái độ của nhân viên Không phối hợp được giữa chiến lược với phân bổ nguồn lực nội bộ - Định kỳ lập kễ hoạch và dự toán - Hội đồng giám đốc chủ động - Quản trị theo hoạt động - Dự toán - Áp dụng chi phí theo hoạt động và phân tích sự biến động - Thái độ của khách hàng Bỏ lỡ các cơ hội - Nghiên cứu thị trường - Khảo sát về khách hàng - Thị phần - So sánh với các đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh Đổi thủ mới gia nhập Sản phẩm thay thế Những nhà cung cấp Những khách hàng Nhân tố chính trị Nhân tố xã hội Nhân tố công nghệ Nhân tố kinh tế Sơ đồ 1.8. Phân tích sự đe dọa đối với hoạt động kinh doanh của tổ chức Sơ đồ 1.9. Phân tích rủi ro các quá trình Rủi ro hoạt động Rủi ro công nghệ Rủi ro thông tin Rủi ro lập KH tài chính Rủi ro quá trình Rủi ro nguồn nhân lực Rủi ro lãnh đạo Rủi ro về tính liêm chính Rủi ro tuân thủ 7 - Quá trình phát triển sản phẩm - Thái độ của khách hàng Thất bại trong việc ngăn ngừa sự đe dọa - Giám sát chủ động bởi hội đồng giám đốc - Giám sát các đối thủ cạnh tranh - Giám sát môi trường bên ngoài - Sự thay đổi trong thị phần - So sánh với các đối thủ cạnh tranh - Thay đổi trong doanh thu và chi phí theo thời gian Thiếu linh hoạt - Cấu trúc khuyến khích thích hợp - Đào tạo - Thay đổi quản trị - Chu kỳ thời gian đối với những thay đổi về sản phẩm hoặc quá trình - Chi phí thay đổi - Thái độ nhân viên Thiếu sự phối hợp giữa các quá trình và các chức năng - Thiết lập sự trao đổi thông tin mở - Dựa vào hệ thống thông tin trên cơ sở công nghệ - Chu kỳ thời gian cho quá trình báo cáo - Phản ánh và đề xuất của nhân viên - Thái độ nhân viên Giá trị cho cổ đông không thích hợp - Cung cấp thông tin cho phân tích - Kế hoạch mua lại cổ phiếu - Giá trị trường của vốn chủ sở hữu - Tỷ suất giá trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu - Phân tích tỷ lệ Kế hoạch kiểm toán có thời gian xác định thường xác lập các cuộc kiểm toán sẽ thực hiện trong một khoảng thời gian xác định như là một công việc cơ bản của chức năng KTNB - Sơ đồ 1.10. Phân tích được sử dụng trong kế hoạch kiểm toán cụ thể hay trong những hướng dẫn kiểm toán gắn với những phần hành cụ thể (trong bước lập kế hoạch). Nếu phân chia theo đối tượng/phần hành/hoạt động được kiểm toán cụ thể gắn với nhiệm vụ và trong lập kế hoạch, TTPT được vận dụng cụ thể trên cơ sở phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất và phân tích theo mô hình. Thứ hai: Phân tích trong thực hiện kiểm toán mang tính hệ thống. Phân tích cần cụ thể hóa theo hướng kiểm toán các hệ thống trên cơ sở rủi ro – Sơ đồ 1.11, là: (1) xem xét các hoạt động như các hệ thống, các yếu tố của một hệ thống, những hệ thống thành phần, những hệ thống song song và những hệ thống mẹ; (2) Thực hiện cách tiếp cận mang tính hệ thống vào thực hiện những nội dung kiểm toán cụ thể. Chiến lƣợc kiểm toán Nguồn lực Các kế hoạch kiểm toán theo thời gian xác định Sơ đồ 1.10. Quan hệ giữa chiến lƣợc và các kế hoạch kiểm toán theo thời gian xác định Phƣơng pháp Kế hoạch KD 8 Thứ ba: Phân tích trong giai đoạn lập báo cáo kiểm toán và kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán hƣớng tới ngƣời sử dụng. TTPT sử dụng ở giai đoạn này nhằm trợ giúp cho KTV trong việc đánh giá tính hợp lý của những thủ tục đã thực hiện, bằng chứng kiểm toán đã thu thập được có đầy đủ và thích hợp cho việc ra quyết định hay không đồng thời đánh giá tính hợp pháp của các kết luận được KTV đề xuất kể cả ý kiến kiểm toán về những vấn đề cụ thể trong một cuộc KTNB. 1.3.3 Đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp ảnh hƣởng tới tổ chức phân tích trong kiểm toán nội bộ Tại mỗi quốc gia, việc phân chia ngành có những điểm khác biệt ảnh hưởng tới cách thức phân tích và xem xét hoạt động của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đó. Đặc điểm của DNXD sẽ ảnh hưởng tới tổ chức phân tích trong KTNB, từ đó ảnh hưởng tới hiệu lực của kiểm toán. Thứ nhất: Những đặc điểm chung của Ngành ảnh hưởng tới KTNB Thứ hai: Sự phức tạp trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây lắp 1.4. Kinh nghiệm tổ chức phân tích nhằm tang cƣờng hiệu lực của kiểm toán nội bộ của một số nƣớc trên thế giới Những bài học kinh nghiệm cho KTNB: Thứ nhất: Phân tích được thực hiện trong mọi giai đoạn của cuộc kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp; Thứ hai: Nội dung phân tích theo nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ; Thứ ba: Phân tích được qui định trong chuẩn mực và các qui định có liên quan; Thứ tư: Vận dụng phương pháp phân tích thay đổi theo phương pháp tiếp cận các mục tiêu. Kế hoạch kiểm toán cụ thể Tìm hiểu hệ thống và những rủi ro Đánh giá hoạt động kiểm soát Mạnh Yếu Phù hợp với? Hoạt động KS Các thử nghiệm cơ bản giới hạn (Báo cáo) Phân tích các phát hiện đơi với rủi ro còn lại Thử nghiệm cơ bản mở rộng Hình thành sự đảm bảo Hình thành những đề xuất Bƣớc rà soát cuối cùng Báo cáo Sơ đồ 1.11. Quy trì h kiểm toán các hệ thống dựa vào rủi ro Có Không 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC PHÂN TÍCH VỚI HIỆU LỰC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP DỰNG VIỆT NAM 2.1. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam ảnh hƣởng tới tổ chức phân tích trong kiểm toán nội bộ 2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam với sự hình thành và phát triển của kiểm toán nội bộ Qua chặng đường hơn 50 năm liên tục phát triển, Ngành Xây dựng đã góp phần to lớn vào việc hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước, từng bước đổi mới, phát triển và hội nhập với khu vực và quốc tế. Đáp ứng nhu cầu lớn trong lĩnh vực XL của nền kinh tế, qui mô các DNXL Việt Nam đang tăng lên một cách nhanh chóng về số lượng và qui mô doanh nghiệp. Theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2005[41], loại hình TCT do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập bằng việc gom đầu mối mà chưa dựa vào sự liên kết kinh tế tự nguyện của các đơn vị thành viên và TCT nhà nước lại được phân thành hai loại: các TCT được thành lập theo Quyết định 90/TTg ngày 7/3/1994 (gọi tắt là TCT 90)[10] và TCT được thành lập theo Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 (gọi tắt là TCT 91) [11] của Chính phủ. Đến tháng 6 năm 2012 số TCT (được thành lập theo Quyết định 90/TTg và Quyết định 91/TTg ngày 07/03/1994, đã được chuyển đổi mô hình) có 87 TCT 90 và 21 TCT 91. Trong số các TCT này có 34 TCT đang hoạt động trong lĩnh vực XL chủ yếu do Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải quản lý. Sau này một số TCT đã được chuyển đổi theo mô hình Công ty TNHH Một thành viên hoặc mô hình công ty m -con. Ở giai đoạn trước năm 1996, ở Việt Nam chưa có bất cứ một văn bản pháp lý chính thức nào về tổ chức hệ thống KSNB cũng như hệ thống KTNB. Cuối năm 1996, trên cơ sở Luật Ngân sách, Chính phủ đã ban hành Nghị định 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 “Ban hành qui chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác”[13] tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của KTNB. Trên cơ sở Nghị định 59/1996/NĐ-CP[14], Bộ Tài chính ra Quyết định Số 832/TC/QĐ/CĐKT (ngày 28/10/1997) ban hành “Quy chế KTNB” [6], mô hình tổ chức bộ phận KTNB [4], [5]. Sau năm 1997, KTNB được tổ chức trong hiều doanh nghiệp có qui mô lớn, trong đó có các TCTXD Việt Nam. Trong các DNXL Việt Nam, KTNB được tổ chức chủ yếu trong các TCT 90. Kết quả khảo sát ban đầu trước nghiên cứu chuyên sâu cho thấy có 8 TCTXD tổ chức KTNB. Sự thay đổi của môi trường kinh doanh đặt ra yêu cầu quản lý thay đổi và KTNB xuất hiện. Với sự thay đổi không ngừng của DNXL đòi hỏi KTNB có những thay đổi đáp ứng những yêu cầu mới. 2.1.2. Đặc điểm ngành nghề xây lắp ảnh hưởng tới tổ chức phân tích trong kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam Đặc điểm hoạt động của DNXL Việt Nam ảnh hưởng tới tổ chức KTNB theo hai 10 nhóm đặc điểm: (I) Đặc điểm Ngành Xây dựng, cần quan tới các đặc điểm cụ thể như: Một là, Về mô hình tổ chức đa dạng; Hai là, Sự cạnh tranh giữa các DNXL không ngừng tăng lên khi số lượng những dự án, công trình có xu hướng giảm vì sự tác động từ những chính sách của các chỉnh phủ và của nền kinh tế vĩ mô chưa thoá
Luận văn liên quan