Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiểu thương chợ tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Huế

1.1. Lý do chọn đề tài Tín dụng là một trong những hoạt động đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng, nó có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đanglà vấn đề được các ngân hàng quan tâm hàng đầu. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, để tồn tại và phát triển, chiếm lĩnh thị phần, các ngân hàng không ngừng cho ra đời nhiều sản phẩm tín dụng mới lạ, hấp dẫn để thu hút khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ. Hòa nhịp trong môi trường cạnh tranh đó, Sacombank -một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất hiện nay cũng không ngừng cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm. Với mục tiêu hướng tới là “Xây dựng Sacombank trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại -đa năng nhất”, Sacombank đã cho ra đời nhiều sản phẩm tín dụng thiết thực đáp ứng đúng nhu cầu cho từng đối tượng khách hàng. Cho vay Tiểu thương chợ là một trong những sản phẩm bán lẻđặc trưng, thiết thực của Sacombank dành cho đối tượng khách hàng tiểu thương. Với ưu điểm nổi bật là phục vụ khách hàng tận nơi, thủ tục đơn giản, dểhiểu, thời gian xử lý nhanh chóng, sản phẩm ra đời đã nhận được sự đón nhận củađông đảo khách hàng. Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn ThươngTín -Chi nhánh Huế, emđã được đi thực tế, tiếp xúc với nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm này tại các chợ. Qua những chuyến đi, tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của khách hàng cùng với sự quan sát, tìm hiểu, học hỏi từ các anh chị cán bộ tín dụng, em đã phần nào hiểu rõ hơn về hoạt động cho vay này, có một cái nhìn tổng quan về nó,và nhận thấy được một số hạn chế cũng như thiếu sót của sản phẩm. Từ những hiểu biết của bản thân, với mong muốn cung cấp một số giải pháp thiết thực giúp Ngân hàng hoàn thiện hơn sản phẩm cho vay của mình. Đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vayTiểu thương chợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín –Chi nhánh Huế”ra đời từ lý do trên. Đây là đề tài nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu mới lạ, nên việc thực hiện khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo, đóng góp của Quý thầy cô, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín -Chi nhánh Huế để đề tài có thể hoàn thiện hơn. 1.2. Mục đích nghiên cứu -Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn đối với hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại; -Tìm hiểu, phân tíchvà đánh giá tình hình cho vay Tiểu thương chợ tại Ngân hàng Sacombank -Chi nhánh Huế trong 3 nămvừa qua; -Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sảnphẩm cho vay Tiểu thương chợ dưới 2 góc độ: Từ phía Ngân hàng và thông qua những đánh giá, nhận xét của khách hàng; -Đề xuất một số giải phápthiết thựcnhằm nâng cao hiệu quảhoạt động cho vay Tiểu thương chợ của Ngân hàng. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đềtài tập trung nghiên cứu vào hoạt động cho vay Tiểu thương chợtại Ngân hàng Sacombank –Chi nhánh Huế

pdf77 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3943 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiểu thương chợ tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp đại học 1 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Tín dụng là một trong những hoạt động đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng, nó có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đang là vấn đề được các ngân hàng quan tâm hàng đầu. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, để tồn tại và phát triển, chiếm lĩnh thị phần, các ngân hàng không ngừng cho ra đời nhiều sản phẩm tín dụng mới lạ, hấp dẫn để thu hút khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ. Hòa nhịp trong môi trường cạnh tranh đó, Sacombank - một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất hiện nay cũng không ngừng cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm. Với mục tiêu hướng tới là “Xây dựng Sacombank trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại - đa năng nhất”, Sacombank đã cho ra đời nhiều sản phẩm tín dụng thiết thực đáp ứng đúng nhu cầu cho từng đối tượng khách hàng. Cho vay Tiểu thương chợ là một trong những sản phẩm bán lẻ đặc trưng, thiết thực của Sacombank dành cho đối tượng khách hàng tiểu thương. Với ưu điểm nổi bật là phục vụ khách hàng tận nơi, thủ tục đơn giản, dể hiểu, thời gian xử lý nhanh chóng, sản phẩm ra đời đã nhận được sự đón nhận của đông đảo khách hàng. Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Huế, em đã được đi thực tế, tiếp xúc với nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm này tại các chợ. Qua những chuyến đi, tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của khách hàng cùng với sự quan sát, tìm hiểu, học hỏi từ các anh chị cán bộ tín dụng, em đã phần nào hiểu rõ hơn về hoạt động cho vay này, có một cái nhìn tổng quan về nó, và nhận thấy được một số hạn chế cũng như thiếu sót của sản phẩm. Từ những hiểu biết của bản thân, với mong muốn cung cấp một số giải pháp thiết thực giúp Ngân hàng hoàn thiện hơn sản phẩm cho vay của mình. Đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Tiểu thương chợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Huế” ra đời từ lý do trên. Đây là đề tài nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu mới lạ, nên việc thực hiện khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo, đóng góp Khóa luận tốt nghiệp đại học 2 của Quý thầy cô, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Huế để đề tài có thể hoàn thiện hơn. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn đối với hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại; - Tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình cho vay Tiểu thương chợ tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Huế trong 3 năm vừa qua; - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản phẩm cho vay Tiểu thương chợ dưới 2 góc độ: Từ phía Ngân hàng và thông qua những đánh giá, nhận xét của khách hàng; - Đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Tiểu thương chợ của Ngân hàng. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vào hoạt động cho vay Tiểu thương chợ tại Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh Huế. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, trong suốt quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp sau: 1.4.1. Phương pháp duy vật biện chứng Đề tài được tiến hành dựa trên quan điểm hiện thực khách quan, xem xét, đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay Tiểu thương chợ một cách lô-gíc, khách quan, từ đó, để đưa ra những nhận xét đúng và phù hợp. Đây là phương pháp chung nhất, chi phối toàn bộ hoạt động nghiên cứu của đề tài. 1.4.2. Phương pháp điều tra và thu thập dữ liệu 1.4.2.1. Dữ liệu thứ cấp + Các dữ liệu thứ cấp bên trong về Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Huế như lịch sử hình thành, cơ cấu lao động, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, v.v… thu thập từ phòng Kinh doanh và phòng Kế toán của Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Huế. + Dữ liệu thứ cấp bên ngoài như tìm hiểu các vấn đề lý luận về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại, thông tin về sản phẩm cho vay Tiểu thương chợ của Khóa luận tốt nghiệp đại học 3 Ngân hàng Sacombank và các vấn đề liên quan đến sản phẩm này thu thập từ các sách, website, luận văn, tạp chí ngân hàng… 1.4.2.2. Dữ liệu sơ cấp Việc thu thập dữ liệu từ nguồn dữ liệu sơ cấp được tiến hành trên cơ sở khảo sát thực tế, điều tra bằng bảng hỏi để thu thập ý kiến, đánh giá của khách hàng về sản phẩm. Bên cạnh đó, tôi có tham khảo ý kiến của 3 cán bộ tín dụng hoạt động trong lĩnh vực cho vay Tiểu thương chợ của Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Huế để có được những nhận định và đánh giá về công tác cho vay Tiểu thương chợ tại Ngân hàng. Phỏng vấn điều tra khách hàng Thang điểm Likert (Từ 1 - 5 theo mức độ tăng dần): Được sử dụng để lượng hóa các mức độ đánh giá của khách hàng về quy trình, thủ tục cho vay; lãi suất cho vay; khả năng đáp ứng của Ngân hàng; thái độ CBTD; vấn đề thu hồi nợ và một số ý kiến khác của khách hàng. Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận định, đánh giá, và một số giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của sản phẩm cho vay Tiểu thương chợ. Quy mô mẫu : 95 khách hàng. Phương pháp chọn mẫu: Tôi dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng có tỷ lệ. Phương pháp lấy mẫu được xác định như sau: Dựa vào số lượng khách hàng CBTD cung cấp, tôi được biết tổng số khách hàng hiện tại là 526 khách hàng, phân bố ở các chợ : Chợ Tây Lộc :157 khách hàng chiếm 29,85% Chợ Ðông Ba : 130 khách hàng chiếm 24,71% Chợ Bến Ngự : 70 khách hàng chiếm 13,31% Chợ Trường An : 56 khách hàng chiếm 11,79% Chợ Cống : 62 khách hàng chiếm 10,65% Chợ Vĩ Dạ : 51 khách hàng chiếm 9,70% Tôi chọn ngẫu nhiên 95 khách hàng trong số 526 khách hàng theo tỷ lệ tương ứng ở trên, từ đó có số lượng khách hàng cần phỏng vấn ở mỗi chợ là: Chợ Tây Lộc : 28 khách hàng Chợ Ðông Ba : 25 khách hàng Khóa luận tốt nghiệp đại học 4 Chợ Bến Ngự : 12 khách hàng Chợ Trường An : 10 khách hàng Chợ Cống : 11 khách hàng Chợ Vĩ Dạ : 9 khách hàng Phương pháp tiến hành khảo sát điều tra: Phỏng vấn trực tiếp khách hàng để lấy thông tin cho bảng hỏi. Thời gian điều tra phỏng vấn: Công việc điều tra được tiến hành từ ngày 8/4 đến ngày 26/4/ 2010. 1.4.3. Phương pháp so sánh So sánh kết quả hoạt động kinh doanh, so sánh các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn của sản phẩm qua các năm để thấy được sự biến động, mối tương quan giữa chúng. 1.4.4. Phương pháp quan sát Quan sát cách thức lập một hồ sơ vay vốn, quy trình cho vay, cách giải ngân và cách thu hồi nợ qua những chuyến đi thực tế cùng CBTD ở các chợ, và qua quá trình thực tập tại Ngân hàng. Từ đó, có một cái nhìn tổng quan và hiểu rõ về sản phẩm cho vay TTC tại Ngân hàng. 1.4.5. Phương pháp xử lý dữ liệu Là tổng hợp và chọn lọc những thông tin, dữ liệu thu thập được nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu. Cụ thể, trong quá trình xử lý dữ liệu tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp xử lý dữ liệu thống kê: Toàn bộ việc xử lý dữ liệu được tiến hành trên chương trình phần mềm SPSS 15.0 và Excel. - Phương pháp phân tích dữ liệu thống kê: Là phương pháp dựa trên những dữ liệu đã được thống kê từ bảng điều tra khách hàng để phân tích, đưa ra những nhận định, đánh giá công tác cho vay TTC của Ngân hàng, rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân từ đó là tiền đề tìm ra giải pháp khắc phục. 1.4.6. Phương pháp kiểm định thống kê Khóa luận tốt nghiệp đại học 5 Để kiểm chứng xem ý kiến thu thập từ khách hàng có ý nghĩa thống kê hay không, tôi sử dụng kiểm định thống kê One Sample T Test. + Giả thiết cần kiểm định ( Chấp nhận là H0): µ = Giá trị kiểm định ( Test value) +Giả thiết bác bỏ kiểm định là H1 : µ # Giá trị kiểm định ( Test value) Gọi α là mức ý nghĩa của kiểm định, với độ tin cậy là 95%, thì α = 5%. Nếu Sig > 5% : Chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0 Nếu Sig ≤ 5% : Bác bỏ giả thiết H0 (Kết quả kiểm định trên phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 15.0 được đưa vào phụ lục). 1.5. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Huế và ở 6 chợ lớn nằm quanh thành phố Huế : chợ Đông Ba, Tây Lộc, Bến Ngự, Vĩ Dạ, Trường An và chợ Cống. Về thời gian: - Số liệu phân tích hoạt động cho vay Tiểu thương chợ qua 3 năm 2007-2009; - Điều tra phỏng vấn khách hàng từ ngày 8/4 - 26/4/ 2010. 1.6. Kết cấu đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Tiểu thương chợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Huế” có kết cấu gồm 3 phần: Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở khoa học về hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại Chương 1 của đề tài đề cập đến những vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động cho vay của NHTM; chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng. Ngoài ra, chương này còn nêu lên thực trạng phát triển sản phẩm Tiểu thương chợ tại các Ngân hàng TMCP ở Việt Nam, và thực trạng hoạt động cho vay Tiểu thương chợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Huế. Khóa luận tốt nghiệp đại học 6 Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay Tiểu thương chợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Huế Chương 2 giới thiệu tổng quát chung về Hội sở Sacombank và Chi nhánh Sacombank tại Thừa Thiên Huế; giới thiệu và phân tích tình hình hoạt động cho vay TTC tại Sacombank Huế qua 3 năm 2007 - 2009; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản phẩm dưới 2 góc độ: Nhìn nhận từ phía Ngân hàng và từ phía khách hàng. Trên cơ sở đó, rút ra những ưu điểm, nhược điểm, tìm ra nguyên nhân và hạn chế của sản phẩm. Từ đó là cơ sở cho những giải pháp cụ thể được nêu ở chương 3. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Tiểu thương chợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Huế Căn cứ vào chương 2 để đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay TTC tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Huế. Phần 3: Kết luận và kiến nghị Khóa luận tốt nghiệp đại học 7 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1:CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Những vấn đề chung về Ngân hàng Thương mại 1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng Thương mại Theo pháp lệnh Ngân hàng ban hành ngày 23/05/1990 của Hội đồng Nhà nước Việt Nam xác định: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.1 Hoặc theo Luật tín dụng do Quốc hội khoá X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997 định nghĩa: “NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”2. 1.1.1.2. Bản chất của Ngân hàng Thương mại NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Bản chất của NHTM thể hiện qua các khía cạnh sau: - Thứ nhất, NHTM là một loại hình doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế; - Thứ hai, hoạt động của NHTM là hoạt động kinh doanh và mục tiêu cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận nhưng phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Nhà nước; - Thứ ba, hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây là lĩnh vực đặc biệt liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đây cũng là lĩnh vực rất “nhạy cảm”. Nó đòi hỏi một sự thận trọng và khéo léo trong điều hành, để tránh những thiệt hại cho xã hội. 1.1.1.3. Chức năng và vai trò của Ngân hàng Thương mại  Chức năng trung gian tài chính 1 TS. Nguyễn Minh Kiều(2006), Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội. 2 TS. Nguyễn Minh Kiều(2006), Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp đại học 8 Thực hiện chức năng này khi ngân hàng đứng giữa thu nhận tiền gửi của người gửi tiền để cho vay người cần tiền vay hoặc làm môi giới cho người đầu tư. Điều này có thể khái quát qua sơ đồ sau: Nhận tiền gửi gửi Cho vay Uỷ thác đầu tư Đầu tư Đầu Sơ đồ 1.1: Chức năng trung gian tài chính của NHTM Với chức năng này NHTM thực sự là một cầu nối giữa những người có tiền muốn cho vay hoặc muốn gửi ngân hàng với những người thiếu vốn cần vay. NHTM đã góp phần tạo lợi ích cho cả ba bên trong quan hệ người gửi tiền, ngân hàng và người vay. Huy động được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, thực hiện các lợi ích cho xã hội.  Chức năng trung gian thanh toán Thực hiện chức năng này NHTM cung cấp các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, tiết kiệm chi phí lưu thông và nâng cao khả năng tín dụng. Với chức năng trung gian thanh toán cũng cho phép NHTM tạo ra bút tệ để mở rộng quy mô tín dụng đối với nền kinh tế, vừa tiết giảm được lượng tiền mặt, vừa đáp ứng được những biến động thường xuyên của hoạt động.  Chức năng tạo bút tệ hay ghi sổ trong nền kinh tế Ngoài việc thu hút tiền gởi và cho vay trên số tiền gửi đó, NHTM còn tạo ra tiền khi phát tín dụng. Nghĩa là vốn phát qua tín dụng không nhất thiết phải dựa trên vàng hay tiền giấy đã gửi vào ngân hàng. Tiền vay không trên cơ sở tiền gởi, mà khoản tín dụng đó do ngân hàng tạo ra tiền để cho vay gọi là bút tệ hay tiền ghi sổ. Trong phạm vi một nền kinh tế, hoạt động cho vay và trả nợ diễn ra thường xuyên. Hằng ngày có tiền tạo ra và tiền bị huỷ đi, khối lượng tiền trong lưu thông tăng lên khi luồn tiền tạo ra (phát tín dụng) lớn hơn nguồn tiền huỷ đi (trả nợ ngân hàng). Ta có công thức: Cá nhân doanh nghiệp Ngân hàng Thương mại Cá nhân doanh nghiệp Khóa luận tốt nghiệp đại học 9 Số tiền gửi ban đầu Tổng số bút tệ được tạo ra = Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Theo công thức trên, với một số tiền gửi ban đầu là 10 triệu đồng thì NHTM có thể tạo ra số tiền gửi không kỳ hạn gấp 10 lần số tiền gởi ban đầu nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%.  Chức năng trung gian trong việc thực hiện chính sách quốc tế quốc gia Hệ thống NHTM mặc dù mang tính chất độc lập nhưng nó luôn chịu sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Trung ương về các mặt. Đặc biệt NHTM phải luôn tuân theo các quy định của Ngân hàng Trung ương về việc thực hiện các chính sách tiền tệ. Ngân hàng Trung ương sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để điều hoà khối lượng tiền tệ lưu thông và buộc NHTM phải chấp hành để ổn định giá trị đồng tiền, lượng tiền cung ứng trong lưu thông phải phù hợp với giá trị hàng hoá trong lưu thông. Tín dụng ngân hàng trên cơ sở cho vay mở rộng sản xuất phát triển ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội nhà nước. 1.1.1.4. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thương mại  Hoạt động tín dụng NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu Thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cho vay: NHTM được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau: - Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống; - Cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Bảo lãnh: NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh đối với Khóa luận tốt nghiệp đại học 10 một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một NHTM không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM. Chiết khấu: NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. Cho thuê tài chính: NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.  Hoạt động huy động vốn NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau: - Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác; - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; - Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài; - Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước; - Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.  Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân hàng, NHTM được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước, NHTM phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi NHTM đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, Chi nhánh của NHTM được mở tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố nơi đặt trụ sở của Chi nhánh. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạt động sau: - Cung cấp các phương tiện thanh toán; - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng; Khóa luận tốt nghiệp đại học 11 - Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ; - Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định cuả Ngân hàng Nhà nước; - Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép; - Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng; - Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên Ngân hàng trong nước; - Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.  Các hoạt động khác Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, NHTM còn có thể thực hiện một số hoạt động khác bao gồm: Góp vốn và mua cổ phần: NHTM được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, NHTM còn được góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng liên doanh. Tham gia thị trường tiền tệ: NHTM được tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ. Kinh doanh ngoại hối: NHTM được phép trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Uỷ thác và nhận uỷ thác: NHTM được uỷ thác, nhận uỷ thác làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác, đại lý. Cung ứng dịch vụ bảo hiểm: NHTM được cung ứng dịch vụ bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Tư vấn tài chính: NHTM được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực thuộc ngân hàng. Khóa luận tốt nghiệp đại học 12 Bảo quản vật quý giá: NHTM được thực hiện các dịch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay tại Ngân hà
Luận văn liên quan