Khóa luận nghiên cứu kinh tế và quản lý tài nguyên nước ngầm trên cơ sở phân tích số liệu kỹ thuật về địa chất thủy văn đã tính toán được trữ lượng nước ngầm của Huyện, trong đó, trữ lượng động là 37.110,72 m3/ngày, trữ lượng tĩnh là 149.840,61 m3/ngày và trữ lượng tiềm năng là 186.951,33 m3/ngày theo phương pháp cân bằng. Giá trị tính toán trữ lượng làm cơ sở để xác định lượng cung bền vững hàng năm.
Bằng phương pháp phân tích xu hướng theo thời gian, đề tài dự báo đến năm 2012 mực nước tĩnh của tầng Pliocen trên đạt đến -20,56 m, và tầng Pliocen dưới tiến đến -16,1 m, trung bình mỗi năm mực nước tĩnh giảm đi 1 m. Đây là lời cảnh báo về sự suy thoái và cạn kiệt tài nguyên.
102 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2929 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kinh tế và quản lý tài nguyên nước: trường hợp nước ngầm tại huyện Bình Chánh thành phồ Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC: TRƯỜNG HỢP NƯỚC NGẦM TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH
THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2008
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kinh Tế và Quản Lý Tài Nguyên Nước: Trường Hợp Nước Ngầm tại Huyện Bình Chánh – Thành Phố Hồ Chí Minh” do Nguyễn Thị Thanh Tuyền, sinh viên khóa 2004 – 2008, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________________________.
Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn,
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó cũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của nhiều cá nhân, tổ chức. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Gửi đến thầy TS. Đặng Minh Phương lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn Thầy đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường khóa 30 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn các anh chị, cô chú thuộc Sở Tài Nguyên Môi Trường TP.HCM, Trung Tâm Nước Sinh Hoạt và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn TP.HCM, Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Bình Chánh, Liên Đoàn Địa Chất Thủy Văn – Địa Chất Công Trình Miền Nam, đặc biệt là Ths. Nguyễn Văn Ngà (Sở TNMT TP.HCM), chị Lê Thị Hải Lý (Phòng TNMT Bình Chánh), chú Chân, chú Sơn, chú Quyên, anh Long, anh Tuấn, anh Tiến (Liên Đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam) đã nhiệt tình cung cấp số liệu và hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Bình Chánh, các cô chú thuộc UBND xã Lê Minh Xuân, Trung Tâm Y tế xã Lê Minh Xuân.
Sau cùng, để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con được bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2008
Sinh viên
Nguyễn Thị Thanh Tuyền
NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN. Tháng 06 năm 2008. “Kinh Tế và Quản Lý Tài Nguyên Nước: Trường Hợp Nước Ngầm tại Huyện Bình Chánh Thành Phố Hồ Chí Minh”.
NGUYEN THI THANH TUYEN. June 2008. “Economics and Management of Water Resource: The case study on groundwater at Binh Chanh district – Ho Chi Minh City”.
Khóa luận nghiên cứu kinh tế và quản lý tài nguyên nước ngầm trên cơ sở phân tích số liệu kỹ thuật về địa chất thủy văn đã tính toán được trữ lượng nước ngầm của Huyện, trong đó, trữ lượng động là 37.110,72 m3/ngày, trữ lượng tĩnh là 149.840,61 m3/ngày và trữ lượng tiềm năng là 186.951,33 m3/ngày theo phương pháp cân bằng. Giá trị tính toán trữ lượng làm cơ sở để xác định lượng cung bền vững hàng năm.
Bằng phương pháp phân tích xu hướng theo thời gian, đề tài dự báo đến năm 2012 mực nước tĩnh của tầng Pliocen trên đạt đến -20,56 m, và tầng Pliocen dưới tiến đến -16,1 m, trung bình mỗi năm mực nước tĩnh giảm đi 1 m. Đây là lời cảnh báo về sự suy thoái và cạn kiệt tài nguyên.
Với nguồn số liệu từ cuộc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 120 hộ dân trên địa bàn huyện Bình Chánh, đề tài đã xây dựng được mô hình đường cầu nước ngầm cho sinh hoạt dưới dạng hàm Cobb-Douglas:
Q = e-0,661*P-0,483*HHSIZE0,912*INCOPER0,38*e0,171*DUM Ứng dụng kết quả đường cầu và xác định đường cung bền vững, khóa luận đã xác định được giá nước tối ưu là 4.800 đ/m3 và giá trị tài nguyên là 44.478,3 tỷ đồng.
Thông qua kết quả phân tích đường cầu và tình hình thực tế về khai thác và chất lượng tài nguyên hiện tại, khóa luận đã đề xuất hướng chính sách cho địa phương là cần phải kéo nước từ SAWACO để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân và khai thác nước ngầm ở mức trữ lượng khai thác bền vững phục vụ sản xuất công nghiệp.
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt viii
Danh mục các bảng ix
Danh mục các hình x
Danh mục phụ lục xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1. Mục tiêu chung 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận 3
1.4.1. Phạm vi thời gian 3
1.4.2. Phạm vi không gian 4
1.4.3. Về nội dung 4
1.5. Cấu trúc của khóa luận 4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 6
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 6
2.2. Tổng quan về huyện Bình Chánh 7
2.2.1. Điều kiện tự nhiên 7
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 9
2.3. Đánh giá khái quát chung 11
2.3.1. Thuận lợi 11
2.3.2. Khó khăn 12
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1. Nội dung nghiên cứu 13
3.1.1. Một số khái niệm và cơ sở lý luận liên quan đến tài nguyên
nước ngầm 13
3.1.2. Một số lý luận cơ bản về đường cầu 17
3.1.3. Các hệ số co giãn của cầu 19
3.1.4. Một số lý luận cơ bản về đường cung 20
3.1.5. Cân bằng thị trường 21
3.2. Phương pháp nghiên cứu 22
3.2.1. Phương pháp phân tích hồi quy 22
3.2.2. Phương pháp xây dựng hàm cầu nước ngầm cho sinh hoạt
tại huyện Bình Chánh 23
3.2.3. Phương pháp định giá nước ngầm tại mức khai thác bền vững 25
3.2.4. Phương pháp phân tích xu hướng theo thời gian 25
3.2.5. Phương pháp thu thập số liệu 26
3.2.6. Phương pháp xử lý số liệu 27
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
4.1. Đặc điểm tự nhiên tài nguyên nước ngầm và ước tính tổng trữ lượng
nước nhạt huyện Bình Chánh 28
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên tài nguyên nước ngầm huyện Bình Chánh 28
4.1.2. Ước tính trữ lượng nước dưới đất vùng Bình Chánh 31
4.2. Hiện trạng khai thác và xu hướng biến đổi chất lượng nước ngầm
tại TP.HCM và huyện Bình Chánh 34
4.2.1. Thực trạng khai thác tài nguyên nước ngầm 34
4.2.2. Đánh giá xu hướng biến đổi về động thái nước dưới đất hai
tầng chứa chính ở vùng nghiên cứu 37
4.3. Kết quả nghiên cứu thông qua cuộc điều tra chọn mẫu 43
4.3.1. Quy mô và kích cỡ nhân khẩu của hộ 44
4.3.2. Nhóm tuổi và trình độ học vấn 45
4.3.3. Lao động và các ngành nghề chính 46
4.3.4. Thu nhập của người dân 47
4.3.5. Giá nước hiện nay ở địa phương 48
4.3.6. Thống kê mô tả những nhân tố chính ảnh hưởng đến việc
sử dụng nước của hộ 50
4.3.7. Mức sẵn lòng trả của người dân để bảo vệ nước ngầm 52
4.4. Mô hình ước lượng hàm cầu nước ngầm cho sinh hoạt 54
4.4.1. Kết quả ước lượng các thông số của mô hình 54
4.4.2. Kiểm định mô hình 55
4.4.3. Nhận xét chung và phân tích mô hình đường cầu 56
4.5. Xây dựng hàm cầu và hàm cung nước ngầm của thị trường 59
4.5.1. Xây dựng hàm cầu nước ngầm cho sinh hoạt của toàn huyện 59
4.5.2. Hàm cung nước ngầm sinh hoạt theo khai thác bền vững 60
4.5.3. Định giá nước tối ưu và tô tức tài nguyên nước 61
4.5.4. Xác định giá trị tài nguyên nước ngầm tại mức khai thác
bền vững 62
4.6. Đề xuất hướng chính sách 62
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
5.1. Kết luận 67
5.2. Kiến nghị 68
5.2.1. Đối với các cơ quan chức năng 68
5.2.2. Đối với người dân 69
5.2.3. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN – TTCN Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
ĐCTV – ĐCCT Địa chất thủy văn – địa chất công trình
ĐT & TTTH Điều tra và tính toán tổng hợp
ĐVT Đơn vị tính
GLS Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi
KCN Khu công nghiệp
OLS Phương pháp bình phương tối thiểu thông thường
SAWACO Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TM – DV Thương mại – dịch vụ
TNMT Tài nguyên môi trường
TP Thành phố
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TTNSH & VSMT NT Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu cho Hệ Số của Mô Hình Ước Lượng 24
Bảng 4.1. Tổng Hợp Các Thông Số Địa Chất Thuỷ Văn của Tầng Chứa Nước
Pliocen Trên và Pliocen Dưới 31
Bảng 4.2. Tình Hình Khai Thác Nước Ngầm tại Các Quận, Huyện của TPHCM 35
Bảng 4.3. Hiện Trạng Khai Thác Nước Ngầm cho Các Hoạt Động Sản Xuất và
Sinh Hoạt ở Huyện Bình Chánh 37
Bảng 4.4. Mực Nước Tĩnh trong Các Tầng từ Năm 1992 đến 2007 38
Bảng 4.5. Dự Báo Mực Nước của Hai Tầng Pliocen Trên và Pliocen Dưới
Giai Đoạn 2008 – 2012 40
Bảng 4.6. Quy Mô Hộ và Kích Cỡ Nhân Khẩu của Hộ qua Cuộc Điều Tra 44
Bảng 4.7. Sự Phân Bố Lao Động Trong Các Ngành Nghề qua Cuộc Điều Tra 46
Bảng 4.8. Thu Nhập Bình Quân/tháng của hộ gia đình 47
Bảng 4.9. Thống Kê Mô Tả Các Nhân Tố Chính Ảnh Hưởng đến Việc Sử Dụng
Nước Ngầm Cho Sinh Hoạt của Hộ 50
Bảng 4.10. Mức Sẵn Lòng Trả Thêm vào Giá Nước Hiện Tại Cho Mỗi m3 Nước
Được Sử Dụng của Hộ 52
Bảng 4.11. Tổng Số Tiền Sẵn Lòng Chi Trả/Tháng của Các Hộ Dân Huyện Bình
Chánh để Bảo Vệ Nước Ngầm 53
Bảng 4.12. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Đường Cầu Nước Ngầm
Sinh Hoạt 54
Bảng 4.13. Kiểm Tra Lại Dấu Các Thông Số Ước Lượng Mô Hình Đường Cầu 55
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Đường Cầu 18
Hình 3.2. Đường Tổng Cầu 19
Hình 3.3. Đường Cung Thị Trường 21
Hình 3.4. Cân Bằng Cung Cầu Thị Trường 22
Hình 4.1. Dự Báo Diễn Biến Mực Nước Tầng Pliocen Trên Giai Đoạn 1992 – 2012 40
Hình 4.2. Diễn Biến Mực Nước Tầng Pliocen Dưới Giai Đoạn 1992 – 2012 41
Hình 4.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Nhóm Tuổi qua Cuộc Điều Tra 45
Hình 4.4. Cơ Cấu TĐHV Người Dân Huyện Bình Chánh qua Cuộc Điều Tra 46
Hình 4.5. Thu Nhập Bình Quân/Người/Tháng của Hộ 48
Hình 4.6. Đường Cầu Nước Ngầm Theo Giá Dạng Cobb – Douglas 59
Hình 4.7. Đường Cầu Nước Ngầm cho Sinh Hoạt của Toàn Huyện Bình Chánh 60
Hình 4.8. Đường Cung Nước Ngầm cho Sinh Hoạt Theo Khai Thác Bền Vững 61
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống
Phụ lục 2: Các Chỉ Tiêu Chất Lượng Nước Tầng Pliocen trên Giai Đoạn 1992-2007
Phụ lục 3: Các Chỉ Tiêu Chất Lượng Nước Tầng Pliocen dưới Giai Đoạn 1992-2007
Phụ lục 4: Kết xuất và kiểm định hiện tượng tự tương quan của mô hình dự báo mực
nước ngầm – tầng Pliocen trên
Phụ lục 5: Kết xuất và kiểm định hiện tượng tự tương quan của mô hình dự báo mực
nước ngầm – tầng Pliocen dưới
Phụ lục 6: Kết xuất Eviews mô hình đường cầu nước sinh hoạt chạy bằng phương
pháp OLS
Phụ lục 7: Kết xuất Eviews mô hình đường cầu nước sinh hoạt chạy bằng phương
pháp GLS
Phụ lục 8: Kết xuất kiểm định White mô hình đường cầu nước ngầm cho sinh hoạt
chạy bằng phương pháp OLS
Phụ lục 9: Kết xuất kiểm định White mô hình đường cầu nước ngầm cho sinh hoạt
chạy bằng phương pháp GLS
Phụ lục 10: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình đường cầu
Phụ lục 11: Kết xuất các mô hình hồi quy phụ
Phụ lục 12: Bảng giá trị thống kê mô tả các biến trong mô hình đường cầu
Phục lục 13: Các kiểm định giả thiết cho mô hình
Phụ lục 14: Kiểm Tra Các Vi Phạm Giả Thiết trong Mô Hình
Phụ lục 15: Critical Values for the Durbin-Watson Test: 5% Significance Level
T=200, K=2 to 21
Phụ lục 16: Bảng câu hỏi phỏng vấn
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong Báo cáo nhân ngày nước thế giới vào năm 2007, nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan nhấn mạnh rằng khan hiếm nước hiện đang là vấn đề toàn cầu mà cả thế giới đang phải đối mặt và chúng ta phải “học cách coi trọng nước”. Báo cáo cũng cho thấy nhu cầu nước hiện nay đã gia tăng gấp ba lần so với nhu cầu nước trong hơn nửa thế kỷ trước. Thế nhưng việc khai thác và sử dụng nguồn nước đặc biệt là nước ngầm không hợp lý đã làm nguồn cung nước giảm đáng kể và đe dọa tới sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia. Cụ thể như, sự hạ thấp của mực nước ngầm ở Vùng đông Iran làm khô nhiều giếng và buộc người dân phải chuyển đi nơi khác vì không có nước khai thác; Tại Yemen, mực nước ngầm ở mọi nơi đang hạ thấp 2 mét mỗi năm; Việt Nam cũng không nằm ngoài tình hình chung ấy…Thực trạng đó khẳng định rằng thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng về nước sạch và yêu cầu đặt ra là phải có chính sách khai thác và quản lý tài nguyên nước phù hợp.
Ở nước ta, thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nơi đáng quan tâm về khai thác và quản lý tài nguyên nước ngầm. Quá trình đô thị hóa và tăng dân số khiến nhu cầu nước ngày càng gia tăng trong khi hệ thống cung cấp nước của thành phố (SAWACO) chưa đáp ứng đủ. Thêm vào đó, nước mặt của hệ thống sông, kênh rạch ngày càng bị ô nhiễm nặng làm nhu cầu khai thác nước ngầm tăng lên. Minh chứng cụ thể, số liệu thống kê của Sở Tài nguyên Môi trường Thành phố cho thấy số lượng giếng khoan khai thác nước ngầm không ngừng gia tăng: trước năm 1975 cả Thành phố chỉ có 200 giếng khoan, đến nay đã có trên 100.000 giếng (bình quân 46 giếng/km2) với tổng lượng khai thác khoảng 850.000 m3/ngày phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Hiện tại 8/13 khu công nghiệp của Thành phố hoàn toàn sử dụng nguồn nước ngầm khai thác tại chỗ để sản xuất. Và một thực trạng dễ nhận thấy là nguồn nước ngầm bị xem như một đầu vào miễn phí nên được khai thác và sử dụng tràn lan, trữ lượng khai thác bền vững không được chú ý đến. Hậu quả là mực nước ngầm của Thành phố giảm mỗi năm gần 1 m (Liên Đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam, 2006), đe dọa các công trình kiến trúc và chất lượng nước ngầm đang biến đổi theo chiều hướng xấu.
Bình Chánh là một trong những huyện ngoại thành chưa có nguồn nước máy của SAWACO cung cấp. Nước ngầm là nguồn cung duy nhất cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp của cả huyện. Tuy vậy, việc khai thác bừa bãi, thiếu các chính sách quản lý phù hợp đã làm cho nguồn tài nguyên quý giá này cạn kiệt dần. Minh chứng cụ thể là từ năm 2001 trở lại đây, kết quả quan trắc của Liên Đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam cho thấy Bình Chánh là huyện có mực nước ngầm ở các tầng sụt giảm lớn nhất trong số 24 quận, huyện của Thành phố; Nồng độ các chất trong nước ngày càng bị biến đổi theo chiều hướng xấu. Thực tế đó đã đặt ra cho chính quyền, các ban ngành có liên quan yêu cầu bức thiết là tìm ra giải pháp thích hợp cho việc khai thác và quản lý nguồn tài nguyên này. Trong quá trình hoạch định chính sách, hàng loạt câu hỏi được đặt ra như: Tổng trữ lượng nước ngầm trong các tầng của Huyện và giá trị của nó là bao nhiêu? Lượng nước khai thác mỗi năm phải như thế nào để đảm bảo tính bền vững của môi trường và điều kiện địa chất thủy văn tại đây? Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt phụ thuộc vào những nhân tố nào? Và, với trữ lượng hiện tại thì cần khai thác và sử dụng như thế nào để tối ưu kinh tế? Hay nói cách khác, vấn đề kinh tế và quản lý tài nguyên nước ngầm ở đây như thế nào? Thế nhưng hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để trả lời cho những câu hỏi trên.
Xuất phát từ thực tế đó, được sự chấp thuận của khoa Kinh Tế - Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM và sự hướng dẫn của thầy TS. Đặng Minh Phương, tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Kinh Tế và Quản Lý Tài Nguyên Nước: Trường Hợp Nước Ngầm tại Huyện Bình Chánh – Thành Phố Hồ Chí Minh” nhằm tìm ra lời đáp cho những câu hỏi trên và góp một phần nhỏ vào công tác quản lý tài nguyên nước ngầm tại đây.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu kinh tế và quản lý tài nguyên nước ngầm tại huyện Bình Chánh TP.HCM.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Ước tính toán tổng trữ lượng nước ngầm và xác định lượng khai thác bền vững hàng năm theo phương pháp cân bằng ở hai tầng Pliocen trên và Pliocen dưới.
- Phân tích thực trạng khai thác và xu hướng biến đổi của tài nguyên nước ngầm.
- Dự báo sự tụt giảm mực nước tĩnh ở hai tầng Pliocen trên và Pliocen dưới trong 5 năm tới.
- Xây dựng đường cầu nước ngầm cho sinh hoạt.
- Định giá giá trị và tìm ra tô tức tài nguyên nước ngầm.
- Đề xuất các biện pháp khai thác và quản lý nước ngầm.
1.3. Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu
Đề tài được tiến hành với các giả thiết sau:
- Mô hình ước lượng được dựa trên các giả thiết cổ điển của mô hình hồi quy tuyến tính.
- Tổng trữ lượng nước ngầm trên địa bàn huyện là tổng trữ lượng của hai tầng chứa nước chính Pliocen trên và Pliocen dưới. Mặc dù huyện Bình Chánh có tất cả 5 đơn vị chứa nước nhưng nước ở các tầng Holocen và Pleistocen có chất lượng kém không sử dụng được cho sinh hoạt và sản xuất; Nước ở đới Mezozoi rất sâu, khó khai thác, trữ lượng không nhiều và hiện tại chưa được khai thác nên hộ gia đình và các doanh nghiệp chỉ sử dụng nước ở hai tầng là Pliocen trên và Pliocen dưới.
- Thị trường nước ngầm là cạnh tranh hoàn toàn.
1.4. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.4.1. Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ 26/03/2008 đến 26/06/2008. Trong đó khoảng thời gian từ 26/03 đến 6/04 tiến hành thu thập số liệu thứ cấp và tính toán trữ lượng nước ngầm, từ ngày 7/04 đến ngày 02/05 điều tra thử và điều tra chính thức thông tin về tình hình sử dụng nước của các hộ gia đình và nhập số liệu. Thời gian còn lại tập trung vào xử lý số liệu, chạy mô hình, viết báo cáo.
1.4.2. Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Bình Chánh. Số liệu sơ cấp được điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên tại ba xã: Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc, Bình Lợi. Các thông số địa chất thủy văn được thu thập tại các trạm Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc, Bình Hưng thông qua kết quả quan trắc của Liên Đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam.
1.4.3. Về nội dung
Do hạn chế về số liệu thứ cấp có sẵn và thời gian nghiên cứu tương đối ngắn nên đề tài chỉ nhằm vào các nội dung chính là:
- Mô tả đặc điểm tự nhiên của các tầng chứa nước chính và tính toán tổng trữ lượng nước nhạt ở hai tầng Pilocen trên và Pliocen dưới: trữ lượng tiềm năng và trữ lượng khai thác bền vững về mặt kỹ thuật.
- Hiện trạng khai thác và xu hướng biến đổi về động thái nước ở hai tầng chứa nước chính.
- Dự báo sự tụt giảm mực nước ở hai tầng Pliocen trên và Pliocen dưới trong 5 năm tới.
- Xây dựng mô hình đường cầu nước ngầm cho sinh hoạt trên địa bàn Huyện.
- Định giá giá trị và tìm ra tô tức tài nguyên nước ngầm.
- Đề xuất chính sách khai thác và quản lý tài nguyên.
1.5. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương1. Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về tài liệu tham khảo, trình bày về điều kiện tự nhiên kinh tế, kinh tế, xã hội của huyện Bình Chánh.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và phương pháp để tiến hành nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trong chương này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính bao gồm: đặc điểm tự nhiên và trữ lượng nước ngầm ở hai tầng Pliocen trên và Pliocen dưới; Tình hình khai thác và xu hướng biến đổi về chất lượng và động thái nước; Dự báo sự suy giảm mực nước ở hai tầng; Xây dựng mô hình đường cầu nước ngầm cho sinh hoạt; Xác định giá trị và tô tức tài nguyên nước. Cuối cùng là một số đề xuất .
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong khai thác và quản lý nguồn tài nguyên nước ngầm.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu kinh tế về quản lý tài nguyên nước ngầm là một hướng đề tài mới. Các nghiên cứu trước đây về nước ngầm ở nước ta nói chung và tại TP.Hồ Chí Minh nói riêng chủ yếu tập trung dưới góc độ kỹ thuật nhằm tính toán, quan trắc động thái nước dưới đất mà chưa đưa yếu tố kinh tế vào phục vụ công tác khai thác và quản lý. Tại các nước khác trên thế giới, nghiên cứu kinh tế tài nguyên nước cũng không nhiều. Lý do là nguồn số liệu thứ cấp cần thiết không sẵn có và khó thu thập. Do vậy, trong quá trình thực hiện đề tài này tôi chỉ tham khảo các nghiên cứu của những tác giả, nhóm tác giả dưới đây:
Liên đoàn địa chất thủy văn – địa chất công trình miền nam, 2001, nghiên cứu về quy hoạch và sử dụng nước ngầm tại TP.HCM đã dùng các công cụ kỹ thuật trong quan trắc, đo lường trữ lượng và chất lượng nước dưới