Trong mọi thời đại, giáo dục đều hướng tới sự phát triển toàn diện nhân cách
con người, bao gồm “đức, trí, thể, mỹ”. Ngày nay, yêu cầu về giáo dục toàn diện
nhân cách con người vẫn luôn được đặt ra, đặc biệt đối với việc giáo dục nghệ thuật
được xem như phương tiện hữu hiệu góp phần xây dựng nhân cách con người.
Ở nước ta, cùng với Mỹ thuật, Âm nhạc là môn học nghệ thuật đã được đưa
vào trường phổ thông từ những năm 90 của thế kỷ trước, tuy nhiên mới chỉ tập
trung ở một số trung tâm lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, . Gần 10 năm
trở lại đây, môn Âm nhạc đã được phổ cập trong toàn quốc, đã có vị trí như các
môn học khác của chương trình giáo dục bậc Tiểu học và Trung học cơ sở.
Trong thời kỳ hiện nay, nhân loại đang đi vào nền văn minh trí tuệ với sự phát
triển như vũ bão của Khoa học công nghệ, xu thế của thời đại được thể hiện rõ nét
của một xã hội có nền kinh tế tri thức, một xã hội học tập. Những thành tựu tiến bộ
của khoa học công nghệ đã làm thay đổi đáng kể hình th ức và nội dung mọi mặt của
đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, trên phạm vi toàn thế giới
Cùng với sự phát triển tiến bộ của nhân loại về mọi mặt trong mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội thì ngành giáo dục Việt Nam nói chung và đặc biệt là bộ môn
Âm nhạc nói riêng cũng cần phải tìm cho mình một hướng đi mới phù hợp với xu
th ế phát triển của thời đại.
Nắm bắt được tình hình trên, tôi đã đi sâu tìm tòi, nghiên c ứu về đề tài “Lợi
ích của việc học âm nhạc trong trường THCS”, bởi một khi chúng ta hiểu được
hết những ích lợi mà âm nhạc mang lại cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trường thì lúc đó ta mới có định hướng cụ thể, rõ ràng rồi từ đó tìm ra
biện pháp, hướng đi mới phù hợp, đúng đắn cho ngành âm nhạc nước nhà ngày
càng phát triển phổ biến bắt kịp với xu thế phát triển chung của nhân loại.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn và
tận đáy lòng xin gửi những lời tri ân tốt đẹp nhất đến cô LÊ THỊ KIM CHI- Giảng
viên khoa Nghệ thuật, phụ trách bộ môn Âm nhạc của Trường Đại Học Đồng
Tháp. Cảm ơn tất cả quý thầy cô Trường THCS Tân Mỹ và nhất là cô VÕ THỊ
TRÚC LY ( Giáo viên hướng dẫn môn Âm Nhạc) đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình
để tôi có thể hoàn thành đề tài này. Trong khuôn khổ thời gian có hạn, tôi đã cố
gắng hết khả năng để nghiên cứu và thực hiện đề tài nhưng chắc chắn không thể
tránh khỏi sự thiếu sót, em rất mong nhận được những lời góp ý chân thành từ cô để
đề tài của em được hoàn thành hơn.
42 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2592 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Lợi ích của việc học nhạc ở trường trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA NGHỆ THUẬT
TỪ VĂN ĐƯỢC
LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC NHẠC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Ngành đào tạo: Sư Phạm Âm Nhạc
Trình độ đào tạo: Cao Đẳng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn:
LÊ THỊ KIM CHI
ĐỒNG THÁP, NĂM 2012
Đề tài: Lợi ích của việc học nhạc trong trường trung học cơ sở
2
MỤC LỤC
Lời tri ân......................................................................................................... 3
PHẦN I: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 4
I. Lí do chọn đề .............................................................................................. .. ... 4
II. Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 5
III. Giới hạn đề tài ................................................................................................. 5
IV. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................. 5
V. Giả thuyết ......................................................................................................... 5
VI. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 6
VII. Các phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 6
PHẦN II: NỘI DUNG ......................................................................................... 7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................ 7
I. Đặc điểm phát triển sinh lí và sinh l í học sinh ở trường THCS ........................... 7
II. Lợi ích của việc học âm nhạc trong trường THCS ............................................. 9
1. Giáo dục thẩm mỹ ............................................................................................. 9
2. Giáo dục phẩm chất đạo đức ............................................................................ 15
3. Góp phần phát triển trí tuệ ............................................................................... 23
4. Góp phần phát triển thể chất ............................................................................ 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC ÂM NHẠC TRONG
TRƯỜNG THCS ................................................................................................. 25
I. Thực trạng giảng dạy âm nhạc trong trường THCS .......................................... 25
1. Phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên ...................................................................... 25
2. Phiếu trưng cầu ý kiến học sinh ....................................................................... 27
II. Kết quả điều tra ............................................................................................... 28
1. Kết quả trưng cầu ý kiến giáo viên................................................................... 29
2. Kết quả trưng cầu ý kiến học sinh .................................................................... 32
III. Thực trạng giảng dạy của giáo viên ............................................................... 35
IV. Thực trạng học tập của học sinh .................................................................... 36
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUÂT ........................................................ 37
I. Kết luận............................................................................................................ 37
II. Đề xuất ........................................................................................................... 38
1. Đối với nhà trường .......................................................................................... 38
2. Đối với giáo viên ............................................................................................. 38
3. Đối với học sinh .............................................................................................. 41
Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 42
Đề tài: Lợi ích của việc học nhạc trong trường trung học cơ sở
3
LỜI TRI ÂN
Trong mọi thời đại, giáo dục đều hướng tới sự phát triển toàn diện nhân cách
con người, bao gồm “đức, trí, thể, mỹ”. Ngày nay, yêu cầu về giáo dục toàn diện
nhân cách con người vẫn luôn được đặt ra, đặc biệt đối với việc giáo dục nghệ thuật
được xem như phương tiện hữu hiệu góp phần xây dựng nhân cách con người.
Ở nước ta, cùng với Mỹ thuật, Âm nhạc là môn học nghệ thuật đã được đưa
vào trường phổ thông từ những năm 90 của thế kỷ trước, tuy nhiên mới chỉ tập
trung ở một số trung tâm lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,…. Gần 10 năm
trở lại đây, môn Âm nhạc đã được phổ cập trong toàn quốc, đã có vị trí như các
môn học khác của chương trình giáo dục bậc Tiểu học và Trung học cơ sở.
Trong thời kỳ hiện nay, nhân loại đang đi vào nền văn minh trí tuệ với sự phát
triển như vũ bão của Khoa học công nghệ, xu thế của thời đại được thể hiện rõ nét
của một xã hội có nền kinh tế tri thức, một xã hội học tập. Những thành tựu tiến bộ
của khoa học công nghệ đã làm thay đổi đáng kể hình thức và nội dung mọi mặt của
đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục,… trên phạm vi toàn thế giới
Cùng với sự phát triển tiến bộ của nhân loại về mọi mặt trong mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội thì ngành giáo dục Việt Nam nói chung và đặc biệt là bộ môn
Âm nhạc nói riêng cũng cần phải tìm cho mình một hướng đi mới phù hợp với xu
thế phát triển của thời đại.
Nắm bắt được tình hình trên, tôi đã đi sâu tìm tòi, nghiên cứu về đề tài “Lợi
ích của việc học âm nhạc trong trường THCS”, bởi một khi chúng ta hiểu được
hết những ích lợi mà âm nhạc mang lại cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trường thì lúc đó ta mới có định hướng cụ thể, rõ ràng rồi từ đó tìm ra
biện pháp, hướng đi mới phù hợp, đúng đắn cho ngành âm nhạc nước nhà ngày
càng phát triển phổ biến bắt kịp với xu thế phát triển chung của nhân loại.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn và
tận đáy lòng xin gửi những lời tri ân tốt đẹp nhất đến cô LÊ THỊ KIM CHI- Giảng
viên khoa Nghệ thuật, phụ trách bộ môn Âm nhạc của Trường Đại Học Đồng
Tháp. Cảm ơn tất cả quý thầy cô Trường THCS Tân Mỹ và nhất là cô VÕ THỊ
TRÚC LY ( Giáo viên hướng dẫn môn Âm Nhạc) đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình
để tôi có thể hoàn thành đề tài này. Trong khuôn khổ thời gian có hạn, tôi đã cố
gắng hết khả năng để nghiên cứu và thực hiện đề tài nhưng chắc chắn không thể
tránh khỏi sự thiếu sót, em rất mong nhận được những lời góp ý chân thành từ cô để
đề tài của em được hoàn thành hơn.
Em xin chân thành cảm ơn và chúc cô luôn dồi dào sức khỏe!
Đề tài: Lợi ích của việc học nhạc trong trường trung học cơ sở
4
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong những năm gần đây, giáo dục nghệ thuật trong nhà trường phổ thông
đã trở thành một môn học không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục con người mới
Việt Nam phát triển toàn diện. Cùng với các môn học khác, môn học Âm nhạc trong
chương trình THCS nhằm mục đích giáo dục thẩm mỹ, nâng cao đời sống tinh thần
cho lớp trẻ nên đã thu hút được sự chú ý của nhà trường, của học sinh. Sau 5 năm
thay sách giáo khoa, chương trình Âm nhạc ở THCS đã được triển khai đồng bộ từ
lớp 6 đến hết học kỳ I lớp 9 đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của nhà trường phổ
thông và của xã hội. Mặc dù cũng còn có một vài ý kiến trái ngược nhau, nhưng
nhìn chung, nội dung của chương trình SGK. Âm nhạc THCS đã thể hiện được
những tiêu chí giáo dục thẩm mỹ hết sức cụ thể, có tính khoa học và liên ngành cao.
Có lẽ, chưa có thời điểm nào mà các trường phổ thông lại hăng hái đăng ký tham
gia giờ dạy tốt, giáo viên dạy giỏi môn Âm nhạc như giai đoạn hiện nay. Điều đó
chứng tỏ sự định hướng đúng đắn của Đảng và nhà nước, sự quan tâm của Bộ giáo
dục đào tạo cũng như các sở, ngành địa phương đối với môn học này. Do vậy đã
khơi dậy được niềm tự tin, lòng yêu nghề, sự nhiệt tình phấn đấu của những giáo
viên giảng dạy âm nhạc.
Môn Âm nhạc trong trường THCS không nhằm đào tạo những người làm
nghề Âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ, ca sĩ….mà chính là qua môn học để
tác động vào đời sống tinh thần của các em góp phần cùng với môn học khác thực
hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông cũng như mục tiêu của bậc học.
Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, không
những nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hóa mà còn phát huy năng lực cảm thụ
Âm Nhạc, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, lành mạnh tạo điều kiện để
các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, góp phần phát triển toàn diện và hài hòa tính
cách của các em.
Đặc biệt là giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông là một trong bốn
mặt giáo dục quan trọng nhất: Đức – Trí – Thể - Mĩ. Cái đẹp trong nghệ thuật âm
nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tượng âm
nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động long người, hướng con người
đến Chân – Thiện – Mĩ…
Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi sự hứng
thú cao.
Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực
chủ động sáng tạo của học sinh. Có như vậy các em mới có điều kiện khắc phục khó
khăn tiếp nhận kiến thức mới.
Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi nhạy cảm hiếu động
ham thích ca hát. Nếu giáo viên gây được hứng thú trong bài dạy sẽ tạo cho học
sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách có hiệu quả.
Đề tài: Lợi ích của việc học nhạc trong trường trung học cơ sở
5
Từ thực tiễn giảng dạy cũng như thực tiễn của học sinh nông thôn ít có điều
kiện để tiếp nhận tri thức về âm nhạc, nếu giáo viên tạo được hứng thú trong giảng
dạy và học tập sẽ giúp cho học sinh say mê học tập.
Từ những lý do nói trên, bản thân tôi nhận thấy lợi ích của việc học nhạc ở
trường THCS là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng trong việc dạy và học. Vì vậy nó là động lực giúp tôi đi sâu nghiên đề tài
này.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Giúp học sinh bước đầu hiểu rõ thêm về việc học âm nhạc mang lại những
lợi ích như thế nào cho học sinh.
Định hướng học sinh hiểu rằng song song với việc học các môn học khác thì
môn âm nhạc cũng có tác động tích cực vào đời sống tinh thần của các em.
Thông qua việc hiểu rõ hơn về lợi ích của việc dạy âm nhạc trong trường
THCS, từ đó xây dựng các phương pháp để việc dạy âm nhạc càng có hiệu quả.
III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đến những lợi ích mang lại khi giảng dạy âm
nhạc trong trường THCS đối với học sinh lứa tuổi từ 11 – 14 tuổi.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng: Lợi ích của việc học Âm nhạc trong trường THCS.
- Khách thể: Quá trình giảng dạy Âm nhạc ở trường THCS.
V. GIẢ THUYẾT:
Nếu thực hiện thành công đề tài này thì sẽ thu được những kết quả đáng kể sau:
- Mọi người sẽ có cách nhìn khác về môn âm nhạc, từ đó việc giảng dạy được
thực hiện nghiêm túc, khoa học đạt kết quả tốt nhất.
- Học sinh ngày càng hiểu rõ hơn về lợi ích của việc học âm nhạc mang lại từ
đó các em sẽ có hứng thú và tinh thần học hơn trong các tiết học âm nhạc.
- Phát triển nhân cách học sinh, góp phần giáo dục thế hệ trẻ có cách nhìn khác
về việc học âm nhạc.
- Giúp giáo viên hiểu rõ hơn nữa bản chất về môn mà mình đang dạy, từ đó họ
càng có tinh thần giảng dạy và càng yêu nghề.
Đề tài: Lợi ích của việc học nhạc trong trường trung học cơ sở
6
VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, tôi tiến hành giải quyết các nhiệm
vụ trọng tâm sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy âm nhạc trong trường THCS để từ đó
thấy được những lợi ích mà âm nhạc mang lại.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá lợi ích khi giảng dạy âm nhạc trong trường
THCS.
- Đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả, lợi ích từ việc học âm nhạc trong
trường THCS.
VII. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc và tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu
về việc giảng dạy âm nhạc trong trường THCS.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Điều tra, khảo sát lấy ý kiến của giáo viên và học sinh.
- Phân tích, đánh giá những nội dung thu thập được.
- Thống kê, tổng kết kết quả và đưa ra hướng xử lý, giải quyết.
Đề tài: Lợi ích của việc học nhạc trong trường trung học cơ sở
7
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN SINH LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC SINH Ở TRƯỜNG
THCS.
1. Đặc điểm phát triển sinh lý:
1.1 Sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân đối.
Sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến yên,
tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể trẻ, trong đó
sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục.
Chiều cao của các em tăng lên một cách đột ngột, hằng năm có thể tăng từ 5 -
6 cm. Trọng lượng cơ thể hằng năm tăng từ 2,4 - 6 kg, tăng vòng ngực là những
yếu tố đặc biệt trong sự phát triển thể chất của trẻ.
Ở giai đoạn dưới 14 tuổi vẫn còn có các đốt sụn hoàn toàn giữa các đốt
xương sống, nên cột sống dễ bị cong vẹo khi đứng ngồi không đúng tư thế.
Sự tăng khối lượng các bắp thịt và lực của cơ bắp diễn ra mạnh nhất vào cuối
thời kì dậy thì khiến các em khỏe ra rõ rệt. Tuy nhiên, sự phát triển cơ của các em
trai khác biệt nhất định báo hiệu sự hình thành ở các em những nét khác biệt về cơ
thể : con trai cao lên, vai rộng ra, con gái có than hình ngày càng phát triển đầy
đặn, xương chậu rộng ra. Sự phát triển cơ thể diễn ra không cân đối làm cho các
em lúng túng, vụng về, “lóng ngóng”.
Xương chân và tay nhanh dài ra nhưng cơ phát triển chậm hơn và lồng ngực
phát triển chậm, nên đầu tuổi thiếu niên thường có thân hình dài, hơi gầy và ít
nhiều không cân đối.
Sự phát triển của hệ tim - mạch cũng không cân đối: thể tích tim tăng nhanh,
hoạt động mạnh hơn nhưng đường kính phát triển chậm hơn. Điều này gây nên
những rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn máu.
1.2 Hoạt động thần kinh cấp cao của tuổi thiếu niên cũng có những nét riêng biệt.
Ở tuổi thiếu niên, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến thiếu
niên không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được xúc động
mạnh. Các em dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh,….
Đề tài: Lợi ích của việc học nhạc trong trường trung học cơ sở
8
1.3 Hiện tượng dậy thì.
Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển
cơ thể của thể thiếu niên. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động và cơ thể các em xuất
hiện những dấu hiệu phụ khiến chúng ta nhận ra các em đang ở độ tuổi dậy thì.
Biểu hiện bên ngoài chủ yếu của sự chín muồi của các cơ quan sinh dục ở
các em trai là sự xuất tinh, ở các em gái là hiện tượng thấy kinh. Tuổi dậy thì của
các em nữ thường vào khoảng 12 - 14 tuổi, các em nam bắt đầu và kết thúc chậm
hơn các em gái khoảng 1,5 - 2 năm.
Sự phát dục cùng với những chuyển biến trong sự phát triển cơ thể của thiếu
niên có một ý nghĩa không nhỏ trong sự nảy sinh những cấu tạo tâm lý mới: Cảm
giác về tính người lớn thực sự của mình; cảm giác về tình cảm giới tính mới lạ,
quan tâm tới người khác giới.
2. Đặc điểm phát triển tâm lý:
Đối với tuổi thiếu niên, có một số các rối loạn tâm lý mang tính chất đặc
trưng. Nếu như có rối loạn phát triển tâm lý từ trước, thì đến tuổi thiếu niên,
chúng cũng sẽ có những biến đổi nhất định.Tuổi thiếu niên ở trong khoảng từ 11-
14 tuổi (2 năm). Đây là thời gian xảy ra rất nhiều các biến đổi ở các mức độ khác
nhau trong cơ thể trẻ, sự hình thành nhân cách được hoàn thiện. Ở góc độ nội tiết,
sự họat hóa của tuyến yên, của các tuyến sinh dục, của tuyến thượng thận được
tăng cường, dẫn đến sự tăng trưởng mạnh về chiều cao, trọng lượng cơ thể, các
dấu hiệu sinh dục phụ xuất hiện. Tuy nhiên, người lớn (cha mẹ, thầy, cô giáo,
người nuôi dưỡng trẻ) phải ý thức rằng, những phát triển trong cơ thể trẻ lúc này
diễn ra chưa đồng bộ và với diện mạo “to cao” bên ngoài như vậy, các em vẫn
chưa là người lớn thực thụ về tất cả các chức năng trong cơ thể. Về trí tuệ, ở giai
đoạn lứa tuổi này, tiếp tục diễn ra sự phát triển của trí nhớ, đặc biệt trí nhớ ý
nghĩa, chú ý có chủ định, và vận động, tư duy lôgic và trừu tượng cũng phát triển
mạnh. Trẻ- thiếu niên hoàn toàn có khả năng tiếp thu các khái niệm Toán học, Vật
lý học và Triết học trừu tượng.
Mặt khác, sự thay đổi trong lĩnh vực động cơ của nhân cách cũng diễn ra
cùng với động cơ học tập, nhu cầu trong giao tiếp bạn bè, việc lĩnh hội các chuẩn
mực và giá trị môi trường của thiếu niên cũng bắt đầu diễn ra. Trong quan hệ với
cha mẹ, xuất hiện các dấu hiệu từ phản ứng, muốn thoát khỏi sự áp đặt quan điểm
của người lớn về các vấn đề khác nhau đến việc bỏ trốn khỏi nhà. Liên quan tới
việc hình thành tính tích cực nhân cách trong giai đoạn này là việc đẩy nhanh tính
chất mạnh mẽ trong hình thành các đặc điểm nhân cách ở trẻ. Chính sự đẩy nhanh
tốc độ cả về cơ thể lẫn nhân cách là bước chuyển từ trạng thái trẻ em sang người
lớn. Sự phụ thuộc vào cha mẹ và người lớn dần phải được thay thế định hướng
cho trẻ hướng tới tương lai của chính bản thân nó. Sự chuyển dịch này đưa ra yêu
cầu khá cao không chỉ đối với hệ thần kinh trung ương, mà cả hệ thống giá trị,
chuẩn mực, niềm tin vốn đã được hình thành trước đó ở trẻ.
Với những trẻ thiểu năng trí tuệ mức nhẹ, vào tuổi thiếu niên, việc định
hướng cuộc sống, các kỹ năng tự phục vụ và lao động được cải thiện. Tuy nhiên,
Đề tài: Lợi ích của việc học nhạc trong trường trung học cơ sở
9
một số chức năng vào lúc này cũng không thể được bù trừ, chẳng hạn như thoát
khỏi ức chế tình dục, xâm kích hay thích tham gia vào các nhóm thiếu niên lịch
lãm với tư cách là thành viên. Với trẻ phát triển theo kiểu nhi tính, chậm phát triển
tâm lý có thể được bù trừ, nhưng nhân cách, cũng như động cơ vẫn không thoát
khỏi nhi tính.Còn với trẻ thiếu niên, nhi tính do căn nguyên tâm sinh lý thì chậm
phát triển tốc độ chín muồi sinh dục vẫn diễn ra. Ở các thiếu niên có tổn thương
thực thể hệ thần kinh trung ương các rối loạn trí tuệ có thể được phục hồi tương
đối, nhưng hiện tượng mệt mỏi và rối loạn hành vi lại tăng cường. Nếu trẻ bị động
kinh từ nhỏ, và không được điều trị kịp thời, thì vào tuổi thiếu niên, các khiếm
khuyết trí tuệ, sự thay đổi nhân cách, biểu hiện sự dữ tợn, càng tăng hơn.
Những nét tính cách tăng đậm (NTCTĐ): là hiện tượng thường gặp ở trẻ
THCS; đây là các phương án cực hạn của chuẩn bình thường và khi đó các nét của
tính cách được tăng cường có phần tăng đậm thái quá.
Rơi vào hiện trạng này, ở trẻ thiếu niên xuất hiện tính nhậy cảm tăng cường
với một số các tác động gây chấn thương tâm lý xác định, trong khi lại ổn định với
các tác động khác. Tính cách phát triển mạnh theo nhiều kiểu khác nhau, mỗi kiểu
trong đó đều để lại dấu vết về điểm yếu của mình và đó cũng là dấu hiệu để phân
biệt các dạng phát triển tính cách tăng đậm.
Sự phát triển tính cách tăng đậm thường bộc phát ở tuổi thiếu niên, vào giai
đoạn hình thành tính cách và theo bám tương đối chặt chẽ với các giai đoạn phát
triển tiếp theo của trẻ. Tính cách phát triển tăng đậm không phải là bệnh lý, mà là
các phương án phát triển bình thường nhưng rất dễ dẫn đến các hành vi lệch chuẩn
và lâu dài, nếu không được chỉnh trị hoặc uốn nắn sẽ dẫn đến các bệnh thái nhân
cách (và lúc đó đòi hỏi phải có sự tham gia, can thiệp của các nhà tâm thần học).
II. LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC NHẠC TRONG TRƯỜNG THCS.
1. Giáo dục thẩm mỹ:
Âm nhạc có chức năng thẩm mỹ, học nhạc không chỉ giúp các em giảm stress
(căng thẳng) mà qua đó các em có cái nhìn tươi đẹp hơn về cuộc sống, thông qua
các ca từ, làn điệu âm