Đềtài nghiên cứu “Khảo sát đặc điểm nông học và năng suất của 7 giống lúa thuần
trong vụ Đông Xuân 2008 – 2009 tại xã Đại Hải, huyện KếSách, tỉnh Sóc Trăng”, thời gian
thực hiện từtháng 1 đến tháng 4/2009, Thí nghiệm bốtrí theo kiểu khối đầy đủngẫu
nhiên một yếu tốvới ba lần lặp lại và 7 nghiệm thức là 7 giống lúa.
Kết quảthu được: Qua quá trình thí nghiệm chúng tôi được kết luận nhưsau: Các
giống có chiều cao trung bình từ103 đến 117, có bộlá thẳng đứng, dạng hình đẹp, OM 5629,
OM 4944, OM 2717, OM 5976 cứng cây, ít đổngã, trong khi 3 giống MTL 588, MTL 575,
OM 5976 có tính đổngã ởcấp 3. Độhởcổbông tốt không bịnghẹn đòng, chiều dài bông khá
và có độ đóng hạt tốt, tất cảcác giống có khảnăng đẻnhánh khá.
Thời gian sinh trưởng các giống trung bình, thích hợp cho sản xuất thâm canh.
Riêng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày (95 ngày) là giống MTL 588, MTL
575, OM 5976, thích hợp trong việc tăng vụ. Các giống còn lại có thời gian sinh trưởng
100 đến 103 ngày.
Hầu hết các giống kháng bệnh đạo ôn, nhưng lại nhiễm bệnh đốm nâu từcấp 3 đến
cấp 5, trong đó có 2 giống nhiễm đốm nâu cấp 5 là MTL 588, MTL 575. Đối với rầy nâu các
giống đều có tính chống chịu khá nên đều kháng với rầy nâu cấp 1. Còn đối với dòi đục ngọn
các giống có tính chống chịu ởcấp 3 nên hơi kháng, riêng giống OM 5629 bịnhiễm ởcấp 5.
Các giống thí nghiệm có hạt dài, màu hạt trong suốt, không bạc bụng đáp ứng yêu
cầu xuất khẩu.
Ba giống có năng suất cao và có triển vọng gồm OM 4944 (6,97 tấn/ha), OM 5976
(6,45 tấn/ha), OM 5629 (6,20 tấn/ha) có thể đưa vào sản xuất đại trà tại địa phương.
62 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3047 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát đặc điểm nông học và năng suất của 7 giống lúa thuần trong vụ đông xuân 2008 – 2009 tại xã đại hải, huyện kếsách tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
* * * * * * * * * *
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC VÀ NĂNG SUẤT CỦA 7
GIỐNG LÚA THUẦN TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 – 2009
TẠI XÃ ĐẠI HẢI, HUYỆN KẾ SÁCH
TỈNH SÓC TRĂNG
Họ và tên sinh viên: VŨ THỊ THU THUỶ
Ngành: NÔNG HỌC
Niên Khoá: 2004 - 2009
Tháng 5/2009
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC VÀ NĂNG SUẤT CỦA 7
GIỐNG LÚA THUÂN TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 – 2009
TẠI XÃ ĐẠI HẢI, HUYỆN KẾ SÁCH
TỈNH SÓC TRĂNG
Tác giả
VŨ THỊ THU THUỶ
(Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Nông học)
Giáo viên hướng dẫn
ThS. Nguyễn Châu Niên
Tháng 5 năm 2009
LỜI CẢM ƠN
Chân thành biết ơn
Thầy Nguyễn Châu Niên Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã
tận tình hướng dẫn trong quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Nông Học
cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa Nông Học đã tận tình giảng dạy và truyền đạt
cho tôi những kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường.
Lời cảm ơn chân thành xin được gởi đến Trung tâm giống cây trồng Long Phú,
Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng, đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện
khóa luận này.
Toàn thể gia đình và các bạn cùng lớp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian tôi học tập tại trường và thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Sinh viên
Vũ Thị Thu Thủy
ii
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát đặc điểm nông học và năng suất của 7 giống lúa thuần
trong vụ Đông Xuân 2008 – 2009 tại xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng”, thời gian
thực hiện từ tháng 1 đến tháng 4/2009, Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu
nhiên một yếu tố với ba lần lặp lại và 7 nghiệm thức là 7 giống lúa.
Kết quả thu được: Qua quá trình thí nghiệm chúng tôi được kết luận như sau: Các
giống có chiều cao trung bình từ 103 đến 117, có bộ lá thẳng đứng, dạng hình đẹp, OM 5629,
OM 4944, OM 2717, OM 5976 cứng cây, ít đổ ngã, trong khi 3 giống MTL 588, MTL 575,
OM 5976 có tính đổ ngã ở cấp 3. Độ hở cổ bông tốt không bị nghẹn đòng, chiều dài bông khá
và có độ đóng hạt tốt, tất cả các giống có khả năng đẻ nhánh khá.
Thời gian sinh trưởng các giống trung bình, thích hợp cho sản xuất thâm canh.
Riêng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày (95 ngày) là giống MTL 588, MTL
575, OM 5976, thích hợp trong việc tăng vụ. Các giống còn lại có thời gian sinh trưởng
100 đến 103 ngày.
Hầu hết các giống kháng bệnh đạo ôn, nhưng lại nhiễm bệnh đốm nâu từ cấp 3 đến
cấp 5, trong đó có 2 giống nhiễm đốm nâu cấp 5 là MTL 588, MTL 575. Đối với rầy nâu các
giống đều có tính chống chịu khá nên đều kháng với rầy nâu cấp 1. Còn đối với dòi đục ngọn
các giống có tính chống chịu ở cấp 3 nên hơi kháng, riêng giống OM 5629 bị nhiễm ở cấp 5.
Các giống thí nghiệm có hạt dài, màu hạt trong suốt, không bạc bụng đáp ứng yêu
cầu xuất khẩu.
Ba giống có năng suất cao và có triển vọng gồm OM 4944 (6,97 tấn/ha), OM 5976
(6,45 tấn/ha), OM 5629 (6,20 tấn/ha) có thể đưa vào sản xuất đại trà tại địa phương.
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................................................................................ iii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................................................................... viii
Chương 1 GIỚI THIỆU .................................................................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu .......................................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu ..................................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................................................ 3
2.1 Nguồn gốc và sơ lược lịch sử phát triển cây lúa ............................................................... 3
2.2 Phân loại ........................................................................................................................... 4
2.3 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trên thế giới .......................................................... 4
2.3.1 Tình hình nghiên cứu ................................................................................................. 4
2.3.2 Tình hình sản xuất ..................................................................................................... 7
2.4 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trong nước và tại địa phương ............................... 8
2.4.1 Tình hình nghiên cứu ................................................................................................. 8
2.4.2 Tình hình sản xuất ..................................................................................................... 9
2.4.3 Tình hình sản suất tại địa phương ........................................................................... 11
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 13
3.1 Thời gian, địa điểm và điều kiện thời tiết khu vực thí nghiệm ....................................... 13
3.1.1 Thời gian và địa điểm .............................................................................................. 13
3.1.2 Điều kiện thời tiết khu vực thí nghiệm ..................................................................... 13
3.2 Vật liệu thí nghiệm ......................................................................................................... 13
3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 14
3.3.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................... 14
3.3.2 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ........................................................................... 15
iv
3.4 Quy trình kỹ thuật ........................................................................................................... 18
3.4.1 Phương thức canh tác .............................................................................................. 18
3.4.2 Phân bón .................................................................................................................. 19
3.5 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................................. 19
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................................................................. 20
4.1 Đặc trưng và hình thái của các giống lúa thí nghiệm ..................................................... 20
4.1.1 Thân lúa ................................................................................................................... 20
4.1.2 Lá đòng .................................................................................................................... 21
4.1.3 Bông lúa ................................................................................................................... 21
4.2 Các chỉ tiêu nông học ..................................................................................................... 21
4.2.1 Các thời kỳ sinh trưởng và phát dục ....................................................................... 22
4.2.2 Động thái tăng trưởng chiều cao và tốc độ tăng trưởng chiều cao ........................ 22
4.2.3 Động thái đẻ nhánh và tốc độ đẻ nhánh .................................................................. 25
4.3 Tính chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm ................................................ 29
4.4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ................................................................. 30
4.4.1 Số bông/m2 ............................................................................................................... 30
4.4.2 Tổng số hạt trên bông .............................................................................................. 31
4.4.3 Số hạt chắc/bông ..................................................................................................... 31
4.4.4 Trọng lượng 1000 hạt .............................................................................................. 31
4.4.5 Tỷ lệ lép (%) ............................................................................................................ 32
4.4.6 Năng suất lý thuyết .................................................................................................. 32
4.4.7 Năng suất thực tế ..................................................................................................... 32
4.4.8 Hình dạng hạt gạo của các giống thí nghiệm .......................................................... 33
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................................................... 35
5.1 Kết luận ........................................................................................................................... 35
5.2 Đề nghị ........................................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................................ 37
PHỤ LỤC ............................................................................................................................................................................ 38
v
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
CCC : Chiều cao cây
CH : Chịu hạn
ĐC : Đối chứng
HK : Hơi kháng
HN : Hơi nhiễm
IRRI : Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (International Rice Research Institute)
KRN : Kháng rầy nâu
KSB : Kháng sâu bệnh
LC : Lúa cạn
MTL : Miền Tây Lúa
NSC : Ngày sau cấy
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực tế
OM : Ô Môn
OMCS : Ô Môn cực sớm
PGMS : Bất dục đực nhạy cảm với thời gian chiếu sáng (Photoperiod sensitive genic male sterile)
ST1 : Sóc Trăng 1
TGMS : Bất dục đực do nhạy cảm với nhiệt độ (Thermo genic male sterile)
TGST : Thời gian sinh trưởng
TNĐB : Tài nguyên đột biến
vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất lúa năm 2008 tại huyện Kế Sách ................................... 11
Bảng 3.1. Điều kiện thời tiết trong thời gian thí nghiệm .............................................. 13
Bảng 3.2. Đặc tính của 7 giống lúa tham gia thí nghiệm .............................................. 14
Bảng 4.1. Đặc trưng về hình thái của các giống lúa tham gia thí nghiệm .................... 20
Bảng 4.2. Thời kỳ sinh trưởng và phát dục của của các giống lúa ............................... 22
Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) ................................................... 23
Bảng 4.4. Tốc độ tăng trưởng chiều cao (cm/cây/ngày) ............................................... 24
Bảng 4.5. Động thái đẻ nhánh của các giống (Nhánh/bụi) ........................................... 26
Bảng 4.6. Tốc độ đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ............................................ 27
Bảng 4.7. Khả năng đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu ................................................. 28
Bảng 4.8. Tính chống chịu sâu bệnh của các giống lúa thí nghiệm .............................. 29
Bảng 4.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ............................................... 30
Bảng 4.10. Hình dạng hạt gạo của các giống lúa .......................................................... 33
vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Biểu đồ 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) ............................................... 24
Biểu đồ 4.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao ................................................................... 25
Biểu đồ 4.3. Động thái đẻ nhánh của các giống ........................................................... 27
Biểu đồ 4.4. Tốc độ đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ........................................ 28
Biểu đồ 4.5. Năng suất lý thuyết và thực tế của các giống thí nghiệm ......................... 33
Hình 1. Giống MTL 588 ............................................................................................... 38
Hình 2. Giống MTL 575 ............................................................................................... 39
Hình 3. Giống OM 6064 ............................................................................................... 40
Hình 4. Giống OM 5976 ............................................................................................... 40
Hình 5. Giống OM 5629 ............................................................................................... 41
Hình 6. Giống OM 4944 ............................................................................................... 43
Hình 7. Giống OM 2717 ............................................................................................... 44
viii
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây lúa (oryza sativa) là cây lương thực quan trọng, cung cấp nguồn thực phẩm
chính cho khoảng 65% dân số thế giới. Trong đó, hơn 90% sản lượng lúa được tiêu thụ
tại Châu Á. Trong những thập niên cuối thế kỷ XX, sự gia tăng đáng kể về sản lượng
lúa đã được ghi nhận tại nhiều nước đang phát triển. Cuộc cách mạng xanh trong nông
nghiệp năm 1960 đã mở ra sự phát triển lớn mạnh của khoa học chọn giống và sự ứng
dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp góp phần làm tăng
năng suất giống cây trồng.
Ở nước ta nghề trồng lúa nước đã có từ rất lâu và năng suất lúa ngày càng tăng
một phần là do sự góp phần quan trọng của công tác chọn giống lúa, bằng phương
pháp cổ truyền, chọn lọc theo kiểu phả hệ, lai hữu tính, ứng dụng công nghệ sinh học
như tạo biến dị, nuôi cấy mô, biến đổi gen. Nhờ chính sách đổi mới và khoa học kỹ
thuật trong công tác lai tạo, chọn lọc giống lúa ở các viện, trường, trung tâm và cá
nhân trong cả nước, qua nhiều năm đã tạo ra rất nhiều giống lúa có năng suất cao, ngắn
ngày thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai ở từng địa phương.
Ngày nay, khi nước ta chuyển sang giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng
với sự đô thị hoá, thì diện tích lúa bị giảm xuống. Do đó đòi hỏi phải thâm canh tăng
vụ, giống lúa ngắn ngày, tăng năng suất, kháng nhiều sâu bệnh hại, phẩm chất tốt,
thích nghi với điều kiện sinh thái khác nhau, để đáp ứng nhu cầu gạo có chất lượng tốt
phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đồng Bằng Sông Cửu Long là vựa lúa gạo của cả nước, lượng gạo xuất khẩu hàng
năm của nước ta được sản xuất tại đây. Sóc Trăng là 1 trong 6 tỉnh sản xuất lúa trọng điểm
của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có sản lượng lúa trên 1,5 triệu tấn. Trung tâm giống
1
thuộc huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng là nơi khảo nghiệm, nhân giống và cung ứng các
giống thuần cho 12 xã và 1 huyện, hàng năm rất nhiều giống lúa được các viện trường tạo
ra được đưa về khảo nghiệm tại trung tâm giống của huyện.
Đối với người nông dân, việc chọn giống để sản xuất phụ thuộc nhiều vào việc
khuyến cáo của cán bộ địa phương. Vì vậy việc xác định các giống thích hợp với địa
phương rất quan trọng nhằm khuyến cáo cho nông dân sử dụng đúng giống, đúng vụ, áp
dụng đúng biện pháp kỹ thuật. Đề tài: “Khảo sát đặc điểm nông học và năng suất của 7
giống lúa thuần trong vụ Đông Xuân 2008 – 2009 tại xã Đại Hải, huỵên Kế Sách, tỉnh Sóc
Trăng” được thực hiện nhằm xác định các giống lúa thuần tốt, năng suất cao, phù hợp điều
kiện canh tác của địa phương để bổ sung vào cơ cấu giống của xã, huyện.
1.2 Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Tìm ra những giống lúa thuần tốt nhất, năng suất cao, thời gian sinh trưởng
ngắn, phẩm chất tốt thích hợp với điều kiện sinh thái ở địa phương. Nhằm khuyến cáo
các giống mới cho sản xuất lúa, thay thế giống cũ bị nhiễm bệnh làm tăng hiệu quả
kinh tế, tăng năng suất cho người dân trồng lúa.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi đặc trưng về hình thái, các chỉ tiêu nông học, năng suất các giống lúa
và đánh giá khả năng bị sâu bệnh hại, đánh giá phẩm chất, ưu khuyết điểm của từng
giống nhằm xác định giống thích nghi với địa phương, có triển vọng cho năng suất cao,
phẩm chất tốt để đưa vào sản xuất.
2
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc và sơ lược lịch sử phát triển cây lúa
Cây lúa có nguồn gốc lịch sử rất lâu đời (cách đây khoảng 8000 năm) trải dài từ
phía Nam Trung Quốc đến Đông Bắc Ấn Độ.
Hiện nay, đa số các tài liệu nghiên cứu về lúa của thế giới đều thống nhất là
nguồn của cây lúa trồng hiện nay là ở Đông Nam Á, cơ sở của ý kiến này là:
- Diện tích lúa trồng của thế giới chủ yếu tập trung ở Đông Nam Á.
- Khí hậu Đông Nam Á nóng ẩm, mưa nhiều, ánh sáng mạnh thích hợp cho cây
lúa sinh trưởng phát triển.
- Có nhiều giống lúa dại là tổ tiên của giống lúa trồng hiện nay đang có mặt ở
nước Đông Nam Á.
- Các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ học đều có nói về nghề trồng lúa đã xuất hiện
ở các nước Đông Nam Á như ở Trung Quốc, (cây lúa được canh tác từ 2800 năm trước
công nguyên), ở Ấn Độ nghề trồng lúa có từ 1000 năm trước công nguyên và sau đó lan
sang Ai Cập, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ.
- Về phương diện thực vật học, lúa được trồng hiện nay là do lúa dại qua quá
trình chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo mà hình thành. Lúa dại hiện nay còn giữ một
số đặc tính sinh trưởng tự nhiên trong các vùng đầm lầy, có thân mọc xoè, phân hoá
phát dục hoa không hoàn toàn, kết hạt ít và dễ bị rụng hạt, hạt nhỏ, có râu, bông xoè.
Cây lúa đã được thuần hoá từ các loài hoang dại, bán hoang dại, dị hợp tử và từ
những dòng biến dị. Quá trình thần hoá cũng là quá trình của sự lai tạp tự nhiên, đột
biến gen do môi trường và sự chọn lọc của con người qua hàng nghìn năm.Theo tài
liệu của Trần Văn Đạt (2002) cho biết: Tổ tiên lúa trồng ở Châu Á (Oryza sativa) đã
xuất hiện thời kỳ đồ đá mới, cách đây 10-15 nghìn năm từ vùng núi phía Nam của dãy
Hyrmalaya (Ấn Độ) và miền Nam Đông Nam Á.
3
2.2 Phân loại
Lúa thuộc họ Gramineae, chi Oryza, loài Oryza sativa. Có hơn 28 loài hoang
dại đã được định danh, có số nhiễm sắc thể 2n = 2x = 24. Năm 1963, các nhà di truyền
học đã công nhận còn 20 loài, trong có loài Oryza sativa là lúa trồng Châu Á và Oryza
glaberrima là lúa trồng Châu Phi, còn lại là lúa hoang dại, phổ biến nhất là loài Oryza
sativa còn Oryza glaberrima chỉ chiếm diện tích nhỏ ở Tây Phi.
2.3 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa trên thế giới
2.3.1 Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, lúa là cây lương thực được trồng phân bố rộng khắp từ 30˚ Nam
vĩ tuyến đến 40˚ Bắc vĩ tuyến. Ở phía Bắc Trung Quốc lúa được trồng ở vĩ độ 53˚ Bắc,