Khóa luận Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

1. Lý do chọn đề tài Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nền hành chính nhà nước Việt Nam, chính quyền cấp cơ sở luôn giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính quyền cơ sở là nền tảng của toàn bộ hệ thống chính quyền, là cấp gần dân nhất, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các mặt ở địa phương, đảm bảo cho chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, chính quyền cơ sở không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách hiệu lực và hiệu quả nếu thiếu một đội ngũ cán bộ, công chức cấp c ơ sở có đủ trình độ để đảm nhận công việc được giao. Cũng như nhân tố con người trong mọi tổ chức khác, đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở chính là hạt nhân, là nhân tố quyết định đến chất lượng hoạt động của chính quyền c ơ sở nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống chính trị cơ sở nói chung. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở để nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cấp cơ sở luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm. Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định 114/2003/NĐ – CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và một số văn bản khác nhằm từng bước chuẩn hoá, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, một thực tế khách quan là chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở, đặc biệt là cán bộ, công chức xã, thị trấn ở các vùng nông thôn và miền núi tương đối thấp, không tương xứng với vị trí, vai trò của họ cũng như đáp ứng đầy đủ các chức danh theo quy định của Nhà nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp cơ sở; nghiêm trọng hơn là dẫn đến nhiều sai phạm, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, gây ra tình trạng mất ổn định cục bộ tại một số địa phương như một số vụ việc ở Đồ Sơn, Thái Bình, Phú Quốc, Tuần Châu, Do đó việc nâng cao chất lượng của cán bộ, công chức cấp cơ sở để đáp ứng tiêu chuẩn chức danh và đòi hỏi của thực tế khách quan ngày càng cao là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay trong công tác cán bộ cấp cơ sở. Trong đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua tại Phòng Nội vụ huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, tôi có điều kiện tìm hiểu về tình hình và thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở của huyện. Chất lượng cán bộ, công chức còn thấp, trình độ và năng lực thực thi công vụ của đội ngũ này hiện còn nhiều bất cập so với yêu cầu công việc và yêu cầu của thực tế đặt ra. Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung vào việc phân tích th ực trạng và đánh giá về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc góp phần vào việc nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ này cũng như chất lượng hoạt động của chính quyền cấp cơ sở của huyện. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở; - Tìm hiểu trực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc; - Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp, đề tài tập trung vào nghiên cứu về trình độ; hiệu quả thực thi công vụ; đạo đức công vụ và một số vấn đề khác của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn 17 xã, thị trấn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc theo số liệu thống kê về cán bộ, công chức cấp cơ sở của huyện năm 2008. 4. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp duy vật biện chứng; - Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích; - Phương pháp so sánh, đánh giá; - Phương pháp nghiên cứu tài liệu Ngoài ra khoá luận còn sử dụng các phương pháp bổ trợ như: phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, 5. Kết cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về cán bộ, công chức cấp cơ sở Chương 2: Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc Chương 3: Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp cơ sở huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc

pdf79 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 15514 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp – Học viện Hành chính LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khoá luận này, em luôn nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy cô giáo và bạn bè trong và ngoài Học viện Hành chính. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô và bạn bè đã giúp đỡ, động viên em hoàn thành khóa luận này. Em vô cùng biết ơn sự hướng dẫn nhiệt tình và đầy trách nhiệm của các Giảng viên trong khoa Tổ chức và quản lý nhân sự hành chính nhà nước mà đặc biệt là cô giáo – Th.S Trần Thị Ngà. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên luận văn này còn có những mặt chưa hoàn thiện, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn . Em xin chân thành cảm ơn! Khóa luận tốt nghiệp – Học viện Hành chính DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. HĐND : Hội đồng nhân dân 2. UBND : Uỷ ban nhân dân 3. THCS : Trung học cơ sở 4. THPT : Trung học phổ thông 5. Tr. cấp : Trung cấp 6. CĐ : Cao đẳng 7. ĐH, Trên ĐH : Đại học, Trên Đại học 8. UBMTTQ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 9. BD : Bồi dưỡng 10. ĐT : Đào tạo 11. NXB : Nhà xuất bản 12. BT TT : Bí thư thường trực 13. CT : Chủ tịch 14. CA, QS : Công an, Quân sự Khóa luận tốt nghiệp – Học viện Hành chính MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ......... 4 I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CẤP CƠ SỞ ...................................................... 4 1. Quan niệm về cấp cơ sở .......................................................................... 4 2. Vị trí, vai trò của chính quyền cấp cơ sở ................................................. 4 II. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ ................................. 5 1. Quan niệm về cán bộ công chức cấp cơ sở.............................................. 5 2. Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ........................... 6 3. Nguồn hình thành đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở .......................... 8 III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ .................................................................................................................. 9 IV. CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ MỘT SỐ HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC .............. 10 1. Chất lượng cán bộ công chức................................................................ 10 1.1 Khái niệm chất lượng ..................................................................... 10 1.2 Chất lượng cán bộ công chức ......................................................... 10 2. Một số hình thức biểu hiện chất lượng của cán bộ, công chức cấp cơ sở ................................................................................................................. 11 2.1 Trình độ của cán bộ, công chức cấp cơ sở ...................................... 11 2.2 Hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ công chức ............................ 13 2.3 Đạo đức công vụ ............................................................................. 14 2.4 Phương pháp và kỹ năng làm việc của cán bộ công chức ............... 15 2.5 Một số hình thức biểu hiện khác ..................................................... 16 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở ...... 17 3.1 Cơ chế hình thành đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ................. 17 3.2 Chính sách về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp cơ sở ....... 18 3.3 Yếu tố văn hoá địa phương ............................................................. 19 3.4 Chế độ chính sách đảm bảo lợi ích vật chất đối với đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở .................................................................................... 20 Khóa luận tốt nghiệp – Học viện Hành chính 3.5 Yếu tố nhận thức của cán bộ, công chức ......................................... 21 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ HUYỆN YÊN LẠC TỈNH VĨNH PHÚC ................................. 23 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN YÊN LẠC TỈNH VĨNH PHÚC .......................................... 23 II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ HUYỆN YÊN LẠC............................................................................... 25 1. Thực trạng trình độ cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Yên Lạc ......... 26 2. Hiệu quả thực thi công vụ .................................................................... 34 2.1 Kết quả đánh giá chung của các phòng, ban thuộc UBND huyện Yên Lạc đối với các xã, thị trấn trong huyện ...................................................... 35 2.2 Kết quả thực hiện tại phòng “một cửa” ở UBND các xã, thị trấn ...... ............................................................................................................. 35 2.3 Đánh giá về việc ban hành các quyết định quản lý hành chính Nhà nước của UBND xã. .............................................................................. 36 2.4 Đánh giá về cung cấp dịch vụ cho công dân trên địa bàn xã ......... 37 3. Phương pháp và kỹ năng giải quyết công việc ...................................... 39 4. Đạo đức công vụ của cán bộ, công chức cấp xã .................................... 41 5. Sức khoẻ, thâm niên công tác ............................................................... 43 III. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ HUYỆN YÊN LẠC ............................................................................................................. 44 1. Nguyên nhân khách quan ...................................................................... 44 2. Nguyên nhân chủ quan ......................................................................... 47 CHƯƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ HUYỆN YÊN LẠC ...... 48 I. CƠ SỞ ĐỂ ĐƯA RA KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ HUYỆN YÊN LẠC ............................................................................................................. 48 Khóa luận tốt nghiệp – Học viện Hành chính 1. Dựa trên quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở ......................................................................................................... 48 2. Dựa trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu và tiêu chuẩn đê xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cấp cơ sở. ............................................................................ 50 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ HUYỆN YÊN LẠC .................... 51 1. Tiếp tục hoàn thiện quy định tiêu chuẩn chức danh đối với cán bộ, công chức cấp cơ sở .......................................................................................... 52 2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, chủ động tạo nguồn cán bộ, công chức ................................................................................................. 54 3. Nâng cao chất lượng công tác bầu cử đại biểu HĐND cấp cơ sở .......... 56 4. Thực hiện tổ chức công tác thi tuyển công chức cấp xã ........................ 59 5. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp cơ sở .... 59 6. Nâng cao ý thức tự học của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở ......... 63 7. Chính sách bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần cho cán bộ, công chức. ................................................................................................ 64 8. Tăng cường công tác đánh giá và kiểm soát đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở .................................................................................................. 65 9. Vấn đề luân chuyển cán bộ, công chức chuyên môn về làm việc ở xã .. 66 10. Tăng cường trang bị kỹ thuật tin học cho công sở cấp xã .................... 67 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 70 PHỤ LỤC Khóa luận tốt nghiệp – Học viện Hành chính 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nền hành chính nhà nước Việt Nam, chính quyền cấp cơ sở luôn giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính quyền cơ sở là nền tảng của toàn bộ hệ thống chính quyền, là cấp gần dân nhất, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các mặt ở địa phương, đảm bảo cho chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, chính quyền cơ sở không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách hiệu lực và hiệu quả nếu thiếu một đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở có đủ trình độ để đảm nhận công việc được giao. Cũng như nhân tố con người trong mọi tổ chức khác, đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở chính là hạt nhân, là nhân tố quyết định đến chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống chính trị cơ sở nói chung. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở để nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cấp cơ sở luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm. Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định 114/2003/NĐ – CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và một số văn bản khác nhằm từng bước chuẩn hoá, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, một thực tế khách quan là chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở, đặc biệt là cán bộ, công chức xã, thị trấn ở các vùng nông thôn và miền núi tương đối thấp, không tương xứng với vị trí, vai trò của họ cũng như đáp ứng đầy đủ các chức danh theo quy định của Nhà nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp cơ sở; nghiêm trọng hơn là dẫn đến nhiều sai phạm, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, gây ra tình trạng mất ổn định cục bộ tại một số địa phương như một số vụ việc ở Đồ Sơn, Thái Bình, Phú Quốc, Tuần Châu,… Do đó việc nâng cao chất lượng của cán bộ, công chức cấp cơ sở để đáp ứng tiêu chuẩn chức danh và đòi hỏi của thực tế khách quan ngày càng cao là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay trong công tác cán bộ cấp cơ sở. Trong đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua tại Phòng Nội vụ huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, tôi có điều kiện tìm hiểu về tình hình và thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở của huyện. Chất lượng cán bộ, công chức còn thấp, trình độ và Khóa luận tốt nghiệp – Học viện Hành chính 2 năng lực thực thi công vụ của đội ngũ này hiện còn nhiều bất cập so với yêu cầu công việc và yêu cầu của thực tế đặt ra. Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung vào việc phân tích thực trạng và đánh giá về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc góp phần vào việc nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ này cũng như chất lượng hoạt động của chính quyền cấp cơ sở của huyện. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở; - Tìm hiểu trực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc; - Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp, đề tài tập trung vào nghiên cứu về trình độ; hiệu quả thực thi công vụ; đạo đức công vụ và một số vấn đề khác của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn 17 xã, thị trấn huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc theo số liệu thống kê về cán bộ, công chức cấp cơ sở của huyện năm 2008. 4. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp duy vật biện chứng; - Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích; - Phương pháp so sánh, đánh giá; - Phương pháp nghiên cứu tài liệu Ngoài ra khoá luận còn sử dụng các phương pháp bổ trợ như: phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra, khảo sát thực tế,… 5. Kết cấu của khoá luận Khóa luận tốt nghiệp – Học viện Hành chính 3 Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về cán bộ, công chức cấp cơ sở Chương 2: Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức cấp cơ sở huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc Chương 3: Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp cơ sở huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc Khóa luận tốt nghiệp – Học viện Hành chính 4 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CẤP CƠ SỞ 1. Quan niệm về cấp cơ sở Từ khi Nhà nước xuất hiện và có sự phân chia lãnh thổ thì vấn đề phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ luôn là vấn đề quan trọng. Ở Việt Nam, vấn đề này được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng và được quy định trong Hiến pháp – văn bản có tính pháp lý cao nhất. Theo Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2002 và Luật Tổ chức HĐND và UBND, chính quyền địa phương được tổ chức thành 3 cấp: - Chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) - Chính quyền cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) - Chính quyền xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) Chính quyền cấp xã là chính quyền gần dân nhất, được gọi là chính quyền cơ sở trong hệ thống chính quyền 4 cấp. Gọi chính quyền cấp xã là chính quyền cấp cơ sở bởi những lý do sau: Thứ nhất, cấp này thoả mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành của một cấp chính quyền: - Được Nhà nước trao cho chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để thay mặt cho Nhà nước quản lý công việc địa phương - Có cơ chế bầu cử cán bộ địa phương - Có tính tự quản nhất định - Chịu sự kiểm soát của chính quyền cấp trên Thứ hai, đây là cấp chính quyền thấp nhất, không có cấp chính quyền nào thấp hơn chính quyền xã, phường, thị trấn. Đây là cấp gần dân nhất, sâu sát nhân dân nhất so với các cấp chính quyền khác. Thứ ba, cấp xã là nền móng của bộ máy nhà nước, là cái gốc của hệ thống chính quyền nhà nước 4 cấp. Mặc dù là cấp thấp nhất nhưng chính quyền cơ sở có một vai trò rất quan trọng trong hệ thống chính quyền 4 cấp và vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống chính trị cơ sở nói riêng. 2. Vị trí, vai trò của chính quyền cấp cơ sở Khóa luận tốt nghiệp – Học viện Hành chính 5 Chính quyền cơ sở là cầu nối, là nơi giao lưu trực tiếp giữa Nhà nước và nhân dân, đồng thời cấp cơ sở là nơi biểu hiện tập trung nhất, rõ nhất những ưu việt hay hạn chế của chế độ xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh đã dạy: “Cấp xã là cấp gần dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được thì mọi việc đều xong xuôi”. Chính vì vậy, chất lượng hoạt động của chính quyền cấp cơ sở ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Chính quyền cơ sở là nơi thể hiện tính hiệu lực, hiệu quả của chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đây là nơi trực tiếp thực thi, kiểm nghiệm và phản ánh tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống thể chế, chính sách. Do đó, chất lượng của hệ thống thể chế chính sách phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của chính quyền cấp cơ sở. Chính quyền cơ sở trực tiếp quản lý các hoạt động kinh tế xã hội của địa phương. Những vấn đề của địa phương mà chính quyền cơ sở có thẩm quyền giải quyết thì chính quyền cơ sở đại diện cho nhân dân địa phương trực tiếp giải quyết. Chính quyền cơ sở là nơi thể hiện đồng thời phản ánh tâm tư nguyện vọng và lợi ích của nhân dân địa phương. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách đều được xuất phát từ cơ sở và hướng về cơ sở. Không ai khác ngoài chính quyền cơ sở hiểu rõ và đảm nhận vai trò thu thập, phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân địa phương; đồng thời giúp Nhà nước đề ra các biện pháp tổ chức, quản lý phù hợp với đặc điểm của một địa phương, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân địa phương. II. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ 1. Quan niệm về cán bộ công chức cấp cơ sở Trước khi có Pháp lệnh cán bộ công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003, cán bộ chính quyền cơ sở là những người công tác tại bộ máy chính quyền xã, phường, thị trấn. Đó là những người trực tiếp tham gia quản lý mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội của địa phương, tuy nhiên họ chưa được coi là cán bộ, công chức trong biên chế nhà nước, lương của họ không phải từ ngân sách nhà nước mà do xã trả. Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của chính quyền cơ sở và đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở, một yêu cầu khách quan đặt ra là: đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn cần được xếp vào đội ngũ cán bộ, công chức trong biên chế nhà nước. Chính vì vậy, Pháp lệnh cán bộ công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003, tại tiết (g) và (h) điều 1 chương I đã quy định cán bộ công chức cấp cơ sở bao gồm: Khóa luận tốt nghiệp – Học viện Hành chính 6 - Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (sau đây gọi là cán bộ chuyên trách) gồm các chức danh sau: + Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Thường trực Đảng uỷ cấp cơ sở (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác Đảng); Bí thư, Phó Bí thư Chi bộ xã (nơi chưa thành lập Đảng uỷ cấp cơ sở); + Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND; + Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND; + Chủ tịch UBMTTQ; + Bí thư Đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh. - Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã (gọi chung là công chức cấp xã), gồm các chức danh: + Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy); + Chỉ huy trưởng quân sự; + Văn phòng – Thống kê; + Địa chính – Xây dựng; + Tài chính – Kế toán; + Tư pháp – Hộ tịch; + Văn hóa – Xã hội. Với quy định mới này địa vị pháp lý của đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở có sự thay đổi lớn. Quyền hạn và trách nhiệm của họ được quy định chặt chẽ hơn, đồng thời yêu cầu đối với họ cũng cao hơn để đảm nhận trách nhiệm do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. 2. Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở Cán bộ, công chức cấp cơ sở là một bộ phận không thể thiếu trong đội ngũ cán bộ, công chức nước ta. Mọi hoạt động của chính quyền cơ sở đều do cán bộ, công chức cấp cơ sở thực hiện. Đảng ta luôn coi cán bộ có vai trò quyết định đối với sự nghiệp cách mạng. Nghị quyết hội nghị Trung ương 3 (khoá VII) khẳng định trong công cuộc đổi mới đất nước thì: “Cán bộ cũng có vai trò cực kỳ quan trọng, hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới. Cán bộ nói chung có vai trò rất quan trọng, cán bộ cơ sở nói riêng có vị trí nền tảng cơ sở. Cấp cơ sở là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong thực tế. Pháp luật của Nhà nước có được thực thi tốt hay không, có Khóa luận tốt nghiệp – Học viện Hành chính 7 hiệu quả hay không hiệu quả một phần quyết định là ở cơ sở. Cấp cơ sở trực tiếp gắn với quần chúng; tạo dựng phong trào cách mạng quần chúng. Cơ sở xã, phường, thị trấn mạnh hay yếu một phần quan trọng phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn”. Do địa bàn hoạt động, tính chất công việc và nhiệm vụ được giao nên người cán bộ, công chức cấp cơ sở phải thường xuyên tiếp xúc với nhân dân để triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp lu
Luận văn liên quan