Khóa luận Một số giải pháp quản lý nhà nước để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi một cộng đồng dân tộc có một nét văn hoá riêng độc đáo tạo nên một nền văn hoá Việt Nam đa dạng trong thống nhất. Hiện nay, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như hội nhập quốc tế đã có ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế tới văn hoá của các dân tộc thiểu số. Trong đó dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang cũng vậy. Quá trình hình thành và phát triển tại Tuyên Quang của dân tộc Cao Lan đã tạo nên nét văn hoá độc đáo cho riêng mình. Tuy nhiên, hiện nay văn hoá của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang đang đứng trước nhiều thách thức, một số giá trị văn hoá truyền thống có nguy cơ bị mai một thậm chí mất hẳn, việc tiếp thu tràn lan, không có chọn lọc các yếu tố văn hoá của các dân tộc khác đã dần làm mất đi bản sắc riêng của mình, đặc biệt là đối với lễ hội đình làng -nét sinh hoạt truyền thống cộng đồng hết sức ý nghĩa và độc đáo của dân tộc Cao Lan.

pdf81 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2602 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp quản lý nhà nước để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 – Sinh viên Học viện Hành chính 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi một cộng đồng dân tộc có một nét văn hoá riêng độc đáo tạo nên một nền văn hoá Việt Nam đa dạng trong thống nhất. Hiện nay, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như hội nhập quốc tế đã có ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế tới văn hoá của các dân tộc thiểu số. Trong đó dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang cũng vậy. Quá trình hình thành và phát triển tại Tuyên Quang của dân tộc Cao Lan đã tạo nên nét văn hoá độc đáo cho riêng mình. Tuy nhiên, hiện nay văn hoá của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang đang đứng trước nhiều thách thức, một số giá trị văn hoá truyền thống có nguy cơ bị mai một thậm chí mất hẳn, việc tiếp thu tràn lan, không có chọn lọc các yếu tố văn hoá của các dân tộc khác đã dần làm mất đi bản sắc riêng của mình, đặc biệt là đối với lễ hội đình làng - nét sinh hoạt truyền thống cộng đồng hết sức ý nghĩa và độc đáo của dân tộc Cao Lan. Thực hiện chủ trương xây dựng nền văn hoá “Tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V khoá VIII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc những năm gần đây việc khôi phục và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan đã được chú trọng và đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc giữ gìn và phát triển loại hình lễ hội truyền thống này còn một số hạn chế nhất định như: Phát triển tự phát, thiếu tính định hướng; nhiều giá trị văn hoá truyền thống tại lễ hội có nguy cơ mai một dần; chính sách của các cấp chính quyền đối với việc phát triển lễ hội này còn hạn chế…Thực tế đó đòi hỏi phải có những giải pháp quản lý Nhà nước phù hợp để giữ gìn và phát huy loại hình lễ hội này. Trước nhu cầu mang tính cấp thiết đó, tác giả mạnh dạn lựa chọn “ Một số giải Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 – Sinh viên Học viện Hành chính 2 pháp quản lý Nhà nƣớc để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang ” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Vì vấn đề nghiên cứu là một vấn đề rộng, phức tạp, thời gian nghiên cứu còn hạn chế và một số khó khăn trong thu thập tài liệu nên khoá luận luận chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Do đó, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khoá luận được hoàn thiện hơn. 2. Tình hình nghiên cứu. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang, những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về văn hoá đồng bào dân tộc Cao Lan trong đó có đi sâu nghiên cứu lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan như: - Đề tài: “ Văn hoá truyền thống dân tộc Cao Lan ” năm 1993 – 1994; Đề tài: “ Văn hoá truyền thống của một số dân tộc Tỉnh Tuyên Quang ” năm 1999 – 2000; - Đề tài: “ Bảo tồn hát Sình ca dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang ” năm 2003 của Nịnh Văn Độ; - Đề tài Luận văn Cao học của Đặng Chí Thông về “ Phong tục tập quán và lễ hội của người Cao Lan ở xã Kim Phú, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Tuy vậy chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về các giải pháp quản lý Nhà nước để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang, mặc dù vai trò của quản lý Nhà nước là hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục tiêu của đề tài. Trên cơ sở nghiên cứu, nhận xét đánh giá về một số thực trạng quản lý Nhà nước đối với việc giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của đồng bào dân tộc Cao Lan thời gian qua tại tỉnh Tuyên Quang, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước đối với việc giữ gìn Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 – Sinh viên Học viện Hành chính 3 và phát triển lễ hội đình làng của đồng bào dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: là hoạt động quản lý nhà nước đối với việc giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đặc biệt là huyện Yên Sơn – địa phương có đông dân cư là người Cao Lan và là nơi duy nhất còn tồn tại lễ hội đình làng truyền thống. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành khoá luận tác giả triệt để sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin; - Phương pháp thống kê, so sánh, đánh giá, điều tra xã hội học, phân tích tổng hợp…; - Phương pháp quan sát thực tiễn, trừu tượng hoá đối tượng; 6. Những đóng góp của khoá luận Sau khi khoá luận hoàn thiện sẽ có những đóng góp nhất định xét trên nhiều góc độ khác nhau, cụ thể là những đóng góp sau: - Việc hoàn thiện vấn đề nghiên cứu sẽ giúp bổ sung lý luận về quản lý Nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang; - Góp phần bổ sung kiến thức thực tiễn về hoạt động quản lý Nhà nước trên một lĩnh vực xã hội nhất định, cụ thể là lễ hội văn hoá - truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; - Góp phần giới thiệu lễ hội đình làng - nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đồng bào dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang với các địa phương cũng như với các dân tộc thiểu số khác trên đất nước Việt Nam; Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 – Sinh viên Học viện Hành chính 4 - Tìm kiếm một số giải pháp quản lý Nhà nước mang tính thực tiễn cao để giữ gìn và phát triển lễ hội truyền thống của dân tộc Cao Lan trong thời gian tới. 7. Kết cấu của Khoá luận: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khoá luận được chia thành các phần như sau: Chƣơng 1. Khái quát chung về văn hoá truyền thống, lễ hội và vai trò của Nhà nƣớc trong việc duy trì và phát triển văn hoá truyền thống. Phần này tập trung giải thích một số nét khái quát về văn hoá truyền thống, lễ hội truyền thống cũng như lý luận về vai trò của Nhà nước đối với quản lý văn hoá truyền thống - lễ hội truyền thống làm nền tảng cho nghiên cứu vấn đề ở các chương tiếp theo. Nội dung của chương này bao gồm khái quát về văn hoá truyền thống trong thời kỳ hội nhập, vai trò của lễ hội truyền thống đối với việc bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống, vai trò của Nhà nước đối với việc duy trì và phát huy văn hoá truyền thống, hệ thống chính sách của Nhà nước đối với việc duy trì và phát huy văn hoá truyền thống. Chƣơng 2. Thực trạng về quản lý Nhà nƣớc đối với việc giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang. Trong chương này, tác giả tập trung phân tích thực trạng việc tổ chức và quản lý lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan để thấy được những mặt đã đạt được và chưa đạt được trong việc bảo tồn và phát triển loại hình lễ hội này trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Phần này sẽ bao gồm các nội dung như: Khái quát chung về lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang, cơ chế quản lý đối với lễ hội truyền thống ở Tuyên Quang trong đó có lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan, thực trạng tổ chức và quản lý lễ hội đình làng, đánh giá những kết quả và hạn chế trong tổ chức và quản lý lễ hội đình làng của người Cao Lan, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế đó. Chƣơng 3. Một số giải pháp quản lý Nhà nƣớc để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 – Sinh viên Học viện Hành chính 5 Chương này tập trung đề ra phương hướng giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan trong thời gian tới và kiến nghị một số giải pháp về quản lý Nhà nước để giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của người Cao Lan trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng của tổ chức và quản lý lễ hội trong thời gian qua, cũng như kinh nghiệm của các địa phương trong việc tổ chức và quản lý lễ hội và phương hướng giữ gìn, phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan đã nêu. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 – Sinh viên Học viện Hành chính 6 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG, LỄ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG 1.1 Văn hoá truyền thống trong thời kỳ hội nhập và phát triển 1.1.1 Các cách tiếp cận về văn hoá truyền thống Để tìm hiểu về văn hoá truyền thống, trước hết cần tìm hiểu về văn hoá - một khái niệm quan trọng khi nói đến văn hoá truyền thống. a. Văn hoá Văn hoá là một khái niệm rộng được bắt nguồn từ chữ Latinh: “ Cultura” có nghĩa là sự cày cấy, vun trồng. Cùng với quá trình phát triển văn hoá ngày càng có nội dung phong phú và có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm để phản ánh các góc độ của văn hoá. Bản chất của văn hoá là rộng và đa dạng , do vậy các khái niệm về văn hoá chỉ mang tính chất tương đối. Có thể đưa ra một số khái niệm về văn hoá như sau:  Theo nghĩa hẹp: Văn hoá là những chính kiến xã hội để quyết định những ứng xử cá nhân trong xã hội đó.  Theo nghĩa rộng: - Quan điểm của UNESCO : “ Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hoá là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng ” Trong diễn văn khai mạc lễ phát động “ Thập niên thế giới phát triển văn hoá” tại Pháp ngày 21-1-1998, ngài Tổng thư ký UNESCO cũng từng phát biểu: văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động dân tộc trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo đó đã hình thành nên một hệ thống Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 – Sinh viên Học viện Hành chính 7 giá trị , các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định riêng biệt của mỗi dân tộc ” - Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ V ( Khoá VIII ) Đảng ta xác định: “ Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ”, và xác định “ Văn hoá Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hoá đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc ”. Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hoá, văn nghệ, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ở và các phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá ” Như vậy, văn hoá có nhiều khái niệm khác nhau dưới các góc độ khác nhau. Quan trọng nhất văn hoá được xem như tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra phục vụ nhu cầu sống của con người trong quá trình phát triển và là một nền tảng tinh thần không thể thiếu trong đời sống của con người. b. Văn hoá truyền thống. Văn hoá truyền thống là một khái niệm chỉ những nét văn hoá riêng biệt của một cộng đồng xã hội, được hình thành cùng với quá trình phát triển của cộng đồng xã hội đó và được lưu truyền qua các thế hệ; cụ thể là tính cách, là đạo đức, là phong tục tập quán, tư tưởng, lối sống, thói quen…. Văn hoá truyền thống tạo nên bản sắc dân tộc, là nét văn hoá riêng biệt của một cộng đồng xã hội, tồn tại và phát triển cùng lịch sử phát triển cộng đồng. Nét văn hoá đó đã ăn sâu vào trong nếp sống cũng như nếp nghĩ của cộng đồng xã hội đó. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 – Sinh viên Học viện Hành chính 8 Như vậy có thể quan niệm văn hoá truyền thống là toàn bộ giá trị, thành quả, thành tựu vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được lưu giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Hay nói cách khác văn hoá truyền thống là đặc điểm đã in thành nếp sâu đậm trong tâm hồn, tình cảm , lối diễn đạt, tư duy của một cộng đồng qua bao thế kỷ gắn bó với nhau cùng phát triển. Có thể nói văn hoá truyền thống là yếu tố cốt lõi của văn hoá dân tộc, nó là yếu tố quyết định bản sắc độc đáo của một nền văn hoá. Nền văn hoá truyền thống mà bị mai một hay mất đi thì một dân tộc sẽ mất đi chính bản thân mình. Do đó, việc giữ gìn và phát triển văn hoá truyền thống là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi cộng đồng dân tộc, quốc gia trong giai đoạn hiện nay. 1.1.2 Đặc trƣng văn hoá truyền thống. Văn hoá truyền thống là những giá trị sáng tạo, quan điểm thẩm mỹ của dân tộc, các chuẩn mực về tư tưởng đạo đức, giao tiếp ứng xử, phong tục, lễ nghi… thông qua đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc. Do đó văn hoá truyền thống có các đặc trưng như sau: Thứ nhất, văn hoá truyền thống mang tính lịch sử: Văn hoá truyền thống hình thành và bồi đắp qua quá trình phát triển lâu dài của cộng đồng, dân tộc. Cộng đồng chính là nơi văn hoá truyền thống được hình thành và phát triển. Qua quá trình lao động sáng tạo của con người, những nét đẹp văn hoá dần được hình thành và bồi đắp qua thời gian. Văn hoá truyền thống không phải cái có sẵn, và khi có rồi không phải không cần bồi đắp. Có những giá trị nếu không được bồi đắp cùng với quá trình phát triển của con người sẽ bị mai một dần và mất hẳn. Tính lịch sử của văn hoá truyền thống thể hiện qua sự kế thừa các giá trị truyền thống. Văn hoá truyền thống của mỗi thời kỳ lịch sử mang dấu ấn của thời kỳ đó Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 – Sinh viên Học viện Hành chính 9 đồng thời kế thừa những giá trị của thời kỳ trước đó và là nền tảng cho thời kỳ tiếp theo phát triển. Thứ hai, văn hoá truyền thống là một bộ phận của văn hoá, nó được dùng để phân biệt với tính hiện đại mà nền văn hoá đã tiếp thu trong quá trình phát triển. Nếu như văn hoá hiện đại là những giá trị văn hoá mới được tiếp thu thì văn hoá truyền thống là những giá trị đã hình thành và tồn tại từ lâu, được bồi đắp qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn. Tuy vậy, trên thực tế thì văn hoá truyền thống và tính hiện đại của văn hoá cũng có sự đan xen và kế thừa lẫn nhau. Văn hoá truyền thống là hệ thống các giá trị và các chuẩn mực lâu đời điều chỉnh các hoạt động cũng như quan hệ cộng đồng xã hội. Chẳng hạn những giá trị truyền thống văn hoá như tương thân tương ái, đồng cam cộng khổ hay yêu nước thương dân, tính cố kết cộng đồng… là những giá trị văn hoá tốt đẹp đã tồn tại lâu đời và được bồi đắp qua nhiều thế hệ. Do đó có thể khẳng định văn hoá truyền thống mang tính lâu đời. Thứ ba, Văn hoá truyền thống cũng mang tính giá trị. Xét về giá trị của văn hoá truyền thống thì nó bao gồm cả những giá trị mang tính tích cực và những giá trị không còn phù hợp với đời sống hiện tại nữa. Những giá trị tích cực và còn phù hợp với đời sống hiện tại sẽ được giữ gìn, bảo tồn và phát huy. Còn những giá trị văn hoá không còn phù hợp nữa sẽ bị cải biến dần cho phù hợp hoặc sẽ bị loại bỏ khỏi nền văn hoá mới mà xã hội đang xây dựng. Chẳng hạn như, những giá trị truyền thống tốt đẹp như truyền thống tương thân tương ái, truyền thống đoàn kết… sẽ được phát huy, còn những giá trị truyền thống không còn phù hợp như những tập tục rườm rà, những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan không còn phù hợp…sẽ bị cải tiến thành phong tục phù hợp, hay loại bỏ hẳn để nền văn hoá phát huy vai trò đối với sự phát triển xã hội. Do đó vấn đề giữ gìn và phát huy văn hoá dân tộc cần xác định rõ đâu là những giá trị văn hoá cần giữ gìn và phát huy và cái nào cần cải tiến hay loại bỏ. Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 – Sinh viên Học viện Hành chính 10 Thứ tư, văn hoá truyền thống mang tính giáo dục sâu sắc. Văn hoá truyền thống mang trong mình những khuôn mẫu ứng xử, làm nền tảng cho những hành vi trong xã hội. Văn hoá truyền thống cũng thể hiện tính giáo dục của mình đối với xã hội thông qua việc hướng con người hành động đúng với truyền thống vốn có của cộng đồng mà cả xã hội đã thừa nhận và làm theo. Nó là chuẩn mực xã hội để con người noi theo và thực hiện. Những phong tục tập quán, những hoạt động văn hoá mang tính cộng đồng như các lễ nghi, lễ hội đều mang trong mình những giá trị giáo dục cộng đồng sâu sắc. Phần lớn những nét truyền thống văn hoá đó giáo dục cho cộng đồng xã hội biết trân trọng và phát huy thành quả của quá trình xây dựng và phát triển xã hội mà cha ông nhiều thế hệ đã dày công vun đắp. Hơn nữa thông qua các lễ nghi truyền thống giáo dục con người biết ơn tổ tiên cha ông đã sinh thành và dưỡng dục, biết ơn các thế hệ đi trước. Đây là một nét văn hoá tốt đẹp của cộng đồng xã hội. Phát huy những giá trị văn hoá này cũng đồng nghĩa với việc phát huy nền tảng tinh thần cho xã hội, định hướng cho xã hội hoạt động tốt hơn, phù hợp hơn với môi trường sống hiện đại. Thứ năm, văn hoá truyền thống mang tính bền vững. Những giá trị văn hoá truyền thống bao giờ cũng tồn tại lâu đời và được xã hội thừa nhận và trân trọng giữ gìn qua nhiều thế hệ. Nó trở thành một bộ phận không thể thiếu của xã hội. Nó giống như động lực cho con người lao động sản xuất tốt hơn. Chẳng hạn như truyền thống các ngày lễ tết là một thí dụ. Trải qua bao biến cố của lịch sử phát triển, truyền thống lễ tết ở Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển, nó là một bộ phận của cuộc sống con người Việt Nam. Sau những tháng ngày lao động vất vả dịp lễ tết là thời gian để mọi người nghỉ ngơi lấy lại tinh thần tiếp tục công việc, là dịp để mọi người thể hiện lòng biết ơn tới tổ tiên, ông bà, cha mẹ, và cũng là dịp mọi người quan tâm tới nhau, tới tình làng nghĩa xóm... Có lẽ không một gia đình Việt Nam nào lại nằm ngoài giá trị văn hoá truyền thống đó. Dó đó có thể nói rằng văn hoá truyền thống là một hiện tượng xã hội gắn liền với sự phát triển xã hội, khó có thể mất đi cho dù xã hội có nhiều biến động. Đồng thời tính bền Vương Minh Thống Khoá luận tốt nghiệp 2008 – Sinh viên Học viện Hành chính 11 vững của văn hoá còn thể hiện cả những mặt bảo thủ, trì trệ. Những mặt bảo thủ, trì trệ này tồn tại một cách bền bỉ, dai dẳng cùng với quá trình phát triển. Đặc điểm này đòi hỏi trong quản lý Nhà nước đối với văn hoá truyền thống cần có tác động thích hợp để nhanh chóng loại bỏ tính bảo thủ, trì trệ của những giá trị đã lạc hậu không phù hợp với quá trình phát triển, nhằm tạo điều kiện cho văn hoá truyền thống phát triển tốt nhất theo định hướng. 1.1.3 Vai trò của văn hoá truyền thống đối với sự phát triển xã hội và quá trình hội nhập quốc tế. Đánh giá vai trò của văn hoá Đảng ta đã khẳng định: “ Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ”( Nghị quyết trung ương V khoá VIII của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng ). Văn hoá truyền thống là nòng cốt của nền văn hoá nói chung, quá trình phát triển xã hội không thể không trân trọng những vai trò to lớn của văn hoá truyền thống. Văn hoá truyền thống là nền tảng tinh thần cho xã hội, nó biểu hiện sức mạnh tiềm tàng và bản lĩnh của một dân tộc và được biểu hiện thông qua những truyền thống và hệ giá trị mang tính đặc trưng cho bản sắc văn hoá của dân tộc. Truyền thống và hệ giá trị này được thấm nhuần trong mỗi con người và cả cộng đồng, dân tộc; được chắt lọc, kế thừa và phát triển, phát huy qua các thế hệ; được vật chất hoá trong các cấu trúc thiết chế chính trị - xã hội và trong hoạt động sống của cả dân tộc. Là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hoá truyền thống cũng như văn hoá biểu hiện sức sống, sức phát triển, sự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUAN VAN TOT NGHIEP.pdf
  • docDANH MUC TAI LIEU THAM KHAO.DOC
  • docDANH MUC TU VIET TAT.DOC
  • docHINH ANH.DOC
  • docLOI CAM ON.DOC
  • docMUC LUC.doc
  • pptSLIDE KHOA LUAN1.ppt
  • docTRANG BIA.DOC
Luận văn liên quan