Phá sản doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là hiện tượng tất yếu của quá
trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải tự nhiên để loại bỏ doanh nghiệp yếu kém,
khẳng định sự tồn tại và phát triển đối với doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Vì
những lý do khác nhau mà trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có
thể lâm vào tình trạng phá sản. Chính vì thế pháp luật phá sản là một bộ phận không
thể thiếu của pháp luật kinh doanh để giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan
đến tình trạng làm ăn quẫn bách của doanh nghiệp, tức là khi doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản.
Luật phá sản đầu tiên của nước ta có tên gọi là Luật phá sản doanh nghiệp, được
Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ tư thông qua ngày 30/12/1993 và có hiệu lực ngày
1/7/1994. Tuy nhiên, trong hơn mười năm thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp
năm 1993 đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Sau môt thời gian nghiên cứu sửa đổi, bổ
sung nhằm khắc phục nhược điểm của Luật phá sản doanh nghiệp năm1993 và đáp
ứng yêu cầu của nền kinh tế hiện tại. Luật phá sản mới đã ra đời: Luật này có tên
gọi là Luật phá sản năm 2004. Luật phá sản năm 2004 đã được Quốc hội khoá XI
kỳ họp thứ năm thông qua, có hiệu lực từ ngày 15/10/2004 và chính thức thay thế
Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993.
Mục tiêu của Luật phá sản năm 2004 không chỉ nhằm giải quyết vụ việc phá
sản đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các chủ n ợ, tăng cường trách nhiệm của
các doanh nghiệp trong quá trình tiến hành các hoạt động thương mại mà quan
trọng hơn là nhằm tìm kiếm giải pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh cho
doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong kinh doanh. Tuy nhiên, trong thực tế,
mục tiêu này không phải là dễ thực hiện. Vì vậy, cần phải nắm vững nội dung
của Luật phá sản và sự vận dụng đúng đắn những nguyên tắc của Luật phá sản
nói chung và những quy định pháp lý có liên quan mới có thể thực thi Luật phá
sản một cách có hiệu quả.
87 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3387 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Luật phá sản Việt Nam năm 2004: Thực tiễn áp dụng tại Thành phố Hà Nội và phương hướng hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------***------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM NĂM 2004:
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ
NỘI VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN
Sinh viên thực hiện : Lê Hoàng Mai
Lớp : Anh 8
Khoá : 44B
Giáo viên hƣớng dẫn : GS.TS. Nguyễn Thị Mơ
Hà Nội, tháng 05 năm 2009
i
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁ SẢN, PHÁP LUẬT PHÁ SẢN Ở VIỆT
NAM NĂM 2004 .................................................................................................... 3
I. Khái niệm và đặc điểm của phá sản .................................................................. 3
1. Khái niệm về phá sản ......................................................................................... 3
1.1 Phá sản theo các cách tiếp cận từ góc độ kinh tế ............................................. 3
1.2 Phá sản theo cách tiếp cận từ góc độ pháp luật ............................................... 5
2. Sự tác động của phá sản ..................................................................................... 7
2.1. Về mặt tiêu cực .............................................................................................. 7
2.2. Về mặt tích cực .............................................................................................. 9
II. Pháp luật về phá sản ........................................................................................11
1. Sự cần thiết phải có pháp luật phá sản .............................................................11
2. Mục đích và vai trò của Pháp luật phá sản .......................................................12
2.1 Mục đích của pháp luật phá sản: ....................................................................12
2.2 Vai trò của Pháp luật phá sản .........................................................................13
3. Một số điểm lưu ý trong các quy định của pháp luật phá sản của các nước trên
thế giới: ..................................................................................................................18
3.1. Phạm vi áp dụng của Luật phá sản. ...............................................................18
3.2. Thế nào là tình trạng phá sản. ........................................................................21
II. Luật phá sản Việt Nam năm 2004...................................................................24
1. Sự cần thiết phải ban hành Luật phá sản năm 2004 .........................................24
2. Những nội dung cơ bản của Luật phá sản năm 2004 .......................................26
2.1. Về đối tượng áp dụng của Luật Phá sản. .......................................................26
2.2. Điều kiện để xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản ..27
2.3. Thủ tục tiến hành một vụ phá sản thông thường ............................................28
ii
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2004 TẠI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ...................................34
I. Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng Pháp luật phá sản nói chung và luật
phá sản năm 2005 ở Việt Nam .............................................................................34
1. Những thuận lợi và kết quả ..............................................................................34
2. Những khó khăn và bất cập. ..............................................................................38
2.1. Phạm vi chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản còn quá hẹp ....38
2.2. Thủ tục giải quyết phá sản còn kéo dài .........................................................39
2.3. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản mà không nộp đơn
yêu cầu phá sản vì các quy định trong Luật phá sản năm 2004 vẫn chưa cụ thể ...40
3. Nguyên nhân bất cập trong quá trình thực hiện Luật phá sản năm 2004 ........41
3.1 Tính khả thi của luật không cao .....................................................................41
3.2 Văn bản hướng dẫn thực hiện luật còn chậm ..................................................42
II. Áp dụng Luật phá sản năm 2004 tại TP. Hà Nội ...........................................43
1. Thực tiễn áp dụng các quy định về giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản các
doanh nghiệp ở thành phố Hà Nội và những vấn đề đặt ra. .................................43
2. Thực tiễn thực hiện quy trình và thủ tục phá sản và những vấn đề đặt ra .......47
2.1. Vướng mắc trong trường hợp không xác định được địa chỉ của doanh nghiệp
và của chủ doanh nghiệp (con nợ) khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản .......47
2.2. Chưa có tiêu chí cụ thể về điều kiện thụ lý đơn và ra quyết định mở hay
không mở thủ tục phá sản ....................................................................................48
2.3. Những quy định về Thẩm phán phụ trách việc giải quyết phá sản còn tỏ ra
không sát với thực tế. ...........................................................................................48
2.4. Những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản50
2.5. Về vấn đề thu hồi tài sản phá sản ..................................................................57
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG KHẢ
NĂNG THỰC THI LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2004 ...............................................59
I. Dự báo xu hƣớng doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản ở TP. Hà Nội trong thời
gian tới ..................................................................................................................59
1. Cơ sở để dự báo .................................................................................................59
iii
2. Con số dự báo ....................................................................................................61
II. Các giải pháp cụ thể ........................................................................................62
1. Nhóm giải pháp sửa đổi Luật phá sản năm 2004 ..............................................62
1.1. Sửa đổi các quy định về việc nộp đơn, thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
và việc mở hoặc không mở thủ tục phá sản ..........................................................62
1.2. Bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản67
1.3. Tăng cường cơ chế giám sát của chủ nợ đối với quá trình giải quyết thủ tục
phá sản. ................................................................................................................69
1.4. Bổ sung các quy định về thủ tục quản lý tài sản phá sản của doanh nghiệp bị
tuyên bố phá sản ..................................................................................................71
2. Nhóm giải pháp đối với Thành phố Hà Nội ......................................................74
2.1. Có biện pháp đủ mạnh để thúc đẩy thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh
nghiệp làm ăn kém hiệu quả.................................................................................74
2.2. Kiên quyết xóa bỏ tư tưởng ỷ lại vào sự cứu xét của Nhà nước đối với những
doanh nghiệp Hà Nội hoạt động không hiệu quả ..................................................74
2.3. Tăng cường nâng cao hiểu biết ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp Hà
Nội về lợi ích của thủ tục phá sản và pháp luật phá sản .......................................75
3. Nhóm giải pháp khác .........................................................................................76
3.1. Đối với Toà án .............................................................................................76
3.2. Tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về kế toán ...........................................77
3.3 Tăng cường giáo dục sâu rộng mọi đối tượng trong tầng lớp nhân dân Hà Nội
về phá sản để đổi mới nhận thức ..........................................................................78
Kết luận .................................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................80
Danh mục các chữ viết tắt
1. LPSDN 1993 : Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993
2. LPS 2004 : Luật phá sản năm 2004
3. CHLB : Cộng hoà liên bang
4. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
5. WTO : Tổ chức thương mại Thế giới
6. GDP : Tổng sản phẩm quốc nội.
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Phá sản doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là hiện tượng tất yếu của quá
trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải tự nhiên để loại bỏ doanh nghiệp yếu kém,
khẳng định sự tồn tại và phát triển đối với doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Vì
những lý do khác nhau mà trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có
thể lâm vào tình trạng phá sản. Chính vì thế pháp luật phá sản là một bộ phận không
thể thiếu của pháp luật kinh doanh để giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan
đến tình trạng làm ăn quẫn bách của doanh nghiệp, tức là khi doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản.
Luật phá sản đầu tiên của nước ta có tên gọi là Luật phá sản doanh nghiệp, được
Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ tư thông qua ngày 30/12/1993 và có hiệu lực ngày
1/7/1994. Tuy nhiên, trong hơn mười năm thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp
năm 1993 đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Sau môt thời gian nghiên cứu sửa đổi, bổ
sung nhằm khắc phục nhược điểm của Luật phá sản doanh nghiệp năm1993 và đáp
ứng yêu cầu của nền kinh tế hiện tại. Luật phá sản mới đã ra đời: Luật này có tên
gọi là Luật phá sản năm 2004. Luật phá sản năm 2004 đã được Quốc hội khoá XI
kỳ họp thứ năm thông qua, có hiệu lực từ ngày 15/10/2004 và chính thức thay thế
Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993.
Mục tiêu của Luật phá sản năm 2004 không chỉ nhằm giải quyết vụ việc phá
sản đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ, tăng cường trách nhiệm của
các doanh nghiệp trong quá trình tiến hành các hoạt động thương mại mà quan
trọng hơn là nhằm tìm kiếm giải pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh cho
doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong kinh doanh. Tuy nhiên, trong thực tế,
mục tiêu này không phải là dễ thực hiện. Vì vậy, cần phải nắm vững nội dung
của Luật phá sản và sự vận dụng đúng đắn những nguyên tắc của Luật phá sản
nói chung và những quy định pháp lý có liên quan mới có thể thực thi Luật phá
sản một cách có hiệu quả.
2
Đó là lý do để vấn đề “Luật phá sản Việt Nam năm 2004: Thực tiễn áp dụng tại
thành phố Hà Nội và phương hướng hoàn thiện” được lựa chọn làm đề tài cho Khoá
luận tốt nghiệp đại học này.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu để làm rõ những nội dung cơ bản của Luật phá sản năm
2004 sau khi phân tích thực tiễn áp dụng luật này tại TP. Hà Nội trong những năm
qua nhằm làm rõ bất cập và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện; từ đó
đề xuất phương hướng và giải pháp để Luật phá sản năm 2004 có hiệu quả hơn
trong thực tiễn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứƣ:
Đối tượng nghiên cứu của Khoá luận là: Luật phá sản nói chung và Luật phá sản
Việt Nam năm 2004 nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu của Khoá luận giới hạn ở việc phân
tích những vấn đề phát sinh từ việc áp dụng Luật phá sản năm 2004 tại TP. Hà Nội.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: hệ thống hoá,
phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê và nêu nhận xét cá nhân.
5. Kết cấu Khoá luận:
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Khoá
luận bao gồm ba chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về phá sản, pháp luật phá sản và Luật phá sản năm 2004
Chƣơng 2: Thực tiễn áp dụng Luật phá sản năm 2004 tại TP Hà Nội và những
vấn đề đặt ra.
Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường khả năng thực thi Luật phá
sản năm 2004.
3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁ SẢN, PHÁP LUẬT
PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM NĂM 2004
I. Khái niệm và đặc điểm của phá sản
1. Khái niệm về phá sản
1.1 Phá sản theo các cách tiếp cận từ góc độ kinh tế
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các nền kinh tế trên thế giới
đã cho thấy rằng, phá sản ra đời và tồn tại trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất
định. Điều này giải thích tại sao, phá sản là hiện tượng bình thường, phổ biến trong
nền kinh tế thị trường nhưng lại rất xa lạ với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
Phá sản là khái niệm chỉ tình trạng làm ăn thua lỗ của doanh nghiệp, tình trạng mất
khả năng thanh toán nợ của thương gia.
Về phương diện ngôn ngữ, hiện có khá nhiều thuật ngữ dùng để thể hiện khái
niệm này. Ở châu Âu khi nói đến phá sản người ta hay dùng danh từ “Bankruptcy”
trong tiếng Anh hoặc “Banqueroute” trong tiếng Pháp. Cả hai từ này đều bắt nguồn
từ chữ “Banca Rotta” của La Mã có nghĩa là “chiếc ghế bị gẫy”1. Vào khoảng thế
kỷ VII, tại La Mã các thương gia của một thành phố thường họp nhau lại để xem xét
việc làm ăn và công nợ. Người nào mất khả năng thanh toán công nợ sẽ bị mất
quyền tham gia Đại hội thương gia và chiếc ghế ngồi của họ theo đó cũng bị đem ra
khỏi hội trường. Như vậy, “Banca Rotta” (chiếc ghế bị gẫy) được quan niệm như
là một biểu tượng của việc mất khả năng thanh toán.
Trong nền kinh tế tự cung tự cấp, con người làm ra sản phẩm tự phục vụ, tự đáp
ứng nhu cầu của mình nên hoạt động thương mại chưa tồn tại và do đó không thể có
hiện tượng phá sản.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, chủ thể kinh tế chủ yếu là các doanh
nghiệp quốc doanh, được Nhà nước thành lập và tài sản thuộc quyền sở hữu Nhà
nước. Các doanh nghiệp này không có quyền chủ động trong hoạt động kinh doanh
1 TS. Trương Hồng Hải, Luận án tiến sĩ: “Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ so sánh và
phương hướng hoàn thiện”, tr38-40
4
từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đều theo kế hoạch của Nhà nước và cũng không
có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Lúc bấy giờ, nếu doanh nghiệp kinh doanh
có lãi thì nộp vào ngân sách nhà nước, còn ngược lại nếu lỗ thì được Nhà nước bù
lỗ. Các xí nghiệp, hợp tác xã thời kỳ này hoạt động kém hiệu qủa, lãi giả, lỗ thật, nợ
nần chồng chất. Nhà nước phải giúp đỡ các doanh nghiệp này bằng cách hoãn nợ,
xoá nợ hoặc dùng các giải pháp mang tính hành chính như giải thể, sáp nhập… Vì
vậy, doanh nghiệp quốc doanh trong nền kinh tế bao cấp không bị mất khả năng
thanh toán và do đó hiện tượng phá sản cũng không xảy ra.
Trong nền kinh tế thị trường, phá sản là một hiện tượng kinh tế-xã hội tồn tại
khách quan. Tính tất yếu khách quan của hiện tượng phá sản được lý giải bởi các
nguyên nhân sau:
Thứ nhất, mặc dù có đời sống ngắn dài khác nhau nhưng doanh nghiệp luôn có
một vòng đời nhất định: khởi nghiệp, tăng trưởng, phồn vinh và suy thoái. Cũng
giống như một cơ thể sống, hàng triệu tế bào liên tục được sinh ra và chết đi. Và
trong nền kinh tế thị trường hàng chục triệu doanh nghiệp được sinh ra, và trải qua
nhiều giai đoạn cũng đến lúc tàn lụi, đó là lúc doanh nghiệp phá sản. Điều này hoàn
toàn phù hợp với quy luật sinh tồn của sự vật, hiện tượng.
Thứ hai, nền kinh tế thị trường là nơi diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các
nhà kinh doanh. Những doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển phải mạnh và
phải đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Điều đó đòi hỏi các doanh
nghiệp phải chủ động, linh hoạt nắm bắt được các quy luật kinh tế và chiếm lĩnh thị
trường. Và dĩ nhiên các công ty nhỏ, không đủ sức cạnh tranh sẽ lâm vào tình trạng
phá sản.
Một doanh nghiệp phá sản có thể do nhiều nguyên nhân, cũng có thể do nguyên
nhân chủ quan hoặc nguyên nhân khách quan tác động. Nguyên nhân khách quan
như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, động đất, hay sự xuất hiện của đối thủ cạnh
tranh…Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan như năng lực quản lý, lãnh đạo công ty,
chiến lược kinh doanh,…nhiều khi cũng là nguyên nhân của các vụ phá sản doanh
nghiệp.
5
Phá sản bao giờ cũng kéo theo những hệ quả kinh tế-xã hội nhất định. Ví dụ, sự
phá sản của một bộ phận lớn doanh nghiệp thường gây ra những xáo trộn, ảnh
hưởng xấu đến việc sản xuất, thu nhập của một bộ phận lớn người lao động. Song
sự tác động của phá sản không phải bao giờ cũng chỉ có ý nghĩa tiêu cực. Sinh- Tử,
Thành lập- Phá sản là những quy luật của cuộc sống doanh nghiệp và thị trường.
Một trong những quy luật cơ bản của triết học là quy luật phủ định của phủ định,
phá sản cũng chính là sự phủ định cần thiết để kinh tế có bước phát triển cao hơn.
Tóm lại, nhìn từ góc độ kinh tế, phá sản là một thuật ngữ chỉ tình trạng làm ăn
thua lỗ, quẫn bách đến mức không thể trả được các món nợ dù có bán hết mọi tài
sản hiện có. Phá sản là một hiện tượng tất yếu của nền kinh tế thị trường, nó hiện
hữu như một sản phẩm của quá trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải tự nhiên của
nền kinh tế thị trường.
1.2 Phá sản theo cách tiếp cận từ góc độ pháp luật
Phá sản đã có từ lâu, nhưng với tư cách là một hiện tượng phổ biến thì nó chỉ
xuất hiện trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế này, cùng với các quyền
cơ bản khác của công dân, quyền tự do kinh doanh đã rất được Nhà nước tôn trong,
đề cao và bảo vệ. Với tư cách là một quyền cơ bản của công dân, quyền tự do kinh
doanh có nội hàm rất rộng, bao gồm nhiều bộ phận cấu thành như quyền tự do thành
lập doanh nghiệp; quyền tự do quyết định quy mô kinh doanh; quyền tự do lựa chọn
ngành nghề, mặt hàng kinh doanh; quyền tự do định đoạt các vấn đề phát sinh trong
khi hành nghề; quyền tự do thiết lập các quan hệ kinh tế; quyền tự do lựa chọn cơ
quan giải quyết tranh chấp; quyền tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Như
vậy, tự do cạnh tranh như một bộ phận cấu thành rất quan trọng của quyền tự do
kinh doanh đã tạo tiền đề pháp lý để các doanh nghiệp tham gia vào các cuộc chiến
với nhau nhằm giành giật thị trường, khách hàng, lợi nhuận. Cũng như mọi cuộc
chiến khác, cuộc chiến giữa các nhà kinh doanh cũng mang lại những hậu quả nhất
định cho bên thua cuộc: Phá sản. Xét trên quan điểm của pháp luật mà nói thì Phá
sản cũng là một quyền của doanh nghiệp và đã là quyền thì được pháp luật bảo vệ.
6
Thêm vào đó, bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thì luôn có
một bộ phận không nhỏ những doanh nghiệp do làm ăn kém hiệu quả, nợ nần chồng
chất, không thể thanh toán được các nghĩa vụ tài chính đến hạn nên buộc phải chấm
dứt sự tồn tại của mình và rút khỏi thị trường. Trong điều kiện như vậy, một vấn đề
đặt ra mà Nhà nước nào cũng phải quan tâm giải quyết là làm sao tạo điều kiện để
doanh nghiệp con nợ này rút khỏi thương trường một cách êm thấm, có trật tự và ít
gây ra hậu quả xấu cho các chủ thể có liên quan nói riêng và cho xã hội nói chung.
Muốn thực hiện được các mục tiêu này thì Nhà nước không thể đứng ngoài cuộc mà
phải can thiệp bằng cách ban hành pháp luật để xử lý một loạt các vấn đề liên quan
đến việc doanh nghiệp mắc nợ. Ví dụ, Nhà nước phải quy định khi nào và với điều
kiện gì thì một doanh nghiệp con nợ bị coi là đã lâm vào tình trạng phá sản; ai có
quyền làm đơn yêu cầu việc giải quyết phá sản; cơ quan nào trong bộ máy nhà nước
có nghĩa vụ giải quyết việc phá sản; thủ tục Toà án thụ lý và giải quyết vụ phá sản;
cơ chế quản lý tài sản của con nợ lâm vào tình trạng phá sản; thành phần, nhiệm vụ,
quyền hạn của thiết chế thực hiện việc quản lý tài sản của doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản; tài sản phá sản gồm những gì; khi giải quyết phá sản thì có
những tài sản nào của con nợ không được đem chia cho các chủ nợ; thứ tự ưu tiên
thanh toán từ tài sản phá sản; con nợ có phải tiếp tục trả cho các chủ nợ các khoản
nợ còn thiếu chưa được trả hay không, v.v … Tất cả những vấn đề đó cần phải được
Nhà nước thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật mà giải quyết một cách
thấu đáo, hợp tình, hợp lý. Tổng hợp những văn bản pháp luật này tạo thành một
lĩnh vực pháp luật được g