Khóa luận Một số vấn đề lý luận về hợp đồng dân sự
Ngày 15 tháng 4 năm 1992, Quốc hội nước cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt nam đã thông qua ban hành Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp 1992), để thay thế Hiến pháp 1980. Hiến pháp 1992 thể hiện một sự thay đổi toàn diện về chế độ kinh tế – xã hội của nước ta, thể hiện sự đổi mới về đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước. Trong đó chính sách kinh tế - được xác định là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,thừa nhận nhiều hình thức sở hữu mới như sỏ hữu tư nhân,tư bản .đồng thời Hiến pháp 1992 cũng mở rộng hơn quyền của các cá nhân, công dân trong lĩnh vực kinh tế, dân sự , dưới sự quản lý của Nhà nước. Thể chế hoá các qui định của Hiến pháp 1992, Quốc hội Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, ngày 28 tháng 10 năm 1995 đã thông qua Bộ luật dân sự và Bộ luật có hiệu lực từ ngày 01tháng 07 năm 1996. Đây là một bước tiến lớn của pháp luật nước ta, là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm thúc đẩy giao lưu dân sự , tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn phát triển mới. Một trong những quan hệ mà Pháp luật dân sự chú trọng điều chỉnh đó là hợp đồng dân sự , đây cũng là vấn đề trọng tâm của pháp luật dân sự các nước khác trên thế giới. Bởi vì hợp đồng dân sự thể hiện rõ nét nhất các đặc trưng cơ bản của pháp luật dân sự . Trong bộ luật dân sự Việt nam, các quy định về hợp đồng dân sự chiếm gần 1/2 tổng số điều (838 điều) của Bộ luật, bao gồm những quy định chung về hợp đồngvà những quy định riêng về từng loại hợp đồng cụ thể . Việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về hợp đồng dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình đưa Bộ luật dân sự vào đời sống xã hội, thúc đẩy các giao lưu dân sự . từ đó góp phần hoàn thiện hơn các quy định của Bộ luật dân sự về hợp đồng . Chế định hợp đồng dân sự trong Bộ luật dân sự gồm hai phần : Phần chung bao gồm các qui định, các nguyên tắc chung trong quá trình xác lập, thực hiên, chấm dứt hợp đồng dân sự. Phần riêng bao gồm các quy định cụ thể cho từng loại hợp đồng tuỳ thuộc tính chất riêng của mỗi loại. Như vậy, hợp đồng dân sự là một vấn đề rất rộng và phức tạp. Do đó trong phạm vi khoá luận này chúng tôi chỉ giới hạn trong việc xem xét một số vấn đề lý luận thuộc phần chung chế định hợp đồng dân sự. Phương pháp tiếp cận của khoá luận là xuất phát từ lý luận và phương pháp luận của khoa học lý luận chung Nhà nước và Pháp luật , khoa học luật dân sự mà cơ sở là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác –Lênin. Phương pháp nghiên cứu đề tài này là nêu ra vấn đề lý luận, phân tích và so sánh với pháp luật của một số nước khác và thực tiễn áp dụng, từ đó tổng hợp và rút ra những nhận xết, kết luận và nêu lên những đề xuất giải quyết nhằm góp phần làm hoàn thiện các quy định của Bộ luật dân sự về hợp đồng . Do giới hạn về khả năng, cũng như giới hạn của khoá luận, nên chúng tôi chỉ đề cập trong khoá luận này một số vấn đề sau : Chương I : Khái quát chung về hợp đồng dân sự 1.1. Lược sử quá trình hình thành và phát triển pháp luật dân sự về hợp đồng ở Việt Nam. 1. 2. Khái niệm và bản chất pháp lý của hơp đồng dân sự. 1. 3. Một số vấn đề khác biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế. Chương II : Một số nội dung cơ bản của hợp đồng dân sự 2. 1. Giao kết hợp đồng dân sự 2. 2. Thực hiện hợp đồng dân sự 2. 3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng dân sự 2. 4. Hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó Chương III : Một số kiến nghị và kết luận 3.1. Một số nhận xét và kiến nghị về các qui định của hợp đồng dân sự trong luật dân sự. 3. 2. Kết luận Trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy cô và một số bạn bè, đặc biệt là sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của thầy giáo Chu Đức Nhuận đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Vì thế tôi xin chân thành cám ơn sự chỉ bảo của thầy Chu Đức Nhuận và những góp ý chân thành của mọi ngưòi đã giúp tôi hoàn thành khoá luận này.