Trong những năm gần đây thị trường tài chính đang phát triển rất mạnh mẽ
chính vì vậy kéo theo hoạt động đầu tư tài chính trở thành kênh đầu tư rất hấp dẫn
đối với nhiều công ty. Tại nhiều công ty sản xuất của Việt Nam hoạt động chính
đang dần kém thu hút sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty và trở thành hoạt động
phụ, trong khi hoạt động đầu tư tài chính lại dần trở thành một hoạt động chiếm
nhiều tỷ trọng đầu tư của công ty.
Hoạt động này đã được nhiều công ty của Việt Nam thực hiện và đem lại nhiều
thành công trong những suốt thời gian qua tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
đã lan rộng với quy mô toàn cầu và việc giải quyết những hậu quả của nó lại trở thành
một trở ngại lớn không chỉ cho các công ty tài chính mà tại các công ty sản xuất cũng
ảnh hưởng rất nhiều. Liệu hoạt động đầu tư tài chính có còn là lĩnh vực mà các công ty
sản xuất theo đuổi nữa hay không? Hay các công ty này nên trở về lĩnh vực kinh doanh
chính của mình? Để trả lời cho vấn đề này thì việc xem xét phân tích tình hình hoạt
động đầu tư tài chính tại các công ty này chính là bước tiến đầu tiên để có thể tìm đến
cho những công ty này con đường đi đúng đắn trong tương lai. Đây cũng chính là lý do
để em đã chọn đề tài: “ Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của
Việt Nam” làm đề tài viết khóa luận của mình
99 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2013 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động đầu tư Tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
--- ---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Ho¹t ®éng ®Çu t• tµi chÝnh t¹i mét sè c«ng ty
s¶n xuÊt cña viÖt nam
Sinh viên thực hiện : Trƣơng Thị Lƣơng
Lớp : Nhật 2 – QTKD
Khóa : 45
Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Trọng Hải
Hµ Néi, th¸ng 5 n¨m 2010
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TÀI
CHÍNH CỦA CÔNG TY ............................................................................. 4
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN TÀI CHÍNH .................... 4
1. Khái niệm về tài sản tài chính .............................................................. 4
2. Chức năng của tài sản tài chính ............................................................ 5
3. Phân loại tài sản tài chính ..................................................................... 5
3.1. Theo quyền người cầm giữ tài sản đó ........................................... 5
3.2. Theo thời gian đáo hạn của tài sản đó .......................................... 6
3.2.1. Tài sản tài chính ngắn hạn ....................................................... 6
3.2.2. Tài sản tài chính dài hạn .......................................................... 7
II. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY .................. 11
1. Khái niệm về hoạt động đầu tư tài chính ............................................ 11
1.1. Khái niệm về hoạt động đầu tư ................................................... 11
1.2. Khái niệm về hoạt động đầu tư tài chính .................................... 12
2. Ý nghĩa của hoạt động đầu tư tài chính .............................................. 13
3. Các phương thức hoạt động đầu tư tài chính ...................................... 14
3.1. Hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn ......................................... 14
3.2. Họat động đầu tư tài chính dài hạn ............................................ 15
4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động đầu tư tài chính ........... 17
4.1. Đánh giá chung về hiệu quả đầu tư ............................................ 17
4.1.1. Hướng đầu tư ......................................................................... 17
4.1.2. Loại hình đầu tư. .................................................................... 17
4.1.3. Quy mô đầu tư. ....................................................................... 18
4.2. Đánh giá một số chỉ tiêu phản ánh chi tiết hiệu quả hoạt động
đầu tư tài chính .................................................................................. 18
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam
Kết luận chƣơng I....................................................................................... 22
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH TẠI
MỘT SỐ CÔNG TY SẢN XUẤT CỦA VIỆT NAM ................................ 23
I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH TẠI CÁC
CÔNG TY SẢN XUẤT CỦA VIỆT NAM ............................................. 23
1.Sự phát triển của các công ty sản xuất trong thời gian qua .................. 23
2. Hoạt động đầu tư tài chính của các công ty sản xuất của Việt Nam .... 26
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ
CÔNG TY CỤ THỂ ................................................................................ 31
1. Phân tích tình hình hoạt động đầu tư tài chính của REE ..................... 31
1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh ................. 31
1.2. Kết quả kinh doanh của REE ..................................................... 32
1.3. Hoạt động đầu tư tài chính của REE .......................................... 34
1.3.1. Khái quát chung ..................................................................... 34
1.3.2. Chi tiết đầu tư tài chính của REE ........................................... 38
1.4. Đánh giá hoạt động đầu tư tài chính của REE .......................... 45
2. Phân tích tình hình hoạt động đầu tư tài chính của KDC .................... 46
2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Kinh Đô .................... 46
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty KDC ........................ 47
2.3. Hoạt động đầu tư tài chính của KDC ......................................... 51
2.3.1. Khái quát chung ..................................................................... 51
2.3.2. Chi tiết đầu tư tài chính của KD ............................................. 53
2.4. Đánh giá hoạt động đầu tư tài chính của KDC .......................... 60
3. Phân tích tình hình hoạt động đầu tư tài chính của VNM ................... 60
3.1. Giới thiệu chung về Công ty VNM. ............................................. 60
3.2. Kết quả kinh doanh của VNM .................................................... 61
3.3. Hoạt động đầu tư tài chính của VNM......................................... 64
3.3.1. Khái quát chung ..................................................................... 65
Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam
3.3.2. Chi tiết đầu tư tài chính của VNM .......................................... 68
3.4. Đánh giá hoạt động đầu tư tài chính của Công ty Cổ phần VNM
............................................................................................................ 74
4. Đánh giá hoạt động đầu tư tài chính tại các Công ty sản xuất của Việt Nam74
4.1. Thành công ................................................................................. 74
4.2. Hạn chế ....................................................................................... 75
4.3. Nguyên nhân ............................................................................... 76
4.3.1. Nguyên nhân khách quan ....................................................... 76
4.3.2. Nguyên nhân chủ quan ........................................................... 80
Kết luận chƣơng II ..................................................................................... 81
CHƢƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT
Ở VIỆT NAM. ............................................................................................ 82
I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC................................... 82
1. Nâng cao hiệu quả chính sách tiền tệ .................................................. 82
2.Thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán ............................. 84
3. Phát triển thị trường bất động sản ....................................................... 85
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TY .................................... 85
1. Xác định hướng đầu tư phù hợp ......................................................... 85
2. Hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động đầu tư tài chính ...................... 86
3. Xây dựng quy trình đầu tư phù hợp .................................................... 87
4. Tăng cường công tác đánh giá hiệu quả các hoạt động đầu tư tài chính
............................................................................................................... 88
5. Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ cao ....................................... 88
6. Đa dạng hóa danh mục đầu tư ............................................................ 89
Kết luận chƣơng III.................................................................................... 89
KẾT LUẬN. ................................................................................................ 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 91
Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên Nội dung Trang
Bảng 2.1 Số công ty đang hoạt động sản xuất phân theo ngành kinh tế 23
Bảng 2.2 Thu nhập hoạt động kinh doanh và mức trích lập dự phòng một số
công ty năm 2008 29
Bảng 2.3 Mức độ đầu tư tai chính của một số công ty niêm yết năm 2008 29
Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu kinh doanh của REE năm 2006 - 2009 32
Bảng 2.5 Nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tư tài chính của REE năm 2006 -
2009 36
Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu tài chính của REE trong năm 2006 - 2009 37
Bảng 2.7 Các chỉ tiêu đầu tư tài chính ngắn hạn của REE 2006 -2009 39
Bảng 2.8 Các chỉ tiêu đầu tư tài chính dài hạn của REE năm 2006 - 2009 40
Bảng 2.9 Giá trị đầu tư vào một số công ty liên doanh liên kết của REE năm
2006 - 2009 43
Bảng 2.10 So sánh các chỉ số sinh lời của KDC với một số công ty niêm yết
trong ngành 50
Bảng 2.11 Nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tư tài chính của KDC năm 2006 -
2009 51
Bảng 2.12 Một số chỉ tiêu sinh lợi của KDC so với trung bình ngành năm 2007 52
Bảng 2.13 Chỉ tiêu tài chính dự án nhà máy sản xuất bánh kẹo tại KCN Việt
Nam - Singapore Bình Dương 56
Bảng 2.14 Các chỉ tiêu hoạt động đầu tư tai chính của KDC năm 2006 - 2009 59
Bảng 2.15 Nguồn vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư của VNM trong giai đoạn
2006 - 2009 65
Bảng 2.16 Một số chỉ tiêu tài chính của VNM so với công ty cùng ngành niêm
yết năm 2006 -2009 66
Bảng 2.17 Các chỉ tiêu hoạt động đầu tư taài chính của VNM 2006 - 2009 72
Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ giá trị các ngành sản xuất năm 2005 - 2008 25
Biểu đồ 2.2 Tỷ trong nguồn vốn đầu tư tài chính của REE 35
Biểu đồ 2.3 Lượng tiền đầu tư ngắn hạn của Retech năm 2006 - 2009 38
Biểu đồ 2.4 Biến động giá chứng khoán STB năm 2006 - 2009 42
Biểu đồ 2.5 Một số chỉ tiêu kinh doanh của KDC năm 2006 - 2009 48
Biểu đồ 2.6 Cơ cấu đầu tư tài chính KDC năm 2006 - 2009 53
Biểu đồ 2.7 lượng tiền đầu tư ngắn hạn KDC năm 2006 - 2009 54
Biểu đồ 2.8 Một số chỉ tiêu kinh doanh của VNM năm 2006 - 2009 63
Biểu đồ 2.9 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư tài chính VNM năm 2006 - 2009 68
Biểu đồ 2.10 Lượng tiền đầu tư ngắn hạn của VNM năm 2006 - 2009 69
Biểu đồ 2.11 Thay đổi giá chứng khóan Vn - index và HNX - index năm 2006 -
2009 77
Biểu đồ 2.12 Tăng trưởng CPI của Việt Nam năm 2009 so với năm 2008 79
Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
BBC Công ty Cổ phần Bibica
BĐS Bất động sản
DPM Công ty Cổ phần Đạm Phú Mỹ
DTT Doanh thu thuần
ĐTTC Đầu tư tài chính
EPS Lãi cơ bản trên một cổ phiếu
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GVHB Giá vốn hàng bán
HAP Công ty Cổ phần giấy Hải Phòng
HHC Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
KCN Khu công nghiệp
KDC Công ty Cổ phần Kinh Đô
LCG Công ty Cổ phần LICOGI
LNST Lợi nhuận sau thuế
LNTT Lợi nhuận trước thuế
MLG Công ty cổ phần Mai Linh
MPC Công ty Cổ phần Thủy hải sản Minh Phú
NHTM CP Ngân hàng Thương mại Cổ phần
NHTW Ngân hàng trung ương
NH XNK Ngân hàng xuất nhập khẩu
NKD Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc
NTL Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm
REE Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh
ROA Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản
ROE Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
SAM Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu Viễn thông (SACOM)
SJS Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công Nghiệp Sông Đà
STB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín
TBC Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà
TTCK Thị trường Chứng khoán
VCSH Vốn chủ sở hữu
VNM Công ty Cổ phần sữa Việt Nam
VSH Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh
Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây thị trường tài chính đang phát triển rất mạnh mẽ
chính vì vậy kéo theo hoạt động đầu tư tài chính trở thành kênh đầu tư rất hấp dẫn
đối với nhiều công ty. Tại nhiều công ty sản xuất của Việt Nam hoạt động chính
đang dần kém thu hút sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty và trở thành hoạt động
phụ, trong khi hoạt động đầu tư tài chính lại dần trở thành một hoạt động chiếm
nhiều tỷ trọng đầu tư của công ty.
Hoạt động này đã được nhiều công ty của Việt Nam thực hiện và đem lại nhiều
thành công trong những suốt thời gian qua tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
đã lan rộng với quy mô toàn cầu và việc giải quyết những hậu quả của nó lại trở thành
một trở ngại lớn không chỉ cho các công ty tài chính mà tại các công ty sản xuất cũng
ảnh hưởng rất nhiều. Liệu hoạt động đầu tư tài chính có còn là lĩnh vực mà các công ty
sản xuất theo đuổi nữa hay không? Hay các công ty này nên trở về lĩnh vực kinh doanh
chính của mình? Để trả lời cho vấn đề này thì việc xem xét phân tích tình hình hoạt
động đầu tư tài chính tại các công ty này chính là bước tiến đầu tiên để có thể tìm đến
cho những công ty này con đường đi đúng đắn trong tương lai. Đây cũng chính là lý do
để em đã chọn đề tài: “ Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của
Việt Nam” làm đề tài viết khóa luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tổng hợp các vấn đề lý luận về hoạt động
đầu tư tài chính tại các công ty đặc biệt là tại các công ty sản xuất, trên cơ sở đó
phân tích đánh giá hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt
Nam trong giai đoạn 2006-2010. Từ đó khóa luận cũng sẽ đề ra những hướng đi
thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các công ty sản xuất của Việt
Nam trong thời gian tới.
3. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu là hoạt động đầu tư tài
chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam. Tuy nhiên năng lực có hạn và điều
Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45 1
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam
kiện không cho phép nên em chỉ nghiên cứu tại một số công ty sản xuất có hoạt
động đầu tư tài chính tích cực trong thời gian qua Là Công ty Cổ Phần Cơ Điện
Lạnh (REE), Công ty Cổ Phần Kinh Đô (KDC), Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam
(VNM).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu như:
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu thứ cấp: từ các báo cáo, tài liệu của công ty phân tích và tham khảo
thêm các tài liệu có liên quan.
+ Số liệu sơ cấp: Quan sát, tiếp cận tìm hiểu và quan sát thực tế.
– Phương pháp phân tích số liệu:
+ Phương pháp so sánh, tổng hợp: lấy số liệu của công ty nghiên cứu so sánh
số liệu thực tế với kế hoạch, so với thực tế năm trước, so với hoạt động sản xuất của
công ty, so với toàn hoạt động của công ty và so sánh với các công ty cùng ngành
+Phương pháp phân tích biểu đồ
Trong quá phân tích các phương pháp này được sử dụng một cách linh hoạt,
hoặc kết hợp hoặc riêng lẻ để có thể tạo điều kiện tốt nhất cho việc phân tích có
hiệu quả cao.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, khóa luận được trình bày trong 3 chương:
Chƣơng I: Lý thuyết chung về hoạt động đầu tư tài chính của công ty
Chƣơng II: Thực trạng hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản
xuất của Việt Nam
Chƣơng III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính tại các
công ty sản xuất của Việt Nam
Do hạn chế về kiến thức thực tế cũng như nguồn tài liệu, khóa luận này sẽ
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ
Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45 2
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam
phía các thầy cô và các bạn để hoàn thiện tốt hơn đề tài nghiên cứu của mình. Em
xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương, Các thầy cô
trong khoa Quản Trị Kinh Doanh và đặc biệt là Tiến sỹ Nguyễn Trọng Hải đã tận
tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Ngoài ra em cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt quá trình nghiên cứu của mình.
Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45 3
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam
CHƢƠNG I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN TÀI CHÍNH
1. Khái niệm về tài sản tài chính
Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh
tế trong tương lai1. Nói chung tài sản có thể không do doanh nghiệp sở hữu nhưng
doanh nghiệp phải kiểm soát được và nó phải được định giá tài sản, có khả năng tạo ra
lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp nhờ việc sử dụng tài sản này.
Xét về quá trình tham ra vào việc sản xuất hàng hóa – dịch vụ cho xã hội thì
tài sản được chia thành tài sản thực (real asset) và tài sản tài chính (financial asset).
“Tài sản thực là các loại tài sản trực tiếp tham gia quá trình sản xuất hàng hóa - dịch
vụ của nền kinh tế như: đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị...
Ngược lại, tài sản tài chính là các loại tài sản không tham gia trực tiếp vào
quá trình sản xuất hàng hóa - dịch vụ, như tiền, chứng khoán và các loại giấy tờ có
giá... Các loại tài sản này chỉ là những chứng chỉ bằng giấy hoặc có thể là những dữ
liệu trong máy tính, sổ sách. Cụ thể hơn, tài sản tài chính là những tài sản có giá trị
không dựa vào nội dung vật chất của nó (giống như bất động sản gồm nhà cửa, đất
đai), mà dựa vào các quan hệ trên thị trường. Nó bao gồm các công cụ tài chính như
cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng, tiền tệ và các giấy tờ có giá khác. Người
chấp nhận thanh toán các tài sản tài chính trong tương lai gọi là người phát hành
(thường là chính phủ, các tổ chức và công ty). Người sở hữu các tài sản tài chính
gọi là nhà đầu tư. Giá trị của tài sản tài chính gọi là vốn tài chính.”2
Nói tóm lại tài sản thực có giá trị dựa vào nội dung vật chất tạo ra giá trị thực
cho xã hội còn tài sản tài chính giống như một phương tiện trung gian để trao đổi tài
sản thực và giá trị của tài sản tài chính là vốn tài chính.
=>Tài sản tài chính là việc giữ một giá trị cho phép nhận một khoản tiền
(hoặc có tính thanh khoản tương đương tiền) trong tương lai hoặc khi kỳ hạn chấm
1 Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam – Chuẩn mực số 01 – số: 165/2002/QĐ - BTC
2
Trương Thị Lương – N2 – QTKD – K45 4
Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam
dứt, hoặc khi bán lại tài sản đó cho bên thứ ba một cách trực tiếp hoặc thông qua
trung gian. Tài sản tài chính vừa chứa đựng tính rủi ro nhưng cũng hứa hẹn một
khoản lợi nhuận, một khả năng sinh lời hay một giá trị thặng dư. Tài sản tài chính
như là phương tiện cho các cá nhân giữ quyền lợi của mình trên các tài sản thực
trong một nền kinh tế phát triển.3
Tài sản tài chính thường tồn tại dưới các hình thức sau:
- Chứng khoán
- Bất động sản đầu tư
- Góp vốn liên doanh
- Cho thuê tài chính
2. Chức năng của tài sản tài chính
Tài sản tài chính có 2 chức năng cơ bản.
Thứ nhất, nó là phương tiện để dòng tài chính có thể dịch chuyển từ nơi dư
thừa sang nơi đang thiếu, hoặc nơi có cơ hội đầu tư sinh lợi.
Thứ hai, nó là phương tiện để dịch chuyển rủi ro từ người đang triển khai
phương án đầu tư sang người cung cấp dòng tài chính cho các dự án đó. Tài sản tài
chính cũng yêu cầu cao về lợi tức mà các tài sản thực tạo ra. Nói cách khác, tài sản
thực tạo ra lợi tức thuần cho nền kinh tế, còn tài sản tài chính thì định ra sự phân
phối lợi tức hoặc của cải giữa các nhà đầu tư
3. Phân loại tài sản tài chính
3.1. Theo quyền người cầm giữ tài sản đó
- Công cụ nợ: là loại tài sản tài chính mang lại cho người nắm giữ