Ngày nay, toàn cầu hoá đang trở thành xu thế khách quan, lôi cuốn các
nƣớc và bao trùm hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Xu thế này vừa
thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa
các quốc gia. Trong bối cảnh hiện tại, không một quốc gia nào trên thế giới có
thể phát triển nếu thiếu các hoạt động giao lƣu kinh tế quốc tế. Một trong
những chiếc cầu nối quan trọng đƣa mỗi nƣớc tham gia vào đời sống kinh tế
chung toàn cầu chính là hoạt động xuất nhập khẩu.
Với mong muốn phát triển và hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt
Nam coi xuất nhập khẩu là một trong những công cụ hữu hiệu. Bởi vậy, trong
suốt thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong những năm gần đây, Việt Nam luôn nỗ
lực đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia. Tuy nhiên khi thị
trƣờng quốc tế ngày càng mở rộng thì khó khăn, thách thức đối với các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam càng lớn. Sự thiếu hụt về vốn, sự hạ n
chế về trình độ và kinh nghiệm kinh doanh trong thƣơng mại quốc tế chính là
những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị
trƣờng toàn cầu WTO - một thị trƣờng cạnh tranh không khoan nhƣợng và
đƣợc điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật, thông lệ, tập quán quốc tế phức tạp.
Chính vì những lẽ đó, các doanh nghiệp rất cần tới s ự giúp đỡ, hợp tác từ phía
các Ngân hàng thƣơng mại thông qua nghiệp vụ tài trợ thƣơng mại quốc tế.
Hoạt động này mang ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, ngân hàng
cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động tài trợ có hiệu quả sẽ đẩy mạnh xuất
nhập khẩu, góp phần cải thiện đời sống kinh tế quốc dân cũng nhƣ hoàn thành
các mục tiêu vĩ mô khác của Nhà nƣớc.
96 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2409 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại vpbank - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI 0NGOẠI
-----------***----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
THEO PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ
TẠI VPBANK - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Sinh viên thực hiện : Thân Thị Kim Chi
Lớp : Anh 10
Khoá : 42C - KT&KDQT
Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Từ Thúy Anh
HÀ NỘI - 11/ 2007
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Thân Thị Kim Chi Lớp A10 K42C
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................. 4
I. Khái quát về hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế ................................ 4
1. Khái niệm tài trợ thƣơng mại quốc tế .................................................... 4
2. Vai trò của tài trợ thƣơng mại quốc tế ................................................... 6
2.1. Đối với nền kinh tế ....................................................................... 6
2.2. Đối với ngân hàng thƣơng mại ..................................................... 6
2.3. Đối với doanh nghiệp ................................................................... 8
2.4. Vai trò của NHTM trong hoạt động tài trợ TMQT ........................ 8
3. Phân loại tài trợ thƣơng mại quốc tế...................................................... 9
3.1. Căn cứ vào thời hạn tài trợ ........................................................... 9
3.2. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng ...................... 10
3.3. Căn cứ vào phƣơng tiện thanh toán ............................................ 10
3.4. Căn cứ vào phƣơng thức thanh toán ........................................... 13
II. Các hình thức tài trợ TMQT theo phƣơng thức thanh toán TDCT ... 15
1. Khái quát về phƣơng thức thanh toán TDCT ...................................... 15
1.1. Khái niệm ................................................................................... 15
1.2. Các chủ thể tham gia trong phƣơng thức thanh toán TDCT ........ 16
2. Các hình thức tài trợ TMQT theo phƣơng thức thanh toán TDCT ....... 16
2.1. Tài trợ nhập khẩu ....................................................................... 16
2.2. Tài trợ xuất khẩu ........................................................................ 22
III. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tài trợ TMQT theo phƣơng
thức thanh toán TDCT ............................................................................... 28
1. Cơ chế chính sách của Nhà nƣớc ........................................................ 28
2. Ngân hàng........................................................................................... 29
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Thân Thị Kim Chi Lớp A10 K42C
3. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu ............................................................. 29
4. Biến động tỷ giá .................................................................................. 30
Kết luận chƣơng I ................................................................................... 31
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ TMQT THEO PHƢƠNG
THỨC THANH TOÁN TDCT TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÁC DOANH NGHIỆP
NGOÀI QUỐC DOANH ............................................................................................... 32
I. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh (VPBank) ......................................................................................... 32
1. Quá trình hình thành và phát triển của VPBank .................................. 32
2. Hoạt động kinh doanh của VPBank trong những năm gần đây ........... 34
2.1. Hoạt động huy động vốn ............................................................ 34
2.2. Hoạt động tín dụng ..................................................................... 36
2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế ..................................................... 37
2.4. Về doanh thu và lợi nhuận .......................................................... 39
II. Thực trạng hoạt động tài trợ TMQT theo phƣơng thức thanh toán
TDCT tại VPBank ...................................................................................... 40
1. Tài trợ nhập khẩu ................................................................................ 41
1.1. Bảo lãnh phát hành L/C .............................................................. 41
1.2. Tài trợ thanh toán L/C nhập khẩu ............................................... 44
1.3. Bảo lãnh nhận hàng .................................................................... 45
2. Tài trợ xuất khẩu ................................................................................. 46
2.1. Tài trợ vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu ..................................... 46
2.2. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng ...................................................... 48
2.3. Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo L/C ................................ 49
III. Đánh giá kết quả hoạt động tài trợ TMQT theo phƣơng thức thanh
toán TDCT tại VPBank.............................................................................. 51
1. Thành tựu ........................................................................................... 51
2. Hạn chế ............................................................................................... 53
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Thân Thị Kim Chi Lớp A10 K42C
3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động tài trợ TMQT tại
VPBank .............................................................................................. 55
Kết luận chƣơng II .................................................................................. 59
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ TMQT THEO
PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN TDCT TẠI VPBANK .......................................... 60
I. Định hƣớng hoạt động tài trợ TMQT theo phƣơng thức thanh toán
TDCT tại VPBank .................................................................................. 60
1. Định hƣớng chung của Nhà nƣớc về hoạt động XNK trong giai đoạn
2006 – 2010........................................................................................ 60
2. Định hƣớng của VPBank về hoạt động tài trợ TMQT theo phƣơng thức
thanh toán TDCT ................................................................................ 61
II. Một số giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ TMQT theo phƣơng thức
thanh toán TDCT tại VPBank ................................................................... 63
1. Nhóm giải pháp trực tiếp .................................................................... 63
1.1. Tăng cƣờng huy động mọi nguồn vốn phục vụ cho hoạt động tài
trợ TMQT .................................................................................. 63
1.2. Hoàn thiện và đa dạng hoá các hình thức tài trợ TMQT theo
phƣơng thức thanh toán TDCT .................................................. 64
2. Nhóm giải pháp hỗ trợ ........................................................................ 68
2.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên .................. 68
2.2. Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật công nghệ nhằm nâng cao chất
lƣợng nghiệp vụ thanh toán quốc tế............................................ 70
2.3. Tăng cƣờng công tác marketing nhằm thúc đẩy hoạt động thanh
toán quốc tế ................................................................................ 71
III. Một số kiến nghị ................................................................................... 72
1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan ............... 72
1.1. Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý ................................................... 72
1.2. Hoàn thiện chính sách khuyến khích hoạt động XNK ................. 73
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Thân Thị Kim Chi Lớp A10 K42C
2. Kiến nghị đối với NHNN .................................................................... 75
2.1. Hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá ............................................. 75
2.2. Hoàn thiện Luật NHNN Việt Nam và Luật các Tổ chức Tín dụng ...... 76
2.3. Hoàn thiện và phát triển thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng ........ 76
3. Kiến nghị đối với VPBank .................................................................. 77
4. Kiến nghị đối với doanh nghiệp XNK ................................................. 78
Kết luận chƣơng III ................................................................................. 80
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 81
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Thân Thị Kim Chi Lớp A10
K42C
1
LỜI NÓI ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, toàn cầu hoá đang trở thành xu thế khách quan, lôi cuốn các
nƣớc và bao trùm hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Xu thế này vừa
thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa
các quốc gia. Trong bối cảnh hiện tại, không một quốc gia nào trên thế giới có
thể phát triển nếu thiếu các hoạt động giao lƣu kinh tế quốc tế. Một trong
những chiếc cầu nối quan trọng đƣa mỗi nƣớc tham gia vào đời sống kinh tế
chung toàn cầu chính là hoạt động xuất nhập khẩu.
Với mong muốn phát triển và hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt
Nam coi xuất nhập khẩu là một trong những công cụ hữu hiệu. Bởi vậy, trong
suốt thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong những năm gần đây, Việt Nam luôn nỗ
lực đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia. Tuy nhiên khi thị
trƣờng quốc tế ngày càng mở rộng thì khó khăn, thách thức đối với các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam càng lớn. Sự thiếu hụt về vốn, sự hạn
chế về trình độ và kinh nghiệm kinh doanh trong thƣơng mại quốc tế chính là
những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị
trƣờng toàn cầu WTO - một thị trƣờng cạnh tranh không khoan nhƣợng và
đƣợc điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật, thông lệ, tập quán quốc tế phức tạp.
Chính vì những lẽ đó, các doanh nghiệp rất cần tới sự giúp đỡ, hợp tác từ phía
các Ngân hàng thƣơng mại thông qua nghiệp vụ tài trợ thƣơng mại quốc tế.
Hoạt động này mang ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, ngân hàng
cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động tài trợ có hiệu quả sẽ đẩy mạnh xuất
nhập khẩu, góp phần cải thiện đời sống kinh tế quốc dân cũng nhƣ hoàn thành
các mục tiêu vĩ mô khác của Nhà nƣớc.
Cùng với sự phát triển không ngừng của thƣơng mại quốc tế, hoạt động
tài trợ thƣơng mại quốc tế của các ngân hàng thƣơng mại trên thế giới cũng
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Thân Thị Kim Chi Lớp A10
K42C
2
ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên ở
Việt Nam, các hình thức tài trợ chủ yếu vẫn là những hình thức truyền thống,
đơn giản, trong đó tài trợ theo phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ là
hình thức chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế
của các ngân hàng.
Xuất phát từ mong muốn nghiên cứu giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ
thƣơng mại quốc tế theo phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ trên cơ sở
đánh giá thực tiễn hoạt động này tại Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) em xin đƣa ra đề tài:”Hoạt động tài
trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại
Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
(VPBank) – thực trạng và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu của khoá luận
tốt nghiệp.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Hệ thống hoá kiến thức lý luận về hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế
theo phƣơng thức tín dụng chứng từ. Dựa trên nền tảng cơ bản đó để nghiên
cứu thực trạng hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế theo phƣơng thức thanh
toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh Việt Nam (VPBank), đánh giá những thành công cũng nhƣ những mặt
còn tồn tại của ngân hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này. Từ đó đề
xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động tài trợ thƣơng
mại quốc tế theo phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ tại VPBank.
III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Khoá luận tập trung tìm hiểu cơ sở lý luận về
hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế theo phƣơng thức thanh toán tín dụng
chứng từ của ngân hàng thƣơng mại.
Phạm vi nghiên cứu: tình hình thực tế hoạt động tài trợ thƣơng mại
quốc tế theo phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Thân Thị Kim Chi Lớp A10
K42C
3
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank). Các số liệu đƣợc
thu thập qua các năm 2003, 2004, 2005, 2006 và sáu tháng đầu năm 2007
theo báo cáo của các phòng ban thực hiện nghiệp vụ tài trợ thƣơng mại quốc
tế.
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khoá luận sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, đồng thời kết hợp các phƣơng pháp thống kê kinh tế, phân tích kinh
tế, so sánh, tổng hợp … để nghiên cứu.
V. KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Phụ lục, Khoá luận đƣợc kết cấu thành
ba chƣơng:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc
tế của ngân hàng thƣơng mại
Chương II: Thực trạng hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế theo
phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)
Chương III: Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế
theo phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ tại VPBank.
Trong quá trình nghiên cứu, do sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm
nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận đƣợc
ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để nâng cao hiểu biết của mình.
Sinh viên thực hiện
Thân Thị Kim Chi
Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2007
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Thân Thị Kim Chi Lớp A10
K42C
5
Chƣơng I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ
THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Khái niệm tài trợ thƣơng mại quốc tế
Nhƣ chúng ta đã biết, mỗi quốc gia trên thế giới đều sở hữu những nét
đặc trƣng riêng biệt về điều kiện tự nhiên, khí hậu, nguồn nhân lực…, chính
điều này đã tạo cho mỗi nƣớc một nền sản xuất khác nhau. Nếu một nƣớc chỉ
dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và nền sản xuất nội địa thì không những
không cung cấp đủ hàng hoá, dịch vụ cho nhu cầu sản xuất tiêu dùng vô cùng
phong phú và ngày càng cao của ngƣời dân, mà còn tự đặt mình vào thế “bế
quan toả cảng”, đi ngƣợc lại xu hƣớng toàn cầu hoá của thế giới. Ngƣợc lại,
với việc khai thác tiềm năng và lợi thế kinh tế vốn có, một quốc gia có thể sản
xuất ra các loại sản phẩm - dịch vụ không những đáp ứng nhu cầu trong nƣớc
mà thậm chí còn dƣ thừa để xuất khẩu (XK), thu về nguồn ngoại tệ để nhập
khẩu (NK) những mặt hàng mà nƣớc đó không sản xuất đƣợc, hoặc sản xuất
đƣợc nhƣng giá cả cao hơn. Quan hệ trao đổi này không chỉ phục vụ nhu cầu
trong nƣớc mà còn có thể góp phần tăng ngoại tệ cho đất nƣớc để chi dùng
vào nhiều mục đích có ích khác. Hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) ra đời từ
đó và trở thành một yêu cầu khách quan của nền kinh tế.
Đặc điểm nổi bật trong hoạt động XNK là chủ thể mua bán có quốc tịch
khác nhau, hàng hoá đƣợc vận chuyển từ nƣớc này qua nƣớc khác, đồng tiền
thanh toán có thể là ngoại tệ. Quan hệ mua bán này đƣợc thể hiện dƣới hình
thức một hợp đồng ngoại thƣơng, trong đó chứa đựng các điều kiện thanh
toán quốc tế về tiền tệ, địa điểm, thời gian, phƣơng thức thanh toán. Do đặc
trƣng của hoạt động XNK, các chủ thể mua bán sẽ rất cần tới sự tham gia hỗ
trợ của các NH ở những nƣớc khác nhau. Nhƣ vậy, cơ sở để hình thành
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Thân Thị Kim Chi Lớp A10
K42C
6
nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) là hoạt
động ngoại thƣơng. Nói đến ngoại thƣơng là nói đến thanh toán quốc tế
(TTQT). Nếu TTQT thực hiện tốt thì giá trị của hàng hoá XNK mới đƣợc
thực hiện tốt, từ đó thúc đẩy ngoại thƣơng phát triển.
Tuy nhiên TMQT là một hoạt động phức tạp, do các chủ thể tham gia
đều thuộc các quốc gia khác nhau nên có sự khác biệt về mặt ngôn ngữ,
phong tục, tập quán, luật pháp cũng nhƣ về khoảng cách địa lý… Đó là những
rào cản khiến cho hoạt động ngoại thƣơng giữa các bên trở nên khó khăn hơn.
Mặt khác, hoạt động XNK thƣờng đƣợc thực hiện với giá trị lớn và tiềm ẩn
nhiều rủi ro do đối tác không thực hiện nghĩa vụ của mình đã đƣợc quy định
trong hợp đồng. Thêm vào đó, trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại
thƣơng, nhà sản xuất hay các thƣơng nhân không phải lúc nào cũng có đủ vốn
và uy tín để hoàn thành nghĩa vụ của mình hoặc để tạo niềm tin cho phía đối
tác. Từ những lý do đó, trong TMQT, các doanh nghiệp (DN) luôn cần có sự
tham gia của các NHTM, nhằm hỗ trợ (DN) gia tăng hiệu quả kinh doanh và
thực hiện thƣơng vụ thành công. Chính vì vậy, hoạt động tài trợ TMQT của
NHTM ra đời đƣợc xem nhƣ một đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế toàn cầu.
Tài trợ TMQT của NHTM xét về bản chất cũng giống các loại hình tín
dụng NH khác, nghĩa là dựa trên “uy tín” và “niềm tin”. Về mặt ngữ nghĩa,
thuật ngữ “tín dụng” thƣờng đƣợc hiểu là cho vay bằng tiền, nghĩa là NH giao
vốn trong một thời hạn xác định cho khách hàng, đổi lại, khách hàng cam kết
sẽ hoàn trả gốc và lãi đầy đủ cho NH khi đáo hạn. Tuy nhiên, trong lĩnh vực
tài trợ TMQT của NH, thuật ngữ “tài trợ” hoặc “tín dụng” phải đƣợc hiểu
theo nghĩa rộng, nghĩa tín nhiệm, chứ không chỉ là khoản tiền cho vay nhƣ
cách hiểu thông thƣờng, cụ thể là hoạt động tài trợ TMQT của NHTM còn
bao gồm cả hình thức bảo lãnh và chiết khấu. Uy tín đƣợc NH bảo lãnh có thể
là uy tín thanh toán, uy tín giao hàng, uy tín thực hiện hợp đồng… tuỳ theo vị
thế và yêu cầu của khách hàng cũng nhƣ bối cảnh thƣơng vụ giao dịch.
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Thân Thị Kim Chi Lớp A10
K42C
7
Từ những phân tích trên, ta có thể đƣa ra khái niệm tài trợ TMQT
nhƣ sau:
Tài trợ TMQT là việc NH, bằng các biện pháp và hình thức khác nhau,
hỗ trợ về mặt tài chính hoặc uy tín hoặc cả hai một cách trực tiếp hay gián
tiếp cho các DN tham gia hoạt động TMQT trong một số hoặc tất cả các giai
đoạn của một thương vụ XNK nhằm mục đích sinh lợi. Tài trợ TMQT thể
hiện mối quan hệ kinh tế giữa một bên là NH - bên đưa ra trợ giúp và một bên
là các DN XNK - bên cần trợ giúp.
2. Vai trò của tài trợ thƣơng mại quốc tế
2.1. Đối với nền kinh tế
Thông qua các hình thức tài trợ TMQT của các NHTM, việc mua bán
hàng hoá XNK theo yêu cầu của thị trƣờng đƣợc thực hiện thƣờng xuyên hơn,
các sản phẩm trong nƣớc có thể thâm nhập thị trƣờng quốc tế dễ dàng hơn.
Nói một cách khác, hoạt động tài trợ TMQT góp phần nâng cao tính năng
động của nền kinh tế và giúp ổn định thị trƣờng.
Bên cạnh đó, hoạt động tài trợ TMQT của NH còn giúp các DN nói
chung và các DN XNK nói riêng đứng vững trong cơ chế thị trƣờng và có thể
tồn tại trong thời kỳ hội nhập. Nhờ có tài trợ, mà các DN có vốn để thay đổi
dây chuyền công nghệ, hiện đại hoá máy móc nhằm tăng năng suất lao động,
hạ giá thành sản phẩm, tạo ra các sản phẩm phong phú, đa dạng hơn. Các DN
cũng có thể NK các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu của ngƣời
dân. Có thể nói, chính sự phát triển của các DN nói riêng đã tác động đến sự
tiến bộ chung của nền kinh tế.
2.2. Đối với Ngân hàng thương mại
Tài trợ TMQT đối với NHTM là một trong những nghiệp vụ NH quốc
tế quan trọng, mang lại cho NH những lợi ích sau:
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Thân