Sự nghiệp giáo dục của nước ta đang trong quá trình xây dựng và phát triển nhằm bắt kịp xu thế giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới, vì vậy việc học tập đi đôi với thực hành là một việc làm đúng đắn tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong cả nước. Vừa qua k6 chúng em được nhà trường tổ chức cho sinh viên đi thực tập thực tế tại doanh nghiệp, để giúp cho sinh viên tiếp cận với môi trường thực tế nhằm hiểu sâu hơn về môi trường làm việc và các kiến thức mà sinh viên đã được học trên trường giúp cho sinh viên sau này ra trường làm việc khỏi bị bỡ ngỡ trước công việc. Là một sinh viên khoa kinh tế chuyên nghành quản trị kinh doanh của trường, em cũng đã được đi thực tập tại doanh nghiệp để biết được môi trường làm việc của doanh nghiệp. Để phục vụ tốt cho đề tài khóa luận tốt nghiệp của em, thì em cần phải hiểu rõ về doanh nghiệp đó cùng với các kiến thức liên quan đã được học trên trường. Với sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ, công nhân trong công ty TNHH Hưng Phát và giảng viên hướng dẫn là thầy Nguyễn Quốc Phóng thuộc khoa kinh tế của trường, em xin cảm ơn cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ em hoàn thanh tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến hỗn hợp tại công ty TNHH HƯNG PHÁT ”
99 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2735 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến hỗn hợp tại công ty TNHH Hưng Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Sự nghiệp giáo dục của nước ta đang trong quá trình xây dựng và phát triển nhằm bắt kịp xu thế giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới, vì vậy việc học tập đi đôi với thực hành là một việc làm đúng đắn tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong cả nước. Vừa qua k6 chúng em được nhà trường tổ chức cho sinh viên đi thực tập thực tế tại doanh nghiệp, để giúp cho sinh viên tiếp cận với môi trường thực tế nhằm hiểu sâu hơn về môi trường làm việc và các kiến thức mà sinh viên đã được học trên trường giúp cho sinh viên sau này ra trường làm việc khỏi bị bỡ ngỡ trước công việc. Là một sinh viên khoa kinh tế chuyên nghành quản trị kinh doanh của trường, em cũng đã được đi thực tập tại doanh nghiệp để biết được môi trường làm việc của doanh nghiệp. Để phục vụ tốt cho đề tài khóa luận tốt nghiệp của em, thì em cần phải hiểu rõ về doanh nghiệp đó cùng với các kiến thức liên quan đã được học trên trường. Với sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ, công nhân trong công ty TNHH Hưng Phát và giảng viên hướng dẫn là thầy Nguyễn Quốc Phóng thuộc khoa kinh tế của trường, em xin cảm ơn cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ em hoàn thanh tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến hỗn hợp tại công ty TNHH HƯNG PHÁT ”
Mặc dù đã có cố gắng xong do hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu nên đề tài nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Dương, ngày 31tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Vũ Tiến Duy
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ, cụm từ được viết tắt
Từ viết tắt
1
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
2
ĐHKTQD
Đại học kinh tế quốc dân
3
XTHH
Xúc tiến hỗn hơp
4
HNKH
Hội nghị khách hàng
5
HNCN
Hội nghị chăn nuôi
6
TLTM
Triển lãm thương mại
7
QCTT
Quảng cáo truyền thanh
8
XTBH
Xúc tiến bán hàng
9
GTSP
Giới thiệu sản phẩm
10
QCTH
Quảng cáo truyền hình
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT
Bảng
Tên bảng
Trang
1
Bảng 2.1
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
42
2
Bảng 2.2
Số lượng các khách hàng hợp đồng ở một số tỉnh
47
3
Bảng 2.3
Chi phí quảng cáo truyền hình tại công ty TNHH Hưng Phát
50
4
Bảng 2.4
Chi phí quảng cáo trên truyền thanh tại công ty TNHH Hưng Phát
51
5
Bảng 2.5
Chi phí quảng cáo trên internet tại công ty TNHH Hưng Phát
52
6
Bảng 2.6
Chi phí quảng cáo trên báo chí tại công ty TNHH Hưng Phát
53
7
Bảng 2.7
Chi phí quảng cáo trên báo trên băng rôn tại công ty TNHH Hưng Phát
54
8
Bảng 2.8
Chi phí cho hoạt động GTSP tại công ty TNHH Hưng Phát
55
9
Bảng 2.9
Chi phí cho hoạt động KM và TLTM tại công ty TNHH Hưng Phát
57
10
Bảng 2.10
Chi phí cho hoạt động HNKH tại công ty TNHH Hưng Phát
58
11
Bảng 2.11
Chi phí cho hoạt động HNCN tại công ty TNHH Hưng Phát
59
12
Bảng 2.12
Bảng phân bổ chi phí cho từng hình thức xúc tiến của công ty
62
13
Bảng 2.13
Doanh thu, chi phí xúc tiến qua 3 năm 2009- 2011
65
14
Bảng 2.14
Doanh thu và chi phí XTBH ở các thị trường trong năm 2011
66
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
TT
Bảng
Tên sơ đồ, biểu đồ
Trang
1
Sở đồ 1.1
Mô hình biểu diễn các phần tử của quá trình truyền thông
3
2
Sở đồ 1.2
Chiến lược đẩy
10
3
Sơ đồ 1.3
Chiến lược kéo
10
4
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
27
5
Sơ đồ 2.2
Dây chuyền công nghệ sản xuất TĂCN của công ty TNHH Hưng Phát
37
6
Sơ đồ 2.3
Kênh phân phối sản phẩm khi tăng thêm đại lý cấp 2 cho công ty TNHH Hưng Phát
46
7
Sơ đồ2.4
Kênh phân phối sản phẩm khi tăng thêm đại lý cấp 2 cho công ty TNHH Hưng Phát
82
8
Biểu đồ 2.1
Số lượng khách hàng hợp đồng của công ty ở một số tỉnh
47
9
Biểu đồ 2.2
Chi phí quảng cáo trên truyền hình tại công ty TNHH Hưng Phát
50
10
Biểu đồ 2.3
Chi phí quảng cáo trên truyền thanh tại công ty TNHH Hưng Phát
51
11
Biểu đồ 2.4
Chi phí quảng cáo trên internet tại công ty TNHH Hưng Phát
52
12
Biểu đồ 2.5
Chi phí quảng cáo trên báo chí tại công ty TNHH Hưng Phát
53
13
Biểu đồ 2.6
Chi phí quảng cáo trên băng rôn tại công ty TNHH Hưng Phát
54
14
Biểu đồ 2.7
Chi phí cho hoạt động GTSP tại công ty TNHH Hưng Phát
56
15
Biểu đồ 2.8
Chi phí cho hoạt động KM và TLTM tại công ty TNHH Hưng Phát
57
16
Biểu đồ 2.9
Chi phí cho hoạt động HNKH tại công ty TNHH Hưng Phát
58
17
Biểu đồ 2.10
Chi phí cho hoạt động HNCN tại công ty TNHH Hưng Phát
60
18
Biểu đồ 2.11
Chi phí cho các hình thức xúc tiến qua 3 năm 2009- 2010 của công ty TNHH Hưng Phát
63
18
Biểu đồ 2.12
Doanh thu, chi phí xúc tiến qua 3 năm 2009- 2011
65
19
Biểu đồ 2.13
Chi phí XTBH cho các thị trường trong năm 2011
67
20
Biểu đồ 2.14
Doanh thu và chi phí XTBH ở các thị trường trong năm 2011
67
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trong thời gian thực tập tại công ty tìm hiểu và nghiên cứu về hiệu quả xúc tiến hỗn hợp tại công ty TNHH Hưng Phát. Em nhận ra rằng công tác xúc tiến của công ty như vậy là tương đối ổn định, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhưng về lâu dài là không ổn nếu như công ty vẫn giữ nguyên các chính sách về xúc tiến, vì xúc tiến hỗn hợp có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, tiêu thụ sản phẩm, giúp cho khách hàng hiểu rõ về sản phẩm của doanh nghiệp mình, giúp cho doanh nghiệp có thông tin tốt về khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh. Vì vậy nội dung của bài khóa luận mà em tập chung nghiên cứu là một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến của công ty
Sau khi tìm hiểu về thực trạng xúc tiến hỗn hợp tại công ty, tôi đã sử dụng một số phương pháp như quan sát, thống kê, phân tích, tổng hợp để phân tích đánh giá về chất lượng xúc tiến hỗn hợp từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến hỗn hợp cho công ty. Với những giải pháp này, em tin rằng, khi áp dụng thì hiệu quả xúc tiến hỗn hợp của công ty sẽ được cải thiện.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm ba phần như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại các doanh nghiệp
Cung cấp những lý thuyết để làm cơ sở nghiên cứu thực trạng cho các hoạt động xúc tiến hỗn hợp của công ty TNHH Hưng Phát nhằm phân tích tình hình xúc tiến hỗn hợp của công ty tốt hay chưa ta đi vào nghiên cứu ở chương 2.
Chương 2. Thực trạng về hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại công ty TNHH Hưng Phát
Phần này nêu ra thực trạng hiệu quả xúc tiến hỗn hợp tại công ty tốt hay chưa để nêu ra giải pháp cho chương 3.
Chương 3. Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến hỗn hợp tại công ty TNHH Hưng Phát
Ở phần này sau quá trình nghiên cứu về hiệu quả xúc tiến hỗn hợp của công ty sẽ đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến hỗn hợp cho công ty.
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một trong những doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi có uy tín và mạnh trong khu vực miền Bắc, công ty TNHH Hưng Phát công ty đã không ngừng đẩy mạnh ứng dụng những công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh nhằm ngày càng phục vụ khách hàng tốt hơn. Trong đó, hoạt động xúc tiến là hoạt động quan trọng giúp cho doanh nghiệp quảng cáo tốt hơn về sản phẩm của công ty, tìm kiếm được thêm đối tác làm ăn, tăng thêm doanh thu cho doanh nghiệp. Mặc dù hoạt động xúc tiến chiếm một khoản tương đối trong chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, thế nhưng hiệu quả mà nó mang lại cho doanh nghiệp là không nhỏ về cả doanh thu và hình ảnh của công ty. Từ những lợi ích trên mà công ty đã nhìn nhận việc xúc tiến là quan trọng cho công ty mình, và cũng đã đưa ra một số những giải pháp tương đối đầy đủ, tuy nhiên việc thực hiện công việc đó như thế nào sao cho đầy đủ, cụ thể và phù hợp với sự biến động của thị trường, trong khi hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi rất mạnh và cạnh tranh với công ty rất khốc liệt. Từ những lý do đó mà em quyết định chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến hỗn hợp tại công ty TNHH Hưng Phát ”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu các chương trình xúc tiến của công ty nhằm đưa ra các giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Hưng Phát
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xúc tiến bán hàng tại công ty TNHH Hưng Phát làm cơ sở nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến hỗn hợp tại công ty TNHH Hưng Phát”.
Đánh giá thực trạng xúc tiến bán hàng của công ty TNHH Hưng Phát.
Đưa ra các giải pháp xúc tiến hỗn hợp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Hưng Phát.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.3.1. Đối tượngnghiên cứu
a. Phạm vi không gian
Nghiên cứu vấn đề xúc tiến hỗn hợp tại công ty TNHH Hưng Phát.
b. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 15/4/2012 đến ngày 30/6/2012 số liệu được sử dụng trong các năm 2009, 2010, 2011
c. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến hỗn hợp tại công ty TNHH Hưng Phát
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập tài liệu thứ cấp: Đây là tất cả các nguồn tài liều sẵn có như các loại sách, báo, Internet, tài liệu trong các phòng ban, niên giám thống kê, các báo cáo tổng kết định kỳ.. được thu thập và xử lý và tổng hợp.
1.4.2. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu sau khi được phân loại, xử lý và tổng hợp được tiến hành phân tích bằng các phương pháp như so sánh, phân tích mức độ của hiện tượng vấn đề và tình hình biến động của các hiện tượng KT- XH thông qua các chỉ tiêu như: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân,...
1.4.3. Phương pháp thống kê so sánh, thống kê mô tả
Các số liệu thứ cấp sau khi thu thập sẽ được sử lý so sánh với nhau để thấy được sự biến động trong đó.
1.4.4. Phương pháp phân tích kinh tế
Thông qua các chỉ tiêu kinh tế được phân tích làm cơ sở nghiên cứu các vấn đề của đề tài, thấy được sự biến động, bản chất của vấn đề nghiên cứu
1.4.5. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu điều tra theo mục tiêu nghiên cứu qua sự trợ giúp của phần mềm Excel. Căn cứ kết quả xử lý tiến hành tổng hợp kết quả xử lý số liệu theo các chỉ tiêu phân tích làm sáng tỏ bản chất vấn đề cần nghiên cứu.
1.4.6. phương pháp chuyên gia
Phương pháp này thu thập ý kiến của các chuyên gia trong hoặc ngoài doanh nghiệp theo những mẫu câu hỏi được in sẵn và được thực hiện như sau:
- Mỗi chuyên gia được phát một thư yêu cầu trả lời một số câu hỏi phục vụ cho việc dự báo.
- Nhân viên dự báo tập hợp các câu trả lời, sắp xếp chọn lọc và tóm tắt lại các ý kiến của các chuyên gia.
- Dựa vào bảng tóm tắt này nhân viên dự báo lại tiếp tục nêu ra các câu hỏi để các chuyên gia trả lời tiếp.
- Tập hợp các ý kiến mới của các chuyên gia. Nếu chưa thỏa mãn thì tiếp tục quá trình nêu trên cho đến khi đạt yêu cầu dự báo.
- Ưu điểm của phương pháp này là tránh được các liên hệ cá nhân với nhau, không xảy ra va chạm giữa các chuyên gia và họ không bị ảnh hưởng bởi ý kiến của một người nào đó có ưu thế trong số người được hỏi ý kiến.
1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Bài khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại các doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại công ty TNHH Hưng Phát
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến hỗn hợp tại công ty TNHH Hưng Phát
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN HỖN HỢP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm, bản chất, và vai trò của họat động xúc tiến hỗn hợp trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm
Xúc tiến là những nỗ lực của doanh nghiệp để thông tin, thuyết phục, nhắc nhở và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm cũng như hiểu rõ về doanh nghiệp.
1.1.2 Bản chất của hoạt động xúc tiến hỗn hợp
Xúc tiến hỗn hợp là một tham số của maketing Mix Có nhiều quan niệm khác nhau về xúc tiến.
Theo các nhà lý luận của các nước tư bản thì xúc tiến hỗn hợp là hình thái quan hệ xác định giữa người bán và người mua, là một lĩnh vực hoạt động định hướng vào việc chào hàng một cách năng động và có hiệu quả nhất.
Các nhà kinh tế ở các nước Đông Âu cho rằng: xúc tiến hỗn hợp là một công cụ, một chính sách hoạt động kinh doanh nhằm làm năng động và gây ảnh hưởng định hướng giữa người bán và người mua, là một hình thức hoạt động tuyên truyền nhằm mục tiêu đạt được sự chú ý và chỉ ra những lợi ích của tập khách hàng tiềm năng về hàng hoá và dịch vụ.
Theo giáo trình “Lý luận và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh” của khoa Marketing trường ĐHKTQD, xúc tiến hỗn hợp là các biện pháp nghệ thuật mà các nhà kinh doanh dùng để thông tin về hàng hoá, tác động vào người mua, lôi kéo người mua về phía mình và các biện pháp hỗ trợ cho bán hàng.
Theo giáo trình “ quản trị hệ thống kênh phân phối ” của khoa Marketing trường ĐHKTQD, xúc tiến hỗn hợp là một chương trình hợp tác và được kiểm sóat về các phương pháp và phương tiện thông tin được thiết kếđể giới thiệu về một công ty và các sản phẩm của nó với các khách hàng tiềm năng, truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp để thỏa mãn khách hàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán và do đó mang lại lợi nhuận dài hơn.
Theo giáo trình “Marketing dịch vụ” xúc tiến hỗn hợp là hoạt động thông tin Marketing đến khách hàng tiềm năng. Đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, thông tin Marketing là trao truyền, đưa đến chuyển giao những thông điệp cần thiết về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp, vềphương thức phục vụ, về những lợi ích mà khách hàng sẽ thu được khi mua sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như những tin tức cần thiết từ phía khách hàng. Qua đó doanh nghiệp tìm ra cách thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Xuất phát từ các quan niệm về xúc tiến hỗn hợp ở trên ta thấy rằng: Xúc tiến hỗn hợp là các hoạt động có chủ đích trong lĩnh vực Marketing của các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ kinh doanh. Xúc tiến hỗn hợp bao gồm các hoạt động chính như: Quảng cáo, Marketing trực tiếp, kích thích tiêu thụ, quan hệ quần chúng và tuyên truyền, bán hàng trực tiếp.
1.1.3. Vai trò của hoạt động xúc tiến hỗn hợp trong doanh nghiệp
Theo quan điểm trước đây, xúc tiến hỗn hợp có một số vai trò quan trọng như: Kích thích hiệu quả của lực lượng bán hàng, kích thích các khách hàng bằng giảm giá sản phẩm hoặc giữ nguyên giá mà tăng chất lượng sản phẩm. Ở Việt Nam, từ những năm 1990 trở lại đây, xúc tiến hỗn hợp là những hoạt động quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp.
Hoạt động xúc tiến hỗn hợp sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội phát triển các mối quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong nước cũng như bạn hàng ở nước ngoài. Thông qua hoạt động xúc tiến hỗn hợp các doanh nghiệp có điều kiện để hiểu biết lẫn nhau, đặt quan hệ buôn bán với nhau. Hơn nữa thông qua hoạt động xúc tiến hỗn hợp các doanh nghiệp cũng như khách hàngcó thêm thông tin về thị trường, có điều kiện nhanh chóng phát triển kinh doanh và hội nhập vào kinh tế khu vực. Nhờ có hoạt động xúc tiến hỗn hợp, các doanh nghiệp có thông tin tốt về khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh. Qua đó doanh nghiệp có hướng đổi mới kinh doanh, đầu tư công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh. Xúc tiến hỗn hợp là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị trường và tăng tính cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường. Thông qua hoạt động xúc tiến hỗn hợp (XTHH) các doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường tiềm năng những thông tin cần thiết của doanh nghiệp, cung cấp cho khách hàng tiềm năng những thông tin cần thiết, những dịch vụ ưu đãi để tiếp tục chinh phục khách hàng của doanh nghiệp và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp sẽ tạo ra hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trước con mắt khách hàng, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ đó mà không ngừng tăng lên.
Hoạt động xúc tiến hỗn hợp là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, thông qua hoạt động xúc tiến hỗn hợp các doanh nghiệp sẽ có điều kiện để nhìn nhận về ưu nhược điểm của hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Từ đó doanh nghiệp có cơ sở để ra quyết định kịp thời, phù hợp.
Xúc tiến làm cho bán hàng trở nên dễ dàng và năng động hơn, đưa hàng vào kênh phân phối một cách hợp lý, kích thích hiệu quả của lực lượng bán hàng. Xúc tiến hỗn hợp là công cụ hữu hiệu giúp cho cung và cầu gặp nhau, đặc biệt nhờ nghệ thuật của xúc tiến hỗn hợp, hoạt động này kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh.
Thông qua hoạt động xúc tiến hỗn hợp, nhà kinh doanh không chỉ bán được nhiều hàng hoá mà còn góp phần thay đổi cơ cấu tiêu dùng, hướng dẫn thị hiếu của khách hàng. Giúp cho doanh nghiệp xây dựng một hình ảnh đẹp về doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp.
Như vậy các doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu kinh doanh đặt ra thì một vấn đề không thể thiếu được là phải tổ chức tốt hoạt động xúc tiến hỗn hợp.
1.2 Nội dung các phương pháp xúc tiến
1.2.1. Bản chất của quản trị truyền thông và các bước tiến hành hoạt động truyền thông
Để tổ chức hoạt động truyền thông Marketing có hiệu quả, cần phải hiểu sự hoạt động truyền thông như thế nào, nắm được các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông và mối quan hệ của chúng.
Sơ đồ 1.1: Mô hình biểu diễn các phần tử của quá trình truyền thông
Thông
điệp
Mã hoá
Giải mã
Phương tiện truyền thông
Người nhận tin
Chủ thể người gửi tin
Phản hồi
Phản ứng đáp
Nhiễu
Mô hình của quá trình truyền thông gồm 9 phần tử. Có hai yếu tố quan trọng là người gửi tin và người nhận tin. Hai yếu tố đại diên cho quá trình truyền thông là thông điệp và phương tiện truyền thông. Bốn yếu tố tiêu biểu cho quá trình truyền thông là mã hóa, giải mã, phản ứng đáp lại và phản hồi. Mối quan hệ trong quá trình truyền thông được diễn ra trong sơ đồ trên.
- Chủ thể truyền thông: Đó là doanh nghiệp, cá nhân cơ quan, tổ chức nào đó có nhu cầu gửi thông tin cho khách hàng mục tiêu của mình.
- Mã hóa: Là tiến trình chuyển những ý tưởng thành những hình thức có tính biểu tượng.
- Thông điệp: Tập hợp những biểu tượng (nội dung) mà chủ thể truyền đi.
- Phương tiện truyền thông: Các kênh truyền thông mà từ đó thông điệp được truyền đi từ người gửi đến người nhận.
- Giải mã: Tiến trình mà theo đó người nhận xử lý thông điệp để nhận tin và tìm hiểu ý tưởng của chủ thể (người gửi).
- Người nhận: Là đối tượng nhận tin, nhận thông điệp do chủ thể gửi tới và là khách hàng mục tiêu của công ty.
- Phản ứng đáp lại:Tập hợp những phản ứng mà người nhận có được sau khi tiếp nhận và xử lý thông điệp.
- Phản hồi: Một phần sự phản ứng của người nhận được truyền thông trở lại cho người gửi.
- Nhiễu: Tình trạng biến lệch ngoài dự kiến do môi trường trong qua trình truyền thông làm cho thông tin đến người nhận không trung thực với thông điệp gửi đi.
Mô hình truyền thông này nhấn mạnh những yếu tố then chốt trong hệ thống truyền thông có hiệu quả. Người gửi phải biết mình thông tin đến công chúng nào và muốn có phản ứng đáp lại như thế nào?. Cần phải lựa chọn ngôn ngữ và mã hóa nội dung tin một cách khéo léo. Chủ thể truyền thông cũng phải sáng tạo các thông điệp, lựa chọn phương tiện truyền tin hữu hiệu, đồng thời tạo ra những kênh liên hệ ngược, để có thể thu nhận thông tin phản hồi. Để đảm bảo thông điệp có hiệu quả thì quá trình mã hóa của người gửi phải ăn khớp với quá trình giải mã của người nhận. Thông điệp về cơ bản phải là những tín hiệu quen thuộc, đối với người nhận thì thông điệp càng có hiệu quả
1.2.2. Các bước tiến hành hoạt động truyền thông
1.2.2.1. Xác định người nhận tin
Doanh nghiệp khi tiến hành truyền thông cần phải xác định rõ người tiếp nhận thông tin củ mình. Người nhận tin chính là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bao gồm khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng, những người quyết định hoặc những người mua hàng của doanh nghiệp. Đối tượng nhận tin có thể là từng cá nhân, những nhóm người hay quảng đại công chúng.
Trong khi tiến hành hoạt động trên doanh nghiệp cần phải tiến hành hoạt động đánh giá hình ảnh hiện tại của doanh nghiệp, các sản phẩm và đối thủ cạnh tranh trong người nhận tin