Hiện nay trên thế giới, Vận tải đa phƣơng thức không còn là một phƣơng
pháp vận tải xa lạ nữa mà đã trở thành một phƣơng pháp vận tải hết sức hiệu
quả, phổ biến ở nhiều quốc gia. Vận tải đa phƣơng thức mang lại rất nhiều lợi
ích về mặt kinh tế – xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy buôn
bán hàng hoá quốc tế với ƣu thế phối hợp đƣợc nhiều loại phƣơng thức thành
một dây chuyền vận tải nhờ đó tăng nhanh tốc độ chuyên chở hàng hoá. Thế
nhƣng tại Việt Nam, dịch vụ Vận tải đa phƣơng thức vẫn còn hết sức khiêm tốn
mặc dù nó đã xuất hiện ở Viêt Nam đƣợc gần 20 năm (từ khoảng những nă m
1980). Đây thực sự là một điều rất đáng tiếc vì phƣơng pháp vận tải này có rất
nhiều ƣu điểm, đặc biệt hỗ trợ cho hoạt động giao lƣu buôn bán của Việt Nam
với các nƣớc cũng nhƣ giúp mang lại nguồn lợi lớn về kinh tế khi các doanh
nghiệp Việt Nam tham gia v ào thị trƣờng dịch vụ vận tải quốc tế.
Vậy nguyên nhân nào khiến hoạt động Vận tải đa phƣơng thức vẫn chƣa
phát triển rộng rãi tại Việt Nam? Có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi vừa đặt
ra nhƣng khoá luận này chỉ đề cập đến một câu trả lời – một phần nguyê n
nhân đã gây trở ngại cho sự phát triển của hoạt động Vận tải đa phƣơng thức
tại Việt Nam - đó chính là môi trƣờng pháp lý của hoạt động này. Môi trƣờng
pháp lý với hệ thống chính sách, luật và việc thực thi hệ thống ấy là nhân tố
có thể tạo thuận lợi cho một hoạt động và cũng có thể gây ra những hạn chế
không cần thiết đối với chính hoạt động đó. Trong bối cảnh Việt Nam đang
hoà nhập vào nền kinh tế thế giới với thắng lợi lớn là việc gia nhập vào WTO,
chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới và cải thiện hệ
thống luật pháp cho thông thoáng, tạo điều kiện cho mọi hoạt động kinh
doanh, cung cấp dịch vụ bao gồm cả dịch vụ Vận tải đa phƣơng thức, tuy
2
nhiên vẫn không thể tránh đƣợc còn nhiều thiếu sót trong việc làm luật và
thực thi luật. Vì vậy điều quan trọng là phải kịp thời phát hiện ra những yế u
kém còn tồn tại trong môi trƣờng pháp lý và tìm ra giải pháp cho chúng, để
Vận tải đa phƣơng thức có đƣợc một môi trƣờng pháp lý thực sự hoàn thiện,
tạo điều kiện cho phƣơng pháp vận tải này phát triển thuận lợi trong những
năm tới. Vì ý nghĩa đó, khoá luận đã đi vào tìm hiểu một số vấn đề còn tồn tại
trong môi trƣờng pháp lý của Vận tải đa phƣơng thức và từ đó đề xuất một số
giải pháp hoàn thiện môi trƣờng pháp lý nhằm phát triển hoạt động Vận tải đa
phƣơng thức tại Việt Nam
93 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1762 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Môi trường pháp lý và hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm phát triển hoạt động vận tải đa phương thức tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
MÔI TRƢỜNG PHÁP LÝ VÀ HOÀN THIỆN MÔI
TRƢỜNG PHÁP LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : Cù Thị Thu Hằng
Lớp : A12 – K42C
Khoá : 42
Giáo viên hƣớng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Như Tiến
Hà Nội – Tháng 11/2007
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG
THỨC TẠI VIỆT NAM ........................................................................................ 4
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC ............. 4
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUỒN GỐC CỦA VẬN TẢI ĐA
PHƢƠNG THỨC .................................................................................... 4
1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC ........................ 4
1.1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC. ..................... 5
1.1.3. NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC. ... 7
1.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI
ĐA PHƢƠNG THỨC.............................................................................. 9
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC
TẠI VIỆT NAM. ..................................................................................... 11
2.1. THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ SỰ THAM GIA CỦA CÁC
PHƢƠNG THỨC VẬN TẢI VÀO HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA
PHƢƠNG THỨC Ở VIỆT NAM .......................................................... 11
2.1.1. VẬN TẢI BIỂN ......................................................................... 12
2.1.2. VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ .............................................................. 15
2.1.3. VẬN TẢI ĐƢỜNG SẮT ............................................................. 17
2.1.4. VẬN TẢI THUỶ NỘI ĐỊA ......................................................... 18
2.1.5. VẬN TẢI HÀNG KHÔNG ......................................................... 20
2.2. TÌNH HÌNH CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA
PHƢƠNG THỨC. ................................................................................. 21
2.3. NGUỒN NHÂN LỰC .................................................................... 24
2.4. SỰ QUẢN LÝ CỦA CHÍNH PHỦ ................................................. 24
III. NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM ............................... 26
3.1. ƢU ĐIỂM ....................................................................................... 26
3.2. NHƢỢC ĐIỂM............................................................................... 27
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÁP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG
VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC......................................................................... 30
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔI TRƢỜNG PHÁP LÝ ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC ................................... 30
II. CÁC NGUỒN LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM ĐIỀU CHỈNH
HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC. .................................. 32
2.1. NGUỒN LUẬT QUỐC TẾ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI
ĐA PHƢƠNG THỨC............................................................................ 32
2.1.1. CÔNG ƢỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ VẬN TẢI HÀNG HOÁ ĐA
PHƢƠNG THỨC QUỐC TẾ NĂM 1980 ............................................ 33
2.1.2. QUY TẮC CỦA UNCTAD/ICC VỀ CHỨNG TỪ VẬN TẢI ĐA
PHƢƠNG THỨC NĂM 1992 ............................................................... 34
2.1.3. HIỆP ĐỊNH KHUNG ASEAN VỀ VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC
NĂM 2005 .......................................................................................... 35
2.2. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA
PHƢƠNG THỨC Ở VIỆT NAM. ......................................................... 38
2.2.1. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH TRỰC TIẾP. ............................. 38
2.2.2. MỘT SỐ NGUỒN LUẬT LIÊN QUAN ..................................... 41
III. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƢỜNG PHÁP LÝ TỚI HOẠT
ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM ................... 42
3.1. TÁC ĐỘNG TỪ NGUỒN LUẬT TRỰC TIẾP ĐIỀU CHỈNH VẬN
TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM ......................................... 42
3.1.1. BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM NĂM 2005 .......................... 42
3.1.2. NGHỊ ĐỊNH 125/2003/NĐ-CP ................................................. 49
3.2. TÁC ĐỘNG TỪ MỘT SỐ NGUỒN LUẬT CÓ LIÊN QUAN ....... 52
3.2.1. LUẬT ĐẦU TƢ CHUNG 2005, LUẬT DOANH NGHIỆP 2005,
LUẬT CẠNH TRANH 2004, LUẬT HẢI QUAN 2005 SỬA ĐỔI BỔ SUNG
MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HẢI QUAN 2001 ....................................... 52
3.2.2. LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC PHƢƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƠN. .. 55
3.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ HỆ THỐNG LUẬT ............................... 59
3.4. TÁC ĐỘNG TỪ VIỆC ĐIỀU HÀNH, THỰC THI CHÍNH SÁCH
VÀ LUẬT VỀ VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM. ...... 63
CHƢƠNG III: HOÀN THIỆN MÔI TRƢỜNG PHÁP LÝ NHẰM PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM ...... 68
I. NHU CẦU HOÀN THIỆN MÔI TRƢỜNG PHÁP LÝ CHO
HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM. 68
II. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔI TRƢỜNG PHÁP LÝ
NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG
THỨC TẠI VIỆT NAM........................................................................ 70
2.1. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT VỀ
VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM ........................... 70
2.1.1. XÂY DỰNG MỘT NGUỒN LUẬT MỚI THỐNG NHẤT ĐIỀU
CHỈNH VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC ............................................. 70
2.1.2. ĐIỀU CHỈNH MỘT SỐ NGUỒN LUẬT LIÊN QUAN .............. 74
2.1.3. XÂY DỰNG LUẬT BẢO HIỂM DÀNH RIÊNG CHO HÀNG
HOÁ CHUYÊN CHỞ BẰNG VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC ........ 77
2.1.4. TẠO LẬP CHỨNG TỪ MẪU VỀ VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC
........................................................................................................... 77
2.1.5. XÚC TIẾN KÝ KẾT CÁC HIỆP ĐỊNH KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ
TẠO THUẬN LỢI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM
GIA VÀO THỊ TRƢỜNG VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC QUỐC TẾ 78
2.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ,
THỰC THI CÁC CHÍNH SÁCH VÀ LUẬT VỀ VẬN TẢI ĐA
PHƢƠNG THỨC. ................................................................................ 79
2.2.1. CỦNG CỐ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC TẠO MÔI
TRƢỜNG KINH DOANH BÌNH ĐẲNG, MINH BẠCH CHO CÁC
DOANH NGHIỆP VẬN TẢI ĐA PHƢƠNG THỨC ............................ 79
2.2.2. TẠO SỰ TƢƠNG TÁC GIỮA CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ, NGÀNH,
CƠ QUAN QUẢN LÝ VÀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH VẬN TẢI
ĐA PHƢƠNG THỨC ......................................................................... 80
2.2.3. THÀNH LẬP CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH VỀ VẬN TẢI ĐA
PHƢƠNG THỨC ............................................................................... 81
2.2.4. BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN HƢỚNG DẪN THỰC THI LUẬT
CHI TIẾT, RÕ RÀNG ......................................................................... 82
2.2.5. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ HỆ THỐNG TRAO
ĐỔI DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ EDI .............................................................. 83
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 87
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay trên thế giới, Vận tải đa phƣơng thức không còn là một phƣơng
pháp vận tải xa lạ nữa mà đã trở thành một phƣơng pháp vận tải hết sức hiệu
quả, phổ biến ở nhiều quốc gia. Vận tải đa phƣơng thức mang lại rất nhiều lợi
ích về mặt kinh tế – xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy buôn
bán hàng hoá quốc tế với ƣu thế phối hợp đƣợc nhiều loại phƣơng thức thành
một dây chuyền vận tải nhờ đó tăng nhanh tốc độ chuyên chở hàng hoá. Thế
nhƣng tại Việt Nam, dịch vụ Vận tải đa phƣơng thức vẫn còn hết sức khiêm tốn
mặc dù nó đã xuất hiện ở Viêt Nam đƣợc gần 20 năm (từ khoảng những năm
1980). Đây thực sự là một điều rất đáng tiếc vì phƣơng pháp vận tải này có rất
nhiều ƣu điểm, đặc biệt hỗ trợ cho hoạt động giao lƣu buôn bán của Việt Nam
với các nƣớc cũng nhƣ giúp mang lại nguồn lợi lớn về kinh tế khi các doanh
nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trƣờng dịch vụ vận tải quốc tế.
Vậy nguyên nhân nào khiến hoạt động Vận tải đa phƣơng thức vẫn chƣa
phát triển rộng rãi tại Việt Nam? Có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi vừa đặt
ra nhƣng khoá luận này chỉ đề cập đến một câu trả lời – một phần nguyên
nhân đã gây trở ngại cho sự phát triển của hoạt động Vận tải đa phƣơng thức
tại Việt Nam - đó chính là môi trƣờng pháp lý của hoạt động này. Môi trƣờng
pháp lý với hệ thống chính sách, luật và việc thực thi hệ thống ấy là nhân tố
có thể tạo thuận lợi cho một hoạt động và cũng có thể gây ra những hạn chế
không cần thiết đối với chính hoạt động đó. Trong bối cảnh Việt Nam đang
hoà nhập vào nền kinh tế thế giới với thắng lợi lớn là việc gia nhập vào WTO,
chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới và cải thiện hệ
thống luật pháp cho thông thoáng, tạo điều kiện cho mọi hoạt động kinh
doanh, cung cấp dịch vụ bao gồm cả dịch vụ Vận tải đa phƣơng thức, tuy
1
nhiên vẫn không thể tránh đƣợc còn nhiều thiếu sót trong việc làm luật và
thực thi luật. Vì vậy điều quan trọng là phải kịp thời phát hiện ra những yếu
kém còn tồn tại trong môi trƣờng pháp lý và tìm ra giải pháp cho chúng, để
Vận tải đa phƣơng thức có đƣợc một môi trƣờng pháp lý thực sự hoàn thiện,
tạo điều kiện cho phƣơng pháp vận tải này phát triển thuận lợi trong những
năm tới. Vì ý nghĩa đó, khoá luận đã đi vào tìm hiểu một số vấn đề còn tồn tại
trong môi trƣờng pháp lý của Vận tải đa phƣơng thức và từ đó đề xuất một số
giải pháp hoàn thiện môi trƣờng pháp lý nhằm phát triển hoạt động Vận tải đa
phƣơng thức tại Việt Nam.
2. Mục đích của đề tài.
Mục đích của đề tài là tìm hiểu và chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong
môi trƣờng pháp lý của hoạt động Vận tải đa phƣơng thức tại Việt Nam, từ đó
kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện môi trƣờng pháp lý nhằm phát triển
hoạt động Vận tải đa phƣơng thức ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là môi trƣờng pháp lý của hoạt động
Vận tải đa phƣơng thức tại Việt Nam trong những năm gần đây bao gồm: các
nguồn luật Việt Nam hiện đang điều chỉnh và có liên quan đến Vận tải đa
phƣơng thức cùng với việc thực thi các nguồn luật đó.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong khoá luận bao gồm:
phƣơng pháp duy vật biện chứng, thống kê, phân tích tổng hợp và so sánh.
5. Kết cấu đề tài.
Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, bố cục khoá luận bao gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng I: Tổng quan về hoạt động Vận tải đa phƣơng thức tại Việt
Nam, bao gồm việc giới thiệu khái quát về Vận tải đa phƣơng thức, tình hình
hoạt động vận tải đa phƣơng thức ở Việt Nam trong những năm qua và những
ƣu, nhƣợc điểm rút ra từ thực trạng hoạt động đó.
2
- Chƣơng II: Thực trạng môi trƣờng pháp lý của hoạt động Vận tải đa
phƣơng thức tại Việt Nam, bao gồm việc giới thiệu các nguồn luật quốc tế và
Việt Nam điều chỉnh Vận tải đa phƣơng thức, những vấn đề còn tồn tại trong
các nguồn luật và trong việc thực thi luật của Việt Nam.
- Chƣơng III: Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý nhằm phát triển hoạt động
Vận tải đa phƣơng thức tại Việt Nam, chƣơng cuối sẽ tập trung đƣa ra một số
giải pháp nhằm tạo một môi trƣờng pháp lý thuận lợi hơn cho việc phát triển
hoạt động Vận tải đa phƣơng thức ở Việt Nam trong thời gian tới.
Cuối cùng, xin trân trọng cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình của PGS.TS.
Nguyễn Nhƣ Tiến – giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - đã giúp
đỡ tôi hoàn thành khoá luận này. Ngoài ra tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến
trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng đã tạo điều kiện cho tôi trong việc cung cấp tài
liệu và các số liệu cần thiết.
Do kiến thức còn hạn chế và đề tài của khóaluận là một đề tài mới và
khó nên không tránh khỏi có nhiều thiếu sót, mong nhận đƣợc sự đóng góp ý
kiến của thầy cô và các bạn.
3
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI
ĐA PHƢƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM
I. Khái quát chung về Vận tải đa phƣơng thức
Kể từ khi thƣơng mại quốc tế xuất hiện và phát triển thì hoạt động vận
tải luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nhờ có vận tải mà hàng hoá
đƣợc lƣu thông trên khắp thế giới, đƣợc đƣa từ quốc gia này sang tiêu thụ ở
quốc gia khác. Và cùng với sự phát triển, mở rộng của thƣơng mại quốc tế,
ngành vận tải cũng không ngừng có những bƣớc tiến bộ nhằm đáp ứng cũng
nhƣ thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hoá toàn cầu.
Trong quá trình đó đã ra đời một phƣơng pháp vận tải mới: Vận tải đa phƣơng
thức (Multimodal Transport). Đây có thể nói là một phƣơng pháp hết sức hiệu
quả, đánh dấu một bƣớc hoàn thiện của vận tải hiện đại. Vậy vận tải đa
phƣơng thức là gì, đặc điểm, nguồn gốc cũng nhƣ những hiệu quả to lớn mà
phƣơng pháp vận tải này đã mang lại?
1.1. Khái niệm, đặc điểm và nguồn gốc của Vận tải đa phƣơng thức
1.1.1. Khái niệm về Vận tải đa phương thức
Vận tải đa phƣơng thức (Multimodal Transportation) quốc tế hay còn gọi
là vận tải liên hợp quốc tế (Combined Transport) là phƣơng pháp vận tải trong đó
hàng hoá đƣợc chuyên chở bằng ít nhất hai phƣơng thức vận tải khác nhau, trên
cơ sở một hợp đồng vận tải, một chế độ trách nhiệm và chỉ một ngƣời chịu trách
nhiệm về hàng hoá trong suốt hành trình chuyên chở từ một địa điểm nhận hàng
để chở ở nƣớc này đến một địa điểm giao hàng ở nƣớc khác(1).
Nhƣ vậy có thể hiểu đơn giản, Vận tải đa phƣơng thức (VTĐPT) là
việc vận chuyển hàng hoá bằng hai hay nhiều phƣơng thức vận tải khác nhau
1 Đại học Kinh tế quốc dân (2006), Giáo trình Luật thƣơng mại quốc tế, Nxb. Lao động xã hội, trang 212, Hà
Nội.
4
trở lên theo một hợp đồng. Vận tải đa phƣơng thức có thể là sự kết hợp của
vận tải đƣờng sắt - ô tô, hàng không - ô tô, đƣờng sắt - ôtô - đƣờng biển,..., nó
không nhấn mạnh đến một phƣơng thức vận tải nào, điều này có hơi khác so
với Vận tải liên hợp là nhấn mạnh đến chặng vận tải biển; nhƣng hiện nay
trên thế giới đang có xu hƣớng sử dụng chủ yếu khái niệm “Vận tải đa
phƣơng thức” vì nó mang tính khái quát hơn. So với phƣơng pháp vận tải đơn
thức hay vận tải đứt đoạn (tức là trong một hành trình hàng hoá cũng đƣợc
vận chuyển bằng hai hay nhiều phƣơng thức vận tải khác nhau, nhƣng lại sử
dụng hai hay nhiều chứng từ vận tải khác nhau, và hai hay nhiều chế độ trách
nhiệm của từng phƣơng thức vận tải tƣơng ứng), VTĐPT mang nhiều đặc
điểm riêng khác hẳn và đƣợc làm rõ trong phần sau.
1.1.2. Đặc điểm của Vận tải đa phương thức.
Với khái niệm nhƣ trên, đặc điểm nổi bật đầu tiên của Vận tải đa
phƣơng thức là có sự tham gia của ít nhất hai phƣơng thức vận tải khác nhau
vào quá trình vận chuyển hàng hoá.Ví dụ: có thể kết hợp chuyên chở bằng
đƣờng sắt với ôtô, hoặc ôtô - máy bay - tàu biển...Nhƣ vậy việc lựa chọn
những phƣơng tiện vận tải nào và bao nhiêu phƣơng tiện sẽ đƣợc tham gia
vào quá trình chuyên chở hàng hoá từ nơi nhận hàng đến nơi giao hàng còn
phụ thuộc vào hành trình của hàng hoá, tính chất quãng đƣờng vận chuyển,
yêu cầu của khách hàng...
Đặc điểm quan trọng thứ hai của Vận tải đa phƣơng thức là nó chỉ dựa
vào một hợp đồng đơn nhất và đƣợc thể hiện trên một chứng từ vận tải đơn
nhất : Chứng từ Vận tải đa phƣơng thức (Multimodal transport Document)
hay Vận đơn Vận tải đa phƣơng thức ( Multimodal transport Bill of lading)
hay Vận đơn vận tải liên hợp (Combined transport Bill of lading). Trong đó
hợp đồng vận tải đơn nhất ở đây đƣợc hiểu là một hợp đồng giao kết duy nhất
giữa ngƣời gửi hàng với ngƣời kinh doanh VTĐPT, theo đó ngƣời kinh doanh
VTĐPT đảm nhiệm việc vận chuyển hàng hoá để thu tiền cƣớc cho toàn bộ
5
quá trình vận chuyển từ điểm nhận hàng đến điểm trả hàng cho ngƣời nhận
hàng bằng ít nhất hai phƣơng thức vận tải.
Đặc điểm thứ ba là Ngƣời kinh doanh Vận tải đa phƣơng thức
(Multimodal Transport Operator - MTO) trong trƣờng hợp này hành động
nhƣ một ngƣời chủ ủy thác chứ không phải nhƣ đại lý của ngƣời gửi hàng hay
đại lý của ngƣời chuyên chở tham gia vào VTĐPT. MTO có thể tự mình thực
hiện việc chuyên chở (MTO là chủ của các phƣơng tiện vận tải khác nhau),
hoặc có thể thuê ngƣời khác để thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng
VTĐPT (MTO là chủ của một phƣơng tiện vận tải hoặc không sở hữu bất kỳ
phƣơng tiện nào và tiến hành lƣu cƣớc trên các phƣơng thức khác). Nếu MTO
tự mình chuyên chở hàng hoá thì MTO đồng thời là ngƣời chuyên chở thực tế
(Actual Carrier), còn nếu phải đi thuê ngƣời khác chuyên chở hàng hoá thì
MTO là ngƣời chuyên chở theo Hợp đồng (Contracting Carrier).
Đặc điểm thứ tƣ và cũng là đặc điểm quan trọng nhất là Vận tải đa phƣơng
thức liên quan đến một đầu mối vận tải duy nhất – MTO – ngƣời phải chịu trách
nhiệm duy nhất đối với hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển từ khi nhận
hàng để chuyên chở cho đến khi giao xong hàng cho ngƣời nhận, kể cả việc chậm
giao hàng ở nơi đến. Vậy là MTO chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hàng hoá
trong toàn bộ hành trình cho dù MTO có thể ký hợp đồng phụ với các công ty
vận tải khác nhƣ đƣờng sắt, đƣờng thuỷ, đƣờng không...Chế độ trách nhiệm của
MTO có thể là: Chế độ trách nhiệm thống nhất (Uniform Liability System –
nghĩa là hàng hoá dù bị tổn thất ở bất cứ chặng nào của hành trình thì MTO cũng
chỉ chịu một chế độ trách nhiệm thống nhất, không thay đổi), hoặc Chế độ trách
nhiệm chặng (Network Liability System - tức là hàng hoá bị tổn thất ở chặng
nào thì áp dụng chế độ trách nhiệm của phƣơng thức vận tải tƣơng ứng) tuỳ
theo thoả thuận của hai bên.
Đặc điểm thứ năm của Vận tải đa phƣơng thức là: khi đã lựa chọn
VTĐPT ngƣời gửi hàng phải trả cho MTO tiền cƣớc phí chở suốt của tất cả
6
các phƣơng thức vận tải mà hàng hoá đi qua theo một giá cƣớc đơn nhất đã
đƣợc thoả thuận, nghĩa là dù hàng hoá đƣợc chuyên chở bằng nhiêù loại
phƣơng tiện khác nhau nhƣng khi tính giá cƣớc thì chỉ tính theo một mức giá
thống nhất.
Đặc điểm cuối cùng của Vận tải đa phƣơng thức là hàng hoá chuyên
chở thƣờng đƣợc đóng gói trong các dụng cụ vận tải nhƣ pallet, container...
thành một đơn vị vận chuyển giữa các phƣơng thức.
Nhƣ vậy có thể hình dung Vận tải đa phƣơng thức là phƣơng pháp vận tải
sử dụng từ hai phƣơng thức vận tải trở lên, dựa vào một hợp đồng đơn nhất, thể
hiện trên một chứng từ vận tải đơn nhất với một giá cƣớc đơn nhất, và ngƣời
kinh doanh VTĐPT (MTO) chịu trách nhiệm đối với hàng hoá trên toàn hành
trình.
1.1.3. Nguồn gốc ra đời của Vận tải đa phương thức.
Vận tải đa phƣơng thức ra đời vào khoảng cuối những năm 20 và đầu
những năm 30 của thế kỷ XX tại Tây Âu và Mỹ, phát triển mạnh từ 1960 khi
cuộc cách mạng container đi vào chiều sâu và tiếp tục là một phƣơng pháp
vận tải ngày càng phổ biến trong giai đoạn hiện nay ở nhiều quốc gia trên thế
giới đặc biệt là ở các nƣớc phát triển. Vậy lý do nào khiến VTĐPT ra đời và
nhanh chóng phát triển?
Câu trả lời trƣớc hết là VTĐPT ra đời là kết quả tất yếu của bản thân
quá trình phát triển của ngành vận tải. Trong quá trình phát triển đó lần lƣợt
từng phƣơng thức vận tải hiện đại ra đời: tàu biển, tàu hỏa, ôtô, máy bay...đã
đáp ứng yêu cầu của hoạt động buôn bán hàng hoá quốc tế không ngừng mở
rộng. Tuy nhiên khi hàng hoá cần vận chuyển qua một quãng đƣờng dài, qua
nhiều quốc gia, đòi hỏi phải sử dụng nhiều loại phƣơng tiện vận tải nhƣ : ôtô,
tàu biển, máy bay... thì đã phát sinh nhiều vấn đề, đó là chủ hàng phải ký kết
quá nhiều hợp đồng với các hãng vận tải khiến thủ tục giấy tờ vô cùng phức
tạp, bên cạnh đó nó còn làm tăng chi phí, ùn tắc hàng hoá do chờ phối hợp
7
phƣơng tiện chuyên ch