Công nghiệp ô tô là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Một số nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực và trên
thế giới đều ưu tiên phát triển ngành công nghiệp ô tô và xem đây là một
trong những ngành mũi nhọn, đầu tàu của nền kinh tế cần được chú trọng đầu
tư cơ bản, nhằm khai thác có hiệu quả các lợi thế mà ít ngành công nghiệp
khác có được. Thực tế các nước trên thế giới đã chứng minh rằng, sự phát
triển của ngành công nghiệp này kéo theo sự phát triển của các ngành công
nghiệp khác (thường được gọi là các ngành công nghiệp phụ trợ như công
nghiệp chế tạo vật liệu, công nghiệp cơ khí thiết bị, công nghiệp hoá dầu,
gang thép, công nghiệp điện - điện tử ), tác động tích cực đến ngành dịch vụ
thông qua sự p hát triển của mạng lưới phân phối, thu hút một số lượng lớn lao
động xã hội, tham gia vào quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế.
Ngoài ra phát triển ngành công nghiệp ô tô sẽ cho phép đất nước tiết kiệm
được những khoản ngoại tệ đáng kể dành cho nhập khẩu, cũng như phát huy
được một số thế mạnh nổi trội hiện nay đơn cử như chi phí cạnh tranh của
nguồn nhân lực.
Nhận thức được vai trò quan trọng đó, từ những năm đầu của thập kỉ
1990, nền công nghiệp ô tô đã bắt đầu hình thành với sự xuất hiện đầu t iên
của Công ty Sản xuất ô tô Mê kông. Cùng với quá trình mở cửa nền kinh tế,
hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là một làn sóng đầu tư ồ ạt chảy
vào Việt Nam, các hãng sản xuất ô tô hàng đầu thế giới cũng bắt đầu có mặt
tại Việt Nam liên doanh với các đối tác trong nước để hình thành nên các liên
doanh sản xuất và lắp ráp ô tô. Đến năm 1995, gần như đủ mặt anh tài trong
làng ô tô thế giới đã có mặt tại Việt Nam như Toyota, Ford, Daewoo,
Mitsubishi, Mercedes Thị trường ô tô Việt Nam đã thật sự sôi động.
112 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2405 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khả năng thích ứng của ngành công nghiệp ô tô việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
--------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA NGÀNH CÔNG
NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Sinh viên thực hiện : Hà Vũ Huyền Dịu
Lớp : Anh 16
Khoá : K43D - KT&KDQT
Giáo viên hƣớng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Hữu Khải
Hà Nội, 6 - 2008
LỜI CẢM ƠN
Em xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo giảng dạy tại
trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt là các thầy cô giáo giảng dạy tại khoa
Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, những người đã dìu dắt và truyền đạt cho em
những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Phó GS,TS Nguyễn Hữu Khải, người
đã trực tiếp hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình em
thực hiện Khoá luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình tôi, bạn bè
đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, tháng 06/2008
Sinh viên
Hà Vũ Huyền Dịu
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................... 0
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ
NĂNG THÍCH ỨNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ ............... 4
1.1. Tổng quan về ngành công nghiệp ô tô thế giới ................................. 4
1.1.1. Vài nét sơ lược về sự ra đời và phát triển của ngành công nghiệp
ô tô thế giới ............................................................................................. 4
1.1.2 Những xu hướng chính trong ngành công nghiệp ô tô thế giới ... 6
1.1.3. Thương mại quốc tế trong ngành công nghiệp ô tô thế giới ........ 7
1.2 Những tiêu chí cơ bản đánh giá tính thích ứng ............................... 12
1.2.1 Khái niệm ..................................................................................... 12
1.2.2.1 Khả năng thay đổi .................................................................. 14
1.2.2.2 Khả năng tương thích ............................................................. 14
1.2.2.3. Khả năng chấp nhận .............................................................. 15
1.2.2.4 .Khả năng ảnh hưởng ............................................................. 16
1.2.3. Tiêu chuẩn thích ứng của sản phẩm ô tô ................................... 19
1.2.3.1 Tiêu chuẩn quản lý chất lượng trong ngành công nghiệp ôtô-
ISO/TS 16949 ..................................................................................... 19
1.2.3.2. Tiêu chuẩn khí thải Euro ....................................................... 22
1.2.3.3. Tiêu chuẩn an toàn trên ô tô .................................................. 26
1.2.3.4. Các tiêu chuẩn thích ứng khác ............................................... 28
1.2.4. Sự cần thiết phải nghiên cứu tính thích ứng .............................. 28
1.3. Kinh nghiệm về phát triển ngành công nghiệp ô tô của một số nƣớc
nhằm thích ứng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. ...................... 30
1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc ..................................................... 30
1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan ......................................................... 32
Chƣơng II: THỰC TRẠNG THÍCH ỨNG CỦA NGÀNH CÔNG
NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP... 34
2.1. Sơ lƣợc về quá trình phát triển của ngành Công nghiệp ô tô Việt
Nam .......................................................................................................... 34
2.1.1. Thời kì trước năm 1975 .............................................................. 34
2.2.2. Thời kì từ năm 1975 đến năm 1991 ............................................ 35
2.2.3. Thời kì từ năm 1991 đến nay ...................................................... 36
2.2.3.1. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ......................... 36
2.2.3.2. Doanh nghiệp trong nước ...................................................... 37
2.2.3.2. Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (Vietnam Motors
Association- VAMA) ........................................................................... 37
2.2 Cơ hội và thách thức của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong
tiển trình hội nhập .................................................................................. 39
2.2.1 Tiến trình hội nhập của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ........ 39
2.2.1.1 Cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) ... 39
2.2.1.2 Cam kết trong khu vực Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA) ............................................................................................... 40
2.2.1.3 Cam kết trong khu vực thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc
(ACFTA) ............................................................................................ 41
2.2.1.4 Cam kết với Tổ chức thương mại thế giới WTO ..................... 41
2.2.2 Cơ hội và thách thức của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong
tiến trình hội nhập ................................................................................ 42
2.2.2.1 Cơ hội đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam .................... 42
2.2.2.2 Thách thức đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ............. 43
2.3 Thực trạng phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ........ 45
2.3.1 Quy mô, năng lực sản xuất, cơ cấu sản phẩm ............................. 45
2.3.2. Tình hình tiêu thụ ô tô trong những năm gần đây ..................... 48
2.3.3. Tình hình xuất nhập khẩu .......................................................... 52
2.3.3.1. Nhập khẩu ............................................................................. 52
2.3.3.2. Xuất khẩu .............................................................................. 54
2.4. Thực trạng về mức độ thích ứng của ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ...................................... 55
2.4.1 Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn kĩ thuật ...................................... 55
2.4.2 Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn Euro .......................................... 56
2.4.3 Thực trạng áp dụng các tiêu chuẩn khác .................................... 58
2.4.4 Điểm mạnh, điểm yếu của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
trong quá trình thích ứng ..................................................................... 61
2.4.4.1 Điểm mạnh ............................................................................. 61
2.4.4.2 Điểm yếu ................................................................................ 62
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ
NĂNG THÍCH ỨNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT
NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .... 67
3.1 Dự báo về thị trƣờng ô tô năm 2008, triển vọng những năm tới và
định hƣớng phát triển cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam ............... 67
3.1.1 Dự báo về thị trường ô tô năm 2008 và triển vọng những năm tới
.............................................................................................................. 67
3.1.2 Định hướng phát triển cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ... 69
3.1.2.1 Quan điểm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ......... 69
3.1.2.2 Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến
năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 ..................................................... 70
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng của ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế .. 75
3.2.1 Nhóm giải pháp vĩ mô .................................................................. 75
3.2.1.1 Có chính sách bảo hộ hợp lý ................................................... 75
3.2.1.2 Có chính sách về công nghệ hiện đại, tiên tiến và thích hợp ... 79
3.2.1.3 Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư hợp lý .............................. 81
3.2.1.4 Cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng ............................................... 81
3.2.1.5 Xây dựng chính sách đào tạo nguồn nhân lực ........................ 82
3.2.1.6 Xây dựng chiến lược định vị Việt Nam trong mạng lưới sản xuất
Đông Á ............................................................................................... 83
3.2.2 Nhóm giải pháp vi mô .................................................................. 84
3.2.2.1 Nâng cao trình độ công nghệ .................................................. 84
3.2.2.2 Liên kết, sáp nhập các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô 84
3.2.2.3 Hoàn thiện mạng lưới bán hàng và hệ thống phân phối .......... 85
3.2.2.4 Cải thiện chất lượng dịch vụ sau bán hàng ............................. 86
3.2.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ..................................... 86
3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thích ứng của ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam ...................................................................... 87
3.3.1 Về phía Bộ công thương .............................................................. 88
3.3.2 Về phía Bộ Khoa học Công nghệ ................................................. 88
3.3.3 Về phía Bộ Tài Chính .................................................................. 89
3.3.4 Về phía Bộ Giao thông Vận tải .................................................... 89
3.3.5 Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư .................................................. 89
3.3.6 Về phía Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương ...................................................................................................... 89
3.3.7 Về phía Hiệp hội các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, Hiệp hội các
nhà sản xuất ô tô Việt Nam, Hiệp hội kỹ sư ô tô Việt Nam .................. 90
KẾT LUẬN ......................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 93
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ABS Antilock Brakes System Hệ thống thắng chống bó phanh
AFTA Asean Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
ACFTA Asean China Free Trade Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-
Area Trung Quốc
AICO Asean Industrial Hợp tác công nghiệp ASEAN
Cooperation
APQP Advanced Product Quality Quy trình hoạch định chất lượng
Planning
ASEAN Asia South East Nation Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
AVSQ Association of Quality Hiệp hội hệ thống kiểm định chất
System Evaluations lượng
BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định thương mại Việt Mỹ
CBU Complete Built-up Xe nguyên chiếc
CEPT Common Effective Thuế quan có hiệu lực chung
Preferential Tariff
CKD Complete Knock-Down Xe nguyên chiếc tháo rời
EAQF European Automobile Hệ thống kiểm định chất lượng
Quality French ôtô của Pháp
ESC European Steady Cycle Chu trình thực nghiệm ổn định
ETC European Transient Cycle Chu trình thực nghiệm tức thời
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FMEA Failure Models Effects Phân tích mối nguy tiềm năng
Analysis
GEL General Exclusive List Danh mục loại trừ hoàn toàn
IKD Incomplete knock-down Bộ linh kiện
IL Inclusion List Danh mục cắt giảm thuế
IMV Innovative International Xe đa dụng toàn cầu
Multi-purpose Vehicle
ISO International Standard Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
Organisation
IATF International Automotive Hiệp hội ô tô thế giới
Task Force
JAMA Japan Automobile Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô
Manufacturer Association Nhật Bản
MPV Multi Purpose Vehicle Xe đa dụng
NHTSA National Highway Traffic Cơ quan an toàn giao thông quốc
Safety Administration gia Mỹ
JETRO Japan External Trade Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật
Organisation Bản
PPAP Production part Approval Phê duyệt sản phẩm
OICA Organisation Internationale Tổ chức các nhà sản xuất xe hơi
des Constructeurs quốc tế
d’Automobiles
SUV Sport utility vehicles Xe phân khúc
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
VDA6 Verband der Tiêu chuẩn kỹ thuật của Đức
Automobilindustrie
VAMA Vietnam Automobile Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô
Manufacturer Association Việt Nam
USD United States Dollars Đô la Mỹ
WTO World Trade Organisation Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC HÌNH
STT Tiêu đề Trang
1 Tình hình tái cơ cấu trong ngành công nghiệp ô tô năm 2000 7
2 Mức độ khí thải cho phép của các tiêu chuẩn EURO 24
Tiêu chuẩn của EURO về nồng độ lưu huỳnh trong xăng
3 25
dầu
Tăng trưởng về số xe ô tô được sản xuất lắp ráp trong nước
4 46
từ năm 1998-2006
5 Năng lực sản xuất của VAMA 47
6 Cấu trúc thị trường ô tô Việt Nam 2005-2007 47
7 Tình hình nhập khẩu ô tô 2005-2007 53
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tiêu đề Trang
1 Thương mại quốc tế ở những quốc gia chính sản xuất ô tô 9
2 Tiêu chuẩn khí thải EURO đối với từng loại xe 23
3 Danh sách 18 thành viên của VAMA 38
Thị phần của các thành viên thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất
4 50
ô tô Việt Nam- VAMA trong những năm gần đây
5 Những mẫu xe bán chạy nhất năm 2007 51
6 Dự kiến sản lượng ô tô các loại năm 2010 và 2020 71
Cân đối năng lực, nhu cầu và bổ sung sản lượng ô tô đến
7 72
năm 2010
Hà Vũ Huyền Dịu - Lớp A16 - K43D - Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
LỜI NÓI ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công nghiệp ô tô là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Một số nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực và trên
thế giới đều ưu tiên phát triển ngành công nghiệp ô tô và xem đây là một
trong những ngành mũi nhọn, đầu tàu của nền kinh tế cần được chú trọng đầu
tư cơ bản, nhằm khai thác có hiệu quả các lợi thế mà ít ngành công nghiệp
khác có được. Thực tế các nước trên thế giới đã chứng minh rằng, sự phát
triển của ngành công nghiệp này kéo theo sự phát triển của các ngành công
nghiệp khác (thường được gọi là các ngành công nghiệp phụ trợ như công
nghiệp chế tạo vật liệu, công nghiệp cơ khí thiết bị, công nghiệp hoá dầu,
gang thép, công nghiệp điện - điện tử…), tác động tích cực đến ngành dịch vụ
thông qua sự phát triển của mạng lưới phân phối, thu hút một số lượng lớn lao
động xã hội, tham gia vào quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế.
Ngoài ra phát triển ngành công nghiệp ô tô sẽ cho phép đất nước tiết kiệm
được những khoản ngoại tệ đáng kể dành cho nhập khẩu, cũng như phát huy
được một số thế mạnh nổi trội hiện nay đơn cử như chi phí cạnh tranh của
nguồn nhân lực.
Nhận thức được vai trò quan trọng đó, từ những năm đầu của thập kỉ
1990, nền công nghiệp ô tô đã bắt đầu hình thành với sự xuất hiện đầu tiên
của Công ty Sản xuất ô tô Mê kông. Cùng với quá trình mở cửa nền kinh tế,
hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là một làn sóng đầu tư ồ ạt chảy
vào Việt Nam, các hãng sản xuất ô tô hàng đầu thế giới cũng bắt đầu có mặt
tại Việt Nam liên doanh với các đối tác trong nước để hình thành nên các liên
doanh sản xuất và lắp ráp ô tô. Đến năm 1995, gần như đủ mặt anh tài trong
làng ô tô thế giới đã có mặt tại Việt Nam như Toyota, Ford, Daewoo,
Mitsubishi, Mercedes…Thị trường ô tô Việt Nam đã thật sự sôi động.
1
Hà Vũ Huyền Dịu - Lớp A16 - K43D - Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn còn là một ngành sinh sau đẻ muôn và còn rất
nhiều yếu kém. Hơn nữa, từ khi ra đời đến nay, ngành này luôn được hưởng
các chính sách ưu đãi, cơ chế bảo hộ cao từ phía nhà nước. Tuy vậy, ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam hiện có rất nhiều vấn đề bất cập như tỷ lệ nội địa
hoá thấp, trình độ công nghệ thấp dẫn đến không đáp ứng được các tiêu chuẩn
so với ngành công nghiệp ô tô trên thế giới.
Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ
trên tất cả các quốc gia, trên các lĩnh vực kinh tế. Việt Nam cùng với ngành
công nghiệp ô tô không nằm ngoài xu thế đó. Làm thế nào để ô tô Việt Nam
có thể cạnh tranh được với ô tô của các nước trên thế giới? Liệu công nghiệp
ô tô Việt Nam có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của công
nghiệp ô tô thế giới hay không? Đây là những điều mà Chính Phủ cũng như
các Doanh nghiệp ô tô Việt Nam rất quan tâm. Từ trước đến nay đã có rất
nhiều nghiên cứu về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, tuy nhiên nghiên cứu
về tính thích ứng của nó thì vẫn đang còn bỏ ngỏ. Nhận thức được sự quan
trọng của vấn đề này, hơn nữa nghiên cứu tính thích ứng lại là một đề tài rất
mới, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “ Khả năng thích ứng của ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề
tài khoá luận tốt nghiệp.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hoá lí luận về Khả năng thích ứng nói chung của sản
phẩm và khả năng thích ứng riêng của ô tô, một đôi nét sơ lược về sự phát
triển của ngành công nghiệp ô tô thế giới.
- Phân tích thực trạng về sự phát triển của công nghiệp ô tô Việt
Nam cũng như tình trạng thích ứng của ô tô Việt Nam
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng cho
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
2
Hà Vũ Huyền Dịu - Lớp A16 - K43D - Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a. Đối tượng nghiên cứu: Khoá luận nghiên cứu lí luận và thực tiễn áp
dụng các tiêu chuẩn thích ứng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động của ngành công nghiệp ô
tô Việt Nam trong những năm gần đây cụ thể từ năm 1998-2007.
+ Không gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển của ngành công nghiệp
ô tô Việt Nam và thực trạng áp dụng các tiêu chuẩn thích ứng so với ngành
công nghiệp ô tô thế giới.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản đó là phương
pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin;
các phương pháp toán- thống kê; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương
pháp biểu đồ; phương pháp so sánh; phương pháp khảo sát và một số phương
pháp kinh tế khác.
5. KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục bảng,
kết cấu của khoá luận chia làm 3 chương:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lí luận liên quan đến khả năng thích ứng
của ngành công nghiệp ô tô
Chƣơng 2: Thực trạng thích ứng của ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao khả năng thích ứng của ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
3
Hà Vũ Huyền Dịu - Lớp A16 - K43D - Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN
KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ
1.1. Tổng quan về ngành công nghiệp ô tô thế giới
1.1.1. Vài nét sơ lược về sự ra đời và phát triển của ngành công nghiệp ô tô
thế giới
Đối với cuộc sống của người dân bình thường thì không còn chút nghi
ngờ gì nữa, ô tô là phát minh mang tính cách mạng trong lịch sử giao thông kể
từ khi bánh xe ra đời. Còn đối với nền sản xuất công nghiệp hiện đại, sản
xuất, lắp ráp ô tô là ngành kinh tế rất quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi
quốc gia.
Việc sản xuất ô tô được bắt đầu vào đầu những năm 1890 tại các nước
ở Tây Âu. Đến năm 1896, Hoa Kỳ bắt đầu sản xuất hàng loạt xe ô tô chạy
bằng điện và khí đốt. Vào năm 1903, tập đoàn Ford được thành lập. Giá xe ô
tô đã giảm từ 850 USD vào năm 1908 xuống còn 360 USD vào năm 1916.
Vào thời kì này đã xảy ra cuộc suy thoái kinh tế lớn trên toàn cầu cộng với
chiến tranh thế giới đã tác động mạnh đến ngành công nghiệp ô tô, làm giảm
sản lượng và doanh thu. Tuy nhiên, đến những năm 1950, 1960 cả thế giới
chứng kiến thời kỳ hoàng kim của ngành công nghiệp ô tô nhờ sự phát triển
của các tập đoàn lớn như Ford, GM, Chrysler. Sản lượng ô tô đã lên đến
11.000 chiếc vào năm 1970. Các chuyên gia về công ngh