1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước đã có những đổi mới sâu sắc và toàn diện tạo ra những chuyển biến tích cực cho sự tăng trưởng, phát triển nền kinh tế, đã từng bước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, điều đó càng chi phối mạnh mẽ hoạt động của các doanh nghiệp trong một môi trường cạnh tranh mới.
Để kinh doanh ổn định và phát triển, các doanh nghiệp luôn xem trọng và cải tiến bộ máy kế toán cho phù hợp với xu thế phát triển kinh tế. Bởi thông tin kế toán rất cần thiết cho nhà quản trị đề ra chiến lược và quyết định kinh doanh. Bộ máy kế toán sẽ xác định đúng nhu cầu cần huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ, lựa chọn phương thức đòn bẩy kinh doanh để huy động vốn, để nguồn vốn bảo toàn và phát triển, nâng cao thu nhập của công ty.
Kết quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Do vậy, để có thể đứng vững trên thương trường thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác bán hàng, có chiến lược bán hàng thích hợp cho phép doanh nghiệp chủ động thích ứng với môi trường nắm bắt cơ hội, huy động có hiệu quả nguồn lực hiện có và lâu dài để bảo toàn và phát triển vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như thế doanh nghiệp mới có thể khẳng định vị thế trên một thị trường đang phát triển sôi động như Việt Nam hiện nay. Không những thế việc hạch toán doanh thu của doanh nghiệp cũng như việc xác định kết quả kinh doanh cung cấp thông tin cho nhà quản lý về hiệu quả,
tình hình kinh doanh của từng đối tượng hàng hoá để từ đó có được những quyết định kinh doanh chính xác kịp thời và có hiệu quả.
Vì vậy, sau những năm học tập, tìm hiểu về chuyên ngành kế toán doanh nghiệp, và quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam, em càng nhận thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh nên đã mạnh dạn chọn đề tài: “Kế toán toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, với mong muốn được đi từ lý luận đến thực tiễn, thực tế quản lý và hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế.
Do hạn chế kiến thức của bản thân và thời gian học tập có hạn, vì vậy trong Khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Em kính mong sự chỉ dẫn của quý thầy cô cùng các bạn để Khóa luận được hoàn thiện tốt hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện nhằm đạt được các mục đích sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp sản xuất.
- Phân tích, đánh giá thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế.
- Đánh giá ưu điểm, nhược điểm về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói chung, kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu về Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế khóa luận tốt nghiệp đi sâu nghiên cứu tình hình kế toán doanh thu và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Tìm hiểu kế toán doanh thu và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế.
- Phạm vi thời gian: Phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình tài sản và nguồn vốn, kết quả hoạt động qua 3 năm 2010 - 2012, tìm hiểu thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh lấy ví dụ minh họa trong tháng 12 năm 2012 của công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế. Do hạn chế về nguồn số liệu vì vậy đề tài này tập trung phân tích số liệu về doanh thu bán hàng nội địa, không đề cập đến doanh thu bán hàng xuất khẩu nên cũng không đi tìm hiểu và phân tích số liệu về thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận này, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu: Đọc, tham khảo, tìm hiểu các giáo trình do các giảng viên biên soạn để giảng dạy, các sách ở thư viện và một số bài luận văn của khóa trước để có cơ sở cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn: Được sử dụng trong suốt quá trình thực tập, giúp em giải đáp được những thắc mắc và hiểu rõ hơn về công tác kế toán tại Công ty, qua đó cũng giúp em tích lũy được những kinh nghiệp thực tế cho bản thân.
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Được áp dụng để thu thập số liệu thô của Công ty, sau đó toàn bộ số liệu thô được xử lý và chọn lọc để đưa vào khóa luận một cách chính xác, khoa học, đưa đến cho người đọc những thông tin hiệu quả nhất.
- Phương pháp thống kê: Dựa trên những số liệu đã được thống kê để phân tích, so sánh, đối chiếu từ đó nêu lên những ưu điểm, nhược điểm trong công tác kinh doanh nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho Công ty nói chung và cho công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh nói riêng.
- Phương pháp kế toán: Kiểm tra việc hạch toán tại đơn vị có phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành của Bộ Tài chính hay không.
+ Phương pháp chứng từ: Là phương pháp phản ánh các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh vào các bảng chứng từ kế toán phục vụ cho công tác kế toán và công tác quản lý.
+ Phương pháp tính giá các đối tượng kế toán: Là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá trị thực tế của đối tượng kế toán theo những nguyên tắc nhất định.
+ Phương pháp đối ứng tài khoản: Là phương pháp thông tin kiểm tra về sự vận động của tài sản, nguồn vốn trong quá trình kinh doanh theo mối quan hệ biện chứng được phản ánh trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua sử dụng hệ thống tài khoản kế toán.
+ Phương pháp tổng hợp và cân đối: Là phương pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hạch toán qua từng thời kỳ nhất định bằng cách lập các báo cáo có tính tổng hợp và cân đối như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Phương pháp so sánh: Xác định mức độ tăng giảm của các chỉ tiêu qua các năm.
6. Kết cấu các chương
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm thiện kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế.
102 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7631 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12
Sơ đồ 1.2: Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 12
Sơ đồ 1.3: Kế toán chiết khấu thương mại 14
Sơ đồ 1.4: Kế toán doanh thu hàng bán bị trả lại 16
Sơ đồ 1.5: Kế toán giảm giá hàng bán 17
Sơ đồ 1.6: Kế toán thuế và các khoản khác phải nộp Ngân sách Nhà nước 20
Sơ đồ 1.7: Kế toán giá vốn hàng bán (Theo phương pháp Kê khai thường xuyên) 24
Sơ đồ 1.8: Kế toán giá vốn hàng bán ( Theo phương pháp Kiểm kê định kỳ) 25
Sơ đồ 1.9: Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 28
Sơ đồ 1.10: Kế toán chi phí tài chính 29
Sơ đồ 1.11: Kế toán thu nhập khác 31
Sơ đồ 1.12: Kế toán chi phí khác 32
Sơ đồ 1.13: Kế toán chi phí bán hàng 34
Sơ đồ 1.14: Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 36
Sơ đồ 1.15: Kế toán chi phí thế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 38
Sơ đồ 1.16: Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 38
Sơ đồ 1.17: Kế toán xác định kết quả kinh doanh 40
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 43
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 53
Sơ đồ 2.3: Trình tự kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ trên máy vi tính 54
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm (2010 – 2012) 45
Bảng 2.2: Tình hình Tài sản và Nguồn vốn của Công ty qua 3 năm (2010-2012) 49
Bảng 2.3: Tình hình Kết quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2010 – 2012) 52
DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1: Trích lệnh giao hàng số 120 59
Biểu 2.2: Trích Hóa đơn GTGT 60
Biểu 2.3: Trích giấy báo có 61
Biểu 2.4: Trích sổ cái tài khoản 511 62
Biểu 2.5: Trích sổ theo dõi thuế 64
Biểu 2.6 : Trích Tờ khai thuế GTGT 65
Biểu 2.7: Trích lệnh giao hàng số 119 67
Biểu 2.8: Trích chứng từ ghi sổ số 27 68
Biểu 2.9: Trích sổ cái tài khoản 632 69
Biểu 2.10: Trích sổ cái tài khoản 515 70
Biểu 2.11: Trích sổ cái tài khoản 635 71
Biểu 2.12: Trích sổ cái tài khoản 711 73
Biểu 2.13: Trích sổ cái tài khoản 811 74
Biểu 2.14: Trích chứng từ ghi sổ số 35 76
Biểu 2.15: Trích sổ cái tài khoản 641 77
Biểu 2.16: Trích sổ cái tài khoản 642 79
Biểu 2.17: Trích sổ cái tài khoản 821 80
Biểu 2.18: Trích sổ cái tài khoản 911 81
Biểu 2.19: Trích sổ cái tài khoản 421 82
Biểu 2.20: Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 12/2012 83
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
DN: Doanh nghiệp K/C: Kết chuyển
BHXH: Bảo hiểm xã hội HĐKT: Hợp đồng kinh tế
BHYT: Bảo hiểm y tế GVHB: Giá vốn hàng bán
KPCĐ: Kinh phí công đoàn BĐSĐT: Bất động sản đầu tư
DT: Doanh thu TSCĐ: Tài sản cố định
BH: Bán hàng TN: Thu nhập
CCDV: Cung cấp dịch vụ CP: Chi phí
TK: Tài khoản QLDN: Quản lý danh nghiệp
GTGT: Giá trị gia tăng NSNN: Ngân sách Nhà nước
XK: Xuất khẩu TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
NK: Nhập khẩu KQKD: Kết quả kinh doanh
TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt TS: Tài sản
CKTM: Chiết khấu thương mại CSH: Chủ sỡ hữu
HBBTL: Hàng bán bị trả lại NPT: Nợ phải trả
GGHB: Giảm giá hàng bán BCTC: Báo cáo tài chính
KH: Khách hàng HHDV: Hàng hóa dịch vụ
TG: Tỷ giá
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước đã có những đổi mới sâu sắc và toàn diện tạo ra những chuyển biến tích cực cho sự tăng trưởng, phát triển nền kinh tế, đã từng bước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, điều đó càng chi phối mạnh mẽ hoạt động của các doanh nghiệp trong một môi trường cạnh tranh mới.
Để kinh doanh ổn định và phát triển, các doanh nghiệp luôn xem trọng và cải tiến bộ máy kế toán cho phù hợp với xu thế phát triển kinh tế. Bởi thông tin kế toán rất cần thiết cho nhà quản trị đề ra chiến lược và quyết định kinh doanh. Bộ máy kế toán sẽ xác định đúng nhu cầu cần huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ, lựa chọn phương thức đòn bẩy kinh doanh để huy động vốn, để nguồn vốn bảo toàn và phát triển, nâng cao thu nhập của công ty.
Kết quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Do vậy, để có thể đứng vững trên thương trường thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác bán hàng, có chiến lược bán hàng thích hợp cho phép doanh nghiệp chủ động thích ứng với môi trường nắm bắt cơ hội, huy động có hiệu quả nguồn lực hiện có và lâu dài để bảo toàn và phát triển vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như thế doanh nghiệp mới có thể khẳng định vị thế trên một thị trường đang phát triển sôi động như Việt Nam hiện nay. Không những thế việc hạch toán doanh thu của doanh nghiệp cũng như việc xác định kết quả kinh doanh cung cấp thông tin cho nhà quản lý về hiệu quả,
tình hình kinh doanh của từng đối tượng hàng hoá để từ đó có được những quyết định kinh doanh chính xác kịp thời và có hiệu quả.
Vì vậy, sau những năm học tập, tìm hiểu về chuyên ngành kế toán doanh nghiệp, và quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam, em càng nhận thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh nên đã mạnh dạn chọn đề tài: “Kế toán toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, với mong muốn được đi từ lý luận đến thực tiễn, thực tế quản lý và hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế.
Do hạn chế kiến thức của bản thân và thời gian học tập có hạn, vì vậy trong Khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Em kính mong sự chỉ dẫn của quý thầy cô cùng các bạn để Khóa luận được hoàn thiện tốt hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện nhằm đạt được các mục đích sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp sản xuất.
- Phân tích, đánh giá thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế.
- Đánh giá ưu điểm, nhược điểm về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói chung, kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu về Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế khóa luận tốt nghiệp đi sâu nghiên cứu tình hình kế toán doanh thu và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Tìm hiểu kế toán doanh thu và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế.
- Phạm vi thời gian: Phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình tài sản và nguồn vốn, kết quả hoạt động qua 3 năm 2010 - 2012, tìm hiểu thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh lấy ví dụ minh họa trong tháng 12 năm 2012 của công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế. Do hạn chế về nguồn số liệu vì vậy đề tài này tập trung phân tích số liệu về doanh thu bán hàng nội địa, không đề cập đến doanh thu bán hàng xuất khẩu nên cũng không đi tìm hiểu và phân tích số liệu về thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận này, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu: Đọc, tham khảo, tìm hiểu các giáo trình do các giảng viên biên soạn để giảng dạy, các sách ở thư viện và một số bài luận văn của khóa trước để có cơ sở cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn: Được sử dụng trong suốt quá trình thực tập, giúp em giải đáp được những thắc mắc và hiểu rõ hơn về công tác kế toán tại Công ty, qua đó cũng giúp em tích lũy được những kinh nghiệp thực tế cho bản thân.
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Được áp dụng để thu thập số liệu thô của Công ty, sau đó toàn bộ số liệu thô được xử lý và chọn lọc để đưa vào khóa luận một cách chính xác, khoa học, đưa đến cho người đọc những thông tin hiệu quả nhất.
- Phương pháp thống kê: Dựa trên những số liệu đã được thống kê để phân tích, so sánh, đối chiếu từ đó nêu lên những ưu điểm, nhược điểm trong công tác kinh doanh nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho Công ty nói chung và cho công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh nói riêng.
- Phương pháp kế toán: Kiểm tra việc hạch toán tại đơn vị có phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành của Bộ Tài chính hay không.
+ Phương pháp chứng từ: Là phương pháp phản ánh các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh vào các bảng chứng từ kế toán phục vụ cho công tác kế toán và công tác quản lý.
+ Phương pháp tính giá các đối tượng kế toán: Là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá trị thực tế của đối tượng kế toán theo những nguyên tắc nhất định.
+ Phương pháp đối ứng tài khoản: Là phương pháp thông tin kiểm tra về sự vận động của tài sản, nguồn vốn trong quá trình kinh doanh theo mối quan hệ biện chứng được phản ánh trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua sử dụng hệ thống tài khoản kế toán.
+ Phương pháp tổng hợp và cân đối: Là phương pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hạch toán qua từng thời kỳ nhất định bằng cách lập các báo cáo có tính tổng hợp và cân đối như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…
- Phương pháp so sánh: Xác định mức độ tăng giảm của các chỉ tiêu qua các năm.
6. Kết cấu các chương
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm thiện kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Sợi Phú Nam Huế.
Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. Nhiệm vụ, ý nghĩa của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất
1.1.1. Nhiệm vụ, ý nghĩa của kế toán doanh thu
Trong doanh nghiệp (DN) sản xuất khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là hai khâu cực kỳ quan trọng. Do vậy việc xác định doanh thu và thu nhập là công tác quan trọng để xác định kết quả tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước.
Bên cạnh đó, trong doanh nghiệp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng nhỏ còn lại là doanh thu tài chính và các khoản thu nhập từ hoạt động khác. Vì vậy, kế toán doanh thu bán hàng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí về công cụ lao động; đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, thanh toán tiền lương và theo lương, tiền thưởng cho người lao động; làm nghĩa vụ đối với Nhà nước.
ð Nhiệm vụ của kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Một là ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời khối lượng hàng hóa bán ra, tính toán đúng đắn trị giá vốn của hàng bán ra và các chi phí nhằm xác định chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hai là cung cấp thông tin kịp thời về tình hình bán hàng phục vụ cho lãnh đạo, điều hành hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.
Ba là kiểm tra tiến độ thực hiện kế toán doanh thu bán hàng, kế toán lợi nhuận, kỷ luật thanh toán và quản lý chặt chẽ tiền bán hàng và tiền cung cấp dịch vụ, kỷ luật thu nộp ngân sách.
Như vậy, kế toán doanh thu nói chung và kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nói riêng thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó giúp người sử dụng những thông tin của kế toán nắm được toàn diện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp người quản lý trong việc ra quyết định kịp thời cũng như trong việc lập kế hoạch kinh doanh trong tương lai.
1.1.2. Nhiệm vụ, ý nghĩa của kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Xác định kết quả kinh doanh là cơ sở đánh giá hiệu quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng tới sự sống còn của doanh nghiệp. Do đó mà kế toán xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý và tiêu thụ hàng hóa. Thông qua các thông tin kế toán, người điều hành doanh nghiệp có thể biết được mức độ hoàn thành tiêu thụ, xác định chính xác kết quả kinh doanh trong kỳ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động tốt trong kỳ tiếp theo, phát hiện kịp thời những khúc mắc trong từng khâu, từ đó doanh nghiệp có các biện pháp tháo gỡ phù hợp hơn để kinh doanh hiệu quả ngày càng cao, đồng thời cung cấp thông tin cho các bên quan tâm thu hút vào doanh nghiệp, giữ vững uy tín của doanh nghiệp trong mối quan hệ với bên ngoài.
Kế toán xác định kết quả kinh doanh cho chúng ta cái nhìn tổng hợp và chi tiết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ đắc lực cho các nhà quản trị trong quá trình quản lý và phát triển doanh nghiệp.
Việc xác định đúng kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được ưu và nhược điểm, những vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, đề ra các phương án chiến lược kinh doanh đúng đắn và phù hợp hơn cho các kỳ tiếp theo.
+ Số liệu kế toán càng chi tiết, chính xác, nhanh chóng và kịp thời sẽ hỗ trợ các nhà quản trị tốt hơn trong việc cân nhắc để đưa ra những quyết định phù hợp nhất với tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
+ Việc xác định tính trung thực, hợp lý và chính xác của các thông tin về kết quả kinh doanh trên các Báo cáo tài chính là sự quan tâm đầu tiên của các đối tượng sử dụng thông tin tài chính đặc biệt là các nhà đầu tư.
Do đó hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán kết quả kinh doanh là điều cần thiết và quan trọng trong mỗi doanh nghiệp.
1.2. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và các khoản giảm trừ doanh thu
1.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.2.1.1. Khái niệm
Doanh thu: (DT) là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: (DT BH&CCDV) là toàn bộ số tiền mà thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như: bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).
1.2.1.2. Đặc điểm các phương thức bán hàng
Trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ hàng hóa được thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau, theo đó hàng hóa được vận động đến tay người tiêu dùng. Việc lựa chọn và áp dụng linh hoạt các phương thức tiêu thụ đã góp phần không nhỏ vào thực hiện kế hoạch tiêu thụ của doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp thường sử dụng các phương thức bán hàng sau:
ü Phương thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng
Trường hợp giao hàng cho khách hàng trực tiếp tại kho của doanh nghiệp hoặc tại các phân xưởng sản xuất không qua kho thì số sản phẩm này khi đã giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ.
Trường hợp giao hàng tại kho của bên mua hoặc tại một địa điểm nào đó đã quy định trước trong hợp đồng: sản phẩm khi xuất kho chuyển đi vẫn còn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi được bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng đã chuyển giao thì số hàng đó được xác định là tiêu thụ.
ü Phương thức tiêu thụ qua đại lý
Đối với đơn vị có hàng ký gởi: khi xuất hàng cho các đại lý hoặc các đơn vị nhận bán hàng ký gởi thì số hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi được tiêu thụ. Khi bán được hàng ký gởi, doanh nghiệp sẽ trả cho đại lý hoặc bên nhận ký gởi một khoản hoa hồng tính theo tỷ lệ % trên giá ký gởi của số hàng ký gởi thực tế đã bán được. Khoản hoa hồng phải trả này được doanh nghiệp hạch toán vào chi phí bán hàng.
Đối với đại lý hoặc đơn vị nhận bán hàng ký gởi: số sản phẩm, hàng hóa nhận bán ký gởi không thuộc quyền sở hữu của đơn vị này. Doanh thu của các đại lý chính là khoản hoa hồng được hưởng. Trong trường hợp đại lý bán đúng giá ký gởi của chủ hàng và hưởng hoa hồng thì không phải tính và nộp thuế GTGT đối với hàng hóa bán đại lý và tiền thu về hoa hồng.
ü Phương thức bán hàng trả góp
Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được xác định là tiêu thụ. Khách hàng sẽ thanh toán một phần tiền hàng ở ngay lần đầu để được nhận hàng, phần còn lại sẽ được trả dần trong một thời gian nhất định và phải chịu một khoản lãi suất đã được quy định trước trong hợp đồng. Khoản lãi do bán trả góp không được phản ánh vào tài khoản doanh thu (TK 511), mà được hạch toán như khoản doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp (TK 515). Doanh thu bán hàng trả góp phản ánh vào TK 511 được tính theo giá bán tại thời điểm thu tiền một lần.
ü Phương thức đổi hàng
Theo phương thức đổi hàng, người bán đem sản phẩm, hàng hóa của mình để đổi lấy sản phẩm, hàng hóa của người mua. Giá trao đổi là giá bán sản phẩm, hàng hóa đó trên thị trường.
1.2.1.3. Điều kiện ghi nhận doanh thu
ü Doanh thu bán hàng (DT BH) được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
ü Phương pháp xác đinh doanh thu thuần
- Doanh thu thuần phát sinh từ các giao dịch được xác định bằng giá trị hợp lý nhất các khoản đã được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại và các khoản thuế xuất khẩu (XK), tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), giá trị gia tăng (GTGT) ( nếu có).
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” được phản ánh theo giá tiền chưa có thuế GTGT.
- Doanh thu bán hàng (kể cả doanh thu bán hàng nội bộ) phải được hạch toán chính xác, đầy đủ kết quả kinh doanh của những mặt hàng khác nhau. Trong đó doanh thu bán hàng nội bộ là những doanh thu của những hàng hóa cung cấp lẫn nhau giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một Công ty, Tổng Công ty.
- Trường hợp bán hàng theo phương thức trả góp thì doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay, phần lãi trả chậm ghi vào doanh thu hoạt động tài chính
- Đối với trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền thuê của nhiều năm thì doanh thu cung cấp dịch vụ ghi nhận của năm tài chính là số tiền cho thuê được xác định trên cơ sở lấy toàn bộ tổng số tiền thu được chia cho số năm thuê tài sản.
- Các khoản giảm trừ doanh thu như: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phải trả được hạch toán riêng. Căn cứ vào nội dung của từng khoản mục này để hạch toán váo các khoản quy định và làm căn cứ xác định doanh thu thuần.
- Nếu trong kỳ doanh nghiệp đã viết hóa đơn và thu tiền khách hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua thì chưa được coi là tiêu thụ và không được ghi vào tài khoản doanh thu mà chỉ ghi vào bên có của tài khoản 131 về khoản đã thu của khách hàng. Khi giao cho khách hàng rồi mới ghi vào tài khoản doanh thu.
1.2.1.4. Nguyên tắc xác định doanh thu
Doanh thu bán hàng có thể thu được tiền hoặc chưa thu được tiền ngay (do các thỏa thuận về thanh toán hàng bán) sau khi doanh nghiệp đã giao sản phẩm, hàng hóa (HH), cung cấp dịch vụ cho khách hàng và được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Doanh thu bán hàng thuần mà doanh nghiệp thu được (hay còn gọi là doanh thu thuần) có thể thấp hơn doanh thu bán hàng do các nguyên nhân : chiết khấu thương mại (CKTM), doanh nghiệp giảm giá hàng bán (GGHB) cho khách hàng (KH) hoặc hàng bán bị trả lại (HBBTL) do không đảm bảo điều kiện về quy cách, phẩm chất ghi trong hợp đồng kinh tế, và doanh nghiệp phải n