Khóa luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bƣu chính viễn thông Việt Nam khi gia nhập WTO

Trong bối cảnh chúng ta đang tiến rất gần đến cánh cửa WTO, vấn đề chuẩn bị cạnh tranh để hội nhập và phát triển đối với m ỗi doanh nghiệp là hết sức cấp thiết đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông – một lĩnh vực hạ tầng cơ sở quan trọng của nền kinh tế, một công cụ phục vụ đắc lực cho việc quản lý, điều hành nhà nước, bảo vệ an ninh quốc gia, góp phần nâng cao đời sống văn hoá xã hội của nhân dân đồng thời là một lĩnh vực kinh doanh có lãi. Khi gia nhập WTO, chính sách bảo hộ sẽ dần được dỡ bỏ, thị trường trong nước sẽ xuất hiện yếu tố cạnh tranh nước ngoài dẫn tới cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông sẽ trở nên gay gắt hơn. Do đó, việc phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trong đó có Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là rất có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Dịch vụ viễn thông là loại hình dịch vụ rất đa dạng và phong phú và do khuôn khổ hạn chế nên đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài không thể nghiên cứu tất cả các vấn để liên quan tới các dịch vụ viễn thông mà tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh một số dịch vụ viễn thông quan trọng của VNPT từ năm 2000 đến nay và triển vọng đến năm 2010. Đề tài phân tích năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam sử dụng phương pháp chủ yếu là phân tích, tổng hợp đánh giá dựa trê n yếu tố cung và cầu; bao gồm các chỉ số như doanh thu, cước phí, thị phần, chất lượng dịch vụ, tình hình tăng trưởng và phát triển của Tập đoàn. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng phương pháp tổng hợp – phân tích để xử lý các số liệu, những 2 chỉ số so sánh quốc tế, bao gồm phân tích và so sánh chính sách, hoạt động, cước phí, chất lượng và công nghệ cũng như phân tích chỉ số công nghệ thông tin viễn thông, chỉ số mức độ chuẩn thiết bị hệ thống mạng. Bố cục của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh và bối cảnh thị trường viễ n thông Việt Nam trước khi gia nhập WTO - Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam khi gia nhập WTO Cuối cùng, để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn những kiến thức quý báu mà các thầy cô ở trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt Khoa Kinh tế Ngoại Thương đã truyền thụ cho em. Bên cạnh đó, em cũng xin được cảm ơn Thạc sỹ Hoàng Xuân Bình – Giáo viên hướng dẫn, đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến cho em trong quá trình hoàn thành luận văn này. Đây là một nội dung nghiên cứu mới không tránh khỏi cách nhìn chủ quan và chắc chắn còn thiếu sót, em mong muốn và trân trọng những ý kiến của các thầy cô và bạn bè để hoàn thiện bản luận văn này.

pdf105 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1979 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bƣu chính viễn thông Việt Nam khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO Họ và tên sinh viên : Lê Thị Thuỳ Dƣơng Lớp : A8 Khoá : 41C Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Hoàng Xuân Bình HÀ NỘI, THÁNG 11/2006 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................................... 1 Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO ..........................3 I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH............................................3 1. Cạnh tranh ..................................................................................................... 3 Khái niệm cạnh tranh .............................................................................................. 3 Tác động của cạnh tranh ......................................................................................... 3 2. Năng lực cạnh tranh ....................................................................................... 6 Khái niệm năng lực cạnh tranh ............................................................................... 6 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................................. 8 II. TÌNH HÌNH CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 12 1. Vài nét khái quát về thị trƣờng viễn thông Việt Nam ................................... 12 2. Tình hình cạnh tranh trên thị trƣờng viễn thông ........................................... 14 III. LỘ TRÌNH MỞ CỬA THỊ TRƢỜNG BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO .......................................................................................... 18 1. Giai đoạn 2001-2005.................................................................................... 18 2. Giai đoạn 2006-2010.................................................................................... 20 Chương II: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT) .................................................................... 22 I. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT) 1. Quá trình hình thành Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam ................ 22 2. Mô hình tổ chức của VNPT ......................................................................... 24 3. Nhiệm vụ và mục tiêu của VNPT ................................................................ 25 Nhiệm vụ ............................................................................................................... 25 Mục tiêu ................................................................................................................ 27 II. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VNPT ............................ 28 1. Hiệu quả kinh doanh .................................................................................... 28 2. Phân tích NLCT một số dịch vụ viễn thông chủ chốt của VNPT .................. 31 Dịch vụ thoại cố định ............................................................................................ 31 Dịch vụ thoại di động ............................................................................................ 33 Dịch vụ thoại VoIP ................................................................................................ 38 Dịch vụ Internet .................................................................................................... 39 3. Thƣơng hiệu ................................................................................................ 44 4. Khả năng tiếp cận và khai thác các nguồn lực .............................................. 46 Nguồn nhân lực ..................................................................................................... 46 Trình độ công nghệ ............................................................................................... 51 Quản lý, sử dụng vốn đầu tư.................................................................................. 52 5. Khả năng liên doanh liên kết của VNPT ...................................................... 53 III. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VNPT KHI GIA NHẬP WTO ........................ 56 1. Cơ hội .......................................................................................................... 56 2. Thách thức ................................................................................................... 57 Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VNPT KHI GIA NHẬP WTO ............................................................................................ 59 I. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI ............................................................................................................. 59 1. Kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ phát triển viễn thông ở Ấn Độ ................ 59 2. Kinh nghiệm về phát triển công nghệ thông tin và chính sách viễn thông của Nhật Bản ...................................................................................................... 63 3. Một số nhận xét rút ra từ các bài học kinh nghiệm về phát triển viễn thông có thể vận dụng vào Việt Nam .......................................................................... 65 II. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA CHÍNH PHỦ ........................................................... 66 1. Quyết tâm thực hiện các chiến lƣợc đã đề ra ................................................ 66 2. Tăng cƣờng năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về BCVT & CNTT ..... 67 3. Nâng cao năng lực ....................................................................................... 68 4. Huy động nguồn vốn trong và ngoài nƣớc.................................................... 69 Vốn huy động trong nước ...................................................................................... 69 Vốn huy động ngoài nước...................................................................................... 69 5. Thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá ở Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam ............................................................................................................ 69 6. Phát triển thị trƣờng BCVT & CNTT và nội dung thông tin ......................... 70 7. Phát triển nguồn nhân lực cho BCVT & CNTT ............................................ 71 8. Giải pháp nghiên cứu triển khai ................................................................... 71 III. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP ................................................... 72 1. Giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ viễn thông ....................................... 72 Nâng cao chất lượng phục vụ của dịch vụ viễn thông ............................................ 72 Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, khuyến mại và tài trợ đúng mục tiêu .................. 73 Xây dựng và phát triển quan hệ khách hàng .......................................................... 75 2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống giá cƣớc ....................................................... 78 3. Giải pháp về ứng dụng và phát triển công nghệ ............................................ 79 4. Giải pháp về tài chính .................................................................................. 82 5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ........................................................ 83 6. Giải pháp phát triển hợp tác quốc tế ............................................................. 84 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 86 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU Trong bối cảnh chúng ta đang tiến rất gần đến cánh cửa WTO, vấn đề chuẩn bị cạnh tranh để hội nhập và phát triển đối với mỗi doanh nghiệp là hết sức cấp thiết đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông – một lĩnh vực hạ tầng cơ sở quan trọng của nền kinh tế, một công cụ phục vụ đắc lực cho việc quản lý, điều hành nhà nước, bảo vệ an ninh quốc gia, góp phần nâng cao đời sống văn hoá xã hội của nhân dân đồng thời là một lĩnh vực kinh doanh có lãi. Khi gia nhập WTO, chính sách bảo hộ sẽ dần được dỡ bỏ, thị trường trong nước sẽ xuất hiện yếu tố cạnh tranh nước ngoài dẫn tới cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông sẽ trở nên gay gắt hơn. Do đó, việc phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trong đó có Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là rất có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Dịch vụ viễn thông là loại hình dịch vụ rất đa dạng và phong phú và do khuôn khổ hạn chế nên đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài không thể nghiên cứu tất cả các vấn để liên quan tới các dịch vụ viễn thông mà tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh một số dịch vụ viễn thông quan trọng của VNPT từ năm 2000 đến nay và triển vọng đến năm 2010. Đề tài phân tích năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam sử dụng phương pháp chủ yếu là phân tích, tổng hợp đánh giá dựa trên yếu tố cung và cầu; bao gồm các chỉ số như doanh thu, cước phí, thị phần, chất lượng dịch vụ, tình hình tăng trưởng và phát triển của Tập đoàn. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng phương pháp tổng hợp – phân tích để xử lý các số liệu, những 1 chỉ số so sánh quốc tế, bao gồm phân tích và so sánh chính sách, hoạt động, cước phí, chất lượng và công nghệ cũng như phân tích chỉ số công nghệ thông tin viễn thông, chỉ số mức độ chuẩn thiết bị hệ thống mạng. Bố cục của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh và bối cảnh thị trường viễn thông Việt Nam trước khi gia nhập WTO - Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam khi gia nhập WTO Cuối cùng, để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn những kiến thức quý báu mà các thầy cô ở trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt Khoa Kinh tế Ngoại Thương đã truyền thụ cho em. Bên cạnh đó, em cũng xin được cảm ơn Thạc sỹ Hoàng Xuân Bình – Giáo viên hướng dẫn, đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến cho em trong quá trình hoàn thành luận văn này. Đây là một nội dung nghiên cứu mới không tránh khỏi cách nhìn chủ quan và chắc chắn còn thiếu sót, em mong muốn và trân trọng những ý kiến của các thầy cô và bạn bè để hoàn thiện bản luận văn này./ Hà Nội, tháng 11/2006 2 Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1. Cạnh tranh Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh là một quy luật tất yếu và phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Một mặt cạnh tranh giúp các doanh nghiệp phát triển bởi để tồn tại thì các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Mặt khác, cạnh tranh cũng đem lại lợi ích cho người tiêu dùng do họ có cơ hội được tiêu dùng những hàng hoá có chất lượng cao, giá cả thấp và họ cũng có nhiều sự lựa chọn hơn. Cạnh tranh, do đó là động lực để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là môi trường của sự phát triển mà còn là một yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, tạo động lực cho phát triển. Vậy cạnh tranh là gì? Cạnh tranh chính là quá trình ghanh đua giữa ít nhất hai đối thủ nhằm có được những nguồn lực và những ưu thế về sản phẩm hay khách hàng về phía mình để đạt được lợi ích tối đa, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển. Tác động của cạnh tranh Cạnh tranh chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường, nó có những tác động tích cực nhất định đến thị trường: thứ nhất cạnh tranh đảm bảo điều chỉnh 3 giữa cung và cầu, thứ hai là cạnh tranh cho phép sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu; thứ ba cạnh tranh khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; thứ tư là thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và thứ năm là thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Các doanh nghiệp, các nhà sản xuất khi tham gia thị trường buộc phải chấp nhận sự cạnh tranh với mục tiêu trước tiên và sau cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Nhưng người tiêu dùng có quyền lựa chọn những gì mà mình thích, những thứ mà họ cho là tốt nhất, phù hợp nhất. Như vậy cạnh tranh buộc các nhà sản xuất luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, của thị trường. Mặt khác, cạnh tranh có khả năng tạo ra một áp lực liên tục với giá cả, buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn phương án sản xuất tối ưu với mức chi phí nhỏ nhất, chất lượng tốt nhất, công nghệ phù hợp nhất. Đối với nền kinh tế xã hội: cạnh tranh là động lực để phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động xã hội. Cạnh tranh loại bỏ các doanh nghiệp có chi phí cao trong sản xuất, điều này buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn phương án sản xuất có chi phí thấp nhất. Đó cũng chính là quy luật: Cạnh tranh là động lực, là bàn tay vô hình của thị trường (Adam Smith). Vì vậy, cạnh tranh tạo sự đổi mới, mang lại sự tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm nguồn tài nguyên vốn ngày càng bị hạn chế. Ngoài ra, cạnh tranh còn là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách hài hoà, hợp lý giữa lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của toàn xã hội. Thực tế đã cho thấy nhờ có cạnh tranh lành mạnh nên thị trường viễn thông Việt Nam thực sự sôi động. Thị phần một số loại viễn thông và Internet 4 của các doanh nghiệp mới ngày càng tăng cao, chiếm 55,5% số thuê bao Internet, 25% tổng số thuê bao điện thoại và 60% lưu lượng dịch vụ điện thoại quốc tế. Công nghệ mới đã được các doanh nghiệp chú trọng triển khai, các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng phong phú như: dịch vụ điện thoại giá rẻ trả trước (1717), điện thoại vô tuyến nội thị Cityphone, ADSL, MMS (Multimedia Message Service – Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện), Mega VNN, điện thoại Internet, WIIFI@Vnn đã giúp cho người sử dụng có nhiều sự lựa chọn và ngày càng có nhiều tiện ích hơn. Giá cước viễn thông quốc tế và điện thoại di động đã liên tục giảm do thực hiện lộ trình giảm cước viễn thông của Chính phủ và cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, các nhà cung cấp còn tăng cường các dịch vụ tiện ích và không ngừng đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng cũng đã góp phần gia tăng số thuê bao điện thoại và nâng cao hiệu quả sử dụng. Tuy nhiên, cạnh tranh không chỉ mang lại những tác động tích cực mà nó còn đem lại cả những tác động tiêu cực. Điều này được thể hiện ngay trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp: vì mục đích tồn tại và phát triển, nhiều khi các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà bỏ qua các lợi ích của xã hội, cộng đồng. Cạnh tranh cũng là quy luật đào thải: doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao thì sẽ tồn tại và phát triển còn doanh nghiệp nào yếu kém thì sẽ phá sản và không còn chỗ đứng trên thị trường. Quy luật khắc nghiệt này của cạnh tranh đã dẫn tới việc để đảm bảo lợi ích sống còn của mình, doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp thậm chí cả những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh để đạt được mục đích đó; và điều này tất yếu làm nảy sinh những mâu thuẫn hết sức gay gắt giữa các doanh nghiệp, và các vấn đề xã hội như nạn thất nghiệp, tiền công rẻ mạt, môi trường sinh thái bị huỷ hoại… Chính vì vậy, để đảm bảo cho môi trường cạnh tranh luôn lành mạnh và phát huy được 5 những tác động tích cực của nó, Nhà nước cần tạo ra một môi trường hành lang pháp lý phù hợp và ổn định để các doanh nghiệp có thể phát huy được khả năng cạnh tranh của mình đồng thời hạn chế được các tác động tiêu cực của cạnh tranh làm ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế. 2. Năng lực cạnh tranh 2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh Để hiểu đầy đủ nội hàm của khái niệm năng lực cạnh tranh thì cần phải tiếp cận ở hai cấp độ: vĩ mô và vi mô. Ở cấp độ vĩ mô có năng lực cạnh tranh quốc gia, ở cấp độ vi mô có năng lực cạnh tranh của ngành, của doanh nghiệp và của sản phẩm. Năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng nâng cao mức sống một cách nhanh chóng và bền vững, tức là đạt được mức tăng trưởng cao và ổn định, được đo lường bằng mức độ thay đổi trong thu nhập bình quân đầu người qua các năm. Theo cách tiếp cận này thì trình độ và chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là tất cả những gì mà doanh nghiệp có thể sử dụng để cạnh tranh trong việc thực hiện mục tiêu đáp ứng nhu cầu thị trường và mục tiêu của doanh nghiệp. Năng lực của doanh nghiệp không phải chỉ là những yếu tố hữu hình mà khách hàng có thể nhìn thấy được như công nghệ sử dụng trong cung cấp dịch vụ, dây truyền sản xuất, đội ngũ cán bộ công nhân viên… mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn có cả những yếu tố vô hình nữa. Các yếu tố vô hình này có thể là dịch vụ khách hàng, thái độ của đội ngũ bán hàng, khách hàng cảm nhận về doanh nghiệp sau mỗi lần giao dịch… Chẳng hạn như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) 6 không chỉ cung cấp các sản phẩm dịch vụ như dịch vụ chuyển phát nhanh EMS (Express Mail Service), dịch vụ thoại,… mà còn cung cấp cả kinh nghiệm kinh doanh, cung cấp cả uy tín của công ty, cung cấp cả đội ngũ bán hàng đầy kinh nghiệm… Năng lực cạnh tranh của VNPT là kinh nghiệm kinh doanh, uy tín với khách hàng, vị trí địa lý, thương hiệu sản phẩm dịch vụ, mạng lưới, con người, công nghệ, thị phần,… Năng lực cạnh tranh của hàng hoá hay dịch vụ nào đó trên thị trường trong nước và quốc tế là sự thể hiện tính ưu việt và tính hơn hẳn của nó so với các hàng hoá dịch vụ khác về định tính và định lượng như: chất lượng hàng hoá dịch vụ, kiểu dáng, mẫu mã hàng hoá, môi trường thương mại, mức độ giao dịch và uy tín của hàng hoá dịch vụ trên thị trường, sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô cũng như các chính sách thương mại và cuối cùng là chỉ tiêu về giá thành và giá cả sản xuất. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trao đổi trên thị trường rất quan trọng vì nó đảm bảo cho hàng hoá dịch vụ có thể chiếm lĩnh khách hàng của các hàng hoá và dịch vụ hiện có trên thị trường. Nếu giá cả, chất lượng và chủng loại hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp có ưu thế hơn thì thị trường sẽ có nhu cầu về hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp đó và hàng hoá dịch vụ họ sẽ được tiêu thụ tốt hơn so với hàng hoá dịch vụ của các doanh nghiêp khác. Cạnh tranh giữa các hàng hoá dịch vụ trên thị trường là quá trình thể hiện khả năng hấp dẫn tiêu dùng của sản phẩm đối với khách hàng trên một thị trường cụ thể trong một thời gian nhất định. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia có mối quan hệ hữu cơ. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh 7 của hàng hoá dịch vụ bởi những yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như uy tín doanh nghiệp, nguồn vốn, văn hóa doanh nghiệp, trình độ nhân lực, năng lực quản lý và lãnh đạo… có tác động trực tiếp đến giá cả, chất lượng mẫu mã… của hàng hoá dịch vụ. Đồng thời sự đua tranh giữa những người sản xuất,
Luận văn liên quan