Khóa luận Khảo sát sự tăng trưởng của tế bào sừng người trong điều kiện Invitro
Nghiên cứu hình thái, đặc diểm, chức năng và ứng dụng của tếbào sừng là một đềtài thu hút sựquan tâm lớn của các nhà khoa học. Từnhững năm 60 thế kỷXX, các nhà khoa học đã tách và nuôi thửnghiệm tếbào sừng thành công. N Ứng dụng rộng rãi nhất và sớm nhất của việc nuôi cấy tếbào sừng người là điều trịbỏng và loét da bằng tấm tếbào sừng đồng nuôi cấy với lớp feeder 3T3 (Clancy và cộng sự, 1988; Compton và cộng sự, 1989) và MCDB 153 (Pitelkow và Scott, 1986). Hệnày cũng được dùng đểgiải đáp những câu hỏi liên quan đến da liễu nhưchứng viêm da tiếp xúc (Sainte-Matie và cộng sự, 1998), các bệnh viêm da nhưvẩy nến (Cowan và cộng sự, 1998). Việc nuôi tếbào sừng cũng đã được chứng minh là rất có giá trịtrong việc nghiên cứu sựbiệt hóa biểu mô. Tếbào sừng, chiếm 95% sốtếbào trong biểu bì, đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghệsinh học liên quan đến da. Các nghiên cứu vềtếbào sừng cung cấp một nền tảng kiến thức rất phong phú vềda, là một phương tiện để thửnghiệm những sản phẩm tác động lên da. Bên cạnh đó tếbào sừng trong nuôi cấy còn là nguồn thay thếda trong điều trịbỏng hay vết thương mất da. Các nhà khoa học đã nuôi thành công tếbào sừng trên nhiều môi trường khác nhau, đồng thời tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến tếbào sừng trong nuôi cấy in vitro. ỞViệt Nam, các nghiên cứu cơbản cũng nhưnghiên cứu ứng dụng chưa được phát triển nhiều. Nghiên cứu của chúng tôi có mục đích khảo sát tếbào sừng da bao quy đầu người vềkhảnăng bám trong giai đoạn sơcấp, khảnăng tăng sinh và đường cong tăng trưởng của tếbào sừng trong điều kiện nuôi in vitro. Đây sẽlà tiền đềcho các nghiên cứu sâu hơn vềtếbào sừng trong tương lai ởViệt Nam. Lê Quang Hưng Trang 1