Ngô (Zea mays. L) là cây lương thực quan trọng trên toàn thế giới bên cạnh lúa mỳ và lúa gạo. Ở các nước Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi, người ta sử dụng ngô làm lương thực chính cho người với phương thức rất đa dạng theo vùng địa lý và tập quán mỗi nơi. Tại Việt Nam, ở những vùng miền núi, vùng khó khăn, đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn tập quán sử dụng ngô làm lương thực chính.
Ngô là nguồn thức ăn quan trọng nhất trong chăn nuôi hiện nay: 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp của gia súc, gia cầm là từ ngô; ngô còn là thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc đặc biệt là bò sữa. Ngô cũng là cây thực phẩm, như ngô bao tử làm rau; ngô nếp, ngô đường dùng làm quả ăn tươi hoặc đóng hộp làm thực phẩm cao cấp. Ngô cũng là nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm và công nghiệp nhẹ để sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu, bánh kẹo.Đặc biệt, gần đây ngô là nguồn nguyên liệu của ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học (nhiên liệu ethanol).
Trong gần 50 năm qua, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Năm 2009, sản xuất ngô thế giới đạt kỷ lục cả về diện tích, năng suất và sản lượng: với 159 triệu ha, năng suất 51,2 tạ/ha và sản lượng 817,1 triệu tấn, cao hơn lúa nước 138,4 triệu tấn và lúa mỳ 135,2 triệu tấn (theo FAOSTAT). So với năm 1961, năm 2009 năng suất ngô trung bình của thế giới tăng thêm 32,2 tạ/ha (từ hơn 19 lên 51,2 tạ/ha), trong khi lúa nước tăng 23,3 tạ/ha (từ 18,7 lên 42,0 tạ/ha), còn lúa mỳ tăng 19,3 tạ/ha (từ 10,9 lên 30,2 tạ/ha) [5], [22].
94 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3517 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát một số giống ngô ngắn ngày tại Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI VINH
---------(---------
Nguyễn Đình Tứ
KHẢO SÁT MỘT SỐ GIỐNG NGÔ NGẮN NGÀY
TẠI NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : Trồng trọt
Mã số :
Người hướng dẫn khoa học:
VINH - 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong Luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Vinh, tháng năm 2011
Tác giả
NguyÔn §×nh Tø
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học và thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của ban thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, gia đình, các tập thể và bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Thầy giáo ....., thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đại Vinh đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập và luận văn.
Cơ quan.
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc trung bộ đã tạo điều kiện về thời gian, cơ sơ nghiên cứu... để tôi hoàn thành luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đối với bố mẹ, vợ và các anh chị em trong gia đình đã động viên, tạo mọi điều kiện về thời gian, công sức và kinh phí để tôi hoàn thành luận văn này.
Vinh, tháng năm 2011
Tác giả
Môc lôc
Lêi cam ®oan………………………………………………………………………...i
Lêi c¶m ¬n..................................................................................................................ii
Môc lôc……………………………………………………………………………..iii
Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t…………………………………………………………...v
Danh môc b¶ng……………………………………………………………………..vi
Danh môc h×nh……………………………………………………………………..vii
1. Më ®Çu 1
1.1. TÝnh cÊp thiÕt cña ®Ò tµi 1
1.2. Môc ®Ých vµ yªu cÇu cña ®Ò tµi 3
1.2.1. Môc ®Ých cña ®Ò tµi 3
1.2.2. Yªu cÇu cña ®Ò tµi 3
2. Tæng quan c¸c vÊn ®Ò nghiªn cøu 4
2.1. T×nh h×nh s¶n xuÊt ng« trªn thÕ giíi vµ ë ViÖt Nam 4
2.1.1. T×nh h×nh s¶n xuÊt ng« trªn thÕ giíi 4
2.1.2. T×nh h×nh s¶n xuÊt ng« ë níc ta 5
2.2. Nh÷ng nghiªn cøu c¬ b¶n vÒ c©y ng« 11
2.2.1. Nh÷ng nghiªn cøu c¬ b¶n vÒ ng« trªn thÕ giíi 11
2.2.2. T×nh h×nh nghiªn cøu trong níc 13
2.3. Nhu cÇu dinh dìng c©y ng« 17
2.3.1. T×nh h×nh sö dông dinh dìng cña c©y ng« 17
2.3.2. Vai trß cña c¸c nguyªn tè ®a lîng ®èi víi c©y ng« 22
2.3.3. Vai trß cña mét sè nguyªn tè vi lîng ®èi víi c©y ng« 25
2.4. ¶nh hëng cña c¸c yÕu tè ngo¹i c¶nh ®Õn sinh trëng ph¸t triÓn c©y ng« 26
2.5. Nh÷ng nghiªn cøu vÒ mËt ®é, kho¶ng c¸ch 35
3. vËt liÖu, Néi dung vµ ph¬ng ph¸p nghiªn cøu 39
3.1. ThÝ nghiÖm kh¶o s¸t tæ hîp lai vµ gièng ng« cã triÓn väng 39
3.1.1. VËt liÖu, ®Þa ®iÓm vµ thêi gian tiÕn hµnh nghiªn cøu 39
3.1.2. Néi dung nghiªn cøu 39
3.1.3. Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu 40
3.2. X©y dùng m« h×nh 43
3.2.1. VËt liÖu, thêi gian vµ ®Þa ®iÓm x©y dùng m« h×nh 43
3.2.2. Ph¬ng ph¸p tiÕn hµnh 44
4. kÕt qu¶ nghiªn cøu vµ th¶o luËn 45
4.1. KÕt qu¶ kh¶o s¸t c¸c tæ hîp lai vµ gièng ng« triÓn väng 45
4.1.1. Thêi gian sinh trëng vµ ph¸t triÓn cña c¸c c«ng thøc 45
4.1.2. C¸c chØ tiªu vÒ h×nh th¸i c©y cña c¸c c«ng thøc 49
4.1.3. Mét sè ®Æc ®iÓm vÒ b¾p vµ h¹t cña c¸c c«ng thøc 54
4.1.4. Kh¶ n¨ng chèng chÞu cña c¸c c«ng thøc thÝ nghiÖm 55
4.1.5. C¸c yÕu tè cÊu thµnh n¨ng suÊt vµ n¨ng suÊt 59
4.2. KÕt qu¶ x©y dùng m« h×nh 68
4.2.1. Thêi gian sinh trëng ph¸t triÓn vµ h×nh th¸i c©y cña gièng ng« 30N34 68
4.2.2. Kh¶ n¨ng chèng chÞu, c¸c yÕu tè cÊu thµnh n¨ng suÊt vµ n¨ng suÊt 70
5. kÕt luËn vµ ®Ò nghÞ 74
5.1. KÕt luËn 74
5.2. ®Ò nghÞ 74
Tµi liÖu tham kh¶o.................................................................................................81
phô lôc…………………………………………………………………………………83
Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t vµ ký hiÖu
Tõ viÕt t¾t
Gi¶i thÝch
CIMMYT
Trung t©m Nghiªn cøu Ng« vµ Lóa m× Quèc tÕ
iFpri
ViÖn Nghiªn cøu Ch¬ng tr×nh L¬ng thùc ThÕ giíi
FAOSTAT
Tæ chøc N«ng l¬ng thÕ giíi
CS
Céng sù
KHKTNN
Khoa häc Kü thuËt N«ng nghiÖp
KHKT
Khoa häc Kü thuËt
KHNN
Khoa häc N«ng nghiÖp
NN&PTNT
N«ng nghiÖp vµ Ph¸t trÓn N«ng th«n
D.tÝch
DiÖn tÝch
N.suÊt
N¨ng suÊt
S.lîng
S¶n lîng
X 2010
Vô Xu©n 2010
§ 2009
Vô §«ng 2010
§C
§èi chøng
CV%
HÖ sè biÕn ®éng
LSD0,05
Sù sai kh¸c cã ý nghÜa nhá nhÊt ë møc 5%
BTB
B¾c trung bé
TPTD
Thô phÊn tù do
THL
Tæ hîp lai
Danh môc b¶ng
Tªn b¶ng Trang
B¶ng 2.1. DiÖn tÝch, n¨ng suÊt, s¶n lîng ng«, lóa m× vµ lóa níc trªn thÕ giíi 4
B¶ng 2.2. DiÖn tÝch, n¨ng suÊt, s¶n lîng ng« cña mét sè níc trªn thÕ giíi n¨m 2007 5
B¶ng 2.3. S¶n xuÊt ng« ë ViÖt Nam tõ n¨m 1961 ®Õn nh÷ng n¨m gÇn ®©y 6
B¶ng 2.6. S¶n xuÊt ng« t¹i c¸c huyÖn, thÞ ë NghÖ An trong giai ®o¹n 2006 - 2008 10
B¶ng 2.7. Lîng chÊt dinh dìng c©y ng« lÊy ®i ®Ó t¹o ra 10 tÊn h¹t 19
B¶ng 2.8. Nhu cÇu dinh dìng cña c©y ng« trong c¸c giai ®o¹n sinh trëng 20
B¶ng 2.9. Quan hÖ gi÷a nhiÖt ®é trung b×nh ngµy víi mét sè chØ tiªu sinh trëng cña c©y ng« 27
B¶ng 2.10. Nhu cÇu níc ®Ó ®¹t ®îc 1 kg chÊt kh« ë mét sè c©y trång 28
B¶ng 4.1. Thêi gian sinh trëng ph¸t triÓn cña c¸c c«ng thøc tõ gieo ®Õn giai ®o¹n 7 – 9 l¸ 46
B¶ng 4.2. Thêi gian sinh trëng ph¸t triÓn cña c¸c c«ng thøc 47
B¶ng 4.3. C¸c chØ tiªu vÒ h×nh th¸i c©y cña c¸c c«ng thøc 51
B¶ng 4.4. Sè l¸ vµ sè l¸ xanh lóc chÝn cña c¸c c«ng thøc 53
B¶ng 4.5. Mét sè ®Æc ®iÓm vÒ b¾p vµ h¹t cña c¸c c«ng thøc thÝ nghiÖm 54
B¶ng 4.6. Kh¶ n¨ng chèng chÞu víi ®iÒu kiÖn ngo¹i c¶nh 56
B¶ng 4.7. Kh¶ n¨ng chèng chÞu mét sè s©u h¹i chÝnh 57
B¶ng 4.8. Kh¶ n¨ng chèng chÞu mét sè bÖnh h¹i chÝnh 58
B¶ng 4.9. C¸c chØ tiªu vÒ b¾p liªn quan tíi n¨ng suÊt cña c¸c c«ng thøc thÝ nghiÖm 60
B¶ng 4.10. Mét sè yÕu tèt cÊu thµnh n¨ng suÊt cña c¸c c«ng thøc 62
B¶ng 4.11. Mét sè yÕu tè cÊu thµnh n¨ng suÊt c¸c c«ng thøc (tiÕp theo) 63
B¶ng 4.12. N¨ng suÊt cña c¸c c«ng thøc thÝ nghiÖm 65
B¶ng 4.13. Thêi gian sinh trëng ph¸t triÓn vµ h×nh th¸i cña gièng 30N34 69
B¶ng 4.14. Kh¶ n¨ng chèng chÞu, c¸c yÕu tè cÊu thµnh n¨ng suÊt vµ n¨ng suÊt cña c¸c gièng trong m« h×nh tr×nh diÔn 70
Danh môc h×nh
Tªn h×nh Trang
H×nh 1. DiÖn tÝch, n¨ng suÊt vµ s¶n lîng ng« NghÖ An tõ 2004 ®Õn nay 9
H×nh 4.1. ChiÒu cao c©y cña c¸c c«ng thøc trong hai vô thÝ nghiÖm 52
H×nh 4.2. N¨ng suÊt thùc thu cña c¸c c«ng thøc thÝócghiÖm qua hai vô 67
H×nh 4.3. N¨ng suÊt cña c¸c gièng trong m« h×nh tr×nh tr×nh diÔn 72
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngô (Zea mays. L) là cây lương thực quan trọng trên toàn thế giới bên cạnh lúa mỳ và lúa gạo. Ở các nước Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi, người ta sử dụng ngô làm lương thực chính cho người với phương thức rất đa dạng theo vùng địa lý và tập quán mỗi nơi. Tại Việt Nam, ở những vùng miền núi, vùng khó khăn, đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn tập quán sử dụng ngô làm lương thực chính.
Ngô là nguồn thức ăn quan trọng nhất trong chăn nuôi hiện nay: 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp của gia súc, gia cầm là từ ngô; ngô còn là thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc đặc biệt là bò sữa. Ngô cũng là cây thực phẩm, như ngô bao tử làm rau; ngô nếp, ngô đường dùng làm quả ăn tươi hoặc đóng hộp làm thực phẩm cao cấp. Ngô cũng là nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm và công nghiệp nhẹ để sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu, bánh kẹo...Đặc biệt, gần đây ngô là nguồn nguyên liệu của ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học (nhiên liệu ethanol).
Trong gần 50 năm qua, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Năm 2009, sản xuất ngô thế giới đạt kỷ lục cả về diện tích, năng suất và sản lượng: với 159 triệu ha, năng suất 51,2 tạ/ha và sản lượng 817,1 triệu tấn, cao hơn lúa nước 138,4 triệu tấn và lúa mỳ 135,2 triệu tấn (theo FAOSTAT). So với năm 1961, năm 2009 năng suất ngô trung bình của thế giới tăng thêm 32,2 tạ/ha (từ hơn 19 lên 51,2 tạ/ha), trong khi lúa nước tăng 23,3 tạ/ha (từ 18,7 lên 42,0 tạ/ha), còn lúa mỳ tăng 19,3 tạ/ha (từ 10,9 lên 30,2 tạ/ha) [5], [22].
Ở nước ta, ngô là cây lương thực quan trọng thứ 2 sau lúa nước, nhưng cho đến cuối những năm 1970 năng suất ngô Việt Nam chỉ đạt chưa đến 10 tạ/ha (chưa bằng 30% năng suất trung bình thế giới) do trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được trồng ở nước ta, góp phần đưa năng suất tăng lên gần đạt 15 tạ/ha vào đầu những năm 1990. Ngành sản xuất ngô nước ta có bước tiến nhảy vọt từ giữa những năm 1990, nhờ phát triển giống ngô lai và cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. Năm 1991, diện tích trồng giống ngô lai chưa đến 1% trong hơn 400 nghìn hecta ngô. Năm 2009, trong số 1.086.800 ha thì ngô lai chiếm khoảng 95%, năng suất trung bình đạt 40,8 tạ/ha, sản lượng 4.431.800 tấn. Đây là năm có diện tích, năng suất và sản lượng cao nhất từ trước đến nay (Tổng cục thống kê) [5], [19].
Mặc dù ngành sản xuất ngô ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng sản xuất ngô ở nước ta vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra: Thứ nhất là năng suất ngô (40,8 tạ/ha, 2009) vẫn thấp so với trung bình thế giới (51,2 tạ/ha, năm 2009), thấp hơn nhiều so với nước Mỹ (100 tạ/ha), Trung Quốc (52 tạ/ha) và rất thấp so với năng suất ngô trong thí nghiệm (năm 2010 tại Viện Nghiên cứu Ngô, năng suất thí nghiệm đã đạt 10 - 12 tấn/ha; tại Viện KHKT NN Bắc Trung Bộ, năng suất ngô thí nghiệm đã đạt gần 9 tấn/ha), có sự chênh lệch lớn giữa các vùng và các vụ. Thứ 2 là giá thành sản xuất còn cao. Thứ 3 là sản lượng chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước ngày càng tăng lên rất nhanh. Những năm gần đây chúng ta phải nhập từ 500 - 700 nghìn tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi.
Nghệ An là một trong những tỉnh có diện tích ngô lớn, năm 2000 diện tích ngô toàn tỉnh là 37, 5 nghìn ha, đứng vị trí thứ 6 so với tất cả các tỉnh trong cả nước, sau Hà Giang, Đắk Lắk, Thanh Hoá, Sơn La, Đồng Nai. Năng suất đạt 21 tạ/ha (bằng 76,4% năng suất trung bình của cả nước) và sản lượng 78, 7 ngàn tấn. Trong những năm gần đây diện tích ngô tăng nhanh, đến 2009 toàn tỉnh đạt 53,4 nghìn ha, đứng vị trí thứ 5, sau tỉnh Sơn La (132,1 nghìn ha), Đắk Lắk (112,0 nghìn ha), Gia lai (57,1 nghìn ha) và Đồng Nai (54,4 nghìn ha), năng suất 34,7 tạ/ha, sản lượng đạt 185,3 nghìn tấn [19].
Như thế, năng suất ngô Nghệ An còn rất thấp so với nhiều tỉnh trong nước, đặc biệt là rất thấp so với tiềm năng năng suất của các giống ngô lai được trồng ở Việt Nam. Tuy điều kiện tự nhiên của tỉnh không mấy thật thuận lợi như một số vùng sản xuất ngô tập trung với diện tích lớn như Tây Bắc, Tây Nguyên và Đông nam bộ. Đây là tỉnh có địa hình phức tạp, trải dài hàng ngàn km theo dọc bờ biển Đông với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, từ tháng 4 - 8 chịu ảnh hưởng của gió nóng Tây Nam khô nóng, từ tháng 9 - 10 gió Đông Nam gây mưa, bão và từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh gió mùa Đông Bắc gây mưa, lạnh, nên trong vụ Thu Đông và vụ Đông thời kỳ cây con thường gặp mưa lớn, gây ngập úng ảnh hưởng tới sinh trưởng, ngô có thể chết và dẫn tới năng suất ngô không cao. Như vậy, vấn đề đặt ra ở Bắc Trung bộ là phải sử dụng giống ngô ngắn ngày nhằm né tránh các điều kiện khí hậu bất lợi mới thúc đẩy được ngành sản xuất ngô phát triển, đặc biệt là sản xuất ngô vụ Đông trên đất hai lúa hay trên đất bải ven sông sau các đợt lụt tháng 9 và tháng 10. Nhưng ở đây, người dân sử dụng giống ngô và các biện pháp kỹ thuật canh tác chưa hợp lý: Như trồng các giống ngô trung ngày và dài ngày (thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân trên 112 ngày như LVN10, C919, CP888, Bioseed9797, Bioseed9698, DK888, NK66...), nên không né tránh được thời tiết bất lợi ở thời kỳ cây con, ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển ngô. Mặt khác, các giống này được trồng cách đây nhiều năm và nay đã nhiễm một số sâu bệnh nặng (sâu đục thân, đục bắp, bệnh khô vằn…), chống chịu với điều kiện ngoại cảnh kém, khả năng cho năng suất không cao. Kỹ thuật canh tác chưa được cải tiến nhiều, mức đầu tư thâm canh của người dân còn thấp, mật độ trồng chưa cao (thường từ 4,7 -5 vạn), khoảng cách giữa các hàng còn thưa (70 - 80 cm) và tưới tiêu chưa đúng lúc.
Như vậy, để góp phần nâng cao năng suất và sản lượng ngô ở Nghệ An, phải chăng đó là phải sử dụng các giống ngô mới có tiềm năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn nhằm né tránh các điều kiện khí hậu bất lợi của tỉnh.
Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Khảo sát một số giống ngô ngắn ngày có triển vọng tại Nghệ An”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Xác định được tổ hợp lai, giống ngô ngắn ngày có triển vọng cho Nghệ An.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu đánh giá các đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp lai, giống ngô tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân 2011 và vụ Đông 2011.
- Đánh giá khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận và một số sâu bệnh hại chính của các tổ hợp lai, giống ngô ngắn ngày trong điều kiện tỉnh Nghệ An.
- Xác định năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai, giống ngô ngắn ngày thí nghiệm.
2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Những năm gần đây ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các cây lương thực chính. Theo tổ chức FAO, năm 1961 năng suất ngô trung bình của thế giới mới đạt 20 tạ/ha, năm 2004 năng suất ngô đã đạt 49 tạ/ha. Đến năm 2009, diện tích ngô thế giới đã vượt qua lúa nước và đứng sau lúa mì, với diện tích 158,629 triệu ha, năng suất 52 tạ/ha. Lúa mì với diện tích 225,622 triệu ha, năng suất mới đạt 30 tạ/ha. Còn lúa nước chỉ có diện tích 158,3 triệu/ha và năng suất đạt 43 tạ/ha.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mì và lúa nước trên thế giới
Năm
NGÔ
LÚA MÌ
LÚA NƯỚC
D.tích
(1000 ha)
N.suất
(tấn/ha)
S.lượng
(1000 tấn)
D.tích
(1000 ha)
N.suất
(tấn/ha)
S.lượng
(1000 tấn)
D. tích
(1000ha)
N. suất
(tấn/ha)
S. lượng
(1000tấn)
1961
104.800
2,0
204.200
200.900
1,1
219.200
115.300
1,9
215.300
2004
145.000
4,9
714.800
217.200
2,9
625.100
150.600
4,0
595.800
2005
145.600
4,8
696.300
218.500
2,8
621.500
152.600
4,1
622.100
2006
148.600
4,7
704.200
212.300
2,8
593.200
153.000
4,1
622.200
2007
158.000
5,0
791.794
214.208
2,8
605.995
155.812
4,2
659.590
2008
160.815
5,1
826.718
222.740
3,0
683.070
157.739
4,4
689.140
2009
158.629
5,2
818.823
225.622
3,0
685.614
158.300
4,3
685.240
(Nguồn:FAOSTAT 2010)
Ngô là cây trồng có nền di truyền rộng, thích ứng với nhiều vùng sinh thái khác nhau, do đó ngô được trồng ở nhiều nước. Theo số liệu của FAO, năm 2009 trên thế giới có khoảng 164 nước trồng ngô, trong đó có một số nước sản xuất ngô lớn như Mỹ (333,011 triệu tấn, chiếm 40,6% tổng sản lượng ngô của thế giới); Trung Quốc (163,118 triệu tấn, chiếm 19,9% tổng sản lượng ngô thế giới); Brazin ( 51,232 triệu tấn, chiếm 6,2% tổng sản lượng ngô thế giới); Mêhicô (20,203 triệu tấn, chiếm 2,4% tổng sản lượng ngô thế giới). Trong đó, hai nước có diện tích ngô lớn nhất thế giới là Mỹ (32,209 triệu hecta, chiếm khoảng 20,3% diện tích ngô trên toàn thế giới) và Trung Quốc (30,478 triệu hecta, chiếm khoảng 19,2% diện tích ngô trên toàn thế giới). Còn năng suất ngô, nước đạt năng suất bình quân cao nhất thế giới là Botswana (210 tạ/ha), Zimbabwe (189,4 tạ/ha), Cape Verde (180 tạ/ha). Còn sản xuất ngô nước ta có diện tích (1.086,8 ngàn ha) đứng thứ 22, năng suất đứng thứ 37 (40,3 tạ/ha) và sản lượng (4.381,8 ngàn tấn) đứng thứ 21 trên thế giới. Như vậy, Mỹ và Trung Quốc là hai nước có diện tích và sản lượng ngô cao nhất thế giới, tuy nhiên năng suất ngô của Mỹ và Trung Quốc lại chưa cao so với một số nước khác.
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của một số nước trên thế giới năm 2009
TT
Tên nước
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
1
Mỹ
32.209
103,39
333.011
2
Trung Quốc
30.478
53,52
163.118
3
Brazin
13.791
37,15
51.232
3
India
8.400
20,60
17,300
4
Mexico
7.200
28,06
20.203
5
Indonesia
4.160
42,37
17.629
6
Philippines
2.684
26,21
7.034
7
South Africa
2.428
49,64
12.050
8
Argentina
2.337
56,14
13.121
9
Romania
2.333
34,17
7.973
10
Ukraine
2.089
50,20
10.486
(Nguồn:Faostat.fao.org )
2.1.2. Tình hình sản xuất ngô ở nước ta
ở Việt Nam, ngô là cây trồng có từ lâu đời. Theo nhà bác học Lê Quý Đôn, cây ngô được đưa vào trồng ở nước ta từ những năm cuối thế kỷ 17 [12]. Cây ngô có nhiều đặc điểm quý, khả năng thích ứng rộng nên sớm được người dân chấp nhận và trở thành một trong những cây lương thực chính với diện tích, năng suất ngày càng tăng.
Bảng 2.3. Sản xuất ngô ở Việt Nam từ năm 1961 đến những năm gần đây
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
1961
229,2
11,4
260,1
1975
267,0
10,5
280,6
1990
432,0
15,5
671,0
1995
556,8
21,1
1.174,9
1997
662,9
24,9
1.650,6
2000
730,2
27,5
2.005,9
2001
729,5
29,6
2.161,7
2002
816,0
30,8
2.511,2
2003
912,7
34,4
3.136,3
2004
991,1
34,6
3.430,9
2005
1.052,6
36,0
3.787,1
2006
1.033,1
37,3
3.854,6
2007
1.096,1
39,3
4.303,2
2008
1.125,9
40,2
4.531,2
2009
1.086,8
40,8
4.431,8
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2010)
Năm 1961, diện tích ngô cả nước chỉ khoảng 229,2 ngàn ha, năng suất chỉ đạt 11,4 tạ/ha và sản lượng là 260,1 tấn; đến những năm 1980 nhờ sự giúp đỡ của Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), các nhà khoa học đã nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nên đến năm 1990 diện tích ngô nước ta đạt 432 ngàn ha và năng suất đạt 15,5 tạ/ha. Từ đây, ngành sản xuất ngô nước ta mở ra một triển vọng mới. Đó là không ngừng mở rộng diện tích, đặc biệt là diện tích ngô lai và cải thiện các biện pháp kỹ thuật nên ngành sản xuất ngô ở nước ta đã đạt được những kết quả nhất định. Đến năm 2008, cả nước sản xuất được 1.125,9 ngàn ha, năng suất đạt 40,2 tạ/ha và sản lượng hơn 4,5 triệu tấn, đây là năm ngành sản xuất ngô đạt diện tích cũng như năng suất cao nhất từ trước tới nay. So với năm 1990, diện tích sản xuất ngô đã tăng 2,61 lần, năng suất tăng 2,59 lần và sản lượng tăng 6,75 lần. Nhưng năm 2009, diện tích ngô cả nước giảm xuống còn 1.086,8 ngàn ha (diện tích giảm 39,1 ngàn ha).
Còn Nghệ An là tỉnh sản xuất ngô với diện tích lớn, trong những năm qua diện tích, năng suất và sản lượng ngô tăng rất nhanh. Năm 1995 toàn tỉnh sản xuất được 24, 7 ngàn ha; năng suất đạt 13,3 tạ/ha. Đặc biệt đến năm 2006, là năm tỉnh Nghệ An sản xuất ngô đạt diện tích (67,1 ngàn ha; bằng 45,27% diện tích vùng Bắc trung bộ) và sản lượng cao nhất từ trước tới nay (230,2 ngàn tấn; bằng 44,54% sản lượng vùng BTB); nhưng năng suất ngô mới đạt 34,3 tạ/ha. Đến năm 2010, diện tích ngô Nghệ An sản xuất được 62,9 ngàn hecta, năng suất đạt 37,3 ta/ha (cao hơn năm 2006 là 3 tạ/ha) và sản lượng đạt 234,6 ngàn tấn.
Bảng 2.4. Sản xuất ngô ở Nghệ An trong những năm ngần đây
Năm
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(1000 ha)
So với BTB (%)
(tạ/ha)
So với BTB (%)
(1000 tấn)
So với BTB (%)
1995
24,7
40,89
13,3
73,89
32,8
28,52
1997
35,0
43,58
20,2
90,99
70,8
39,66
2000
37,5
4
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV Tu.doc
- mat do tro ngo.doc