Miền Trung là nơi hứng chịu nhiều thiên tai lũ lụt vào loại bậc nhất ở nước
ta. Đã có nhiều công trình nghiên cứu giải quyết vấn đề này nhằm góp phần làm
giảm nhẹ những hậu quả do thiên tai lũ lụt gây ra. Hướng tích cực nhất là nâng cao
hiệu quả của công tác cảnh báo và dự báo lũ, từ đó đưa ra những biện pháp thích
hợp để phòng, tránh. Ngày nay một trong những hướng mới trong nghiên cứu thủy
văn ở nước ta là sử dụng mô hình toán phục vụ công tác tính toán và dự báo lũ.
Khóa luận đã chọn mô hình sóng động học một chiều và phương pháp phần
tử hữu hạn, phương pháp SCS để mô phỏng lũ trên lưu vực sông Bến Hải – trạm
Gia Vòng nhằm khai thác các thông tin về mặt đệm với số liệu khí tượng thủy văn
và bản đồ với mục tiêu tìm kiếm các phương án cảnh báo, dự báo lũ phục vụ phòng
chống thiên tai lũ lụt ở lưu vực sông Bến Hải.
Khóa luận gồm có 3 chương,ngoài mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo:
Chương 1 : Đặc điểm địa lý tự nhiên lưu vực sông Bến Hải – trạm Gia Vòng
Chương 2 : Tổng quan về các mô hình mô phỏng mưa dòng chảy
Chương 3: Ứng dụng mô hình sóng động học một chiều (KW1D) mô phỏng
lũ trên lưu vực sông Bến Hải – trạm Gia Vòng.
60 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Mô phỏng lũ bằng mô hình sóng động học (kw1d) trên lưu vực sông Bến Hải – Trạm gia vòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
‘
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN và HẢI DƯƠNG HỌC
Tạ Thị Quỳnh Mai
MÔ PHỎNG LŨ BẰNG MÔ HÌNH
SÓNG ĐỘNG HỌC (KW1D) TRÊN LƯU VỰC
SÔNG BẾN HẢI – TRẠM GIA VÒNG
Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy chất lượng cao
Ngành Thủy văn học
Hà Nội - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN và HẢI DƯƠNG HỌC
Tạ Thị Quỳnh Mai
MÔ PHỎNG LŨ BẰNG MÔ HÌNH
SÓNG ĐỘNG HỌC (KW1D) TRÊN LƯU VỰC
SÔNG BẾN HẢI – TRẠM GIA VÒNG
Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy chất lượng cao
Ngành Thủy văn học
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thanh Sơn
ThS. Ngô Chí Tuấn
Hà Nội - 2013
Lời cảm ơn
Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành tại Bộ
môn Thủy văn, Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương
học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc
gia Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô
đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình
học tập, đặc biệt là các thầy Nguyễn Thanh Sơn, Ngô
Chí Tuấn đã tận tình và hướng dẫn em trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận này.
Sinh viên
Tạ Thị Quỳnh Mai
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LƯU VỰC SÔNG BẾN HẢI –
TRẠM GIA VÒNG ................................................................................................... 2
1.1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ................................................................................................. 2
1.2.ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO ..................................................................................... 2
1.3.ĐỊA CHẤT, THỔ NHƯỠNG ........................................................................... 4
1.4.THẢM THỰC VẬT .......................................................................................... 4
1.5.KHÍ HẬU .......................................................................................................... 5
1.6.MẠNG LƯỚI THỦY VĂN VÀ TÌNH HÌNH LŨ LỤT .................................... 7
Chương 2. TỔNG QUAN CÁC MÔ HÌNH MƯA - DÒNG CHẢY ................... 10
2.1. CÁC MÔ HÌNH MƯA - DÒNG CHẢY ...................................................... 10
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH THẤM .......................................................... 15
2.3.MÔ HÌNH SÓNG ĐỘNG HỌC MỘT CHIỀU - PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ
HỮU HẠN ............................................................................................................ 18
2.4. PHƯƠNG PHÁP SCS VÀ PHÁT TRIỂN ..................................................... 22
Chương 3. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SÓNG ĐỘNG HỌC MỘT CHIỀU
(KW1D) MÔ PHỎNG LŨ TRÊN LƯU VỰC SÔNG BẾN HẢI – TRẠM GIA
VÒNG ....................................................................................................................... 25
3.1.TÌNH HÌNH SỐ LIỆU .................................................................................... 25
3.2. XÂY DỰNG BỘ THÔNG SỐ MÔ HÌNH SÓNG ĐỘNG HỌC MỘT CHIỀU
TRÊN LƯU VỰC SÔNG BẾN HẢI – TRẠM GIA VÒNG ................................. 26
3.3 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SÓNG ĐỘNG HỌC MỘT CHIỀU - PHƯƠNG
PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN MÔ PHỎNG LŨ TRÊN LƯU VỰC SÔNG BẾN
HẢI – TRẠM GIA VÒNG .................................................................................... 36
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 45
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 46
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Bản đồ lưu vực sông Bến Hải ........................................................................ 2
Hình 2. Bản đồ địa hình lưu vực sông Bến Hải – trạm Gia Vòng .............................. 3
Hình 3. Bản đồ sử dụng đất trên lưu vực sông Bến Hải – trạm Gia Vòng ................. 4
Hình 4.Bản đồ rừng lưu vực sông Bến Hải – trạm Gia Vòng ..................................... 5
Hình 5. Bản đồ mạng lưới thủy văn lưu vực sông Bến Hải – trạm Gia Vòng ............ 8
Hình 6: Các biến số có tổn thất dòng chảy trong phương pháp SCS ........................ 23
Hình 7. Sơ đồ phân dải sông trên lưu vực sông Bến Hải – trạm Gia Vòng .............. 29
Hình 8: Sơ đồ lưới các phần tử sông trên lưu vực sông Bến Hải – trạm Gia Vòng . 30
Hình 9 .Sơ đồ khối của chương trình mô phỏng dòng chảy theo phương pháp phần
tử hữu hạn sóng động học một chiều ........................................................................ 36
Hình 10. Kết quả đường quá trình mô phỏng lũ từ 19h/17/IX – 19h/19/IX/2005 trên
lưu vực sông Bến Hải – trạm Gia Vòng .................................................................... 38
Hình 11. Kết quả đường quá trình mô phỏng lũ từ 13h/07/X/2005 - 07h/X/10/2005
trên lưu vực sông Bến Hải – trạm Gia Vòng ............................................................ 38
Hình 12. Đường quá trình mô phỏng lũ từ 07h/10/X/2007 - 13h/12/X/2007 trên lưu
vực sông Bến Hải– trạm Gia Vòng ........................................................................... 39
Hình 13.Kết quả đường quá trình mô phỏng lũ từ 13h/02/X/2010 - 01h/05/X/2010
trên lưu vực sông Bến Hải – trạm Gia Vòng ............................................................ 39
Hình 14. Kết quả đường quá trình mô phỏng lũ từ 01h/11/XI - 01h/14/XI năm 2007
trên lưu vực sông ....................................................................................................... 42
Hình 15. Kết quả đường quá trình mô phỏng lũ từ 01h/29/IX - 19h/01/X năm 2009
trên lưu vực sông Bến Hải – trạm Gia Vòng ............................................................ 42
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.Lớp phủ thực vật theo mức độ che tán và tỷ lệ % so với lưu vực .................. 5
Bảng 2. Hiện trạng rừng lưu vực sông Bến Hải .......................................................... 5
Bảng 3.Một số đặc trưng dòng chảy năm các lưu vực sông thuộc tỉnh Quảng Trị .... 8
Bảng 4. Phân phối dòng chảy theo các tháng trong năm (mm) của trạm Gia Vòng .. 8
Bảng 5. Thời gian của các trận mưa gây lũ ............................................................... 25
Bảng 6. Số liệu mưa luỹ tích của các trận mưa gây lũ .............................................. 27
Bảng 7. Số lưu vực con và số dải tương ứng ............................................................ 28
Bảng 8. Các phần tử của lưu vực sông Bến Hải – trạm Gia Vòng ........................... 31
Bảng 9 . Các đặc trưng của các phần tử .................................................................... 32
Bảng 10. Các đặc trưng chiều dài lòng dẫn,độ dốc lòng dẫn của dải ....................... 35
Bảng 11. Sai số tổng lượng, đỉnh lũ và độ hữu hiệu R2 của 04 trận lũ mô phỏng trên
lưu vực sông Bến Hải – trạm Gia Vòng .................................................................... 40
Bảng 12. Sai số tổng lượng, đỉnh lũ và độ hữu hiệu R2 của hai trận lũ độc lập trên
lưu vực sông Bến Hải – trạm Gia Vòng .................................................................... 43
1
MỞ ĐẦU
Miền Trung là nơi hứng chịu nhiều thiên tai lũ lụt vào loại bậc nhất ở nước
ta. Đã có nhiều công trình nghiên cứu giải quyết vấn đề này nhằm góp phần làm
giảm nhẹ những hậu quả do thiên tai lũ lụt gây ra. Hướng tích cực nhất là nâng cao
hiệu quả của công tác cảnh báo và dự báo lũ, từ đó đưa ra những biện pháp thích
hợp để phòng, tránh. Ngày nay một trong những hướng mới trong nghiên cứu thủy
văn ở nước ta là sử dụng mô hình toán phục vụ công tác tính toán và dự báo lũ.
Khóa luận đã chọn mô hình sóng động học một chiều và phương pháp phần
tử hữu hạn, phương pháp SCS để mô phỏng lũ trên lưu vực sông Bến Hải – trạm
Gia Vòng nhằm khai thác các thông tin về mặt đệm với số liệu khí tượng thủy văn
và bản đồ với mục tiêu tìm kiếm các phương án cảnh báo, dự báo lũ phục vụ phòng
chống thiên tai lũ lụt ở lưu vực sông Bến Hải.
Khóa luận gồm có 3 chương,ngoài mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo:
Chương 1 : Đặc điểm địa lý tự nhiên lưu vực sông Bến Hải – trạm Gia Vòng
Chương 2 : Tổng quan về các mô hình mô phỏng mưa dòng chảy
Chương 3: Ứng dụng mô hình sóng động học một chiều (KW1D) mô phỏng
lũ trên lưu vực sông Bến Hải – trạm Gia Vòng.
Do kiến thức có hạn và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên khóa luận
không thể tránh được nhiều thiếu sót em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô
để khóa luận được hoàn thiện hơn.
2
Chương 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
LƯU VỰC SÔNG BẾN HẢI – TRẠM GIA VÒNG
1.1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Lưu vực sông Bến Hải nằm trong giới hạn từ 106038’ đến 106058’ kinh độ
Đông, từ 16047’đến 16059’ vĩ độ Bắc, phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Bình, phía Tây
giáp với lưu vực sông Sê Păng Hiêng, phía Nam giáp với lưu vực sông Thạch Hãn
và phía Đông giáp biển Đông.
Lưu vực sông Bến Hải - tính đến trạm Gia Vòng có diện tích là 283,7 km2
bắt nguồn từ dãy núi cao trên 1700 m nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Trị và đổ ra
biển qua Cửa Tùng. Sông Bến Hải chảy dọc theo vĩ tuyến 17, với vị trí địa lý như
vậy, lưu vực sông Bến Hải gần nguồn ẩm nên có khả năng tạo mưa lớn sinh ra
dòng chảy lớn (Hình 1) [14].
Hình 1. Bản đồ lưu vực sông Bến Hải
1.2.ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO
Vùng nghiên cứu có thế dốc chung từ đỉnh Trường Sơn đổ ra biển. Do sự
phát triển của các bình nguyên đồi thấp nên địa hình của vùng này rất phức tạp.
Theo chiều Bắc - Nam,phần đồng bằng địa hình có dạng đèo thấp, thung lũng sông-
3
đèo thấp. Theo chiều Tây-Đông địa hình ở đây có dạng núi cao,đồi thấp nhiều khu
theo dạng bình nguyên - đồi, đồng bằng.
Vùng đồng bằng ở đây là các thung lũng sâu kẹp giữa các dải đồi thấp và cồn
cát hình thành trên các cấu trúc uốn nếp của dãy Trường Sơn, có nguồn gốc mài
mòn và bồi tụ. Đồng bằng hạ du sông Bến Hải, cao độ biến đổi từ +1 ÷ 2,5 m, địa
hình bằng phẳng, đã được khai thác từ lâu đời để sản xuất lúa nước. Địa hình vùng
đồi ở đây có dạng đồi bát úp liên tục, có những khu nhỏ dạng bình nguyên. Độ dốc
vùng núi bình quân từ 15 ÷ 180 m. Địa hình này rất thuận lợi cho việc phát triển cây
trồng cạn, cây công nghiệp, cây ăn quả, cao độ của dạng địa hình này là 200-
1000m, có nhiều thung lũng lớn. Đây là dạng địa hình có thế mạnh của tỉnh Quảng
Trị nói chung và lưu vực sông Bến Hải nói riêng, dạng địa hình này chiếm tới 50%
diện tích tự nhiên của các lưu vực sông, thuận lợi cho việc xây dựng hồ chứa phục
vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Hình 2. Bản đồ địa hình lưu vực sông Bến Hải – trạm Gia Vòng
Dãy Trường Sơn chắn gió,hứng ẩm tạo mưa sinh ra dòng chảy tốt, nhưng
nếu làm mưa tăng thì địa hình ở đồng bằng thoát lũ chậm dễ gây ngập lụt. Như vậy,
địa hình vùng nghiên cứu rất phức tạp, gây khó khăn cho công tác thủy lợi và cũng
có rất nhiều tiềm năng để phát triển một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng và một
nền kinh tế hàng hóa giá trị cao [14].
4
1.3.ĐỊA CHẤT, THỔ NHƯỠNG
Địa tầng phát triển không liên tục, các trầm tích từ Paleozoi hạ tới Kainozoi
trong đó trầm tích Paleozoi chiếm chủ yếu, gồm 9 phân vị địa tầng, còn lại 6 phân
vị thuộc Meozoi và Kainozoi. Địa chất trong vùng có những đứt gãy chạy theo
hướng từ đỉnh Trường Sơn ra biển tạo thành các rạch sông chính cắt theo phương
Tây Đông. Tầng đá gốc ở đây nằm sâu,tầng phủ dày. Phần thềm lục địa được tạo
thành từ trầm tích sông biển và sự di đẩy của dòng biển tạo thành. Lưu vực sông
Bến Hải gần như toàn bộ diện tích là đất feralit, ở phía hạ lưu sông có đất xói mòn
trơ sỏi đá và đất nâu đỏ nhưng chiếm diện tích rất ít [14]
Hình 3. Bản đồ sử dụng đất trên lưu vực sông Bến Hải – trạm Gia Vòng
1.4.THẢM THỰC VẬT
Lớp phủ thực vật đóng vai trò quan trọng đối với khả năng hình thành lũ lụt
– đó là khả năng điều tiết nước. Trên lưu vực rừng tự nhiên còn ít, chủ yếu là rừng
trung bình, phân bố ở vùng núi cao. Vùng đồi núi còn rất ít rừng, đại bộ phận là đất
trống trảng cây bụi, ngoài ra ở vùng hạ lưu có đất trồng nương rẫy xen dân cư và
cây nông nghiệp ngắn vụ xen dân cư. Trên lưu vực sông Bến Hải có rất nhiều loại
cây nhưng diện tích đất trống và cây bụi còn rất nhiều , chiếm tỉ lệ khá lớn diện tích
toàn lưu vực (Hình 4). Với độ che phủ của các loại rừng được trình bày trong bảng
1. [4]
5
Bảng 1.Lớp phủ thực vật theo mức độ che tán và tỷ lệ % so với lưu vực
STT Loại hình lớp phủ
Tỷ lệ % so với
diện tích lưu
vực
Mức độ tán
che
(%) 1 Rừng tự nhiên rộng thường xanh thưa 12,36 50 ÷ 60
2 Rừng tự nhiên rộng thường xanh trung
bình
4,98 60 ÷ 70
3 Rừng tự nhiên rộng thường xanh kín 1,82 ˃ 90
4 Nương rẫy xen dân cư 3,65 5 ÷ 10
5 Cây nông nghiệp ngắn vụ xen dân cư 0.74 < 5
Bảng 2. Hiện trạng rừng lưu vực sông Bến Hải
STT Loại Diện tích (km2) Diện tích (%)
1 Rừng tự nhiên nghèo 68,31 24,08
2 Rừng tự nhiên giàu và trung bình 7,802 2,75
3 Trảng cây bụi 194 68,38
4 Cây cỏ xen nương rẫy 1,235 0,44
5 Cây công nghiệp dài ngày 12,4 4,35
Hình 4.Bản đồ rừng lưu vực sông Bến Hải – trạm Gia Vòng
1.5.KHÍ HẬU
Lưu vực sông Bến Hải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm
mang đầy đủ sắc thái của khí hậu chuyển tiếp Bắc Nam của các tỉnh miền Trung
6
Việt Nam. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng
XII đến tháng VIII, mùa mưa từ tháng IX đến tháng XI. Từ tháng III đến tháng VIII
chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô và nóng. Từ tháng IX đến tháng II năm sau
chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đi liền với mưa phùn và rét đậm.[14]
- Mưa : Tổng lượng mưa 9 tháng mùa khô chỉ chiếm 30% tổng lượng mưa
năm. Trong các tháng mùa khô từ tháng XII đến tháng IV thường có những trận
mưa rào nhẹ cách nhau từ 7 đến 8 ngày với lượng mưa trần từ 20 ÷ 30 mm,do vậy
trong vụ đông xuân thường ít phải tưới hơn vụ hè thu. Giữa 2 mùa khô có 1 thời kì
mưa lớn là tháng V và tháng VI gọi là mưa tiểu mãn, nhờ có mưa này mà vụ hè thu,
nhu cầu nước cho con người và cây trồng đỡ căng thẳng hơn. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng IX đến tháng XI thậm chí có năm kéo dài đến tận tháng XII. Đây là thời gian
bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động mạnh ở khu vực miền Trung. Do đặc điểm địa
hình chia cắt nên mưa trong mùa mưa cũng ít khi đồng đều trên toàn lưu vực.
- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí trong vùng thấp nhất vào mùa
đông(tháng XI đến tháng III), cao nhất vào mùa hè (tháng V đến tháng VIII). Nhiệt
độ bình quân nhiều năm vào khoảng 24,30C. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày từ 7
đến 100C.
- Độ ẩm tương đối : Độ ẩm tương đối bình quân nhiều năm nằm trong
khoảng 85 tới 89%.
- Bốc hơi : Bốc hơi bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 1200 ÷ 1300
mm. Ở vùng đồng bằng bốc hơi bình quân nhiều năm cao hơn vùng núi. Lượng bốc
hơi bình quân tháng lớn nhất tại Đông Hà là 219 mm/tháng (xem bảng 4). Lượng
bốc hơi ngày lớn nhất vào tháng VII, bình quân 1 ngày bốc hơi tới 7 mm.
- Số giờ nắng : Bình quân nhiều năm số giờ nắng khoảng 1840 giờ
- Gió và bão : Các lưu vực sông Bến Hải thuộc Quảng Trị chịu chế độ khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có 2 chế độ gió mùa chính:
+ Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh vào mùa hè từ tháng IV đến tháng XI,
tốc độ gió bình quân đạt 2 ÷ 2,2 m/s, mang độ ẩm và gây mưa cho vùng.
+ Gió mùa Tây Bắc hoạt động mạnh từ tháng XII đến tháng III năm sau, tốc
độ gió bình quân đạt 1,7 ÷ 1,9 m/s. Thời gian chuyển tiếp các hướng gió Tây Nam
và Tây Bắc là thời gian giao thời. Gió Tây khô nóng hoạt động vào tháng IV,tháng
V (nhân dân địa phương gọi là gió Lào). Thời kì có gió Lào là thời kì nóng nhất.
7
Bão và xoáy thuận nhiệt đới là những biến động thời tiết trong mùa hạ, hoạt
động rất mạnh mẽ và thất thường. Từ tháng V đến tháng VIII vùng ven Thái Bình
Dương không khí bị nung nóng bốc lên cao tạo thành những vùng xoáy rộng hàng
trăm km2, tích lũy dần và di chuyển theo hướng Tây Nam đổ bộ vào đảo Hải Nam
Trung Quốc. Đến cuối mùa, từ tháng IX đến tháng XI, gió Tây Nam suy yếu,
nhường dần cho gió Nam và Đông Nam. Tâm xoáy thuận di chuyển dần xuống
vùng vĩ độ thấp và đổ bộ vào khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế. Cuối mùa,
gió Đông Bắc mạnh hẳn lên, ép các xoáy thuận nhiệt đới di chuyển dần về cực Nam
Trung Bộ. Quy luật này diễn ra thường xuyên, hàng năm. Thời kì xoáy thuận nhiệt
đới đổ bộ vào Bắc Trung Bộ thường gây ra bão vùng ven biển. Hướng đi của bão
trong vùng Bình Trị Thiên theo hướng chính Tây chiếm khoảng 30 %; theo hướng
Tây-Tây Bắc chiếm khoảng 45 %: theo hướng Nam chiếm khoảng 24 % và theo
các hướng khác chiếm khoảng 1 %.
Tính chất của bão và áp thấp nhiệt đới cũng rất khác nhau theo từng cơn bão
và từng thời kì có bão. Có năm không có bão và áp thấp nhiệt đới như năm
1963,1965,1969,1986,1991,1994. Cũng có năm liên tiếp 3 cơn bão như năm
1964,1996 hoặc 1 năm có 2 cơn bão như năm 1999. Bình quân 1 năm có 1,2 ÷ 1,3
cơn bão. Vùng ven biển, bão và áp thấp nhiệt đới thường gặp nhau tới 78 %, do vậy
khi có bão thường gặp mưa lớn sinh lũ trên các triền sông. Bão đổ bộ vào đất liền
với tốc độ gió từ cấp 10 tới cấp 12, có khi gió giật trên cấp 12. Thời gian bão duy trì
từ 8 ÷ 10 giờ nhưng mưa theo bão thường xảy ra 3 ngày liên tục.
Trong thời gian có bão thường đi kèm mưa lớn và có thể gây ra hiện tượng lũ
quét gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Đây cũng là một yếu tố tự nhiên cản trở
tới tiến trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị nói riêng và các tỉnh miền
Trung nói chung.[14]
1.6.MẠNG LƯỚI THỦY VĂN VÀ TÌNH HÌNH LŨ LỤT
Cũng như các nơi khác ở nước ta, dòng chảy sông suối trong lưu vực sông
Bến Hải không những phân bố không đều trong lãnh thổ mà còn phân bố không đều
trong năm. Hàng năm,dòng chảy sông suối biến đổi theo mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa
cạn. Thời gian bắt đầu, kết thúc các mùa dòng chảy không cố định hàng năm mà có
sự xê dịch giữa các năm từ 1 đến vài tháng.
Dòng chảy năm tại khu vực nghiên cứu có giá trị mô đun biến động trong
khoảng 54- 73 l/s/km2, thuộc khu vực có dòng chảy dồi dào so với trung bình cả
nước, phần lớn nước tập trung vào mùa lũ.Do sự phân bố nước không đều trong
8
năm nên lũ ở đây rất khắc nghiệt và hạn hán cũng rất điển hình. Do độ dốc lớn nên
lũ thường xảy ra nhanh và ác liệt gây ra nguy hiểm cho các hoạt động kinh tế xã
hội. Thông thường mùa lũ thường xuất hiện chậm hơn mùa mưa khoảng 1 tháng.
Mưa là nguyên nhân gây lũ chủ yếu ở 2 tỉnh này. Lũ lớn nhất thường xuất hiện
trong các tháng IX,X chiếm từ 25- 31 % tổng lượng nước năm. [14]
Hình 5. Bản đồ mạng lưới thủy văn lưu vực sông Bến Hải – trạm Gia Vòng
Bảng 3.Một số đặc trưng dòng chảy năm các lưu vực sông thuộc tỉnh Quảng Trị
Tên sông Tên trạm
Các đặc trưng dòng chảy lưu vực
Q0(m
3
/s) M0(l/s.km
2
) Y0(mm)
Bến Hải Gia Vòng 14,4 53,9 1698 0,61
Bảng 4. Phân phối dòng chảy theo các tháng trong năm (mm) của trạm Gia Vòng
Tên lưu vực I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Bến Hải 5.10 2.70 1.90 1.50 3.10 2.40 1.40 2.90 14.2 30.9 23.9 10.0
Mùa kiệt trong vùng thường chậm hơn so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Lượng nước mùa kiệt chỉ chiếm khoảng gần 30% tổng lượng dòng chảy trong năm.
Sự phân phối không đều đã gây ảnh hưởng lớn cho sinh hoạt và sản xuất. Tình trạng
đó càng trở nên khốc liệt vào các năm và các tháng có gió Tây Nam (gió Lào) hoạt
9
động mạnh. Tuy nhiên vào khoảng tháng V-VI trong vùng thường có mưa tiểu mãn
bổ sung lượng nước cho mùa kiệt.
Tháng IV và tháng VII là những tháng kiệt, lưu lượng trên sông nhỏ. Mô đun
bình quân dòng chảy tháng vào các tháng kiệt chỉ khoảng 10- 15 l/s/km2. Do đặc
điểm vùng nghiên cứu có địa hình tạo thành các dải từ biển vào sâu trong lục địa:
dải cát ven biển, đồng bằng ven biển, gò đồi, núi nên tính chất dòng chảy cũng có
sự phân hóa theo không gian rõ rệt. Một số đặc trưng dòng chảy năm của lưu vực
sông Bến Hải được thể hiện ở bảng 3.
Qua bảng