Khóa luận Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái tại vườn quốc gia núi chúa - Tỉnh Ninh Thuận

Trong thời đại ngày nay hoạt động du lịch sinh thái đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển của nhiều khu vực, quốc gia. Những khó khăn về tài chính, sự nghèo đói và việc không chấp nhận sự tồn tại của người dân địa phương đã dẫn đến sự nhất trí chung trong lĩnh vực bảo tồn nhằm giải quyết vấn đề này. Điều này được thể hiện qua một số ví dụ như Công ước đa dạng sinh học (Điều 10), hay các chiến lược quốc gia, kế hoạch hành động và các báo cáo quốc gia nhằm thực hiện công ước này. Du lịch sinh thái đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh đó. Tuy nhiên, nó không thể được sử dụng như một công cụ tiếp thị bằng cách lợi dụng sự quan tâm của xã hội tới môi trường bằng cách kinh doanh du lịch sinh thái như một giải pháp lý tưởng của một số cộng đồng đang muốn tăng cường lực kinh tế. Cần phải coi du lịch sinh thái như một phần của thị trường nhằm giúp nó tồn tại nhưng đồng thời phải ưu tiên bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cả trong và ngoài Vườn quốc gia. Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế xã hội, các đề án phát triển tại Vườn quốc gia Núi Chúa đặc biệt trong lĩnh vực du lịch sinh thái, đề tài cho thấy Núi Chúa đang là một địa điểm có nhiều tiềm năng phát triển du lịch du lịch sinh thái. Qua đề tài nghiên cứu chúng tôi cho thấy những lợi ích kinh tế xã hội từ hoạt động du lịch mang lại, từ đó đề xuất một số giải pháp, mục tiêu, chương trình nhằm góp phần giúp hoạt động du lịch sinh thái thật sự có hiệu quả và là công cụ sắc bén, tích cực phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng của tỉnh Ninh Thuận.

doc89 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5683 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái tại vườn quốc gia núi chúa - Tỉnh Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA - TỈNH NINH THUẬN NGUYỄN ĐÌNH NGỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG Thành phố Hồ Chí MinhTháng Tháng 7/2008 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Tại Vườn Quốc Gia Núi Chúa, Tỉnh Ninh Thuận”, Nguyễn Đình Ngọc, sinh viên khóa 30, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày__________________. Đặng Minh Phương Người hướng dẫn, Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo Ngày tháng năm Ngày tháng năm LỜI CẢM TẠ Thấm thoát bốn năm ngồi trên giảng đường đại học đã sắp kết thúc, những gì tôi đạt được trong thời gian qua là sự động viên và giúp đỡ của gia đình, thầy cô, bạn bè, tất cả tôi xin ghi mãi trong lòng. Đầu tiên tôi xin gởi sự biết ơn sâu sắc của mình đối với người dưỡng dục tôi đạt được ngày hôm nay là Ba, Mẹ và những người thân trong gia đình đã nâng đỡ con trên con đường Đại Học và là nguồn động lực rất lớn để con phấn đấu trong học tập. Xin gởi lời cảm ơn đến thầy Đặng Minh Phương, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi, cho tôi những ý kiến qúy báu để có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu. Tôi cũng xin cảm ơn đến toàn thể qúy thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi một lượng kiến thức rất lớn làm hành trang để tôi vào đời. Xin chân thành cảm ơn Cô, Chú, Anh, Chị tại Ban Quản Lý Vườn Quốc Gia Núi Chúa đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Sau cùng tôi muốn gởi lời cám ơn của mình đến tất cả bạn bè đã ủng hộ, cổ vũ tôi trong thời gian thực hiện đề tài này. Sinh viên Nguyến Đình Ngọc NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN ĐÌNH NGỌC. Tháng 7 năm 2008. "Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái tại Vườn Quốc Gia Núi Chúa, Tỉnh Ninh Thuận”. NGUYEN DINH NGOC. July 2008. "Exploiting The Ecotourism Potentialities of Nui Chua National Park, Ninh Thuận Province ". Trong thời đại ngày nay hoạt động du lịch sinh thái đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển của nhiều khu vực, quốc gia. Những khó khăn về tài chính, sự nghèo đói và việc không chấp nhận sự tồn tại của người dân địa phương đã dẫn đến sự nhất trí chung trong lĩnh vực bảo tồn nhằm giải quyết vấn đề này. Điều này được thể hiện qua một số ví dụ như Công ước đa dạng sinh học (Điều 10), hay các chiến lược quốc gia, kế hoạch hành động và các báo cáo quốc gia nhằm thực hiện công ước này. Du lịch sinh thái đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh đó. Tuy nhiên, nó không thể được sử dụng như một công cụ tiếp thị bằng cách lợi dụng sự quan tâm của xã hội tới môi trường bằng cách kinh doanh du lịch sinh thái như một giải pháp lý tưởng của một số cộng đồng đang muốn tăng cường lực kinh tế. Cần phải coi du lịch sinh thái như một phần của thị trường nhằm giúp nó tồn tại nhưng đồng thời phải ưu tiên bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cả trong và ngoài Vườn quốc gia. Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế xã hội, các đề án phát triển tại Vườn quốc gia Núi Chúa đặc biệt trong lĩnh vực du lịch sinh thái, đề tài cho thấy Núi Chúa đang là một địa điểm có nhiều tiềm năng phát triển du lịch du lịch sinh thái. Qua đề tài nghiên cứu chúng tôi cho thấy những lợi ích kinh tế xã hội từ hoạt động du lịch mang lại, từ đó đề xuất một số giải pháp, mục tiêu, chương trình nhằm góp phần giúp hoạt động du lịch sinh thái thật sự có hiệu quả và là công cụ sắc bén, tích cực phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng của tỉnh Ninh Thuận. MỤC LỤC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1.Hệ Động Vật tại Vườn Quốc Gia Núi Chúa 14 Bảng 4.1. Các Nhóm Du Khách Đến Vườn Quốc Gia Núi Chúa 30 Bảng 4.2. Các Điểm Thu Hút Khách Đến Vườn Quốc Gia Núi Chúa 31 Bảng 4.3. Hình Thức Biết Thông Tin Về Vườn Quốc Gia Núi Chúa 36 Bảng 4.4 Sự Mong Đợi của Khách Khi Quay Trở Lại Vườn Quốc Gia Núi Chúa 37 Bảng 4.5. Phân Đoạn Thị Trường Dựa Trên Các Yếu Tố Kinh Tế - Xã Hội 44 Bảng 4.6. Mức sẵn lòng trả của du khách khi đến VQG Núi Chúa 50 Bảng 4.7. Bức Xạ Tổng Hơp, Số Giờ Nắng, Tốc Độ Gió Tại Vườn Quốc Gia Núi Chúa 53 Bảng 4.8. Bảng Lợi Ích và Chi Phí Từ Hoạt Động Du Lịch 63 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Đồ Thị Thể Hiện Trình Độ Học Vấn của Khách Du Lịch Đến Vườn Quốc Gia Núi Chúa 29 Hình 4.2. Đồ Thị Thể Hiện Thu Nhập của Khách Du Lịch Đến Vườn Quốc Gia Núi Chúa 29 Hình 4.3. Đồ Thị Thể Hiện Độ Tuổi của Khách Du Lịch Đến Vườn Quốc Gia Núi Chúa 30 Hình 4.4. Đồ Thị Thể Hiện Mức Độ Hài Lòng của Khách Du Lịch Về Dịch Vụ Du Lịch tại Vườn Quốc Gia Núi Chúa 33 Hình 4.5. Đồ Thị Thể Hiện Mức Độ Hài Lòng của Khách Du Lịch về Cơ Sở Hạ Tầng, Trang Thiết Bị tại Vườn Quốc Gia Núi Chúa 34 Hình 4.6. Vịnh Vĩnh Hy - V ườn Quốc Gia Núi Chúa 42 Hình 4.7. Logo Vườn Quốc Gia Núi Chúa 60 PHỤ LỤC Phụ Luc 1. Phiếu Phỏng Vấn Du Khách Phụ Lục 2. Quảng Bá Hình Ảnh Vườn Quốc Gia Núi Chúa. CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Sự cần thiết của đề tài Du lịch thế giới phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước. Năm 2010 dự báo thế giới có trên 1 tỷ người đi du lịch. Du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống dân cư và trong xã hội và là một trong những ngành kinh tế phát triển nhất trên thế giới. Ở nước ta, nhờ thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế, trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt nam đã khởi sắc và ngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Số doanh nghiệp du lịch tăng, đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú du lịch với sự góp mặt của nhiều thành phần kinh tế đã phát huy được hiệu quả tích cực góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch. Trong những năm qua, lượng khách du lịch (bao gồm của khách quốc tế và nội địa) tăng không ngừng từ 250.000 khách quốc tế năm 1990 lên 3,58 triệu lượt khách vào năm 2006. Thu nhập từ du lịch năm 1990 đạt 13 ngàn tỷ đồng, đến năm 2006, thu nhập từ du lịch đạt 51 nghìn tỷ đồng. Du lịch sinh thái là một bộ phận của ngành du lịch nói chung đang ngày càng đóng vai trò lớn trong quá trình phát triển kinh tế bền vững và bảo tồn tài nguyên tại các VQG và các khu bảo tồn thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên nước ta được ưu đãi với bãi biển trải dài hàng nghìn cây số rất đẹp hay những danh lam thắng cảnh như Hạ Long, Mỹ Sơn, Sa Pa, Huế, Hội An, Hà Nội, cùng đó là truyền thống đầy tự hào trong mỗi con người Việt Nam từ chống giặc ngoại xâm cho đến lòng hiếu khách hay một bản sắc văn hóa đa dạng. Đây là một ưu thế rất lớn để phát triển ngành DLST còn non trẻ ở nước ta. VQG Núi Chúa là khu rừng khô hạn tự nhiên ven biển của tỉnh Ninh Thuận, ở miền đất khô hạn đó có những nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hóa đa dạng của các dân tộc Chăm, Raglay mang tiềm năng lớn lao để phát triển DLST. Nhưng hiện nay, ngành nghề chính ở đây lại là sản xuất nông nghiệp. Thêm nữa, do đất đai khô cằn, chưa chủ động được nguồn nước tưới tiêu nên hàng năm lương thực sản xuất ra không đủ tự cấp, tự túc. Tình trạng dựa vào rừng để săn bắn chim thú, đốt than, phát rừng làm rẫy, trồng hoa màu, cây ăn quả đổi lấy lương thực vẫn còn phổ biến gây ảnh hưởng rất lớn cảnh quan và HST của VQG Núi Chúa. Mặc dù có tiềm năng lớn như vậy, nhưng DLST ở tại đây đang ở giai đoạn bắt đầu phát triển và chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Một trong những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển DLST tại Núi Chúa là sự thiếu sự phối kết hợp giữa các cơ quan, các ngành, các cấp trong việc xây dựng chính sách phát triển và quy hoạch DLST. Du lịch là ngành liên quan tới nhiều lĩnh vực, vì vậy cần có sự kết hợp giữa các bên liên quan thì mới có thể phát triển được. Hiện tại, các hoạt động du lịch tại đây còn mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và thị trường mục tiêu, chưa có sự đầu tư cho công việc xúc tiến và phát triển công nghệ phục vụ DLST. Phát triển DLST là một giải pháp rất hợp lý vừa giúp nâng cao đời sống của người dân, vừa góp phần bảo tồn tại nguyên thiên nhiên tại VQG Núi Chúa. Nhưng vấn đề đặt ra là phải tìm ra những chính sách vừa phát triển, vừa bảo tồn, không tạo ra những ảnh hưởng xấu cho cảnh quan môi trường mà vẫn cải thiện cho cuộc sống của người dân nơi đây. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, được sự đồng ý của Khoa Kinh tế trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cùng với sự hướng dẫn của thầy Đặng Minh Phương, chúng tôi đã quyết định thực hiện đề tài: “Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Tại Vườn Quốc Gia Núi Chúa, Tỉnh Ninh Thuận”, như một giải pháp phù hợp để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo tồn hệ sinh thái, cảnh quan tại khu vực nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích hiện trạng khu bảo tồn về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và sự kiện đa dạng sinh học tại VQG Núi Chúa. - Phân tích và xây dựng các sản phẩm du lịch sinh thái đã và đang có tại VQG Núi Chúa. - Đề xuất các chính sách nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Núi Chúa. - Dự báo những hiệu quả về kinh tế xã hội mà các chính sách từ bài nghiên cứu tạo ra. 1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận Về không gian: Đề tài được thực hiện tại VQG Núi Chúa, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 15/3/2007 đến ngày 15/6/2007. 1.4. Cấu trúc của đề tài Nội dung nghiên cứu gồm có 5 chương: Chương 1. Mở đầu Chương được xây dựng để tổng quát hoá đề tài nghiên cứu, đồng thời để xác định tính cần thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và kết quả mà chúng tôi cần đạt được. Chương 2. Tổng quan Chương này phác họa bức tranh tổng quát về đặc điểm tự nhiên và hiện trạng kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Thuận và VQG Núi Chúa. Đồng thời giới thiệu cơ bản về hoạt động du lịch tại VQG Núi Chúa. Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Ở chương này nêu lên một số lý thuyết, khái niệm cơ bản liên quan hoạt động DLST và các phương pháp phân tích hay một số định hướng, chiến lược mà VQG Núi Chúa đã và nên sử dụng làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra kết quả nghiên cứu rõ ràng và chính xác. Chương 4. Kết quả và thảo luận Dựa vào dữ liệu và các thông tin thu thập được chúng tôi đi sâu phân tích, đánh giá nêu bật lên thực trạng hoạt động DLST tại VQG Núi Chúa. Qua cơ sở phân tích những thông tin về khách du lịch, về cơ sở vật chất mà chúng tôi đưa ra những định hướng, giải pháp để khai thác tốt tiềm năng DLST tại khu vực nghiên cứu. Chương 5. Kết luận và kiến nghị Cuối cùng, ở chương này nêu lên một cách ngắn gọn, cô đọng về các kết quả nghiên cứu ở chương 4 từ đó đưa ra một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động DLST và bảo tồn ĐDSH tại VQG Núi Chúa. CHƯƠNG II TỔNG QUAN 2.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Ninh Thuận Ninh Thuận 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Ninh Thuận là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp biển Đông. Phần đất liền Ninh Thuận nằm trong giới hạn 11018’ - 11010’ vĩ độ Bắc và 108039’ - 109014’ kinh độ Đông. Ninh Thuận được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển. Giữa tỉnh và ven biển là vùng đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền viễn tây của Việt Nam. Vùng núi cao chiếm 63,2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, vùng gò đồi chiếm 14,4% và đồng bằng là 22,4%. Với vị trí địa lý và những đặc điểm tự nhiên nêu trên đã tạo cho Ninh Thuận có một tiềm năng rất lớn về du lịch đặc biệt là DLST. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho Ninh Thuận giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ với các tỉnh Đông Nam Bộ, bán Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Đồng thời cũng đặt Ninh Thuận trước sự thách thức phải đẩy mạnh phát triển kinh tế cũng như tránh nguy cơ tụt hậu so với các tỉnh trong vùng Nam Trung Bộ và cả nước. b. Đặc điểm địa hình Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Lãnh thổ Ninh Thuận được bao bọc 3 mặt là núi: phía Bắc và phía Nam là 2 dãy núi cao lan ra sát biển, phía Tây là vùng núi cao giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp biển Đông. Ninh Thuận có 3 dạng địa hình: núi, đồi gò bán sơn địa, đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi của tỉnh chiếm 63,2% diện tích toàn tỉnh. Địa hình chủ yếu là núi thấp, cao trung bình từ 200 m - 1000 m. Vùng đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở phía Tây các huyện Ninh Phước, Ninh Hải và Ninh Sơn. Đây là vùng tập trung phần lớn diện tích đất chưa sử dụng và có khả năng khai thác phát triển sản xuất nông nghiệp và nông lâm kết hợp với diện tích khá lớn. Vùng đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây là vùng có điều kiện phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, sản xuất công nghiệp chính của tỉnh. c. Khí hậu và thời tiết Nhiệt độ và lượng mưa Nhiệt độ trung bình năm 270C. Lượng mưa trung bình từ 700 - 800 mm ở Phan Rang và tăng dần theo độ cao trên 1100 mm ở vùng miền núi. Độ ẩm không khí từ 75 - 77%. Năng lượng bức xạ lớn 160 CL/m2. Tổng lượng nhiệt 9500 - 10000 0C. Khí hậu Nằm trong khu vực có vùng khô hạn nhất cả nước, có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng là khô nóng gió nhiều, bốc hơi mạnh từ 670 - 1827 mm. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau. 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên rừng Tỉnh Ninh Thuận có 157.300 ha bao gồm rừng tự nhiên 152.300 ha, rừng trồng 5.000 ha, tỷ lệ che phủ rừng 46,8%. Do nhiều năm khai thác gỗ với khối lượng lớn phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong và ngoài tỉnh nên đã làm kiệt quệ tài nguyên rừng, làm giảm diện tích rừng già và trung bình làm tăng rừng nghèo và rừng non. Diện tích rừng giàu có 7.000 ha chiếm 4,65% và diện tích rừng trung bình có 20,000 ha chiếm 13,2%, trữ lượng gỗ toàn tỉnh còn gần 11 triệu m3 và 2,5 triệu cây tre nứa, rừng sản xuất có 58,5 nghìn ha trữ lượng 4,5 triệu m3 gỗ, rừng phòng hộ đầu nguồn 98,9 nghìn ha trữ lượng gỗ 5,5 triệu m3. Ngoài ra Ninh Thuận còn có các khu rừng đặc dụng khác như rừng nguyên sinh đèo Ngoạn Mục, rừng nguyên sinh Phước Bình (Bác Ái) cần được bảo vệ. b. Tài nguyên đất Tài nguyên đất tỉnh Ninh Thuận không nhiều, phần lớn là đất đồi núi, độ dốc cao, tầng đất mỏng, đá lẫn và lộ đầu ít đến nhiều. Tổng diện tích đất có khả năng nông nghiệp toàn tỉnh khoảng 101,8 nghìn ha đất canh tác, hiện đã sử dụng 60,4 nghìn ha. Tiềm năng đất nông nghiệp có khả năng mở rộng thêm khoảng 46 nghìn ha, trong đó từ diện tích đất chưa sử dụng có khả năng nông nghiệp khoảng 25 nghìn ha, từ đất còn rừng thưa, rừng non phục hồi sau nương rẫy 21 nghìn ha. Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 9 nhóm với 75 loại đất: Nhóm đất cát, nhóm đất mặn, nhóm đất phù sa, nhóm đất glây, nhóm đất mới biến đổi, nhóm đất xám vùng bán khô hạn, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ, nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá. c. Tài nguyên nước Ninh Thuận có nhiều sông, suối, tổng diện tích lưu vực các sông chính 3,600 km2, tổng chiều dài sông suối 430 km, gồm có 2 hệ thống sông chính: - Hệ thống sông Cái và các sông nhánh bao gồm sông Trà Co, sông Sắt, sông Cho Mo, suối Ngang, sông Ông, sông Dầu, sông Than, sông Quao, sông Lu với tổng chiều dài 246 km, diện tích lưu vực 1929,5 km2. Trữ năng thủy điện trên hệ thống sông Cái khoảng 20.000 KW, điều kiện để xây dựng các công trình thủy điện nhỏ và vừa. - Hệ thống các sông độc lập ngoài sông Cái Phan Rang gồm sông Trâu, suối Bà Râu - Kiền Kiền, suối Đồng Nha, suối Ông Kinh, suối Nước Ngọt, sông Quán Thẻ (Ninh Phước), suối Núi Một. d. Tài nguyên biển Bờ biển Ninh Thuận với vùng lãnh hải rộng khoảng 18.000 km2 có 3 cửa ra biển là Đông Hải, Cà Ná, Khánh Hải. Vùng biển Ninh Thuận là một trong bốn ngư trường lớn nhất và giàu nguồn lợi nhất về các loại hải sản của cả nước, nhiều tiềm năng để phát triển du lịch và phát triển công nghiệp khai thác thủy sản và khoáng sản biển. Vùng biển Ninh Thuận có trên 500 loại cá trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao. Tổng trữ lượng cá tôm 120 ngàn tấn, trong đó trữ lượng cá đáy 70 - 80 ngàn tấn, cá nổi 30 - 40 ngàn tấn. Khả năng khai thác hàng năm 50 - 60 ngàn tấn. Toàn tỉnh có 3.000 ha mặt nước, gồm các đầm vịnh và các bãi rạn lớn gần bờ rất thuận lợi cho việc làm muối, nuôi trồng thủy hải sản quy mô lớn, tập trung. Khả năng diện tích làm muối có thể tới 3 - 4 ngàn ha; sản lượng 400 - 500 ngàn tấn, tập trung ở khu vực Đầm Vua, Cà Ná, Quán Thẻ và vùng ven biển thị trấn Khánh Hải. Vùng bờ biển Ninh Thuận có các bãi tắm nổi tiếng như: Ninh Chữ - Bình Sơn, Cà Ná, Bình Tiên, Vĩnh Hy, Mũi Dinh, gắn với các công trình văn hóa Chăm nổi tiếng và nhiều cảnh quan tạo thế liên hoàn cho khả năng phát triển ngành du lịch - dịch vụ. e. Tài nguyên khoáng sản Khoáng sản ở Ninh Thuận tương đối phong phú về chủng loại gồm: - Nhóm khoáng sản kim loại có Wolfram ở Krông pha, núi Đất, molipden, núi Đất (4.000 tấn), thiếc gốc ở núi Đất (24.000 tấn). - Nhóm khoáng sản phi kim loại có thạch anh tinh thể ở núi Chà Bang, Mộ Tháp 1, Mộ Tháp 2; cát thủy tinh ở Thành Tín, sét gốm ở Vĩnh Thuận,v.v. - Muối khoáng: thạch anh ở Cà Ná, Đầm Vua, sô đa ở đèo Cậu,v.v. - Nguyên liện sản xuất vật liệu xây dựng có đá Granitte trữ lượng trên 850 triệu m3, cát kết vôi ở Sơn Hải, Cà Ná, Mỹ Tường trữ lượng khoảng 1,5 triệu m3; đá vôi san hô tập trung ở Mỹ Tường, Thái An, Cà Ná - trữ lượng 2,5 triệu tấn CaO; sét phụ gia, đá xây dựng. 2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội a. Cơ cấu kinh tế Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh có nhiều ngành: Nông - lâm – ngư nghiệp, thủy hải sản, công nghiệp sản xuất muối, du lịch,v.v. Ninh Thuận có vùng lãnh hải rộng 18 nghìn km2, là một trong những ngư trường quan trọng của Việt Nam với 500 loài hải sản, cho phép khai thác mỗi năm 5 - 6 vạn tấn. Ninh Thuận là địa phương sản xuất muối lớn nhất cả nước với sản lượng 130 nghìn tấn/năm, với các nhà máy sản xuất lớn như: Cà Ná, Phương Cự, ngoài ra với diện tích rừng lớn lâm nghiệp cũng được coi là thế mạnh nhưng khai thác chưa hiệu quả. Tổng quỹ đất lâm nghiệp của tỉnh có khoảng 200 nghìn ha, đến năm 2000 đã sử dụng 157,3 nghìn ha. Diện tích đất lâm nghiệp có thể mở rộng thêm khoảng 50 nghìn ha. Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá không rừng cây có 104,1 nghìn ha. Trong đó, trên 19.200 ha đất bằng, trên 72.500 ha đất đồi núi và diện tích mặt nước chưa sử dụng có khoảng 800 ha. b. Cơ sở hạ tầng Hệ thống giao thông đường bộ: Tổng số đường bộ của vùng có 179,88 km; mật độ 0,867 km/km2 trong đó 39,4% là đường nhựa. Cấp điện: Hầu hết trong vùng đều được sử dụng điện từ mạng lưới điện quốc gia, Ninh Thuận và các tỉnh duyên hải miền Trung có mức tiêu thụ điện hiện còn thấp: 89,5 Kwh/người (bình quân cả nước 137,2 Kw/người), điện đưa về nông thôn còn ở mức thấp so với cả nước. Nguồn điện lưới quốc gia có thể đảm bảo các nhu cầu dùng điện, nhưng do thiếu hệ thống hạ thế và hệ thống lưới 15KV và 20KV chưa được cải tạo và đầu tư đầy đủ. Cấp nước: Khu vực quy hoạch là vùng giáp bờ biển, ở nơi đây dân vẫn khai thác nước ngọt bằng giếng đào để sinh hoạt. Thông tin liên lạc: Ninh Thuận có mạng lưới bưu chính viễn thông khá tốt, từ Bưu điện trung tâm tỉnh đến bưu điện các huyện, xã đã được trang bị hệ thống kỹ thuật hiện đại như: viba, cáp quang, có thể đáp ứng tốt các nhu cầu về bưu chính viễn thông trong nước và quốc tế. Hệ thống đài truyền hình và các trạm tiếp phát hình, đài phát thanh trong tỉnh có khả năng phủ sóng trên toàn tỉnh với chất lượng phát hình, phát thanh đang ngày càng được cải thiện và đổi mới tiếp cận với công nghệ hiện đại. d. Dân cư, văn hóa Ninh Thuận là một trong những địa bàn sinh sống của người Việt cổ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở Nhơn Hải của Ninh Thuận các mộ cổ chôn cùng với đồ đá, đồ sắt thuộc nền văn minh Sa Huỳnh cách đây khoảng 2500 năm. Ninh Thuận còn là nơi gìn giữ được nhiều di sản quý báu của nền văn hóa C
Luận văn liên quan