Thực tập tốt nghiệp là công việc cần thiết có ý nghĩa đối với sinh viên. Đây là một kỹ năng mềm cần có trong quá trình học tập và triển khai các kiến thức học trong trường vào thực tiễn.
Thực tập tốt nghiệp, còn là môn học tập dược kỹ năng thu thập và phân tích số liệu một cách độc lập với mục tiêu có thể tự tiến hành làm khoá luận tốt nghiệp. Chính vì vậy, em chọn chủ đề “Lập quy hoạch khu xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Diêm Điền- huyện Thái Thuỵ- Tỉnh Thái Bình” vừa là nội dung của môn học vừa là phần kết quả cho việc viết khoá luận sau này.
21 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3071 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Lập quy hoạch khu xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Diêm Điền- Huyện Thái Thuỵ- Tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I/ LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là công việc cần thiết có ý nghĩa đối với sinh viên. Đây là một kỹ năng mềm cần có trong quá trình học tập và triển khai các kiến thức học trong trường vào thực tiễn.
Thực tập tốt nghiệp, còn là môn học tập dược kỹ năng thu thập và phân tích số liệu một cách độc lập với mục tiêu có thể tự tiến hành làm khoá luận tốt nghiệp. Chính vì vậy, em chọn chủ đề “Lập quy hoạch khu xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Diêm Điền- huyện Thái Thuỵ- Tỉnh Thái Bình” vừa là nội dung của môn học vừa là phần kết quả cho việc viết khoá luận sau này.
II/ MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
1. Mục tiêu
Lựa chọn địa điểm quy hoạch và các biện pháp xử lý thích hợp với khu vực nông thôn Thái Bình. Làm cơ sở cho việc viết phần phương pháp nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp sau này mang tính thực tiễn.
2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của địa phương.
- Tìm hiểu phương pháp, kỹ thuật xử lý rác thải sinh hoạt.
- Tìm địa điểm quy hoạch bãi rác thải sinh hoạt.
- Tìm, tổng hợp, xử lý số liệu theo mục tiêu.
III/ PHƯƠNG PHÁP THỰC TẬP VÀ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM
Sinh viên thực tập tại bộ môn Địa chất môi trường- Trường Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia, tham gia dự án xử lý rác thải sinh hoạt của tỉnh Thái Bình và trực tiếp tham gia khảo sát thực địa từ ngày 27/2/2010 đến ngày 2/3/ 2010 tại 7 thị trấn Vũ Thư, Diêm Điền, Tiền Hải, Đông Hưng, Hưng Hà, Hưng Nhân, Thanh Nê của tỉnh Thái Bình, xem xét thành phần rác thải, phóng vấn điều tra về nguồn thải, hiện trạng thu gom và xử lý rác thải tại địa phương.
Dựa vào đặc điểm tự nhiên, tài nguyên đất của thị trấn và các xã lân cận để lựa chọn địa điểm quy hoạch bãi rác thải.
Tổng hợp tài liệu và khảo sát thực địa viết chuyên đề báo cáo.
Hình 1: Sơ đồ khảo sát thực địa tại các thị trấn của tỉnh Thái Bình
IV/ NỘI DUNG THỰC TẬP
Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ của báo cáo, các công việc được thực hiện như sau:
+ Tìm hiểu điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của thị trấn.
+ Tìm hiểu hiện trạng rác thải của thị trấn.
+ Tìm hiểu và phân tích đối sánh các công nghệ hiện đang áp dụng ở Việt Nam về xử lý rác thải sinh hoạt (chôn lấp, đốt, chế biến phân vi sinh, đóng gói….)
+ Viết báo cáo
V/ KẾT QUẢ THỰC TẬP
1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội thị trấn Diêm Điền – Xã Thụy Quỳnh
1.1. Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý: Khu vực thị trấn Diêm Điền và xã Thụy Trình là khu vực tập trung dân cư của huyện, nơi có vị trí giao thông đặc biệt là ngã tư của các xã ven biển với các xã trong lục địa tạo điều kiện cho khu vực giao lưu trao đổi hàng hoá, thông tin kỹ thuật, thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài thị trấn cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện.
+ Địa hình: Địa hình khu vực thị trấn Diêm Điền nói chung là vùng đồng bằng ven biển nằm phía trong các hệ thống vai bờ cổ như các xã Thái Thượng, Thái Đô, Thụy Xuân, Thụy Trình. Bề mặt địa hình có độ cao ~ 1,0 m so với mực nước biển.
+ Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ven biển Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của gió mùa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.
Nhiệt độ trung bình nhiều năm của thịi trấn khoảng 22-240C.
Lượng mưa trung bình năm 1.788mm.
Chế độ gió - bão: từ tháng 4 đến tháng 7 là thời kỳ thống trị của hướng gió Nam đến Đông Nam thổi từ biển vào đem lại thời tiết nóng ẩm. Từ tháng 8 đến tháng 9 diễn ra sự chuyển đổi hướng gió. Gió là yếu tố khí tượng có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong không khí và làm xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước.
Nhìn chung gió ở đây không mạnh, tốc độ gió từ 1m/s - 3m/s chiếm 73%. Gió các tháng trong năm nhìn chung có nhiều hướng nhưng thịnh hành nhất là 2 hướng Đông Nam và Đông Bắc.
+ Tài nguyên nước: Tại thị trấn Diêm Điền nằm có hai con sông lớn chảy qua là sông Gú và sông Diêm Hộ. Tại thị trấn nước ngầm đã bị nhiễm mặn và không thể sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất.
1.2. Kinh tế - xã hội
Thị trấn Diêm Điền được thành lập trên với 3.373 nhân khẩu của xã Thụy Lương; 6.049 nhân khẩu của xã Thụy Hà, và 892 nhân khẩu của xã Thụy Hải. Khi thành lập thị trấn Diêm Điền có 10.314 nhân khẩu. Hiện nay, thị trấn Diêm Điền là điểm tập trung dân cư lớn nhất trong huyện khoảng 10.521 người với 9 khu dân cư.
* Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp:
Diêm Điền có 2 nhà máy đóng tàu và một cảng vận tải và có khu công nghiệp Diêm Ðiền - Thái Thụy:
Khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế Diêm Điền, có cảng biển quốc gia Diêm Điền và cảng cá Tân Sơn cách Thành phố Thái Bình khoảng 30 km với diện tích đất quy hoạch là 50 ha. Và đây là khu công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản, sửa chữa tàu thuyền... Từ khi thị trấn Diêm Điền được nâng cấp hệ thống cảng, nhiều tàu bè qua lại, nhiều công ty liên doanh đã mở nhà máy, xí nghiệp tại khu vực này nên lượng rác thải ra môi trường cũng tăng lên.
Việc quy hoạch mở rộng cảng Diêm Điền sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế biển của tỉnh Thái Bình và đây cũng là một trong năm mũi nhọn tạo hướng đột phá phát triển kinh tế của huyện. Khu kinh tế Diêm Điền đang từng bước được hình thành, thị trấn Diêm Điền được quy hoạch năm 2020 trở thành đô thị loại 4.
*Thương mại - dịch vụ:
- Thương mại – dịch vụ tại thị trấn phát triển đa dạng, nhất là lĩnh vực vận tải biển năng lực vận tải biển của huyện đạt trên 120 ngàn tấn.
- Xã Thụy Trình nằm cạnh thị trấn Diêm Điền, nơi có diện tích thuận lợi cho việc xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung cho xã và thị trấn cũng như các xã lân cận. Dân số Thụy Trình hiện nay khoảng 7000 người và dự báo đến 2020 là 7700 người. Hoạt động kinh tế của Thụy Trình chủ yếu là nông nghiệp. Các hoạt động thương mại dịch vụ gắn liền với hoạt động của khu vực thị trấn, trên địa bàn có trạm xá nhưng thương xuyên không có bệnh nhân. Ngoài ra không có cơ quan hành chính lớn đóng trên địa bàn. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp không phát triển.
2. Hiện trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn:
Ngoài lượng rác thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt, dịch vụ, xây dựng của người dân Diêm Điền còn phát triển ngành kinh tế mũi nhọn là kinh tế biển với các ngành như đánh bắt thủy sản (đánh bắt xa bờ, đánh bắt gần bờ), nuôi trồng thủy hải sản, vận tải biển - đây là ngành kinh tế mũi nhọn của thị trấn. Do đó, bên cạnh lợi ích về mặt kinh tế thì ngành kinh tế biển đã và đang tạo ra một lượng rác thải lớn gây ô nhiễm nghiêm trọng không chỉ tới sức khỏe của người dân mà còn tới môi trường đặc biệt là môi trường biển.
2.2. Khối lượng và thành phần rác thải:
Theo kết quả điều tra, thành phần rác thải ở khu vực dân cư và chợ dân sinh thuộc thị trấn Diêm Điền được thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1: Thành phần rác thải xác định ngẫu nhiên cho một khối lượng 262,6kg và tỷ lệ % loại rác tại khu vực thị trấn Diêm Điền
STT
Loại rác thải
Trọng lượng (kg)
Chiếm tỷ lệ (%)
1
Sắt, thép, kim loại
1,8
0,72
2
Chai, lọ, thuỷ tinh
3,7
1,44
3
Cao su các loại
4,6
1.71
4
Túi ni lon, đồ nhựa
11,7
4,42
5
Giấy, bìa các loại
10.3
3,88
6
Vỏ lon bia, nước uống, đồ hộp
4,0
1,56
7
Quần áo, vải sợi các loại
1,4
0,50
8
Rác thải hữu cơ (đồ ăn, rau, cây cỏ)
179,2
68,62
9
Chất trơ (đất, đá, cát, gạch vụn)
38,3
14,60
10
Chất khác
6,7
2,55
Tổng cộng
262,6
100
Theo bảng thông kê thành phần và khối lượng rác thì rác thải ở đây khá đa dạng và chất thải hữu cơ chiếm tỉ lệ cao nhất nhưng người dân không phân loại rác tại nhà mà vứt lẫn cùng các chất thải khác gây ô nhiễm môi trường và rất lãng phí.
2.3. Hiện trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
Trước đây Diêm Điền cũng có một bãi chứa rác ở xã Thụy Hà, nhưng sau nhiều năm gồng mình tiếp nhận rác thải cho cả thị trấn, bãi rác đã quá tải. Thị trấn đã từng có bãi đổ rác ở khu 7 trong thị trấn, nhưng sau này chính quyền san lấp để xây dựng trường THCS thị trấn, mà không bố trí chỗ đổ rác mới cho người dân.
Từ năm 2006, hợp tác xã chuyên thu gom rác ngừng hoạt động, lượng rác thải được người dân đổ sau UBND thị trấn với một lượng khổng lồ, bốc mùi hôi thối. Bãi rác này gần đường liên huyện, bên cạnh khu dân cư gây mất mỹ quan đô thị. Do không có chỗ đổ rác nên dọc ven những con đường nhựa rộng dài trong thị trấn như: đoạn đối diện với UBND huyện ở khu 7 hay đường ra cảng Diêm Điền... nhiều loại rác thải trong nhà, ngoài đường tích tụ lâu ngày thành đống cao và bốc mùi hôi. Điều dễ nhận thấy là trong nhiều công sở ở đây thật khó để tìm thấy một chiếc xe đổ rác. Thay vào đó, thường thấy là những túi nilon, xô nhựa, thùng xốp tiện dụng hơn để người ta đựng và đem đi đổ. Không có người thu dọn, rác đổ ra đường thành đống cao, đến khi không thể cao hơn nữa người ta mới dọn đi. Lâu nay người dân Diêm Điền không chỉ dọn rác trong nhà mà còn phải thu rác ở vỉa hè, vệ đường trước cửa nhà và tự đi đổ.
Hình 2: Bãi rác trước mặt UBND huyện Thái Thuỵ tại Thị trấn Diêm Điền
Tháng 6 năm 2008, bãi rác chính của Thị trấn Diêm Điền không còn chỗ chứa, chính quyền địa phương buộc phải cho người dân tự túc nơi đổ rác. Bờ sông, bờ ao, bờ biển, vệ đường … vô tình đã trở thành những bãi rác tạm. Không có nơi đổ, không thể giữ rác trong nhà, các hộ dân ở Diêm Điền tìm đến sông Gú và trực tiếp đổ rác xuống sông vô tội vạ. Hai bên bờ sông Gú lổn nhổn những túi nilon, vỏ hộp sữa, chai lọ... Chúng được chất đống đầy rồi tràn xuống sát mép nước.
Hình 3: Rác trôi nổi trên sông Gú
Hình 4: Rác thải từ chợ- người dân thải trực tiếp xuống sông Gú
Mỗi ngày nhân dân thị trấn thải ra môi trường khoảng 30m3 rác thải sinh hoạt. Nhiều hộ gia đình trong Diêm Điền cũng khổ sở vì mùi hôi thối và bao nhiêu mối lo dịch bệnh từ những bãi rác tự phát.
Đứng trước tình trạng trên, UBND huyện Thái Thụy đã tìm địa điểm quy hoạch rác nằm trên xã Thụy Trình. Dự kiến bãi rác khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết được những khó khăn và bức xúc về rác thải của thị trấn Diêm Điềm và các xã lân cận.
2.4. Dự báo lượng xả thải đến năm 2020
Dựa trên phương pháp thống kê số liệu khối lượng chất thải rắn trong các năm của thị trấn và các đội thu gom rác thải.
- Tiêu chuẩn khối lượng rác thải sinh hoạt xả ra được tính theo người dân.
- Đối với khu vực đô thị, khả năng thu gom và xử lý hiện nay là 70-80% lượng rác phát sinh. Dự báo lượng rác này sẽ thu gom 90% lượng rác phát sinh vào năm 2015 và 100% vào năm 2020.
Dự báo dân số, khối lượng rác thải sinh hoạt của thị trấn đến năm 2015 và tầm nhìn 2020:
- Dân số hiện tại:
+ Dân số thị trấn Diêm Điền: 12000 người
+ Dân số xã Thụy Trình: 7264 người
- Dân số quy hoạch đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 bao gồm cả thị trấn Diêm Điền, xã thụy Trình và các xã lân cận sẽ lên đến 70 nghìn người.
- Tổng lượng rác thải sinh hoạt sẽ là: 70000 người x 0,7kg/người/ngày = 49tấn/ngày, tương đương với 17850 tấn/năm.
3. Lựa chọn quy hoạch địa điểm và quy mô xử lý rác thải sinh hoạt
3.1. Nguyên tắc và tiêu chí lựa chon địa điểm quy hoạch khu xử lý
Bên cạnh việc tuân thủ những quy định trong Thông tư 01 liên bộ XD và KHCNMT, trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và sự phân hóa lãnh thổ, các quy hoạch phát triển và sự phân bố dân số khu dân cư, xem xét các yếu tố kinh tế kỹ thuật và các điều kiện khác của khu vực, báo cáo này xác định rằng địa điểm xử lý, của thị trấn được lựa chọn theo các nguyên tắc sau:
Về địa chất: Vị trí có nền địa chất ổn định, không trùng với các đới đứt gãy kiến tạo. Địa chất công trình và địa chất thủy văn cần được quan tâm dưới góc độ tính ổn định của nền móng công trình và tính thấm của đất. Có thể tận dụng tầng đất đá hạt mịn có hàm lượng sét cao làm vật liệu phủ bề mặt, hoặc làm tầng chắn, tránh nhữnh điểm có các cửa sổ thủy văn hoạt động.
Về mặt địa hình: Chủ yếu tập trung vào tại các đầm hoang, nơi thuận lợi cho việc xây dựng các bãi chôn lấp rác kiểu chìm. Tuy nhiên một vài bãi cát vẫn phải lựa chọn trên nền đất cát vùng cồn.
Về thủy văn: Vị trí bãi không cắt ngang dòng chảy mặt, nhưng có điều kiện thoát nước tốt, dễ dàng cho việc tạo rãnh thu gom nước mưa, mực nước ngầm ở sâu, hoặc có tầng sét tách nước tốt.
Về cảnh quan sinh thái: nằm xa các di tích lịch sử, văn hóa; không phá vỡ cảnh quan sinh thái chung của khu vực.
Về đất đai: không xâm hại đất lúa, đất an ninh quốc phòng và các đất chuyên dụng khác theo quy hoạch chung.
Về giao thông: Nằm không xa các trục giao thông liên xã, thôn để thuận tiện cho việc vận chuyển chất thải rắn.
Về dân sinh: Đảm bảo khoảng cách an toàn đến khu dân cư tập trung theo theo quy định theo thông tư 01. Chú ý hướng gió và nguy cơ ô nhiễm do dòng nước rác đến các khu dân cư.
Về cơ sở hạ tầng dịch vụ: Có điều kiện cung cấp điện nước khi vận hành bãi chôn lấp rác và hoạt động của nhà máy xử lý rác nếu có trong tương lai.
Về kinh tế – xã hội: quy hoạch phát triển KT - XH của huyện và thị trấn là một yếu tố rất quan trọng cần được xem xét kỹ càng vì nó quyết định sự gia tăng khối lượng chất thải rắn, đặc biệt là nhu cầu sử dụng đất cho các ngành kinh tế. Hết sức chú ý đến khía cạnh kinh tế, có gắng giảm chi phí để có thể đạt yêu cầu về vốn đầu tư hợp lý, nhưng không làm giảm nhẹ lợi ích công cộng và hiệu quả kinh tế.
Về quản lý: Tuân thủ quản lý đất đai theo đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn. Trong trường hợp khó khăn, phải xây dựng bãi chôn lấp rác trên địa bàn của xã khác thì cần phải có sự can thiệp của UBND huyện. đảm bảo khoảng cách thích hợp đến các công trình khác theo quy định trong thông tư 01. Đạt sự đồng thuận của chính quyền và địa phương.
3.2 Kết quả lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp rác thải
Căn cứ vào thông tư Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BXD-BKHCNMT, các nguyên tắc đã nêu ở trên và kết quả điều tra khảo sát đã lựa chọn được các địa điểm để làm bãi xử lý, chôn lấp rác cho thị trấn có:
- Vị trí địa lý: Vị trí xây dựng khu xử lý rác, nằm ở phía Đông huyện Thái Thụy có vĩ độ : 20°21.787’ và có kinh độ là 106°33.468’. Trong đó khu vực lựa chọn xây dựng thuộc khu vực ruộng lúa Bình Xuân- xã Thụy Trình, có ranh giới phía Tây Bắc giáp xã Thụy Dũng cách khu dân cư gần nhất 1180m, phía Bắc giáp xã Thụy An và cách khu dân cư gần nhất 500m, phía Đông Nam giáp xã Thụy Tân cách khu dân cư gần nhất 480m (vị trí quy hoạch trên bản đồ phần phụ lục).
- Địa chất công trình: Khu vực này có đặc điểm kết cấu địa chất theo độ sâu từ trên xuống dưới: Phần trên cùng đặc trưng bằng lớp sét pha xám nâu, gạch vỡ, cát sạn, độ dày từ 0,2 - 1,0m đây là lớp đất trồng trọt hiện nay. Tiếp theo là lớp sét pha, xám nâu, dẻo mềm, độ dày từ 2,0-3,0m. Đây là lớp đất có tính chất cơ lý khá yếu, không có khả năng chịu tải. Sau nữa là lớp cát, cát pha, xám đen, xám nâu, trạng thái vừa chặt, độ dày từ 4,0 - 6,0m.
- Quy mô khu xử lý: Với khối lượng rác là 49 tấn/ngày, do đó cần thêm dây chuyền chế biến phân hữu cơ với công suất đạt 60% tổng lượng rác thải sinh hoạt tương đương với khoảng 29,4 tấn. Khả năng xử lý của lò đốt là 9 tấn/ngày, lượng rác có thể tái chế chiếm 5% (tương đương 2,45 tấn), do đó lượng rác còn lại cần phải chôn khoảng 8,15 tấn/ngày, như vậy diện tích chôn lấp tối thiểu khoảng 5,4ha. Diện tích quy hoạch là 6ha, trong giai đoạn đầu xây dựng trên diện tích 2,3ha.
4. Các công nghệ xử lý chất thải rắn hiện nay
Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý rác thải khác nhau như chôn lấp, đốt, nén ép, ủ phân compost, công nghệ tổng hợp,...nhưng do đặc điểm tình hình của địa phương, báo cáo đề cập tới một số công nghệ xử lý rác thải như sau:
4.1. Mô tả chi tiết công nghệ chôn lấp
Hình 5:Mô hình bãi chôn lấp hỗn hợp bán chìm bán nổi.
Phương pháp này là phương pháp đơn giản nhất, kinh tế và chấp nhận được về mặt môi trường. Đối với Việt Nam, đây là phương pháp phổ biến áp dụng cho xử lý chất thải rắn đô thị. Việc lựa chọn mô hình bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt và công nghiệp (không bao gồm chất thải nguy hại) được dựa trên các điều kiện địa hình, nền đất, thành phần rác thải và các yếu tố tự nhiên khác. Căn cứ vào đó, trong báo cáo kiến nghị lựa chọn duy nhất một mô hình bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cho xã là kiểu hỗn hợp, bán chìm bán nổi, như hình dưới đây. Kiểu mô hình này có ưu điểm là vừa tận dụng được khả năng chứa, vừa tận dụng nền đất giàu sét, tiết kiệm đất.
Đối với bãi chôn lấp rác thải đô thị thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt chiếm 50-60%, diễn ra quá trình phân huỷ sinh học trong các bãi chôn lấp. Hơn nữa, rác thải không được phân loại tại nguồn nên thành phần tính chất đa dạng, phức tạp và có chứa cả các chất độc hại như nilon, pin hỏng, dầu mỡ, keo diệt chuột, thiết bị điện tử thải bỏ… Chính vì vậy, loại bãi này đòi hỏi cá hệ thống thu gom và xử lý nước rác, hệ thống thu gom nước bề mặt, thu hồi khí tạo thành. Trong quá trình chôn lấp thường bổ sung thêm chế phẩm EM để ngăn ngừa mùi hôi và tạo điều kiện phân hủy rác.
4.2. Mô tả chi tiết công nghệ đốt rác
Đốt rác là giai đoạn ôxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của ô xy trong không khí, trong đó các chất thải rắn được chuyển hóa thành khí và các chất rắn không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không làm sạch được thoát ra ngoài không khí.
Xử lý khí
Rác đốt được
Rác không đốt được
Lò đốt rác
Tro xỉ
Chôn lấp
Rác thải sinh hoạt
Phân loại sơ bộ
Rác tái chế
Rác không tái chế
Hình 6:Sơ đồ công nghệ đốt rác thải:
Hình 7: Phân loại rác thải sinh hoạt
Phương pháp đốt có thể giảm thể tích chôn lấp xuống tới 75% do đó tiết kiệm được diện tích đất chôn lấp. Quá trình đốt cũng tiêu diệt được toàn bộ vi trùng gây bệnh. Nhiệt lượng đốt rác có thể được tái sử dụng.
4.3. Công nghệ ủ sinh học hiếu khí (Compost)
Chất thải rắn sinh hoạt của một số đô thị ở Việt Nam có thành phần là các chất hữu cơ dễ phân hủy khoảng 50-60%. Vì vậy, chúng phù hợp với công nghệ ủ sinh học tạo sản phẩm phân hữu cơ (compost). Ủ sinh học có thể coi là quá trình chuyển hóa sinh học các hợp chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học trong điều kiện có hoặc không có không khí để tạo thành các chất mùn có thể làm tăng độ phì của đất. Công nghệ ủ sinh học hiếu khí nhằm tận dụng thành phần hữu cơ trong rác thải chế biến thành phân bón (compost), tái sử dụng trong quá trình nông nghiệp. Quá trình ủ sinh học từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống, được áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển và Việt Nam
Rác hữu cơ có thể được ủ theo đống hoặc theo dây chuyền quy mô công nghiệp. Thời gian ủ rác khoảng 21 ngày sau đó rác sẽ được đưa vào ủ chín trong vòng 21 ngày, sau đó sẽ thu được phân hữu cơ. Để đảm bảo hiệu quả xử lý của quá trình ủ, việc phân loại chất thải rắn (phân tách chất hữu cơ, vô cơ, nilon, kim loại, thủy tinh,...) tại nguồn và sơ chế là rất cần thiết.
Sản phẩm của quá trình ủ là phân compost. Người ta bổ sung thêm một số thành phần cần thiết sau đó phân compost được sử dụng để bón cho cây.
Sơ đồ dây chuyền công nghệ chế biến phân hữu cơ như sau:
ChÊt th¶i h÷u c¬
C¾t nhá
Nguyªn liÖu h÷u c¬
Phèi trén
Hçn hîp ñ
BÓ ñ, thïng ñ
Mïn t¬i
ñ chÝn 28-30 ngµy
Ph©n lo¹i
Tinh chÕ
ChÊt ®én(ph©n b¾c, phô gia, vi sinh vËt…)
khÝ th¶i
CÊp níc
CÊp kh«ng khÝ
Ph©n h÷u c¬ vi sinh
Phèi trén N,P,K
Níc th¶i
Ph©n h÷u c¬ ®a vi lîng
Tiªu thô
Xö lý níc th¶i
Xö lý khÝ th¶i
Hình 7: Sơ đồ công nghệ chế biến phân hữu cơ
4.4. Công nghệ tổng hợp
Phương pháp sử dụng kết hợp những phương pháp xử lý trên với nhau, tùy đặc điểm số lượng và thành phần rác của địa phương (Chôn lấp hợp vệ sinh – Composting, Composting – Đốt – Chôn lấp chất trơ,.v.v...)
Mỗi công nghệ lại có những ưu và nhược điểm riêng. Dưới đây là bảng so sánh các công nghệ xử lý chất thải rắn hiện nay.
Bảng 2: So sánh các công nghệ xử lý chất thải rắn hiện nay
Cnghệ
Ưu điểm
Nhược điểm
Chôn lấp hợp vệ sinh
Chi phí đầu tư xây dựng và quản lý vận hành thấp
Trình độ quản lý vận hành không yêu cầu cao.
Sau khi đóng bãi chôn lấp hợp vệ sinh có thế sử dụng mặt bằng để xây dựng các công trình khác.
Linh hoạt khi sử dụng, có thể tiếp nhận tất cả các chất thải rắn mà không cần phân loại.
Diện tích chôn lấp lớn.
Trong quá trình vận hành, bãi có thể gây mùi và nguy cơ gây cháy nổ từ khí biogas tạo ra, nếu quản lý không tốt
Nước rỉ rác có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm
Ủ sinh học (Compost)
Giảm lượng rác cần