Khóa luận Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Chăn nuôi gà là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng trong toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam. Trong những năm qua, phong trào phát triển sản xuất kinh doanh gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể có phát triển, nhưng chưa phát huy tốt tiềm năng thế mạnh về địa bàn chăn thả, lợi thế về môi trường sinh thái, tiềm năng thị trường rộng lớn và liên kết theo chuỗi để có thể tạo được nguồn thu nhập quan trọng cho gia đình. Để có sự nhìn nhận một cách hệ thống trên cơ sở phân tích mối quan hệ nhiều chiều giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị gà thịt và đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình phát triển chuỗi, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”.

doc106 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2743 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận “Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” là kết quả nghiên cứu trong thời gian thực tập tốt nghiệp của tôi. Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2013 Tác giả Bùi Thị Huế LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình, quý báu của các thầy cô, của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, gia đình và các bạn. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Trần Văn Đức, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh Tế & PTNT, cùng toàn thể các thầy cô giáo trường ĐH Nông nghiệp HN đã luôn tận tâm giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, lãnh đạo và toàn thể cán bộ Bộ môn Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách trực thuộc Viện đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại Viện. Đặc biệt đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia khảo sát nghiên cứu về tình hình sản xuất, tiêu thụ gà ta tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cũng như tạo điều kiện cho tôi tham gia các buổi sinh hoạt khoa học tại Bộ môn và Viện. Tôi xin gửi lời cảm ơn đếc các bạn đồng môn lớp Kinh tế A, khóa 54 đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong việc thu thập các thông tin, tư liệu, số liệu và góp ý để tôi hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và động viên khích lệ tôi, đồng thời có những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài. Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2013 Tác giả Bùi Thị Huế TÓM TẮT KHÓA LUẬN Chăn nuôi gà là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng trong toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam. Trong những năm qua, phong trào phát triển sản xuất kinh doanh gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể có phát triển, nhưng chưa phát huy tốt tiềm năng thế mạnh về địa bàn chăn thả, lợi thế về môi trường sinh thái, tiềm năng thị trường rộng lớn và liên kết theo chuỗi để có thể tạo được nguồn thu nhập quan trọng cho gia đình. Để có sự nhìn nhận một cách hệ thống trên cơ sở phân tích mối quan hệ nhiều chiều giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị gà thịt và đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình phát triển chuỗi, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”. Đề tài nhằm giải quyết 4 mục tiêu cụ thể: i) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị gà ta; ii) Đánh giá đúng thực trạng kênh tiêu thụ cũng như chuỗi giá trị ga ta huyện Ba Bể thông qua việc đánh giá và phân tích từng tác nhân trong kênh tiêu thụ; iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể; iv) Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm hình thành, hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Đề tài được nghiên cứu tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2013. Bên cạnh các thông tin, số liệu thứ cấp, đề tài đã chọn một số hộ nông dân để khảo sát điều tra thu thập số liệu sơ cấp. Lượng mẫu điều tra là 60 hộ nông dân chăn nuôi gà, 2 hộ làm nghề thu gom, 4 hộ làm nghề bán buôn và 7 hộ làm nghề bán lẻ. Dưới đây là tóm tắt các nội dung chính của khóa luận: 1.Tổng quan tình hình chăn nuôi gà của huyện Ba Bể Gà là vật nuôi phổ biến của địa phương, với lợi thế đất vườn đồi, thời tiết thuận lợi, huyện Ba Bể trong những năm vừa qua đã có chú trọng hơn đến chăn nuôi gà theo hướng sản xuất hàng hóa. Trên địa bàn khảo sát, có trên 70% các hộ chăn nuôi vẫn duy trì phương thức nuôi thả tự nhiên, không hạch toán thu chi, rủi ro cao, có 15 - 20% các hộ chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ có kiểm soát quy mô 100 con/lứa đem lại hiệu quả kinh tế khá, 5 - 10 % số hộ chăn nuôi theo hình thức nuôi tập trung quy mô lớn từ 200 - 300 con/lứa, kiểm soát nghiêm ngặt dịch bệnh, tỷ lệ thất thoát thấp, lợi nhuận cao. Gà của Ba Bể chủ yếu là gà ri, chất lượng thơm ngon, nhưng thị trường tiêu thụ rộng vẫn còn hạn chế. 2. Thực trạng chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể Chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể được thực hiện theo 4 kênh chính, trong đó kênh 1 là kênh dài nhất và quan trọng nhất: Kênh 1: Hộ chăn nuôi, thu gom, bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng Kênh 2: Hộ chăn nuôi, thu gom, người tiêu dùng Kênh 3: Hộ chăn nuôi, bán lẻ, người tiêu dùng Kênh 4: Hộ chăn nuôi, người tiêu dùng. Qua phân tích, trong cả 4 kênh thì người chăn nuôi luôn là người chiếm giá trị gia tăng cao nhất, trong khi họ phải bỏ ra một khoản chi phí là thấp nhất. Giá trị gia tăng của người chăn nuôi trong kênh tiêu thụ 1 chiếm 46,1%, kênh tiêu thụ 2 chiếm 64,52%, kênh tiêu thụ 3 chiếm 67,32% và kênh tiêu thụ 4 là 100% do trong kênh này chỉ gồm 2 tác nhân là người chăn nuôi và người tiêu dùng. 3. Đánh giá thực trạng của chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể Trong chuỗi giá trị gà ta, hộ chăn nuôi chiếm vai trò quan trọng nhất, không chỉ là tác nhân tạo ra sản phẩm ban đầu, tạo nên giá trị gia tăng lớn nhất của toàn chuỗi và có cơ hội mở rộng quy mô để tăng thu nhập nhưng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro về dịch bệnh và sự bấp bênh của thị trường Trong 4 kênh nghiên cứu thì kênh 1 hoạt động hiệu quả nhất do tạo ra nhiều giá trị gia tăng nhất (82,49 nghìn đồng/kg) và có hiệu quả phân phối. Tuy nhiên các tác nhân trung gian trong 3 kênh còn lại có lợi nhuận cao hơn. Người thu gom có giá trị gia tăng cao nhất ở kênh 2 (20,91 nghìn đồng/kg), người bán lẻ có giá trị gia tăng cao nhất ở kênh 3 (24,14 nghìn đồng/kg). Chuỗi giá trị gà ta ở Ba Bể có nhiều điểm thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đó là trình độ tiếp cận KHKT và kiến thức thị trường của các tác nhân còn yếu kém, kỹ thuật chăn nuôi lạc hậu, đặc biệt là dịch bệnh ngày càng nhiều và nguy hiểm làm cho các hộ chăn nuôi có nguy cơ bị lỗ vốn, thậm chí phá sản nếu gặp rủi ro về dịch bệnh trong khi đó công tác phòng chống dịch bệnh của địa phương vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém. Bên cạnh đó là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi. Mối liên kết giữa đã được hình thành tuy nhiên vẫn lỏng lẻo, chủ yếu được hình thành trên cơ sở thời gian hoạt động, mối quan hệ. Các thỏa thuận đều không chính thức, mối liên kết, ràng buộc trách nhiệm, quyền lợi giữa các tác nhân còn yếu. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chuỗi giá trị gà ta. Yếu tố thuộc về kĩ thuật như con giống, dịch vụ thú y, dịch vụ thức ăn chăn nuôi. Yếu tố khách quan như rủi ro về thời tiết, dịch bệnh, giá cả, thị trường tiêu thụ, nhu cầu người tiêu dùng đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của các tác nhân. 5. Đề xuất giải pháp phát triển chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, để tài mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể như sau: - Quy hoạch vùng chăn nuôi gà tập trung: Quy hoạch vùng chăn nuôi gà riêng biệt để khống chế dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. - Mở rộng quy mô chăn nuôi: Khi tăng quy mô cần chú ý xem xét đến nguồn lực - Nâng cao năng lực cho các tác nhân: Tập huấn, chuyển giao KHKT, tư vấn, tuyên truyền kiến thức về VS ATTP, kỹ năng phòng chống và xử lý khi có dịch bệnh. - Liên kết sản xuất kinh doanh: Thông qua các thỏa thuận, hợp đồng có tính ràng buộc, thành lập các nhóm sở thích chăn nuôi gà tại địa phương, tăng cường trao đổi thông tin để nắm bắt sự thay đổi của thị trường - Chính sách, chương trình hỗ trợ: Ban hành chính sách, chương trình hỗ trợ giống, chuyển giao kỹ thuật và đặc biệt là chính sách về vốn. Kiểm soát dịch bệnh gia cầm. Xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức của người dân trong phòng chống dịch bệnh. - Xây dựng thương hiệu gà ta Ba Bể: Xây dựng thương hiệu gà ta Ba Bể để người tiêu dùng biết đến nhiều hơn và góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Sản lượng thịt gà chế biến sẵn một số nước trên thế giới trong 3 năm 2006, 2008, 2010 23 Bảng 2.2 Sản lượng gia cầm của Việt Nam qua các năm 24 Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Ba Bể qua 3 năm 2010-2012 32 Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động huyện Ba Bể qua 3 năm 2010- 2012 33 Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn qua 3 năm 2010-2012 35 Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm 2010 - 2012 36 Bảng 4.1 Cơ cấu tổng đàn và sản lượng thịt gia cầm ở Ba Bể 45 Bảng 4.2 Sản lượng và giá bán gà ta huyện Ba Bể 46 Bảng 4.3 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, đầu tư chi phí và giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của hộ chăn nuôi 51 Bảng 4.4 Đặc điểm về các tác nhân trung gian 52 Bảng 4.5 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật và đầu tư kinh doanh gà ta của các hộ điều tra (tính BQ 1 hộ/ 1 năm) 54 Bảng 4.6 Giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của các tác nhân trung gian tham gia vào kênh tiêu thụ 1 55 Bảng 4.7 Giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ 1 56 Bảng 4.8 Giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của người thu gom ở kênh 2 61 Bảng 4.9 Giá trị tăng thêm 1kg gà ta của các tác nhân tham gia vào kênh tiêu thụ 2 62 Bảng 4.10 Tình hình đầu tư chi phí và giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của người chăn nuôi 67 Bảng 4.11 Tình hình đầu tư chi phí và giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của người bán lẻ 68 Bảng 4.12 Giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của các tác nhân tham gia kênh 3 69 Bảng 4.13 Tình hình đầu tư chi phí và giá trị gia tăng trong 1kg gà ta của người chăn nuôi trong kênh tiêu thụ thứ 4 74 Bảng 4.14 Giá trị thuần có thêm 1kg gà ta của các tác nhân trong toàn chuỗi 77 Bảng 4.15 Ma trận phân tích SWOT đối với phát triển chăn nuôi gà ta huyện Ba Bể 81 Bảng 4.16 Tổng hợp các nhu cầu người tiêu dùng gà ta huyện Ba Bể 85 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 4.1 Cấu trúc chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể 47 Sơ đồ 4.2 Kênh tiêu thụ gà thứ nhất của người chăn nuôi 48 Sơ đồ 4.3 Giá trị gia tăng trong kênh tiêu thụ 1 của chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể 58 Sơ đồ 4.4 Kênh tiêu thụ gà thứ 2 của người chăn nuôi 59 Sơ đồ 4.5 Giá trị gia tăng trong kênh tiêu thụ 2 của chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể 63 Sơ đồ 4.6 Kênh tiêu thụ gà thứ 3 của người chăn nuôi 64 Sơ đồ 4.7 Giá trị gia tăng trong kênh tiêu thụ 3 của chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể 70 Sơ đồ 4.8 Kênh tiêu thụ gà thứ 4 của người chăn nuôi 71 Sơ đồ 4.9 Mối quan hệ và liên kết giữa các tác nhân 75 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1.Mô tả chuỗi giá trị 6 Hình 4.1 Phần trăm tổng chi phí và giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia vào kênh 1 57 Hình 4.2 Phần trăm tổng chi phí và giá trị gia tăng theo giá bán của các tác nhân tham gia vào kênh tiêu thụ 1 57 Hình 4.3 Phần trăm tổng chi phí và giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia kênh 2 62 Hình 4.4 Phần trăm tổng chi phí và giá trị gia tăng theo giá bán của các tác nhân tham gia vào kênh 2 63 Hình 4.5: Chuồng gà chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ có kiểm soát 65 Hình 4.6 Phần trăm của tổng chi phí và giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia vào kênh 3 69 Hình 4.7 Phần trăm tồng chi phí và giá trị gia tăng theo giá bán của các tác nhân 70 tham gia vào kênh 3 70 Hình 4.8 Lợi nhuận của các tác nhân trong cùng một kênh 76 DANH MỤC HỘP Hộp 4.1 Giá mua gà cao nhưng bán rất chạy 53 Hộp 4.2 Nuôi nhỏ lẻ thu nhập thấp... 73 Hộp 4.3 Không có tiền mua cám ... 73 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa đầy đủ BQ CC Bình quân Cơ cấu CN-XD Công nghiệp xây dựng TM - DV Thương mại - Dịch vụ GTSX Giá trị sản xuất KHKT Khoa học kỹ thuật LĐ Lao động NK PT Nhân khẩu Phát triển PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, nông nghiệp được xác định là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển nền kinh tế của đất nước. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bên cạnh nhiều ngành hàng có giá trị sản xuất cao như: lúa gạo, cà phê, cao suthì chăn nuôi là ngành sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, cùng với ngành trồng trọt thì ngành chăn nuôi nước ta đã không ngừng phát triển và đạt được những kết quả quan trọng. Trong chăn nuôi, chăn nuôi gà là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí thứ hai (sau chăn nuôi lợn) trong ngành chăn nuôi của nước ta. Tuy nhiên, chăn nuôi gà ở nước ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Do Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, dịch bệnh nhiều và dễ tái phát nên số lượng gia cầm chết và tiêu hủy vẫn còn cao. Bên cạnh đó, tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, lạc hậu cũng là một nguyên nhân làm cho ngành chăn nuôi gà của nước ta chưa phát triển hết tiềm năng vốn có. Sản xuất chưa tương ứng với tiềm năng nguồn lực, chưa đáp ứng đủ nhu cầu xã hội, sức cạnh tranh của ngành hàng chăn nuôi gà thấp nên lượng gà nhập khẩu từ nước ngoài về rất lớn, đặc biệt là sản phẩm gà loại thải của Trung Quốc đang tìm mọi cách xâm nhập thị trường Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường, với xu hướng hội nhập, người sản xuất không chỉ quan tâm đến thị trường tiêu dùng trong nước mà còn hướng tới thị trường xuất khẩu. Từ đó, hình thành nên các chuỗi trong ngành hàng. Riêng ngành chăn nuôi, các chuỗi đã bắt đầu được hình thành nhưng còn đơn giản, có ít các tác nhân tham gia. Sự liên kết và trách nhiệm của các tác nhân trong kênh tiêu thụ chưa hình thành nên khái niệm về chuỗi hàng hóa dịch vụ còn mang tính lý thuyết. Vì vậy, việc phân phối lợi ích tài chính, quan hệ giữa các tác nhân, vai trò và mức độ ảnh hưởng của các tác nhân trong chuỗi giá trị gà hiện nay vẫn là những câu hỏi chưa có lời giải. Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là một huyện miền núi phía Bắc với diện tích chủ yếu là đất nông, lâm nghiệp. Vì vậy, rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gà. Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn nên thị trường tiêu thụ gà của huyện chưa được mở rông ra các tỉnh bên ngoài, đặc biệt là thủ đô Hà Nội – một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Sản phẩm đầu ra ngành chăn nuôi gà của huyện chủ yếu là đáp ứng nhu cầu của chính người dân trong huyện, và một số huyện, tỉnh lân cận. Thông tin về ngành hàng gà đến với nông dân còn ít, sản xuất nhỏ lẻ, giá thành sản phẩm chưa cao, các hoạt động liên quan đến chăn nuôi gà trong chuỗi giá trị hàng hóa còn rời rạc. Bên cạnh đó, chưa có một nghiên cứu nào về chuỗi giá trị gà ta được thực hiện trên địa bàn và việc liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi còn lỏng lẻo, các giao dịch chủ yếu được thực hiện bằng miệng mà chưa có một văn bản hợp đồng chính thức nào. Sự phân bổ chi phí và giá trị gia tăng giữa các tác nhân đôi khi còn bất hợp lý. Do đó, việc nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho các nhà quản lý kinh tế, các nhà chỉ đạo sản xuất hiểu rõ hơn hoạt động sản xuất, kinh doanh gà, những mối quan hệ, các tương tác và sự phân phối lợi ích của từng tác nhân trong chuỗi, từ đó đề xuất những giải pháp tác động hợp lý nhằm hình thành, hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị gà, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho từng tác nhân. Xuất phát từ những lý do trên, được sự hướng dẫn của Thầy giáo, TS. Trần Văn Đức tôi xin chọn đề tài “ Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” . Với mong muốn cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các hộ nông dân cũng như các tác nhân trong chuỗi giá trị để có thể phát triển ngành chăn nuôi gà ta, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân trong quá trình sản xuất. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng thêm giá trị của sản phẩm này, hướng tới hài hòa lợi ích các bên tham gia chuỗi giá trị gà trên địa bàn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị gà ta. Đánh giá đúng thực trạng kênh tiêu thụ cũng như chuỗi giá trị gà ta tại huyện Ba Bể thông qua việc đánh giá và phân tích từng tác nhân trong các kênh tiêu thụ. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm hình thành, hoàn thiện, và phát triển chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trong những năm tới. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Các hộ chăn nuôi, buôn bán sản phẩm và cung ứng dịch vụ đầu vào cho chăn nuôi gà ta. Người thu gom, người bán buôn, bán lẻ trên địa bàn. Các hộ không chăn nuôi, các hộ sử dụng sản phẩm chăn nuôi gà ta trên cùng địa bàn. Cán bộ chính quyền địa phương các cấp, cán bộ kĩ thuật chăn nuôi và thú y. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1 Phạm vi thời gian Các thông tin phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ năm 2010 - 2012 Thời gian nghiên cứu đề tài từ 1/2013 – 5/2013 1.3.2.2 Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu tại địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 1.3.2.3 Phạm vi nội dung Do hạn chế về thời gian và các điều kiện nghiên cứu, trong khuôn khổ nghiên cứu của một luận văn tốt nghiệp, đề tài giới hạn nghiên cứu ở một số nội dung sau: Nghiên cứu một số vấn đề về lý luận liên quan đến chuỗi giá trị gà. Thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể. Nghiên cứu sự tham gia vào chuỗi giá trị gà ta và giá trị gia tăng qua các tác nhân. Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể đề tài mạnh dạn nêu ra một số khuyến nghị, giải pháp và hướng tác động của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau liên quan đến phát triển chuỗi giá trị sản phẩm gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn: Chuỗi giá trị là gì? Tại sao phải nghiên cứu chuỗi giá trị? Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta gồm những nội dung gì? Chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể đang hoạt động như thế nào? Có những tác nhân nào tham gia vào chuỗi và hoạt động của họ ra sao? Khối lượng hay tỷ lệ % sản phẩm của từng tác nhân? Giá trị thay đổi như thế nào trong toàn chuỗi giá trị? Chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, các yếu tố ảnh hưởng nào? Cần có những giải pháp nào để phát triển chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn? 1.5 Ý nghĩa của đề tài 1.5.1 Ý nghĩa đối với học tập và nghiên cứu khoa học Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường, ứng dụng kiến thức đó trong thực tiễn. Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin và xử lý số liệu, viết báo cáo. Giúp hiểu thêm về tình hình chăn nuôi gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn. 1.5.2 Ý nghĩa đối với thực tiễn Nhận thấy những gì đã làm được và chưa làm được khi đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh tế nông hộ. Là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khóa sau có cùng hướng nghiên cứu. PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cở sở lý luận 2.1.1 Các khái niệm và quan điểm về chuỗi giá trị 2.1.1.1 Định nghĩa Theo Kaplinsky và Morris (2001): Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lục còn là khái niệm, thông qua các giại đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động và có trách nhiệm tạo ra giá t
Luận văn liên quan