1. Tính cấp thiết của đề tài.
Xu hướng tự do hóa, toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam. Với sự phát triển đa dạng của các công cụ tài chính đã giúp các ngân hàng dễ dàng tiếp cận hơn đối với các nguồn tài chính đã giúp các ngân hàng có nhiều cơ hội hơn trong việc đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới. Hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng lớn hơn và cùng với nó mức độ rủi ro cũng tăng lên. Hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể coi là hoạt động chịu tác động kép từ nhiều phía, vì vậy kinh doanh ngân hàng cũng là hoạt động kinh doanh gánh chịu nhiều rủi ro nhất. Tùy theo từng cách tiếp cận mà rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được phân thành nhiều loại khác nhau, song theo cách phân loại chung nhất – theo Ủy ban Basel thì rủi ro ngân hàng được phân chia thành 3 loại cơ bản gồm: Rủi ro tín dụng; rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp ( rủi ro hoạt động). Các ngân hàng thương mại Việt Nam đang dần tiếp cận với các khái niệm này và từng bước quản lý các loại hình rủi ro theo thông lệ.
Ngày nay, cùng với nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động tin dụng, các ngân hàng ngày cảng mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ, một trong những mục tiêu quan trọng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đang hướng tới là tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ lên 40 – 50%, điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ phải đối mặt với các loại rủi ro trước đây vốn chưa được coi trọng như rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp. Rủi ro tác nghiệp không phải là loại rủi ro mới, nó tồn tại song hành với sự ra đời của các ngân hàng. Theo nghiên cứu ảnh hưởng định tính của Ủy ban Basel thì thông thường các ngân hàng sẽ phải mất đi 10% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vì rủi ro tác nghiệp. Rủi ro tác nghiệp ngày càng gia tăng do tác động của quá trình hội nhập, do tốc độ gia tăng khối lượng các giao dịch trong ngân hàng, môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn. Vì vậy, để có thể quản lý rủi ro tác nghiệp một cách có hiệu quả đang là một trong những vấn đề mà các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) nói riêng phải đối mặt.
Xuất phát từ những vấn đề trên em đã chọn đề tài nghiên cứu “ Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”
2. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu:
Những nội dung cơ bản về rủi ro tác nghiệp và quản trị rủi ro tác nghiệp trong các Ngân hàng thương mại
Những kinh nghiệm về quản trị rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng và Tập đoàn tài chính trên thế giới để rút ra những bài học cần thiết cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
Thực trạng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại VietinBank
Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại VietinBank
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về rủi ro tác nghiệp và quản trị rủi ro tác nghiệp, thực trạng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong thời gian qua, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở tổng hợp, phân tích và kết hợp lý luận với thực tiễn trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sủ của chủ nghĩa Mác – Lênin.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Rủi ro tác nghiệp và quản trị rủi ro tác nghiệp trong các ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại VietinBank
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tác nghiệp tại VietinBank
70 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3068 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài.
Xu hướng tự do hóa, toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam. Với sự phát triển đa dạng của các công cụ tài chính đã giúp các ngân hàng dễ dàng tiếp cận hơn đối với các nguồn tài chính đã giúp các ngân hàng có nhiều cơ hội hơn trong việc đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới. Hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng lớn hơn và cùng với nó mức độ rủi ro cũng tăng lên. Hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể coi là hoạt động chịu tác động kép từ nhiều phía, vì vậy kinh doanh ngân hàng cũng là hoạt động kinh doanh gánh chịu nhiều rủi ro nhất. Tùy theo từng cách tiếp cận mà rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được phân thành nhiều loại khác nhau, song theo cách phân loại chung nhất – theo Ủy ban Basel thì rủi ro ngân hàng được phân chia thành 3 loại cơ bản gồm: Rủi ro tín dụng; rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp ( rủi ro hoạt động). Các ngân hàng thương mại Việt Nam đang dần tiếp cận với các khái niệm này và từng bước quản lý các loại hình rủi ro theo thông lệ.
Ngày nay, cùng với nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động tin dụng, các ngân hàng ngày cảng mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ, một trong những mục tiêu quan trọng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đang hướng tới là tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ lên 40 – 50%, điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ phải đối mặt với các loại rủi ro trước đây vốn chưa được coi trọng như rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp. Rủi ro tác nghiệp không phải là loại rủi ro mới, nó tồn tại song hành với sự ra đời của các ngân hàng. Theo nghiên cứu ảnh hưởng định tính của Ủy ban Basel thì thông thường các ngân hàng sẽ phải mất đi 10% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vì rủi ro tác nghiệp. Rủi ro tác nghiệp ngày càng gia tăng do tác động của quá trình hội nhập, do tốc độ gia tăng khối lượng các giao dịch trong ngân hàng, môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn. Vì vậy, để có thể quản lý rủi ro tác nghiệp một cách có hiệu quả đang là một trong những vấn đề mà các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) nói riêng phải đối mặt.
Xuất phát từ những vấn đề trên em đã chọn đề tài nghiên cứu “ Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”
Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu:
Những nội dung cơ bản về rủi ro tác nghiệp và quản trị rủi ro tác nghiệp trong các Ngân hàng thương mại
Những kinh nghiệm về quản trị rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng và Tập đoàn tài chính trên thế giới để rút ra những bài học cần thiết cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
Thực trạng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại VietinBank
Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại VietinBank
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về rủi ro tác nghiệp và quản trị rủi ro tác nghiệp, thực trạng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong thời gian qua, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng
Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở tổng hợp, phân tích và kết hợp lý luận với thực tiễn trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sủ của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,… nội dung của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Rủi ro tác nghiệp và quản trị rủi ro tác nghiệp trong các ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại VietinBank
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tác nghiệp tại VietinBank
CHƯƠNG 1
RỦI RO TÁC NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Những vấn đề cơ bản về rủi ro tác nghiệp trong các Ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại
Theo điều 20 luật các Tổ chức tín dụng (được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 12 năm 197) có quy định: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”
Trong đó đối với Ngân hàng thương mại, theo nghị định 49/2000/NĐ-CP ban hành ngày 12/9/2000 được định nghĩa như sau: “ Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước”.
Qua các định nghĩa trên thì có thể hiểu ngân hàng thương mại là trung gian tài chính có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tiền tệ một cách tốt nhất cả về khối lượng, thời gia, địa điểm qua đó đem lại lợi ích cho bản thân ngân hàng, cho người gửi tiền, cho người cần vốn và cho nền kinh tế. Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế, làm cầu nối của doang nghiệp với thị trường, giúp nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, hay góp phần thúc đẩy tài chính tiền tệ quốc tế
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Khái niệm về rủi ro
Theo định nghĩa truyền thống rủi ro là những sự kiện có thể làm mất mát tài sản hay làm phát sinh một khoản nợ. Định nghĩa hiện đại về rủi ro bao hàm nghĩa rộng hơn và không chỉ tính đến rủi ro tài chính mà còn bao gồm cả những rủi ro liên quan đến những mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược: “rủi ro là khả năng những sự kiện chưa chắc chắn trong tương lai sẽ làm cho chủ thể không đạt được những mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động, cũng như chi phí cơ hội của việc làm mất những cơ hội thị trường.
Theo tài liệu SSC ( State Security Commission of Viet Nam) cung cấp sử dụng trong hội thảo “Quản trị rủi ro đối với Ngân hàng thương mại” tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 4 -5/8/2006 thì định nghĩa: “ Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là khả năng một hành động hoặc một sự kiện nào đó có thể đem lại những kết quả bất lợi ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập hay nguồn vốn của tổ chức hoặc tạo ra các trở ngại ngăn cản tổ chức tiếp tục kinh doanh và tận dụng cơ hội tạo ra lợi nhuận”.
Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Nền kinh tế phát triển ngân hàng càng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn để tạo được lợi nhuận mong muốn, theo phạm trù rủi ro người ta phân loại thành 4 nhóm rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt.
Mô hình 1.1 Phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
Qua mô hình trên ta thấy ngân hàng có thể phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh theo 4 nhóm chinh, gồm : rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro kinh doanh/kinh tế, rủi ro sự cố. Trên thực tế khi nói đến các loại rủi ro ngân hàng gặp phải người ta thường đề cập đến các loại rủi ro như : rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro ngoại hối, rủi ro lãi suất, rủi ro tác nghiệp, rủi ro tài sản. Mỗi loại rủi ro có những đặc thù riêng song chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau và đều ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Mối quan hệ giữa các loại rủi ro
Các loại rủi ro có mối quan hệ biện chứng với nhau, Một rủi ro này xảy ra sẽ kéo theo một loạt các rủi ro khác, ví dụ một cán bộ tính dụng không chấp hành đúng các quy chế nghiệp vụ ( rủi ro tác nghiệp) gây ra thất thoát tài sản ( tức là gây ra rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản…). Trong các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng thì rủi ro tác nghiệp là loại rủi ro ảnh hưởng nhiều nhất và bao trùm lên tất cả các loại rủi ro. Đây là rủi ro từ con người, từ hệ thống nội bộ nên nó gắn liền với từng phòng ban hiện có của ngân hàng. Chính vì vậy trong quản lý rủi ro nếu quản lý tốt rủi ro tác nghiệp sẽ làm giảm thiểu nguy cơ xảy ra các rủi ro khác. Dưới đây là mô hình biểu thị mối quan hệ giữa rủi ro tác nghiệp với các loại rủi ro khác:
Mô hình 1-2 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro cơ bản
Rủi ro tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
Khái niệm về rủi ro tác nghiệp
Rủi ro tác nghiệp phát sinh do hệ thống thông tin không hiệu quả, do sai sót kỹ thuật,những sai phạm trong kiểm soát nội bộ, những biến cố không định trước hay những vấn đề hoạt động khác có thể dẫn đến mất mát không định trước hay những vấn đề về danh tiếng. Phạm vi và thời gian xảy ra những rủi ro tác nghiệp rất rộng lớn, nó có thể xảy ra bất kì lúc nào trong thời gian hoạt động của ngân hàng.
Theo Basel II: Rủi ro tác nghiệp là nguy cơ xảy ra tổn thất trực tiếp hay gián tiếp do các quy trình, con người và hệ thống nội bộ không đạt yêu cầu hoặc thất bại hay do các sự kiện bên ngoài. Rủi ro tác nghiệp bao gồm cả rủi ro pháp lý nhưng loại trừ rủi ro chiến lược và rủi ro uy tín.
Như vậy, rủi ro tác nghiệp là do các nhóm yếu tố sau tạo ra, đó là: quy trình, con người, hệ thống, các sự kiện bên ngoài và các vấn đề khác. Các nhóm yếu tố đó được thể hiện như sau:
+ Quy trình: rủi ro tác nghiệp tăng theo mức độ phức tạp của giao dịch - Giao dịch có nhiều bước, nhiều quy trình, hoặc nhiều mốc tham chiếu; các giao dịch đòi hỏi phải có kiểm soát nội bộ và phê duyệt; và các giao dịch không được xác định rõ ràng hoặc không được thực hiện theo đúng chính sách quy định. Mọi bộ phận hay quy trình của một tổ chức tín dụng như từ việc lập kế hoạch, nhận tiền gửi, huy động nguồn nhân lực thông qua tín dụng và các hợp động, ra quyết định đầu tư, xử lý giao dịch… đều chịu rủi ro tác nghiệp.
+ Con người: Rủi ro tác nghiệp tăng lên cùng với sự tham gia của con người vào hoạt động khởi tạo, phê duyệt, báo cáo hoặc điều chỉnh một giao dịch. Các khía cạnh của rủi ro tác nghiệp bao gồm hành vi gian lận, lỗi, sự bỏ sót và lạm dụng của nhân viên. Ngân hàng càng có nhiều nhân viên, nhiều địa điểm giao dịch và khách hàng thì rủi ro tác nghiệp càng cao. Số lượng nhân viên tăng nhanh là dấu hiệu tăng rủi ro tác nghiệp.
+ Hệ thống: đây chỉ là một phẩn của rủi ro tác nghiệp nhưng lại có thể ảnh hưởng đến tất cả các loại rủi ro khác trong tổ chức tín dụng
+ Các sự kiện bên ngoài: Các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng cũng góp phần gây ra rủi ro tác nghiệp. Các vấn đề về cơ sở hạ tầng như: hệ thống truyền dữ liệu, giao thông, điện, nước, điện thoại, các thay đổi về pháp lý, chính trị ngay cả thời tiết khắc nghiệt cũng có thể tạo ra hoặc làm tăng thêm các rủi ro trong ngân hàng.
+ Các vấn đề khác: Các vấn đề khác có ảnh hưởng đến rủi ro tác nghiệp bao gồm: số tiền của các giao dịch, số lượng các giao dịch, và số lượng các thay đổi và một ngân hàng đang gặp phải (lãnh đạo mới, nhân viên mới, sản phẩm mới, nhưng thay đổi về chương trình hệ thống….)
Các nhóm nhân tố trên tác động đến tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng do vậy mà rủi ro tác nghiệp tồn tai trong tất cả các dịch vụ và hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho nên có rất nhiều vấn đề liên quan đến rủi ro hoạt động như:
Chiến lược kinh doanh
Chính sách, các quy trình tác nghiệp
Công tác tổ chức
Các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động hỗ trợ
Nguồn nhân lực
Cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin
Các biện pháp kiểm soát
Công tác kiểm toán
Các biện pháp quản trị rủi ro tác nghiệp sẽ được trình bày trên cơ sở quản lý các vấn đề trên.
Phân loại rủi ro tác nghiệp
Dựa trên các yếu tố tác đông đến rủi ro tác nghiệp hay nói cách khác là dựa vào nguyên nhân gây nên rủi ro tác nghiệp ta có thể chia rủi ro tác nghiệp thành các dạng sau:
Rủi ro từ bên trong nội bộ ngân hàng
Rủi ro do cán bộ nhân viên ngân hàng gây nên
Thực hiện các nghiệp vụ, nhiệm vụ không được ủy quyền hoặc phê duyệt vượt quá thẩm quyền cho phép
Không tuân thủ các quy định, quy trình nghiệp vụ của ngân hàng
Không chấp hành nội quy cơ quan, hợp đồng lao động và các văn bản pháp luật đối với người lao động nơi công sở như: an toàn lao động, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, phòng chống tham nhũng
Có hành vi lừa đảo hoặc hành vi phạm tội, cấu kết với đối tượng bên ngoài gây thiệt hại cho ngân hàng.
Rủi ro do các quy định, quy trình nghiệp vụ:
Quy trình nghiệp vụ có nhiều điểm bất cập, chưa hoàn chỉnh tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng gây thiệt hại cho ngân hàng.
Quy trình nghiệp vụ chưa phù hợp gây khó khăn cho cán bộ tác nghiệp trong ngân hàng
Rủi ro từ hệ thống hỗ trợ
Rủi ro từ hệ thông công nghệ thông tin : vấn đề bảo mật, chương trình hệ thống lỗi thời không hợp lý, gián đoạn hệ thống truyền dữ liệu, hệ thống hỏng hóc…
Rủi ro từ các hệ thống hỗ trợ khác
Do việc chỉ đạo hướng dẫn và hỗ trợ chưa kịp thời, chưa hiệu quả, chồng chéo gây khó khăn ách tắc cho bộ phận nghiệp vụ.
Do cơ chế quản lý về công tác hỗ trợ chưa phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu hỗ trợ cho bộ phận nghiệp vụ
Rủi ro do tác động bên ngoài:
Rủi ro do hành vi lừa đảo, trộm cắp hoặc phạm tội của các đối tượng bên ngoài ngân hàng như: trộm cắp, cướp. giả mạo giấy tờ, giả mạo séc….
Rủi ro do các sự kiện bên ngoài hoặc do tự nhiên ( động đát, lũ lụt, bão….) gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Rủi ro do các văn bàn, quy định của chính phủ, các ban ngành có liên quan có sự thay đổi hoặc có những quy định mới làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Hậu quả của rủi ro tác nghiệp
Rủi ro tác nghiệp không chỉ gây thiệt hại cho ngân hàng về mặt tài chính mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, thương hiệu của ngân hàng. Một số hậu quả mà ngân hàng gặp phải do rủi ro tác nghiệp gây ra:
Đối với hoạt động Marketting và bán hàng: Rủi ro tác nghiệp có thể đưa ngân hàng rơi vào tình trạng khi đưa các sản phẩm mới mà không đảm bảo cơ sở hạ tầng phù hợp do không áp dụng đúng các thủ tục phê duyệt sản phẩm mới.
Đối với hoạt động thanh toán: Hậu quả mà ngân hàng phải gánh chịu có thể là không thanh toán được theo yêu cầu của khách hàng hoặc thanh toán nhầm đối tượng thụ hưởng.
Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin: Hậu quả mà ngân hàng phải gánh chịu có thể là tình trạng mất kiểm soát hệ thống hoặc hệ thống cơ sở dữ liệu ngừng hoạt động.
Đối với hoạt động tài chính: Hậu quả của rủi ro tác nghiệp có thể là việc định giá tài sản sai, các báo cáo lãi lỗ không hoàn chỉnh, các khoản mục kế toán không được đối chiếu.
Đối với hoạt động quản lý nhân sự: Hậu quả của rủi ro tác nghiệp có thể là hành vi vi phạm pháp luật trong vấn đề kết thúc hợp đồng lao động….
Đối với uy tín của ngân hàng: Đối xử với khách hàng không tốt dẫn tới mất khách hàng hoặc tòa uy tín không tốt về ngân hàng, từ đó dẫn đến hậu quả làm mất vốn hoặc làm giảm lợi nhuận của ngân hàng
Quản trị rủi ro tác nghiệp trong các ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm về quản trị rủi ro và quản trị rủi ro tác nghiệp
Khái niệm về quản trị rủi ro.
Theo ủy ban Basel về giám sát ngân hàng: “Quản trị rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của một tổ chức tài chính và yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được các mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính”.
Chúng ta có thể hiểu quản trị rủi ro là hệ thống cơ bản của một tổ chức tài chính, bao gồm tất cả các hoạt động, tác động đén các loại rủi ro của tổ chức đó. Quản trị rủi ro liên quan đến việc xác định, đo lường, giám sát, kiểm soát, quản lý rủi ro nhằm đảm bảo:
Các cá nhân liên quan đến rủi ro và có trách nhiệm quản lý rủi ro phải hiểu rõ về rủi ro
Rủi ro của một ngân hàng nằm trong giới hạn xác định bởi Hội đồng quản trị
Rủi ro trong việc quyết định phải tương xứng với mục tiêu và chiến lược kinh doanh do hội đồng quản trị đề ra
Quỹ dự phòng bù đắp được các loại rủi ro dự kiến sẽ xảy ra
Rủi ro trong việc quyết định phải rõ ràng minh bạch
Có đủ vốn để bù đắp rủi ro
Hoạt động quản lý rủi ro nhằm mục đích xác định, đo lường và kiểm soát rủi ro ở mức có thể chấp nhận được. Hoạt động quản lý rủi ro hiệu quả có thể cho phép Ngân hàng đạt được tương quan hợp lý giữa rủi ro mà Ngân hàng mong muốn (ở mức chấp nhận được) với rủi ro mà Ngân hàng muốn giảm thiểu. Khi rủi ro được kiểm soát hợp lý thì ngân hàng sẽ có điều kiện tốt đa hóa lợi ích thu được từ những rủi ro đó thông qua nhiều cách như chấp nhận, giảm nhẹ, loại bỏ, hay chuyển đổi rủi ro.
Việc quản trị rủi ro của ngân hàng phải tuân theo nguyên tắc sau:
Nguyên tắc chấp nhận rủi ro
Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép
Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập
Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính
Nguyên tắc hiệu quả kinh tế
Nguyên tắc hợp lý về thời gian
Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng
Nguyên tắc chuyển đẩy các rủi ro không cho phép
Khái niệm về quản trị rủi ro tác nghiệp
Quản trị rủi ro tác nghiệp là quá trình Tỏ chức tín dụng tiến hành các hoạt động tác động đến rủi ro tác nghiệp, bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống các chính sách, phương pháp quản lý rủi ro tác nghiệp để thực hiện quá trình quản lý rủi ro đó là xác định, đo lường, đánh giá, quản lý, giám sát và kiểm tra kiểm soát rủi ro tác nghiệp nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra.
Quản trị rủi ro tác nghiệp hiệu quả không có nghĩa là rủi ro không sảy ra mà là rủi ro có thể xảy ra nhưng xảy ra trong mức độ dự đoán trước và ngân hàng có thể kiểm soát được.
Mục đích của quản trị rủi ro tác nghiệp là nhằm tìm hiểu mức độ rủi ro tác nghiệp của hệ thống, của tổ chức, tìm nguyên nhân dẫn đến rủi ro, phân phối nguồn lực hỗ trợ và xác định các khuynh hướng bên ngoài cũng như bên trong giúp dự báo được rủi ro để từ đó có giải pháp phòng ngừa, hạn chế. Việc quản lý rủi ro tác nghiệp giúp cho ngân hàng ngăn ngừa sự gian lận, giảm thiểu sai sót trong quá trình giao dịch, duy trì tính chính trực của quyền kiểm soát nội bộ…
1.2.2 Sự cần thiết phải thực hiện quản trị rủi ro tác nghiệp trong xu thế thời đại ngày nay
Trong xu thế ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập khu vực với các nước trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ, do đó hoạt động ngân hàng cũng có nhiều biến động và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong đó có rủi ro tác nghiệp. Tham gia hôi nhập quốc tế cón nghĩa là chấp nhận sự đối đầu với rủi ro, do đó để tồn tại và phát triển được các ngân hàng phải quản lý được rủi ro, ngoài những rủi ro mà người ta quen tới như : rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản… thì các ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến một loại rủi ro khác tiềm ẩn và khó lường nhất đó là “rủi ro tác nghiệp”. Rủi ro tác nghiệp có thể chuyển thẳng sang tổn thất nghiêm trọng, trực tiếp tới ngân hàng, thậm chí làm rung chuyển hệ thống tài chính tiền tệ của đất nước, có những trường hợp nghiêm trọng nó có thể làm đổ vỡ cả một hệ thống ngân hàng và tác động đến thị trường tiền tệ thế giới.
Môi trường cạnh tranh càng gay gắt thì mức độ rủi ro tác nghiệp đang có xu thế ngày càng gia tăng, điều này được giải thích bởi những lý do sau:
Môi trường cạnh tranh gay gắt đồi hỏi chất lượng phải cao hơn, do đó áp lực về công việc, về hiệu quả công việc cao lên
Tốc độ và khối lượng giao dịch lớn lên trong quá trình xử lý, thao tác nghiệp vụ có thể mắc lỗi, sai sót
Sự gia tăng của các dịch vụ ngân hàng điện tử (internet banking, phone banking, auto bank, phone banking…) và kéo theo đó là một loạt các tội phạm mới xuất hiện trong lĩnh vực ngân hàng
Ngân hàng hiện nay đang tích cực áp dụng các công nghệ tiên tiến vào hoạt động kinh doanh để thỏa mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng. Song hiện đại hóa càng cao thì hoạt động ngân hàng ngày càng phụ thuộc nhiều vào công nghệ thông tin, và như vậy rủi ro đối với công nghệ sẽ ảnh hưởng ngay trực tiếp đến hoạ